1.1 Tín hiệu thẩm mĩ là phương tiện quan trọng nhất của hoạt ñộng sáng tạo
nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng: “Phương tiện sơ cấp của văn học là tín
hiệu thẩm mĩ rồi cái tín hiệu thẩm mĩ ñó còn ñược thể hiện bằng các tín hiệu
thẩm mĩ ngôn ngữ thông thường” (Đỗ Hữu Châu). Ngôn ngữ chính là một hệ
thống trung gian chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩ của văn hoá chung vào văn học
nghệ thuật. Văn học sử dụng tín hiệu thẩm mĩ dưới hình thức âm thanh ngôn ngữ,
tức là chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩ vào hệ thốngtừ ngữ, cú pháp của văn bản
nghệ thuật. Tín hiệu thẩm mĩ có nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhưng có thể khái
quát thành hai nguồn gốc chính ñó là nguồn gốc từ hiện thực khách quan, từ các
mẫu gốc của một nền văn hoá, nó gắn liền với sự nhậnthức về bản chất của ñối
tượng trong những ñiều kiện lịch sử văn hóa, xã hội nhất ñịnh. Chúng chính là
những tín hiệu thẩm mĩ nguyên cấp. Trong quá trình phát triển của các ngành nghệ
thuật, do sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá, các tín hiệu thẩm mĩ của một nền văn hoá,
văn học này có thể gia nhập vào một nền văn hoá, văn học khác gọi ñó là những
tín hiệu thẩm mĩ thứ cấp.
Trong văn học Việt Nam trung ñại các tín hiệu thẩm mĩ thứ cấp ñược sử dụng
rất nhiều ñặc biệt là các ñiển tích, ñiển cố. Chínhvì vậy muốn tìm hiểu giá trị thẩm
mĩ của một tác phẩm văn học trung ñại ta phải nghiên cứu hệ thống tín hiệu thẩm
mĩ hay nói cách khác ta phải giải mã ñược các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ
ñiển tích ñiển cố.
Hiểu và vận dụng ñược ñiển tích, ñiển cố tức là tránh ñược bệnh rậm lời vô ích
và tránh ñược cả những ý thô lỗ không tiện nói trước mặt ñối tượng mà vẫn ñạt tới
hiệu quả “ít lời nhiều ý”, “lời ñã hết, ý vẫn còn”. Riêng với trường hợp Việt Nam,
vì lịch sử văn hóa Trung Quốc với lịch sử văn hóa Việt Nam có mối liên hệ ñặc
biệt do hoàn cảnh cùng dùng chung ngôn ngữ văn tự trong hàng nghìn năm nên
việc hiểu rõ và vận dụng ñúng «ñiển» lại càng ñược coi là quan trọng hàng ñầu.
4
1.2. Khúc ngâm là một thể loại trữ tình ñặc sắc của văn học Việt Nam trung
ñại. Có thể nói việc sáng tạo ra thể khúc ngâm có ýnghĩa ñáng kể về mặt phát
triển thể loại thơ trữ tình, ñồng thời nó cũng ñánh dấu cho sự phát triển vượt bậc
về quan niệm tự tình của thơ trữ tình trung ñại, ñếnkhúc ngâm còn người cá nhân
trong văn học trung ñại ñã thực sự xuất hiện. Nó bày tỏ thế giới nội tâm, phổ biến
qua những tác phẩm thơ trường thiên, bày tỏ tình cảm suy tư, giải bày xúc cảm,
thể hiện sự tin tưởng, mối hoài nghi và ước vọng mà thời ñại trước chưa từng có.
Việc xuất hiện hàng loạt các khúc ngâm như: Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ
ngâm khúc, Tự tình khúc, Ai tư vãn là một sự kiện quan trọng trong ñời sống văn
học của dân tộc ta lúc bấy giờ. Người ta chú ý ñến các tác phẩm này không chỉ vì
tính uyên bác và nghệ thuật ñiêu luyện của nó mà vì các khúc ngâm thể hiện một
khuynh hướng mới trong văn học mang ñậm dấu ấn thời ñại.
153 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ XVIII - Đầu thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HOÀNG LÊ ANH LY
TÍN HIỆU THẨM MỸ CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐIỂN CỐ
TRONG KHÚC NGÂM NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII –
ĐẦU THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ VIỆT HÙNG
HÀ NỘI, năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HOÀNG LÊ ANH LY
TÍN HIỆU THẨM MỸ CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐIỂN CỐ
TRONG KHÚC NGÂM NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII –
ĐẦU THẾ KỶ XIX
LUẬN VĂN THẠC SỸ
HÀ NỘI, năm 2011
LỜI TRI ÂN
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn ban chủ nhiệm khoa
ngữ văn đã tổ chức cho chúng tôi được thực hiện luận văn tốt
nghiệp cuối khoá.
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô giáo trong
khoa ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình
giảng dạy và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá
trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Đặc biệt Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Đỗ Việt Hùng - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, chỉ bảo tận
tình và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến bạn bè và
những người thân, đã giúp đỡ động viên trong thời gian học tập
và thực hiện luận văn.
1
Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................... 10
1.1. Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ .................................................................... 10
1.2. Mối quan hệ giữa tín hiệu – tín hiệu ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ .......... 11
1.3. Nguồn gốc để xây dựng tín hiệu thẩm mĩ .................................................. 15
1.3.1 Nguồn gốc từ hiện thực khách quan .......................................................... 15
1.3.2. Nguồn gốc từ truyền thống văn hóa dân tộc ............................................... 17
1.4. Các phương thức để xây dựng tín hiệu thẩm mĩ ....................................... 18
1.4.1 Phương thức ẩn dụ ...................................................................................... 18
1.4.2 Phương thức hoán dụ .................................................................................. 19
1.5. Điển cố và điển cố trong văn học trung đại ............................................... 20
1.6. Nguồn gốc điển cố trong văn học Việt Nam trung đại .............................. 23
1.6.1. Điển cố từ Kinh, Sử, Tử, Tập ...................................................................... 23
1.6.2. Điển cố từ thơ ca ......................................................................................... 26
1.6.3. Điển cố từ văn học cổ Việt Nam ................................................................. 27
1.6.4. Điển cố từ văn học dân gian ....................................................................... 28
1.7. Tính chất của điển cố. .................................................................................. 28
1.7.1. Tính khái quát ............................................................................................. 28
1.7.2. Tính hình tượng ........................................................................................... 30
1.7.3. Tính liên tưởng ............................................................................................ 31
1.7.4. Tính cô đọng hàm súc ................................................................................. 31
1.7.5. Tính đa dạng linh động ............................................................................... 32
1.8. Nhận dạng điển cố. ....................................................................................... 32
1.8.1. Phương thức hình thành .............................................................................. 32
1.8.2. Hình thức thể hiện của điển cố ................................................................... 33
1.9. Điển cố - một tính hiệu thẩm mĩ trong văn học trung đại ........................ 35
1.10. Tiểu kết......................................................................................................... 39
CHƯƠNG 2: ĐIỂN CỐ TRONG KHÚC NGÂM NỬA CUỐI THẾ KỈ
XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XIX .................................................................................. 41
2.1 Sự hình thành và đặc điểm của thể loại khúc ngâm nửa cuối thế kỉ XVIII
– đầu thế kỉ XIX .................................................................................................. 41
2.1.1. Sự hình thành thể loại khúc ngâm ............................................................... 41
2.1.2. Đặc điểm của thể loại khúc ngâm ............................................................... 43
2.2. Điển cố trong một số khúc ngâm ................................................................ 45
2.2.1. Nguồn gốc điển cố trong khúc ngâm .......................................................... 45
2.2.2. Đặc tính điển cố trong khúc ngâm .............................................................. 51
2.2.2.1. Điển cố âm thuần Việt .............................................................................. 51
2.2.2.2. Điển cố âm Hán Việt ................................................................................ 56
2.2.2.3. Điển cố âm bán Việt hóa .......................................................................... 59
2.2.3. Phương thức sử dụng điển cố trong khúc ngâm ........................................ 62
2
2.2.4. Phương thức giải mã điển cố trong khúc ngâm ......................................... 67
2.3. Tiểu kết .......................................................................................................... 68
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA ĐIỂN CỐ TRONG KHÚC NGÂM
NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ................................. 70
3.1. Điển cố và biểu hiện giá trị thẩm mĩ với nội dung khúc ngâm ................ 70
3.1.1. Điển cố thể hiện quan hệ đạo đức, tình cảm trong Chinh phụ ngâm ......... 70
3.1.2. Điển cố thể hiện chí làm trai, tư tưởng lập thân, công danh trong Chinh phụ ngâm84
3.1.3. Điển cố góp phần xây dựng hình tượng người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc 92
3.1.4. Điển cố góp phần khắc họa hình tượng bọn vua chúa phong kiến trong Cung
oán ngâm khúc .................................................................................................... 105
3.1.5. Điển cố góp phần thể hiện lập trường, tư tưởng của tác giả .................... 108
3.2. Điển cố và biểu hiện giá trị thẩm mĩ với hình thức nghệ thuật khúc ngâm 114
3.2.1. Điển cố tạo cho khúc ngâm một đặc trưng chung trong biểu đạt đó là ý tại
ngôn ngoại ........................................................................................................... 114
3.2.2. Dụng điển tạo nên tính trang nhã tinh tế trong điễn đạt .......................... 117
3.2.3. Dụng điển tạo nên vẻ đẹp gợi hình, gợi cảm cho các khúc ngâm ............ 121
3.3. Tiểu kết ........................................................................................................ 123
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 124
PHẦN PHỤ LỤC............................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 143
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Tín hiệu thẩm mĩ là phương tiện quan trọng nhất của hoạt động sáng tạo
nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng: “Phương tiện sơ cấp của văn học là tín
hiệu thẩm mĩrồi cái tín hiệu thẩm mĩ đó còn được thể hiện bằng các tín hiệu
thẩm mĩ ngôn ngữ thông thường” (Đỗ Hữu Châu). Ngôn ngữ chính là một hệ
thống trung gian chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩ của văn hoá chung vào văn học
nghệ thuật. Văn học sử dụng tín hiệu thẩm mĩ dưới hình thức âm thanh ngôn ngữ,
tức là chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩ vào hệ thống từ ngữ, cú pháp của văn bản
nghệ thuật. Tín hiệu thẩm mĩ có nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhưng có thể khái
quát thành hai nguồn gốc chính đó là nguồn gốc từ hiện thực khách quan, từ các
mẫu gốc của một nền văn hoá, nó gắn liền với sự nhận thức về bản chất của đối
tượng trong những điều kiện lịch sử văn hóa, xã hội nhất định. Chúng chính là
những tín hiệu thẩm mĩ nguyên cấp. Trong quá trình phát triển của các ngành nghệ
thuật, do sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá, các tín hiệu thẩm mĩ của một nền văn hoá,
văn học này có thể gia nhập vào một nền văn hoá, văn học khác gọi đó là những
tín hiệu thẩm mĩ thứ cấp.
Trong văn học Việt Nam trung đại các tín hiệu thẩm mĩ thứ cấp được sử dụng
rất nhiều đặc biệt là các điển tích, điển cố. Chính vì vậy muốn tìm hiểu giá trị thẩm
mĩ của một tác phẩm văn học trung đại ta phải nghiên cứu hệ thống tín hiệu thẩm
mĩ hay nói cách khác ta phải giải mã được các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ
điển tích điển cố.
Hiểu và vận dụng được điển tích, điển cố tức là tránh được bệnh rậm lời vô ích
và tránh được cả những ý thô lỗ không tiện nói trước mặt đối tượng mà vẫn đạt tới
hiệu quả “ít lời nhiều ý”, “lời đã hết, ý vẫn còn”. Riêng với trường hợp Việt Nam,
vì lịch sử văn hóa Trung Quốc với lịch sử văn hóa Việt Nam có mối liên hệ đặc
biệt do hoàn cảnh cùng dùng chung ngôn ngữ văn tự trong hàng nghìn năm nên
việc hiểu rõ và vận dụng đúng «điển» lại càng được coi là quan trọng hàng đầu.
4
1.2. Khúc ngâm là một thể loại trữ tình đặc sắc của văn học Việt Nam trung
đại. Có thể nói việc sáng tạo ra thể khúc ngâm có ý nghĩa đáng kể về mặt phát
triển thể loại thơ trữ tình, đồng thời nó cũng đánh dấu cho sự phát triển vượt bậc
về quan niệm tự tình của thơ trữ tình trung đại, đến khúc ngâm còn người cá nhân
trong văn học trung đại đã thực sự xuất hiện. Nó bày tỏ thế giới nội tâm, phổ biến
qua những tác phẩm thơ trường thiên, bày tỏ tình cảm suy tư, giải bày xúc cảm,
thể hiện sự tin tưởng, mối hoài nghi và ước vọng mà thời đại trước chưa từng có.
Việc xuất hiện hàng loạt các khúc ngâm như: Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ
ngâm khúc, Tự tình khúc, Ai tư vãnlà một sự kiện quan trọng trong đời sống văn
học của dân tộc ta lúc bấy giờ. Người ta chú ý đến các tác phẩm này không chỉ vì
tính uyên bác và nghệ thuật điêu luyện của nó mà vì các khúc ngâm thể hiện một
khuynh hướng mới trong văn học mang đậm dấu ấn thời đại.
Nhu cầu phản ánh hiện thực và thể hiện những lớp sóng nội tâm ngưng đọng
trong suốt các khúc ngâm đòi hỏi một thứ ngôn ngữ truyền thống, khách quan,
sinh động, sâu sắc, giàu biểu cảm, giàu tính hình tượng và hàm súc mới thích hợp.
Vì vậy sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng làm cho nội
dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên
nổi bật hơn. Lời thơ phải chọn lọc để đạt tính cô đọng. Một câu thơ tập trung tình
cảm cao độ vào một từ xem đó là tiêu điểm để nhìn thấu vào tâm hồn chủ thể. Có
lẽ vì lí do trên việc vận dụng các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ điển cố được
sử dụng rất phổ biến trong các khúc ngâm. Có thể nói nhờ thể hiện bằng điển tích,
điển cố thế giới tâm hồn trong thơ có thể diễn đạt bằng lối nói cô đọng, hàm súc,
chính xác. Vì vậy việc chiếm lĩnh ngôn ngữ mang tính chất đặc thù này có ý nghĩa
đặc biệt góp phần lí giải cái hay cái đẹp trong các khúc ngâm.
Dụng điển là một đặc trưng độc đáo của thi pháp văn học trung đại. Vì vậy
điển cố đồng thời là một yếu tố làm nên sức sống và sự cuốn hút cho văn học
trung đại nói chung và khúc ngâm nói riêng. Tuy điển cố và điển cố văn học là vấn
đề không mới, nhưng có một thực tế là việc nghiên cứu và giảng dạy các tác phẩm
5
văn học trung đại trong nhà truờng vẫn gặp rất nhiều khó khăn ở phần điển tích,
điển cố. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu việc sử dụng điển cố trong
các khúc ngâm một các toàn diện và hệ thống. Việc dụng điển trong các khúc
ngâm như thế nào? Và nó có gì khác việc dụng điển trong các thể loại văn học
trung đại khác?... Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Tín hiệu thẩm mỹ có
nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX”.
Tìm hiểu việc dụng điển trong khúc ngâm là tìm hiểu một vẻ đẹp nghệ thuật đã
góp phần làm nên sức hấp cho di sản văn học này của dân tộc, và như thế sẽ giúp
ích cho bản thân sau này trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn học trung
đại. Nghiên cứu vấn đề này hứa hẹn sẽ đem lại những bất ngờ lí thú về hiệu quả
của điển cố trong việc làm nên sức sống trường tồn của những khúc ngâm giai
đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX .
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương có rất nhiều hướng đi,
song những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học đang được soi rọi dưới cái
nhìn của ngôn ngữ học hiện đại trong đó vấn đề lí thuyết về tín hiệu tỏ ra rất có ưu
thế. Ở nước ta, vấn đề tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ đã được các tác giả như Bùi
Minh Toán, Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đào Thản,
Phan Ngọc, Đái Xuân Ninh quan tâm nghiên cứu nhiều. Nhiều luận văn triển
khai theo hướng nghiên cứu này đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng
nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ, đồng thời đã có những đóng góp bổ sung
quan trọng vào lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ. Tuy nhiên việc nghiên cứu tín hiệu thẩm
mĩ trong tác các phẩm văn chương từ góc độ ngôn ngữ học còn chưa nhiều đặc
biệt là các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ điển tích, điển cố trong các tác phẩm
văn học trung đại.
Do quan niệm thẩm mỹ ở thời trung đại, điển cố văn học không có gì xa lạ nên
việc tiếp thu điển cố trong một tác phẩm văn học không có gì khó khăn. Điển cố
được tiếp thu bình thường như những ngôn ngữ khác, giống như chúng ta hiểu một
từ quốc âm mà không cần chú thích.
6
Từ khi chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trên văn đàn, điển cố
trong các tác phẩm văn học trung đại ngày càng trở nên bí ẩn và khó hiểu đối với
độc giả hiện đại. Vì vậy, khi phiên dịch các tác phẩm văn học trung đại ra chữ
Quốc ngữ các học giả thường chú ý chú thích các điển cố.
Từ giai đoạn cuối những năm 1940 trở đi do khối lượng điển cố được chú giải
trong văn học ngày càng nhiều. Để giúp người đọc thuận tiện tìm hiểu nghĩa của
các điển cố thì các nhà nghiên cứu bắt đầu biên soạn các loại sách từ điển điển cố.
Chẳng hạn: Điển cố văn học, Đinh Gia khánh (chủ biên) Nhà xuất bản khoa học
xã hội, 2007; Điển tích văn học trong nhà trường, Đinh Thái Hương,Nhà Xuất bản
giáo dục, 2008; Từ điển truyện Kiều, Đào Duy Anh, nhà xuất bản khoa học xã hội,
1974; Điển tích trong truyện Kiều, Trần Phương Hồ, nhà xuất bản Đồng Nai,
1997; Từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc, Lê Huy Tiêu biên dịch, nhà xuất
bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993...
Trong các từ điển này, điển cố được chú giải khá tỉ mĩ từ xuất xứ, nội dung, sự
xuất hiện của nó trong từng tác phẩm văn học cụ thể, và được sắp xếp theo trật tự
a, b, c để dễ tra cứu. Tuy nhiên, những cuốn từ điển đã có thường chỉ mới tập hợp
lượng điển cố trong một số tác phẩm quen thuộc. Thực tế vẫn còn một khối lượng
điển cố không nhỏ chưa được đưa vào Từ Điển.
Cho đến nay việc nghiên cứu điển cố thường chỉ được giới hạn trong việc chú
giải, làm từ điển, còn việc nghiên cứu điển cố với tư cách là một tín hiệu thẩm mĩ
của văn chương thì chưa có công trình nào đề cập tới đặc biệt là điển cố trong các
khúc ngâm nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX thì chỉ có một vài công
trình rất khiêm tốn so với di sản đồ sộ của nền văn học quá khứ của dân tộc mà
điển cố đóng một vai trò rất quan trọng trong sáng tác và tiếp nhận văn học trung
đại nói chung và khúc ngâm nói riêng.
Đoàn Ánh Loan trong công trình Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố đã đưa ra
một số định nghĩa về điển cố của các nhà nghiên cứu đồng thời khảo sát một cách tương
đối hệ thống lịch sử, chức năng, quan niệm triết học, thẩm mỹ Phương Đông và một số
đặc điểm của điển cố trong văn học nói chung. Trên cơ sở đó nhận xét và lí giải nghệ
7
thuật sử dụng điển cố trong văn học cổ Việt Nam cụ thể là trong truyện thơ và khúc
ngâm giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Cuốn sách đã nêu lên tổng
quát về điển cố trong văn học Phương Đông nhất là trong văn học Việt Nam và Trung
Hoa thời cổ trung đại trên cơ sở phân tích nguồn gốc, quá trình phát triển, suy tàn và
những đặc trưng của điển cố trong văn học. Tác giả cũng đã khảo sát điển cố ở hai thể
loại đặc thù của trong văn học trung đại Việt Nam là truyện thơ và khúc ngâm, như
Truyện Kiều, Hoa Tiên, Sở kính tân trang..(truyện thơ), Chinh phụ ngâm khúc, Tự tình
khúc, Cung oán ngâm khúc...(ngâm khúc).
Đoàn Quang Lưu, Mở rộng điển tích trong chinh phụ ngâm, lại chủ yếu giới
thiệu, giải nghĩa các điển tích, điển cố trong Chinh phụ ngâm. Mở rộng giải thích
về lịch sử, văn học, địa lý, thiên văn của các điển tích mà nhiều sách cũ đã diễn
giải nhưng chưa có. Chẳng hạn như các điển tích, điển cố lấy từ Kinh Thi, Kinh
Xuân Thu và thơ Đường đều được truy tìm tận gốc và có một số điển tích dịch ra
nguyên bài Hán ra Việt, các điển tích liên quan đến vật lí, thiên văn địa lý đều
được tìm trong các từ điển, nhất là: The world book Ercyclopedia.
Ngoài hai công trình trên còn có một số bài viết bàn về nghệ thuật dụng điển
trong các khúc ngâm, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức nêu vấn đề để bàn luận.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã khảo sát một cách hệ thống về
nguồn gốc, tính chất, đặc trưng, ý nghĩa và đưa ra nghệ thuật sử dụng điển trong
một số khúc ngâm nhưng các tác giả chưa nghiên cứu điển cố ở khía cạnh là một
tín hiệu thẩm mĩ văn chương đồng thời xác lập vai trò của điển cố như khai mở
một thế giới nghệ thuật, truy tìm tới những giá trị chân, thiện, mĩ của các tác phẩm
khúc ngâm.
Thực hiện đề tại này, chúng tôi sẽ kế thừa những kết quả của các công trình
nghiên cứu nói trên..
3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những cơ sở lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ, chúng tôi mong muốn thể
nghiệm phương pháp nghiên cứu văn học dưới cái nhìn của tín hiệu học nói chung,
8
ngôn ngữ học nói riêng để thấy được vai trò to lớn của các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn
gốc từ điển cố trong việc thể hiện giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của các
khúc ngâm, đồng thời khẳng định tính chất bác học của thể loại và sự khéo léo, uyên
thâm của các tác giả khi vận dụng điển cố trong tác phẩm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Xây dựng cơ sở lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ
- Tiến hành khảo sát và thống kê các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ điển cố
- Sau khi đã có một nền tảng lí luận về tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương cùng
với số liệu đầy đủ về điển cố trong các khúc ngâm chúng tôi sẽ đi vào giải mã các
tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ điển cố để tìm ra chức năng và giá trị nghệ thuật
của điển cố trong khúc ngâm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tất cả những điển cố trong khúc
ngâm với những thể hiện đa dạng của nó từ tổng thể đến cụ thể.
Lí thuyết về điển cố và toàn bộ hệ thống điển cố trong hai khúc ngâm chính:
Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc. Một số khúc ngâm khác như: Tự
tình khúc, Ai tư vãn, Thu dạ lữ hoài ngâmđược sử dụng để so sánh và đối chiếu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu
chính sau:
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích: bao gồm phương pháp phân tích ngữ nghĩa và phân tích
ngữ cảnh.
9
Bên cạnh đó có luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê phân loại, đối
chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn đóng góp nhất định đối với sự
phát triển của chuyên ngành Việt ngữ học trong lĩnh vực nghiên cứu