Văn hóa phương Tây khác văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng ông bà, tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà. Còn các dân tộc phương Đông đều có các hình thức thờ cúng ông bà, tổ tiên để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một hệ thống và có ý nghĩa sâu sắc của nó. Việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội của chúng ta. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một thứ giáo lý, tôn giáo độc đáo mà không phải bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có thể có được.
97 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 17524 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
-----&-----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
CỦA NGƯỜI VIỆT
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân
Mã ngành: 52140204
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS – GVC Nguyễn Thanh Sơn SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trần Văn Chương
MSSV: 6106603
Cần Thơ, Tháng 05 năm2011
Cần Thơ: 12/2013
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu, bổ ích giúp em có đủ điều kiện, tự tin khi nghiên cứu và hoàn thành đề tài của mình, đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ThS - GVC Nguyễn Thanh Sơn là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài. Kết quả mà em có được là đã hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Song, do điều kiện, trình độ và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp chân thành của Quý thầy cô và bạn đọc để đề tài nghiên cứu của em hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, em cũng gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn sinh viên đã có lời động viên trong khi em nghiên cứu đề tài này.
Chân thành cảm ơn!
Trần Văn Chương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Kết cấu luận văn 3
NỘI DUNG 4
Chương 1
NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG
TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT 4
1.1. Khái quát chung về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. 4
1.1.1. Nguồn gốc 4
1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng 9
1.1.2.1. Các quan điểm về tín ngưỡng 9
1.1.2.2. Khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 15
1.1.3. Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 19
1.1.4. Phân loại tín ngưỡng 21
1.2. Bàn thờ gia tiên – nét đặc trung của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở người Việt 27
1.2.1. Nguyên tắc thiết kế bàn thờ gia tiên 27
1.2.2. Ý nghĩa của bàn thờ gia tiên 33
1.3. Thờ cúng tổ tiên trong những ngày Tết, ngày lễ 34
1.3.1. Thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết 34
1.3.1.1. Nguồn gốc của ngày Tết 34
1.3.1.2. Lễ cúng ông Công, ông Táo 35
1.3.1.3. Lễ cúng giao thừa 36
1.3.1.4. Lễ cúng Tết ngày đầu năm 39
1.3.2. Thờ cúng tổ tiên trong ngày lễ tiết, ngày sóc, ngày vọng.. 39
1.3.2.1. Tiết thanh minh. 39
1.3.2.2. Tết Trung Nguyên 42
1.3.2.3. Tết Trung thu 43
1.3.2.4. Tết Hạ nguyên 44
1.4. Thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng tộc và trong cả nước 44
1.4.1. Thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng tộc 45
1.4.2. Thờ cúng tổ tiên trong cả nước 48
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY 51
2.1. Thực trạng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay 51
2.1.1. Mặt tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở người Việt 51
2.1.2. Mặt hạn chế của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở người Việt 57
2.2. Phương hướng và giải pháp việc thờ cúng tổ tiên
của người Việt hiện nay. 62
2.2.1. Phương hướng việc thờ cúng tổ tiên
của người Việt hiện nay. 62
2.2.1. Những giải pháp cơ bản nhằm định hướng hoạt động
thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay. 65
KẾT LUẬN 71
PHỤ LỤC 74
Phụ lục 1 - Giới thiệu một số bài văn khấn 74
Phụ lục 2 – Một số hình ảnh 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Văn hóa phương Tây khác văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng ông bà, tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà. Còn các dân tộc phương Đông đều có các hình thức thờ cúng ông bà, tổ tiên để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một hệ thống và có ý nghĩa sâu sắc của nó. Việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội của chúng ta. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một thứ giáo lý, tôn giáo độc đáo mà không phải bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có thể có được. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt tạo nên mối gắn kết tinh thần nối liền con người với những lực lượng siêu nhiên trong thế giới tâm linh. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần được hình thành trong tiến trình lịch sử văn hóa. Trên thế giới có hàng nghìn loại hình tín ngưỡng khác nhau, nhưng hiếm thấy loại hình tín ngưỡng nào lại chứa đựng đạo lý sâu sắc như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng rất giản dị bởi họ tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn luôn bên cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp khó khăn, vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu gặp điều lành và cũng trách phạt con cháu khi làm những điều tội lỗi.
Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến của người Việt. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, hình thức này đã và đang chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần người Việt. Ý thức con người có tổ có tông được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dù họ sống trên tổ quốc mình hay sống nơi xứ người. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong quá trình hình thành và tồn tại đã góp phần tạo ra những giá trị, triết lý đạo đức mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, lòng yêu nước, tinh thần sáng tạo, còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ được nâng cao lên là hiếu với dân, với nước. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là là một trong những nhân tố góp phần để bảo tồn và duy trì văn hóa truyền thống, tập tục mang đậm nét văn hóa của người Việt. Ngày nay, trong xu thế chung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự may rủi trong cơ chế thị trường, phân hóa giàu nghèo trong xã hội, xuất hiện những yếu tố tiêu cực do công cuộc toàn cầu hóa, cùng với trình độ dân trí thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngường thờ cúng tổ tiên của người Việt là lối sống cộng đồng của nhân dân ta. Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với những truyền thống lâu đời và đã trở thành một hệ thống. Đó cũng chính là nét riêng của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, tự do tín ngưỡng không có nghĩa là để cho tín ngưỡng phát triển một cách không có sự quản lý của các cấp, ban ngành. Chúng ta cần đầy lùi những biểu hiện của mê tín, dị đoan thì tín ngưỡng thờ cúng mới giữ được đúng bản chất của nó.
Với những lý do như trên về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, tác giả đã chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt – Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu về sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt từ xưa cho đến nay, từ đó làm nổi bật những thành tựu và hạn chế. Bên cạnh đó, đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém của tín ngưỡng thờ cúng trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
Tìm hiểu cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong giai đoạn hiện nay.
Xác định nội dung chủ đạo trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, trên cơ sở đó thấy được giá trị và ý nghĩa của việc phát huy những mặt tích cực của tín ngưỡng thờ cúng trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng đưa ra những ý kiến riêng về những thực trạng của việc thờ cúng hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam từ nghìn xưa đến ngày nay. Từ đó tìm ra nguồn gốc xuất xứ của phong tục này, bên cạnh đó đề tài cũng nêu ra những thực trạng và đề xuất những giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Trong thời gian có hạn, đề tài được xác định nghiên cứu trong phạm vi là những lý luận chung về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và giá trị của tín ngưỡng ấy trong đời sống tâm linh của người Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Đồng thời, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp khác như so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê để nghiên cứu đề tài.
6. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và hệ thống các tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và 6 tiết.
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
CỦA NGƯỜI VIỆT
1.1.. Khái quát chung về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
1.1.1. Nguồn gốc:
Ở nước ta, từ bao đời nay suốt từ Bắc vào Nam, không một gia đình người Việt nào không đặt bàn thờ tổ tiên ở nơi trang trọng nhất trong nhà hoặc ở nhà từ đường thờ họ. Tuy vậy, một số dân tộc ít người cũng đã có tục thờ cúng tổ tiên nhưng còn lỏng lẻo và mờ nhạt chưa trở thành một thiết chế văn hóa như của người Việt.
* Nguồn gốc nhận thức:
Trước hết, từ quan niệm người chết linh hồn vẫn tiếp tục sống ở nơi chín suối, thế giới bên kia, linh hồn người chết vẫn có “nhu cầu” như người sống vì thế mà người ta chôn theo người chết những đồ tùy táng, dần về sau người ta đốt vàng mã (ngày nay đốt tiền âm phủ và các thứ hình hài, đồ vật, nhà cửa). Từ ý niệm trên đây cho ta thấy mối liên hệ giữa người sống và người chết được tiếp tục duy trì nhất là đối với ông bà, cha mẹ qua đời thì việc thờ cúng trở thành một tục lệ. Từ đó, mối quan hệ giữa những người sống và những người chết cùng chung huyết thống lại càng gắn bó hơn. Trong vòng hai, ba đời thì đó còn là những kỷ niệm rất cụ thể và sâu sắc. Ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm tưởng của con cháu, và con cháu luôn cảm thấy trách nhiệm cả về vật chất lẫn tinh thần đối với họ. Niềm tin vào cái chết thực chất là một cuộc trở về gặp tổ tiên, ông bà và tổ tiên sẽ dõi theo, phù hộ độ trì cho con cháu. Chính vì vậy nó đã là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
* Nguồn gốc về kinh tế - xã hội:
Có thể nói rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống thực sự ra đời và phát triển trong thời kỳ thị tộc phụ hệ. Sự ra đời của thị tộc phụ hệ là kết quả của sự phân công lao động lần thứ hai giữa trồng trọt, chăn nuôi và thủ công. Trong chế độ phụ quyền, địa vị của người đàn ông được đặt lên hàng đầu, quyền thừa kế tài sản theo dòng họ cha và tiếp nối đến thế hệ sau đã củng cố vững chắc vị trí của người đàn ông trong xã hội. Điều này đúng như đánh giá của Trịnh Đình Bảy: “Những người này, bằng uy tín của mình đã củng cố và thiêng liêng hoá sự thờ cúng tổ tiên đã có manh nha trong thời kỳ thị tộc mẫu quyền” [2; tr 42]. Khi trình độ sản xuất phát triển, của cải xã hội làm ra ngày càng nhiều làm xuất hiện một tầng lớp tích luỹ được nhiều của cải và dẫn tới có quyền uy chi phối người khác và là mầm mống cho sự phân chia xã hội thành giai cấp. Trong xã hội có gia cấp, vị trí của người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được củng cố - cơ sở đích thực trong quá trình chuyển đổi từ việc thờ cúng tổ tiên tô - tem sang việc thờ cúng tổ tiên là con người thực cùng chung dòng máu. Nền kinh tế tiểu nông theo kiểu tự cung tự cấp đã tồn tại lâu dài trong xã hội Việt Nam cũng là một cơ sở cho sự hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Mỗi một gia đình là một cơ sở kinh tế độc lập, sản xuất và tiêu thụ. Các thành viên trong gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau trong lao động sản xuất và trong đời sống lấy gia đình là trung tâm. Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lúa nước phát triển và diễn ra theo gia đình phụ quyền mà ta thấy phản ánh trong câu ca dao:
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
Người nông dân an cư lạc nghiệp nhất là có nhà để gia đình cư trú, có ruộng để gia đình cày cấy. Dân ta vẫn lưu truyền câu nói: “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển” đó không chỉ ở ý nghĩa thiêng liêng cha mẹ sinh thành dưỡng dục nên con cái, mà còn ở chỗ trong nền kinh tế nông nghiệp diễn trình theo gia đình phụ quyền, cha mẹ chưa lo xong cho người con trai ba việc lớn là nhà, ruộng đất và lấy vợ để chúng tự lập sinh sống gia đình phụ quyền tiếp theo, thì cha mẹ nhắm mắt chưa yên. Chính vì vậy mà dân gian lưu truyền câu ca:
“Công Cha như núi Thái sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Chính vì lý do về kinh tế và việc nối dõi tông đường mà người Việt đối với cha mẹ tôn kính khi sống và thờ cúng khi chết. Và cứ như thế, đời này qua đời khác cha mẹ đối với ông bà, con cái đối với cha mẹ kế tiếp nhau thành tục thờ cúng cha mẹ, ông bà cụ kị gọi chung là thờ cúng tổ tiên, hay cũng gọi là tiên tổ (tổ tông đời trước).
* Ngồn gốc về tôn giáo
Nguồn gốc Tô - tem giáo:
Tô-tem giáo là một tín ngưỡng của người nguyên thủy, hình thành trong bối cảnh xã hội còn hoang sơ. Vào thời kỳ này, loài người còn sơ khai, sự hiểu biết về thế giới khách quan chưa nhiều; con người chưa đủ tri thức để nhận biết sự khác biệt giữa mình với các loài động, thực vật khác trong thiên nhiên. Họ mưu sinh bằng những phương thức thô sơ như săn bắt thú rừng, nhặt hoặc hái quả trên cây để ăn. Sự non nớt trong nhận thức này đã đưa con người đến một khái niệm rất sai lầm về nguồn gốc của mình. Người nguyên thủy nghĩ rằng mình có quan hệ huyết thống với một loài động, thực vật nào đó và họ xem chúng như tổ tiên của mình và thờ cúng động, thực vật ấy. Đây là hình thức thờ Vật tổ.
Bắt nguồn từ nhận thức sai lầm trên, tôn giáo của xã hội thị tộc bộ lạc ra đời, đó là Tô - tem giáo. Mỗi thị tộc bộ lạc, tùy theo quan điểm riêng, thờ cúng một loại động, thực vật khác nhau. Tuy rằng các đối tượng thờ cúng của mỗi thị tộc, bộ lạc đều khác biệt nhau, nhưng đều trong cùng một ý niệm thờ Vật tổ. Tô - tem giáo là hình thức điển hình cho tôn giáo nguyên thủy. Trong Tô - tem giáo, người ta tin rằng linh hồn người chết tồn tại trong một thế giới khác, vì thế người chết cũng cần dùng những vật dụng sinh hoạt như người sống. Do đó khi trong gia đình có người chết, những người sống phải thực hiện nghĩa vụ phân chia tài sản cho người chết. Những đồ dùng cho sinh hoạt cá nhân của người chết và tài sản mang theo không chôn dưới đất mà được để cạnh mộ phần.
Nguồn gốc Nho giáo:
Dân tộc Việt hình thành trong một khu vực địa lý đặc biệt, nằm giữa miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung quốc. Do đó, người Việt từ xa xưa đã học chữ Trung Quốc, đọc sách Trung quốc và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Khổng Tử, một nhà hiền triết của Trung quốc, hệ thống hóa và phát huy học thuyết của Nho gia, lập ra những qui tắc để răn dạy người đời học biết cách sống phù hợp với luân thường đạo lý trong xã hội. Triết lý về xử thế, giáo dục đạo đức con người được Khổng Tử xem như phần quan trọng nhất. Chữ “hiếu” trong đạo “nhân” của Khổng Tử được đặt làm nền móng cho Khổng giáo. Từ đó hình thành nên một tôn giáo gọi là Khổng giáo hay Nho giáo.
Khổng Tử quan niệm: Đối với cha, mẹ và anh chị em, ta phải kính yêu, vì họ là những người gần gũi và thân thiết nhất của chúng ta. Đối với tha nhân, chúng ta lấy lòng từ ái, khoan nhượng mà đối xử với nhau. Đạo làm người trong Khổng Giáo lấy việc hiếu thuận làm đầu và khởi sự với hai từ: “Yêu” và “kính”. Khởi đầu là kính yêu cha mẹ, kính nể huynh trưởng của mình. Một người được gọi là hiếu khi người ấy biết dưỡng nuôi song thân khi người cần đến. Lúc cha mẹ còn sống, phải yêu và kính cha mẹ, không làm những việc gây tổn hại đến thanh danh của cha mẹ.
Từ quan niệm hiếu trong Khổng giáo, người Việt tiếp nhận và thể hiện qua cái bàn thờ tổ tiên. Người Việt cô đơn, nhỏ bé trong vũ trụ bao la, khiếp sợ trước sức mạnh của thiên nhiên, nên tìm cầu một Đấng Thần linh để mong nhờ sự che chở bảo vệ. Nhưng vì tầm nhìn bị giới hạn trong thể xác vật lý, loài người lại còn đang trong giai đoạn sơ khai, trí óc chưa phát triển, mắt vật lý của loài người không thể nhìn thấy được những gì khác hơn ngoài khoảng không gian bao la vây phủ chung quanh mình. Nhìn lên trên, chỉ thấy bầu trời cao vời vợi nhìn xuống chân, cũng chỉ thấy được mặt đất mênh mông. Lại chịu ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo, nên người Việt chọn cách gửi gắm tâm tư tình cảm và sự trông cậy của mình vào ông bà cha mẹ đã khuất và mong chờ ở họ sự phù hộ độ trì qua việc thờ cúng tổ tiên. Do ảnh hưởng của Khổng giáo, người Việt xem chữ “hiếu” như là một chuẩn mực đạo đức và là một nguyên tắc trong đạo lý làm người. Trải qua nhiều thế hệ tiếp nối nhau, người Việt đã thể hiện việc hiếu đạo thành một tập tục gọi là thờ cúng tổ tiên.
Xã hội Việt Nam là một xã hội theo chế độ thị tộc phụ quyền, vai trò của người đàn ông chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong gia đình, điều này thể hiện rõ nét trong đại đa số các gia đình của người Việt. Mặc dù xã hội đã tiến bộ hơn trước rất nhiều, khẩu hiệu “nam nữ bình quyền” thường xuyên được nhắc đến. Nhưng trong thực tế tại Việt nam, trong gia đình, cũng như ngoài xã hội, người đàn ông vẫn chiếm giữ được nhiều ưu thế hơn người phụ nữ. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn hiện hữu trong xã hội Việt Nam: đa số người Việt đều vẫn chuộng có con trai để nối dõi tông đường hơn là có con gái (vì quan điểm “nữ sinh ngoại tộc”). Người con trai trưởng mang họ cha sẽ là người kế tục sự nghiệp của cha ông để lại, được thừa hưởng phần tài sản gọi là hương hỏa, kèm theo trách nhiệm duy trì và tiếp nối tập tục thờ cúng tổ tiên của dòng họ. Đối với những gia đình có truyền thống Nho học, quyền hạn của người trưởng tộc, người chủ gia đình hay con trưởng nam rất được tôn trọng. Tất cả những thành viên trong gia đình có bổn phận phục tùng và chấp hành những quyết định của người trưởng tộc, người chủ gia đình hoặc của người con trai trưởng. Cảm giác tùng phục gần như khiếp sợ này khắc sâu trong tâm trí của người Việt, vì thế tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cứ như thế mà lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chính vì vậy, trong dân gian lưu truyền câu căn rặn đối với con cháu:
“Tổ tiên con ráng phụng thờ
Mấy lời mẹ bảo ngày giờ chớ quên”
Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu. Trải qua nhiều thế hệ, người Việt hệ thống hóa dần dần tập tục thờ cúng tổ tiên và xem tập tục này gần như là một tôn giáo. Bất cứ người Việt nào, nếu không có tôn giáo nào khác, khi được hỏi đến đều cho rằng mình theo đạo thờ cúng ông bà.
* Các yếu tố tâm lý khác
Sự sợ hãi:
Trong cuộc sống con người còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro, bất hạnh, sa cơ, lỡ vận, bệnh tật hiểm nghèoluôn đe doạ sự bình an của con người. Con người còn thiếu tự tin vào chính bản thân khi phải đối mặt giải quyết với các vấn đề trên trong cuộc sống của chính bản thân họ. Họ luôn mong muốn có sự giúp đỡ của các thế lực khác nhau, trong đó họ cần đến sức mạnh của ông bà tổ tiên ở “thế giới bên kia” che chở, nâng đỡ. Từ quan niệm dân gian về linh hồn, người ta cho rằng, nếu không cúng tế linh hồn ông bà tổ tiên đầy đủ thì những linh hồn này trở thành ma đói và sẽ mang lại rủi ro, quấy nhiễu cuộc sống của những người đang sống. Đồng thời, ở chế độ phụ hệ quyền lực của người đàn ông, nhất là gia trưởng, tộc trưởng đã làm nảy sinh ở phụ nữ, con cháu sự quy thuận lẫn cảm giác sợ hãi. Tâm trạng này không phải chỉ tồn tại ở vợ và con cháu khi họ đang sống mà cả khi họ đã chết. Trong cuộc sống của mỗi con người, càng về già, cái chết luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với mỗi người, con người không muốn nó diễn