Đảng và Nhà nước ta đã và đang coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, bởi nông nghiệp không chỉ giữ vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho đất nước mà vì nước ta hiện nay và những năm sắp tới cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, với 11 triệu hộ nông dân chiếm 78,7% dân số sống ở nông thôn và nông nghiệp đóng góp 25,75% GDP (1998).
Trước kia trong thời kỳ bao cấp với chính sách kinh tế hoá chưa khuyến khích người lao động, nên người lao động chưa phát huy hết tiềm năng của mình, nhận rõ ra khiếm khuyết đó, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986) Đảng tiến hành đổi mới tổ chức quản lí nền kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp. Nội dung cơ bản của chính sách đổi mới chính là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Vận dụng đường lối đó trong đổi mới kinh tế nông nghiệp nét nổi bật là coi “gia đình xã viên là một đơn vị kinh tế tự chủ”. Trong sản xuất nông nghiệp, từ đó Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như nghị quyết trung Ương V đại hội khoá VII và hàng loạt các chính sách kinh tế mới trong thời kỳ đổi mới. Đó là những tiên đề hết sức quan trọng để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Trước hoàn cảnh đó, trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi trong cả nước đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ thuộc các tỉnh trong cả nước .Trong đó huyên Thuận Thành là một huyện khá điển hình trong chăn nuôi phát triển cũng rất mạnh. Chăn nuôi đã góp phần không nhỏ vào cung cấp nguồn thực phẩm trong cả nước nói chung và cải thiện đời sống cho người dân chăn nuôi nói riêng. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân làm chăn nuôi kém phát triển, làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Trong đó nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây ra, nó không chỉ gây thiệt hại trong chăn nuôi mà nó còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Đặc biệt đầu năm 2004 dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm thiệt hại lớn trong chăn nuôi, kìm hãm sự phát triển của chăn nuôi gây thiệt hại về nền kinh tế của cả nước nói chung và của người chăn nuôi nói riệng.
Để hiểu rõ được những khó khăn, những thiệt hại trong chăn nuôi do dịch bệnh gây ra và từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ thích hợp, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh”.
64 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6062 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - Huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đảng và Nhà nước ta đã và đang coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, bởi nông nghiệp không chỉ giữ vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho đất nước mà vì nước ta hiện nay và những năm sắp tới cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, với 11 triệu hộ nông dân chiếm 78,7% dân số sống ở nông thôn và nông nghiệp đóng góp 25,75% GDP (1998).
Trước kia trong thời kỳ bao cấp với chính sách kinh tế hoá chưa khuyến khích người lao động, nên người lao động chưa phát huy hết tiềm năng của mình, nhận rõ ra khiếm khuyết đó, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986) Đảng tiến hành đổi mới tổ chức quản lí nền kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp. Nội dung cơ bản của chính sách đổi mới chính là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Vận dụng đường lối đó trong đổi mới kinh tế nông nghiệp nét nổi bật là coi “gia đình xã viên là một đơn vị kinh tế tự chủ”. Trong sản xuất nông nghiệp, từ đó Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như nghị quyết trung Ương V đại hội khoá VII và hàng loạt các chính sách kinh tế mới trong thời kỳ đổi mới. Đó là những tiên đề hết sức quan trọng để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Trước hoàn cảnh đó, trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi trong cả nước đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ thuộc các tỉnh trong cả nước .Trong đó huyên Thuận Thành là một huyện khá điển hình trong chăn nuôi phát triển cũng rất mạnh. Chăn nuôi đã góp phần không nhỏ vào cung cấp nguồn thực phẩm trong cả nước nói chung và cải thiện đời sống cho người dân chăn nuôi nói riêng. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân làm chăn nuôi kém phát triển, làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Trong đó nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây ra, nó không chỉ gây thiệt hại trong chăn nuôi mà nó còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Đặc biệt đầu năm 2004 dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm thiệt hại lớn trong chăn nuôi, kìm hãm sự phát triển của chăn nuôi gây thiệt hại về nền kinh tế của cả nước nói chung và của người chăn nuôi nói riệng.
Để hiểu rõ được những khó khăn, những thiệt hại trong chăn nuôi do dịch bệnh gây ra và từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ thích hợp, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục đích
2.1. Mục đích
Nắm được thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi ở xã Ninh Xá.
Hiểu được tình hình dịch bệnh xảy ra ở gia súc, gia cầm tại xã và nhận thức của người chăn nuôi trong phòng trừ dịch bệnh cho chăn nuôi cho đàn gia súc và gia cầm.
Đề ra được các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc và gia cầm tại xã nhằm phát triển chăn nuôi tại xã nhằm phát triển chăn nuôi tại xã.
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Vài nét cơ bản về hệ thống nông nghiệp
1.1. Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là một phương thức hoạt động của con người được tiến hành trên cơ sở các điều kiện tự nhiên và xã hội sản xuất được tiến hành trêb cơ sở các điều kiện tự nhiên và xã hội sản xuất ra lương thực – thực phẩm như: len, sợi, vải, củi đốt và các vật liệu khác bằng sự lựa chọn sử dụng có định hướng cây trồng và vật nuôi ( Cao Liêm, 1990).
1.2. Khái niệm hệ thống nông nghiệp
Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện về không gian và sự phối kết hợp giữa các ngành sản xuất với kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn nhu cầu. Nó thể hiện một sự tác động qua lại giữa hệ thống sinh thái, sinh học và môi trường tự nhiên và một đại diện về hệ thống xã hội văn hoá, thông qua hoạt động sản xuất, xuất phát từ thành quả kỹ thuật ( Phạm Chí Thành, 1996).
2. Mô hình nông nghiệp.
Hệ thống nông nghiệp của Đào Thế Tuấn, 1989.
Trong mô hình của Đào Thế Tuấn cho thấy các mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố bên trong hệ thống nông nghiệp.
Mô hình: Hệ thống nông nghiệp của Đào Thế Tuấn, 1989.
Qua đây cho chúng tôi thấy khi dân số phát triển sẽ gia tăng lực lượng lao động, lực lượng lao động này sử dụng một nguồn khoa học – kỹ thuật và kinh nghiệm của mình tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra năng xuất lao động cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội trong mô hình này chúng ta thấy hoạt động chăn nuôi tạo ra các sản phẩm (thịt, chứng, sữa, lông, da…) phục vụ cho nhu cầu con người, ngoài ra nó còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp khác, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt. Do đó, khi mà chăn nuôi phát triển sẽ kéo theo nhiều ngành kinh tế khác phát triển.
3. Các hệ phụ của hệ thống nông nghiệp
3.1. Hệ thống chăn nuôi
Hệ thống chăn nuôi bao gồm toàn bộ kỹ thuật và thực tiễn do một cộng đồng sử dụng để khai thác một khoảng không gian nhất định, các nguồn tài nguyên thực vật, động vật trong điều kiện tự nhiên tướng ứng với mục tiêu của cộng đồng và các cản trở của môi trường.
Có thể hiểu rằng hệ thống chăn nuôi là một hoạt động dựa trên gia súc, gia cầm, sử dụng nguồn thức ăn là tài nguyên thực vật. Gia súc, gia cầm đã gắn bó với con người từ xa xưa, nó là một loại vật nuôi hữu ích và có một tầm quan trọng rất lớn trong xã hội – nó có thể sản xuất ra các sản phẩm có giá trị như : thịt, trứng sữa, lông da,…) vật nuôi có thể thu nhận các chất dinh dưỡng mà con người không thể sử dụng được hoặc các chất thải của con người hoặc các phụ phẩm trong các ngành sản xuất khác.
Từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã thuần hoá vật nuôi hoang dại thành vật nuôi trong gia đình và từ đó các phướng thức chăn nuôi cũng bắt đầu được hoàn thiện. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dạng chăn nuôi khác nhau, mỗi dạng phù hợp với một phương thức chăn nuôi cụ thể mà chủ yếu là phụ thuộc vào trình độ thâm canh, loại vật nuôi, môi trường tự nhiên, nguồn lợi từ các sản phẩm chăn nuôi ấy, sản phẩm chăn nuôi có thể sản xuất theo phương hướng sau:
Phương hướng chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và các sản phẩm của chúng.
Sản phẩm
Gia súc, gia cầm
Phương thức chăn nuôi
Thịt
Trâu, bò, gia cầm…
Nuôi thả, nuôi nhốt
Trứng
Gia cầm
Nuôi thả, nuôi nhốt
Sữa
Bò sữa
Nuôi gia đình, nuôi trang trại
Thuỷ sản
Cá, tôm, cua…
Nuôi ao, hồ
Lông, len, da
Cừu, dê, cá sấu…
Nuôi chăn thả, nuôi nhốt
Tơ
Tằm
Nuôi gia đình
Mật
Ong
Nuôi trong gia đình
3.2. Hệ thống trồng trọt
Hệ thống trồng trọt là hệ thống con trong hệ thống nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của hệ thống chăn nuôi và các hệ phụ khác.
Hệ thống trồng trọt là toàn bộ các thửa ruộng được cây trồng như nhau và có cùng một diễn thế cây trồng. Như vậy hệ thống trồng trọt là một hệ thống trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng, được bố trí trong một khoảng không gian nhất định. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống trồng trọt cần xem xét các vấn đề.
- Các phương thức trồng trọt.
- Cơ cấu cây trồng, diện tích cây trồng.
- Kỹ thuật trồng trọt cho các hệ thống.
Hệ thống trồng trọt có những chức năng khác nhau như : cung cấp lương thực cho con người và gia súc, chống sói mòn, giữ nước cải tạo đất, điều hoà sinh thái, và nó còn là nguồn nguyên liệu dồi dào cho nhiều ngành công nghiệp khác.
Với chăn nuôi thì hệ thống trồng trọt tạo nguồn thức ăn chính cho gia súc, gia cầm như : hái, củ, quả, thân, lá… nó tạo nên sự cân bằng trong hệ thống sinh thái.
Có thể nói rằng trồng trọt có tầm quan trọng bậc nhất trọng sự phát triển của ngành chăn nuôi, nó là nguồn kích thích thúc đẩy chăn nuôi.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống chăn nuôi
Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao phải biết kết hợp hài hoà giữa các yếu tố : con giống, thức ăn, môi trường và công tác quản lý, chăm sóc, thú y.
4.1. Yếu tố con giống
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả Sản xuất nó ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cũng như chất lượng sản phẩm chăn nuôi – Do vậy cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau mà con giống khác nhau sẽ cho kết quả hoàn toàn khác nhau kéo theo hiệu quả chăn nuôi cũng hoàn toàn khác nhau. Chính sự khác biệt này nói nên tầm quan trọng của giống vật nuôi.
Đó là lý do này hay công tác giống được quan tâm đên nhiều, điều này được thể hiện thông qua những việc làm như : Lai tạo giống mới đột biến gen…để tạo ra các giống có tính năng sản xuất như mong muốn.
Hiện nay nước ta có chủ trương cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam bằng bò Lai Sind, phát triển đàn bò sữa vùng trung du miền núi, đàn lợn : các giống lợn, Lanchace, Duroc, Yorkshire…đang được nuôi thuần hay lai tạo để phát triển rộng rãi tại các trang trại nông hộ. Đàn gia cầm, các giống gà : Tam Hoàng, lương Phượng, giống vịt siêu trứng, ngan Pháp … cũng được nhập vào nước ta và nuôi khá nhiều.
Như vậy giống vật nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hệ thống chăn nuôi, con giống được chọn để nuôi không chỉ phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, chống chịu bệnh tật tốt, mà còn phải có ưu thế Sản xuất ra các sản phẩm như : thịt, trứng, sữa … đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Ngày nay chúng ta có thể áp dụng những tiến bộ khoa học di truyền tác động vào giống gia súc, gia cầm để tạo ra ưu thế lai tạo ra được những giống gia súc, gia cầm có những tính trạng mong muốn.
4..2.Thức ăn
Thức ăn có một vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi, nó ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất vật nuôi, cùng một loại giống, loại vật nuôi những điều kiện dinh dưỡng khác nhau thì hiệu quả kinh tế sẽ khác nhau. Vật nuôi nào được sử dụng chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và ngược lại.
Thức ăn chăn nuôi có nhiều loại những thức ăn được người dân sử dụng phổ biến là : gạo, ngô, sắn, đỗ tương, rau… ngoài ra còn có nhiều loại thức ăn gia súc Sản xuất. Tuỳ thuộc vào từng loại vật nuôi mà chúng đòi hỏi phải cung cấp các loại thức ăn với tỷ lệ khác nhau. Trong chăn nuôi chi phí cho thức ăn chiếm khoảng 60 – 70%, đây là chi phí đơn thuần trong chăn nuôi, nó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của người Sản xuất. Muốn giảm giá thành trong chăn nuôi phải phối hợp các loại thức ăn hợp lý tránh lãng phí, sự phối hợp khẩu phần này phải phù hợp với từng loại thức ăn là một điều đáng lưu tâm, giá các loại thức ăn quá cao mà giá thành sản phẩm chăn nuôi lại thấp hoặc chất lượng thức ăn đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chăn nuôi.
4.3.Yếu tố môi trường
Điều kiện môi trường tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ, các yếu tố môi trường bao gôm.
* Môi trường tự nhiên
- Điều kiện khí hậu : nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa…
- Đất đai : Địa hình, độ màu mỡ …
- Nước : số lượng và chất lượng nước ( độ sạch, bẩn).
* Môi trường kinh tế – xã hội.
- Quyền sở hữu đất đai.
- Vốn, lao động.
- Năng lượng, cơ sở hạ tầng.
- Thị trường.
- Tôn giáo.
4.4. Công tác quản lý, chăm sóc, thú y
Trong chăn nuôi việc quản lý, chăm sóc, thú y mang một tầm quan trọng rất lớn nó ảnh hưởng không nhỏ tới thành công trong chăn nuôi.
Quản lí, chăm sóc là việc tạo cho gia súc, gia cầm một chế độ ăn uống, nghỉ ngới thích hợp, giúp cho con vật tránh được những Stress không đáng có, đồng thời giúp cho người chăn nuôi phát hiện sớm những con bị bệnh, loại thải hay điều trị kịp thời tránh được những thiệt hại đáng tiếc trong chăn nuôi. Thực chất của công tác này là nâng cao sức đề kháng của con vật nhằm hạn chế khả năng nhiễm bệnh và lây lan dịch bệnh.
Thú y có một vai trò không thể thiếu trong chăn nuôi nhất là trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy ở những nơi chăn nuôi phát triển mà lại coi nhẹ công tác thú y thì ở nơi đó rất dễ tránh được những thiệt hại trong chăn nuôi thì người chăn nuôi phải tuân thủ các quy trình phòng bệnh vệ sinh, bằng vacxin, tiêu độc khử trùng chuồng trại đúng định kỳ. Bên cạnh đó phải chẩn đoán nhanh chính xác, kịp thời để phát hiện ra những con bị bệnh bằng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng ( sờ, nắm, gõ, nghe,… ) và phi lâm sàng ( xét nghiệm phân, nước tiểu, dịch tiết…) thực tế trong chăn nuôi nông hộ thì công tác thú y nhiều khi vẫn chưa được coi trọng nên dịch bệnh rất dễ xảy ra trên một vùng lớn.
5. Dịch bệnh
Dịch bệnh trong chăn nuôi luôn là vấn đề rất được quan tâm, cùng với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lí tốt thì vấn đề dịch bệnh cũng phải được phòng, chống tốt, có vậy chăn nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Thực tế trong chăn nuôi hay gặp những bệnh truyền nhiễm, nội khoa, bệnh ký sinh trùng bệnh ngoại khoa, bệnh sinh sản.
5.1. Bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là một bệnh do vi sinh vật gây nên, có tính chất lây lan và có thể phát thành dịch ở một khu vực hay nhiều khu vực khác nhau, do đó nó là vấn đề rất quan trọng bởi hàng năm nó làm thất thu rất nhiều đối với các nhà chăn nuôi nhất là đối với quy mô ngày càng lớn ( Nguyễn Vĩnh Phước, 1978 .
5.1.1. Quá trình sinh dịch
Quá trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây lan liên tục từ con vật ốm sang con vật khoẻ.
Quá trình sinh dịch gồm 3 khâu : Nguồn bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh và súc vật thụ cảm. Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là điểm xuất phát của quá trình sinh dịch nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền giữa nguồn bệnh với súc vật thụ cảm làm cho quá trình sinh dịch thực hiện thuận lợi súc vật thụ cảm là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra đồng thời nó lại trở thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, được thúc đẩy mạnh hơn.
5.1.1.1. Nguồn bệnh
Đây là khâu đầu tiên và là khâu chủ yếu của quá trình sinh dịch. ( Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 2001) cho rằng nguồn bệnh là nơi mầm bệnh khu trú và sinh sản thuận lợi và từ đó trong những điều kiện nhất dịnh sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng cách nay hay cách khác để gây bệnh.
Nguồn bệnh là nơi tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại và gây bệnh. Như vậy nguồn bệnh là những vi sinh vật sống mà ở đó có những điều kiện thuận lợi, đầy đủ cho mầm bệnh tồn tại và sinh sản lâu dài.
Nguồn bệnh biểu hiện dưới hai dạng.
+ Con vật ốm ở các thể bệnh khác nhau:
Thể quá cấp tính
Thể cấp tính
Thể mãn tính
Thể ẩn tính
Thể mang trùng
+ Con vật nghi mắc bệnh.
Hiện tượng mang trùng rất nguy hiểm về mặt dịch tễ học, súc vật mang trùng thường làm lây lan bệnh lớn hơn cả bản thân súc vật ốm, vì những con vật đang ốm thì con người có thể nhận biết được và có các biện pháp xử lí kịp thời. Còn ở các dạng mang trùng khó phát hiện và ít được để ý vì thế bệnh này dễ dàng phát thành dịch.
Ngoài ra, các loại gặm nhấm, dã thú ... là nguồn bệnh rất nguy hiểm trong thiên nhiên chúng là ổ vi khuẩn của rất nhiều bệnh truyền nhiễm.
Như vậy, muốn hạn chế dịch bệnh xảy ra phải phát hiện kịp thời những con bệnh để cách ly kịp thời, quản lí chặt chẽ tối đa quá trình lây lan dịch bệnh.
5.1.1.2. Nhân tố trung gian truyền bệnh
Bệnh có thể lây lan trực tiếp từ súc vật ốm sang súc vật khỏe do chúng tiếp xúc với nhau như : khi cọ xát, bú, liếm, ăn... nhưng có rất nhiều bệnh lây lan gián tiếp thông qua các nhân tố trung gian truyền bệnh như : không khí, thức ăn, đất, nước ... Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ hai của quá trình sinh dịch có vai trò chuyền mầm bệnh tới súc vật thụ cảm mầm bệnh muốn lan truyền từ cơ thể ốm sang cơ thể khoẻ thì nó phải sống một khoảng thời gian nhất định ở ngoại cảnh trên các nhân tố trung gian truyền bệnh. Khoảng thời gian đó dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loại mầm bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh có nhiều loại và được chia làm 2 loại chính :
Nhân tố trung gian là sinh vật.
Nhân tố trung gian không phải là sinh vật.
Nhân tố trung gian truyền bệnh là sinh vật bao gồm : côn trùng các loại động vật cảm thụ với bệnh, con người ...
+ Côn trùng : có nhiều loại như : ve, rận ruồi muỗi ...
Đây là các nhân tố sống đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền bệnh từ con này sang con khác, từ nơi này sang nơi khác.
Động vật : Từ động vật hoang dã đến động vật thuần hoá đều có thể truyền các bệnh như : nhiệt thân, dịch tả lợn, dai, lở mồm long móng, sảy thai truyền nhiễm, đóng dấu lợn... Các loại dã thú, gặm nhấm không những là nguồn tàng trữ các ổ dịch thiên nhiên mà còn là nhân tố trung gian truyền bênh, mầm bệnh được dính vào thân thể của các loại động vật trên và được truyền đi và có thể truyền qua phân, qua nước tiểu hay qua dịch tiết.
Ngoài ra con người cũng là nhân tố trung gian truyền bệnh, nhất là những người trực tiếp như : công nhân chăn nuôi, công nhân vắt sữa, cán bộ thú y ... mầm bệnh dịch và quần áo, tay chân, giầy dép hoặc ở bên trong cơ thể con người.
Nhân tố trung gian không phải là sinh vật.
Thức ăn, nước uống là nhân tố phổ biến nhất vidf đa số bệnh truyền lây bằng đường tiêu hoá qua thức ăn nước uống. Đây là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại của vi sinh vật cũng như bao tử, nha bào của nó.
Qua thực nghiệm cho thấy những vi sinh vật gây bệnh đường ruột như (salmonella) có thể sống được hàng tuần trong nước (Bùi Đai, 1996 ; Nguyễn Như Thanh, 2002. Nhờ dòng chảy của nước mà mầm bệnh được mang từ nơi này sang nơi khác, do nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của con vật do đó mà có thể phát sinh ồ ạt bệnh truyền nhiễm. Mức độ ô nhiễm của nước phụ thuộc vào thành phần của đất và điều kiện vệ sinh của đất nơi đó. Nguồn nước trong thiên nhiên luôn bị ô nhiễm và có khả năng tự làm sạch, vi sinh vật trong nước có thể bị tiêu diệt bằng ánh sáng mặt trời, cạnh tranh sinh tồn giữa chúng, do thuỷ sinh vật ăn hay do các phage ( thực bào) làm tan. Vì thế mà số lượng vi sinh vật trong nước bị giảm bớt.
Tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO ( Word Health O:ganisation) về vi sinh vật của nước uống như sau :
Nước uống được sau khi lọc và sát khuẩn thông thường 0 – 5 Vi khuẩn/ 100 ml.
Nước uống được sau khi sau khi đã diệt khuẩn theo các phương thức cổ điển ( lọc, làm sạch, khử trùng). 50 – 5.000 vi khuẩn / 100 ml.
Nước ô nhiễm chỉ dùng được sau khi đã diệt khuẩn rất cẩn thận và đúng mức 5.000 – 10.000 vi khuẩn/ 100 ml.
Nước rất ô nhiễm, không dùng nên tìm nguồn nước khác > 50.000 vi khuẩn/ 100 ml.
Đất : Đất đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan dịch bệnh, đặc biệt là đất bị ô nhiễm. Đất ẩm chứa đất hữu cơ rất thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và phát triển. Để đánh giá vệ sinh của đất về mặt vi sinh vật người ta sử dụng một số chỉ tiêu:
Colira ( chuẩn độ E.coli) : số mg đất phát hiện thấy một số vi khuẩn dạng Colifonm.
Chlostridium pefrigens titrals : Số mg đất phát hiện thấy một vi khuẩn có nha bào.
Loại đất
Colitra
Chlostridinm pefrigens titrals
Sạch
1.000
100
Bẩn nhẹ
50
100 – 10
Bẩn nặng
1-2
< 10
Không khí : Mầm bệnh cũng có thể tồn tại trong không khí và truyền bệnh. Nguyên nhân là do quét dọn chuồng trại chải cọ gia súc hay do cac giọt nước nhỏ do gia súc ho bắn ra và bám vào bụi giọt niứơc trong không khí. Mầm bệnh nhập vào súc vật qua đường hô hấp để gây bệnh theo hai phương thức : truyền bệnh bằng giọt và truyền bệnh bằng hạt bụi.
Mức độ tác hại của giọt và bụi phụ thuộc vào độ lớn của chúng, và số lượng mầm bệnh bám vào giọt vào bụi. Ngoài ra tác hại còn phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ cũng như chuyển động của không khí.
Safir đã đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá độ sạch, bẩn của không khí như sau:
Loại không khí sạch
Số lượng vi sinh vật trong 1m2 không khí
Mùa hè
Mùa đông
Sạch
< 1.500
< 4.500
Bẩn
> 2.500
> 7.000
Ngoài ra dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và nhân tố trung gian truyền bệnh – nếu các dụng cụ, phương tiện này không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên thì mầm bệnh có thể tồn tại ở đó và có cơ hội xâm nhập vào con vật.
Vì vậy để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả thì biện pháp quan trọng là phải vệ sinh sạch sẽ, hạn chế, ngăn chặn không cho vật nuôi tiếp xúc với nhân tố trung gian tryền bệnh, cụ thể là: vệ sinh thức ăn, nước uống, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và nâng cao ý thức, trách nhiệm của con người.
5.1.1