Luận văn Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long

Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu được bảo vệ sẽ càng trở nên cần thiết hơn. Theo tháp nhu cầu của Maslow thì khi con người đã được đáp ứng những nhu cầu về ăn mặc ở thì họ sẽ cần thiết thấy phải được bảo vệ, họ không chỉ muốn bảo vệ cho bản thân, gia đình họ mà họ còn muốn bảo vệ cho của cải của họ…Vì vậy bảo hiểm thương mại được phát triển nhằm đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu của con người. Không chỉ bảo hiểm nhân thọ mà bảo hiểm phi nhân thọ cũng ngày càng trở nên quan trong hơn, đặc biệt hiện nay khi kinh tế phát triển nhu cầu giao lưu buôn bán giữa các vùng trong một nước, cũng như giữa các quốc gia trên thế giới càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên việc mua bán đó tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân, những rủi ro không thể lường trước được trong đó. Do việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường không, đường bộ luôn có những bất ngờ xảy ra gây tổn thất đến hàng hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc kinh doanh của các bên có liên quan. Chính vì nguyên nhân này mà các bên tham gia mậu dịch đều mong muốn có một cá nhân, một tổ chức nào có thể đứng ra giúp đỡ họ hạn chế được mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra với hàng hóa của họ. Vì vậy mà nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa càng trở nên cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Nhưng còn không ít người không thấy được tác dụng thực sự của nó đem lại, họ chỉ thấy được cái lợi trước mắt là có thể tiết kiệm được một khoản chi phí thì sẽ tăng được lợi nhuận mà không lường trước được việc khi rủi ro xảy ra họ có thể bị mất trắng, cũng có thể bị phá sản. Nhưng để thuyết phục người mua bảo hiểm không phải là chuyện dễ. Trong quá trình thực tập và có điều kiện tiếp xúc với công việc tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long cho em thấy được rất nhiều những khó khăn mà công ty đã trải qua để có được tiền đề như ngày nay. Đặc biệt trong lĩnh vực khai thác sản phẩm bảo hiểm. Sau một thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “ Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm mục đích phân tích , đánh giá thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa ở Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long.

doc76 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu được bảo vệ sẽ càng trở nên cần thiết hơn. Theo tháp nhu cầu của Maslow thì khi con người đã được đáp ứng những nhu cầu về ăn mặc ở thì họ sẽ cần thiết thấy phải được bảo vệ, họ không chỉ muốn bảo vệ cho bản thân, gia đình họ mà họ còn muốn bảo vệ cho của cải của họ…Vì vậy bảo hiểm thương mại được phát triển nhằm đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu của con người. Không chỉ bảo hiểm nhân thọ mà bảo hiểm phi nhân thọ cũng ngày càng trở nên quan trong hơn, đặc biệt hiện nay khi kinh tế phát triển nhu cầu giao lưu buôn bán giữa các vùng trong một nước, cũng như giữa các quốc gia trên thế giới càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên việc mua bán đó tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân, những rủi ro không thể lường trước được trong đó. Do việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường không, đường bộ luôn có những bất ngờ xảy ra gây tổn thất đến hàng hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc kinh doanh của các bên có liên quan. Chính vì nguyên nhân này mà các bên tham gia mậu dịch đều mong muốn có một cá nhân, một tổ chức nào có thể đứng ra giúp đỡ họ hạn chế được mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra với hàng hóa của họ. Vì vậy mà nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa càng trở nên cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Nhưng còn không ít người không thấy được tác dụng thực sự của nó đem lại, họ chỉ thấy được cái lợi trước mắt là có thể tiết kiệm được một khoản chi phí thì sẽ tăng được lợi nhuận mà không lường trước được việc khi rủi ro xảy ra họ có thể bị mất trắng, cũng có thể bị phá sản. Nhưng để thuyết phục người mua bảo hiểm không phải là chuyện dễ. Trong quá trình thực tập và có điều kiện tiếp xúc với công việc tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long cho em thấy được rất nhiều những khó khăn mà công ty đã trải qua để có được tiền đề như ngày nay. Đặc biệt trong lĩnh vực khai thác sản phẩm bảo hiểm. Sau một thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “ Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm mục đích phân tích , đánh giá thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa ở Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long. II. Mục đích nghiên cứu Nhận thức một số vấn đề lý luận về hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long Đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác cho Công ty III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa tại Công ty bảo hiểm Bưu điện Thăng Long Phạm vi của đề tài được xác định là các vấn đề liên quan tới hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long. IV. Nội dung nghiên cứu Bài viết tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa , phân tích làm rõ thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm phát triển hơn hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long V. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh Phương pháp tổng hợp Và một số phương pháp khác VI. Cấu trúc của bài khóa luận Nội dung bài khóa luận tốt nghiệp được chia thành 3 chương Chương I: Khái quát chung về tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa. Chương II: Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long. Chương III: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa. Do kiến thức còn hạn hẹp cũng như thời gian thực tập còn khá ngắn nên những kiến thức thu được còn hạn chế nên trong quá trình làm bài còn nhiều vấn đề mang tính chủ quan và còn nhiều thiếu sót, em rất mong quí thầy cô thông cảm và có những đóng góp giúp em có thể hoàn thành tốt hơn bài khóa luận của mình. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Lục Mạnh Hiển và các anh chị trong đơn vị nơi em thực tập là Công ty Bảo hiểm Bưu điện Thăng Long đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA 1.1. Khái niệm và đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm 1.1.1. Khái niệm Kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi do của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. 1.1.2. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Mục đích kinh tế của kinh doanh bảo hiểm là lợi nhuận, đây là mục đích chính mà các doanh nghiệp bảo hiểm hướng tới. Chỉ có thu được lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm mới có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện kinh tế thị trường. Lợi nhuận giúp doanh nghiệp trang trải cho các cá nhân và tổ chức cung cấp vốn cho họ. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể thu hút được nguồn vốn của các nhà đầu tư khác nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp bằng hoặc cao hơn loại hình đầu tư của họ trên thị trường. Mức lợi nhuận cao còn giúp doanh nghiệp duy trì được nguồn quỹ dự phòng đủ lớn, hạn chế sự chuyển nhượng tái bảo hiểm và có điều kiện để nâng cao mức thu nhập cho cán bộ nhân viên. Bên cạnh mục tiêu chính là lợi nhuận, kinh doanh bảo hiểm còn phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất kinh doanh khi không may gặp tổn thất, thiệt hại xảy ra đối với họ. Thực chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro mà các bên tham gia bảo hiểm chuyển giao cho họ, đồng thời chấp nhận trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho bên tham gia khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đổi lại doanh nghiệp sẽ thu một khoản phí bảo hiểm để hình thành quỹ dự trữ, bồi thường, trang trải các khoản chi khác có liên quan và có lãi. Tuy nhiên, không phải mọi rủi ro mà bên tham gia chuyển giao, doanh nghiệp bảo hiểm đều có thể chấp nhận bảo hiểm. Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình: thế nào là sản phẩm vô hình? Sản phẩm bảo hiểm, về bản chất là một dịch vụ, một lời hứa, một lời cam kết mà công ty bảo hiểm đưa ra với khách hàng. Khách hàng đóng phí để đổi lấy những cam kết bồi thường hoặc chi trả trong tương lai. Khác với sản phẩm vật chất mà người mua có thể cảm nhận được qua cac giác quan, người mua sản phẩm bảo hiểm không thể chỉ ra mầu sắc, hình dáng, kích thước hay mùi vị của sản phẩm. Họ cũng không thể cảm nhận được bằng các giác quan như cầm nắm, sờ mó, ngủi hoặc nếm thử… Để khắc phục những khó khăn đó, cũng là để củng cố lòng tin của khách hàng, các doanh nghiệp bảohiểm tìm cách tăngtính hữu hình của sản phẩm: chú ý những lợi ích có liên quan đến dịch vụ: sử dụng những người nổi tiếng, có uy tín tuyên truyền dịch vụ; phát triển hệ thống đại lý chuyên nghiệp; xây dựng uy tín của công ty bảo hiểm; tăng cường vai trò quan trọng của hoạt động marketing. Như vậy, lòng tin và chất lượng dịch vụ khách hàng chính là chìa khóa để bán sản phẩm bảo hiểm. Bảo hiểm có chu trình kinh doanh ngược: Khác với chu trình sản xuất hàng hóa thông thường, khi giá cả được quyết định sau khi đã biết được chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hữu hình phải bỏ vốn ra trước, mua các máy móc, nguyên vật liêu, thuê nhân công thì mới sản xuất ra sản phẩm và thực hiện quy trình đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, khi sản phẩm đó bán được doanh nghiệp mới thu tiền về, trong khoản tiền này bao gồm cả vốn doanh nghiệp bỏ ra và lãi doanh nghiệp nhận được. Còn doanh nghiệp bảo hiểm không phải bỏ vốn trước, họ nhận phí bảohiểm trước của người tham gia bảo hiểm đóng góp và thực hiện nghĩa vụ sau với bên được bảo hiểm khi xảy ra sự cố bảo hiểm. Do vậy, không thể tính được chính xác hiệu quả của một sản phẩm bảo hiểm vào thời điểm bán sản phẩm. Thông thường, hợp đồng bảo hiểm được coi là có hiệu lực ngay sau khi có sự chấp nhận của Người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo hợp đồng. Phí bảo hiểm mà khách hàng đóng khi ký hợp đồng chính là giá bán một hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ, công ty bảo hiểm B bán bảo hiểm tai nạn con người. Người tham gia bảo hiểm đóng phí để mua dịch vụ bảo hiểm vào ngày đầu năm. Công ty bảo hiểm B có ngay doanh thu từ đầu năm. Các hợp đồng bảo hiểm này sẽ kết thức vào ngày cuối năm, khi đó trách nhiệm của các công ty bảo hiểm B trước các tổn thất – theo như thỏa thuận trong hợp đồng – sẽ chấm dứt. Đến ngày cuối năm, công ty bảo hiểm B mới có thể tính được chi phí triển khai dịch vụ bảo hiểm này. Tương tự như vậy là chi phí hoạt động của công ty. Chu trình kinh doanh của bảo hiểm có đặc điểm là công ty bảo hiểm định giá bán dịch vụ của mình trước khi tính toán được chi phí mình bỏ ra. Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đưa loại sản phẩm nào ra thị trường. Nếu một sản phẩm đưa ra được đông đảo người mua chấp nhận, công ty bảo hiểm sẽ thu về một khoản tổng phí bảo hiểm rất lớn. Khi rủi ro xảy ra cho một số khách hàng nào đó, công ty bảo hiểm có đủ khả năng chi trả mà không bị bội chi. Ngược lại, nếu chỉ có một số ít khách hàng chấp nhận, tổng phí thu được nhỏ bé. Công ty bảo hiểm sẽ dễ rơi vào tình trạng thu không đủ chi nếu như nhóm khách hàng đó có tỷ lệ rủi ro quá cao trong khoảng thời gian các hợp đồng bảo hiểm còn có hiệu lực. Mặt khác, chu trình kinh doanh ngược còn có tác dụng chi phối trách nhiệm đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm khi họ đã được một hợp đồng bảo hiểm bảo vệ. Bởi lẽ nếu tổn thất xảy ra ít, giá bán của các hợp đồng bảo hiểm năm sau đó sẽ được giảm đi ( hay nói cách khác, khách hàng sẽ được giảm phí), ngược lại, nếu tỷ lệ tổn thất lớn, khách hàng sẽ phải trả phí cao hơn vào những năm sau. Tâm lý người mua hàng không muốn tiêu dùng dịch vụ này: Người mua bảo hiểm không mong muốn có sự kiện rủi ro xảy ra để được nhận quyền lợi bảo hiểm dù rằng quyền lợi đó có thể nhiều hơn gấp bội lần so với số phí phải đóng. Quá trình mua sản phẩm bảo hiểm chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lý. Do chi phối bởi những tập tục, quan niệm có thể mang nặng yếu tố tâm linh, nên nói chung người mua không muốn nói đến rủi ro, không muốn thấy cụ thể những hậu quả của rủi ro có thể được bảo hiểm, điểm hình nhất trong bảo hiểm tử vong hay thương tật. Nhưng ngược lại, người mua coi việc mua một sản phẩm bảo hiểm như một chiếc bùa hộ mệnh, giúp họ yên tâm hơn về mặt tinh thần đồng thời có sự đảm bảo về mặt vật chất khi điều không may xảy ra. Người bán cũng dễ bị ý nghĩ chiều lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà thiếu sự cân nhắc cần thiết cho việc lực chọn và đánh giá những rủi ro có thế đảm nhận. Trong khi tiến hành giao dịch chào bán dịch vụ, cán bộ bảo hiểm phải chú ý tới đặc điểm này để thuyết phục khách hàng khi họ nói không quan tâm đến rủi ro và không mong muốn rủi ro xảy ra đối với họ. Bởi lẽ, tất cả đều không mong muốn những tai nạn, tổn thất xảy ra. Mặt khác, bảo hiểm là tấm lá chắn cho những điều không mong muốn này. Thông qua thực tế tình hình thiên tai, tai nạn, cũng như giải quyết bồi thường tổn thất tại địa phương, để minh chứng về lợi ích của bảo hiểm và sự cần thiết tham gia bảo hiểm. 1.2. Một số vấn đề về bảo hiểm hàng hóa 1.2.1. Khái niệm Bảo hiểm hàng hóa được hiểu là việc người tham gia bảo hiểm đóng một số phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm có thể gánh vác một phần rủi ro có liên quan đến đối tượng được bảo hiểm ở đây là hàng hóa khi gặp phải những rủi ro bất ngờ nằm trong điều kiện bảo hiểm. 1.2.2. Đặc điểm Đối tượng được bảo hiểm thường rất đa dạng và phong phú. Hợp đồng bảo hiểm có thể được thực hiện giữa bên mua hoặc bên bán hàng với bên bảo hiểm. Do nhiều mối nguy hiểm vốn có trong vận chuyển, hầu hết các cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn để đảm bảo hàng hóa của họ trong khi họ đang trên đường vận chuyển 1.2.3. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa Bảo hiểm hàng hóa là nghiệp vụ bảo hiểm có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội. Thứ nhất: Bảo hiểm hàng hóa nhằm khắc phục hậu quả tài chính của rủi ro: Hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận cho các thương nhân nhưng khi rủi ro tổn thất xảy ra đối với hàng hóa thì họ sẽ gặp phải khó khăn rất lớn về tài chính mà đôi khi bản thân họ không thể tự khắc phục được. Rủi ro có thể mang lại những thiệt hại tài chính bất thường cho các cá nhân, tổ chức. Khi có thiệt hại về tài sản, các cá nhân và tổ chức rất cần đến nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt hại, lấy lại sự cân bằng, ổn định tài chính. Theo đó, khi tham gia bảo hiểm hàng hóa vận, người tham gia bảo hiểm sẽ có được sự bảo đảm cho hàng hóa là tài sản của mình, nhờ đó mà họ có được trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự âu lo, tạo tâm lý ổn định, kích thích mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Thứ hai: Bảo hiểm hàng hóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên thực hiện nghiên cứu rủi ro, thống kê tổn thất, tìm kiếm các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tổn thất đồng thời phát triển các dịch vụ cứu trợ, phối hợp với khách hàng tổ chức thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển là đối tượng bảo hiểm góp phần giảm thiểu rủi ro, tốn kém cho toàn thể cộng đồng. Thứ ba: Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa ra đời góp phần tạo nên công ăn việc làm cho xã hội. Cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm khác trên thị trường, bảo hiểm hàng hóa đã thu hút một lực lượng lớn lao động làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm , mạng lưới đại lý bảo hiểm và các nghề liên quan như giám định tổn thất, định giá tài sản… Thứ tư: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa phát triển sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tăng nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế. Ngoài ra, từ những kết quả thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa các doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện thực hiện các hoạt động xã hội như từ thiện, hoạt động công ích…góp phần thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống kinh tế xã hội của toàn cộng đồng. 1.2.4. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hóa 1.2.4.1. Đối tượng và phạm vi 1.2.4.1.1. Đối tượng Đối tượng của bảo hiểm hàng hoá bao gồm 2 nhóm đối tượng đó là: Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam: Bao gồm các loại hàng hóa vận chuyển nội địa bằng các loại phương tiện được phép tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Bao gồm các loại hàng hóa xuất nhập ra vào lãnh thổ Việt Nam. 1.2.4.1.2. Người tham gia bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa là các tổ chức, cá nhân có tài sản hàng hóa là đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Người tham gia bảo hiểm thường là người có “Quyền lợi có thể được bảo hiểm”. Chỉ có người có quyền lợi đối với tài sản, hàng hóa đang trên đường vận chuyển mới có quyền chỉ thị ký hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi này không thể có được sau khi tài sản đã bị tổn thất hoặc không có rủi ro đối với tài sản được bảo hiểm, hoặc đối tượng được bảo hiểm đã chuyển giao cho người khác. 1.2.4.1.3. Phạm vi a. Đối với bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam( bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa) * Các rủi ro được bảo hiểm Cháy hoặc nổ. Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh. Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, mắc cạn, đâm, va hoặc đâm va vào vật thể khác hay bị trật bánh. Cây gẫy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ. Phương tiện chở hàng mất tích. Tổn thất chung. *Các chi phí được bảo hiểm Những chi phí hợp lý do người được bảo hiểm, người làm công hay đại lý của họ đã chi ra nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm. Những chi phí hợp lý cho việc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hóa được bảo hiểm tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. b. Đối với bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu * Các rủi ro được bảo hiểm Nội dung những rủi ro được bảo hiểm thuộc 3 bộ điều khoản bảo hiểm hàng hóa của hiệp hội Luân Đôn (A), (B), (C) 1.1.1982 Tổn thất, tổn hại hợp lý qui cho: Cháy, nổ. Tàu, thuyền mắc cạn, nằm cạn, chìm, lật. Phương tiện vận tải lật hay trật đường ray. Ðâm, va của tàu, thuyền, phương tiện vận tải với vật thể khác không phải là nước. Dỡ hàng tại cảng lánh nạn. Tổn thất, tổn hại gây ra bởi: Hy sinh tổn thất chung. Vứt hàng xuống biển. Ðóng góp tổn thất chung. Chi phí cứu hộ. Trách nhiệm trên cơ sở đâm va hai bên đều có lỗi. Ðộng đất, núi lửa phun, sét đánh. Nước biển, sông, hồ xâm nhập vào tàu, thuyền, phương tiện vận tải, container, hoặc nơi để hàng. Cuốn xuống biển. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào bị rơi mất khỏi boong tàu hoặc bị rơi trong quá trình xếp, dỡ hàng từ tàu hoặc sà lan. Thời tiết xấu. Hành động sai trái. Cướp biển. Các rủi ro đặc biệt. 1.2.4.2. Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 1.2.4.2.1. Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm  của hàng hóa được bảo hiểm phải là giá trị của hàng hóa do người được bảo hiểm kê khai phù hợp với giá thị trường. Nếu người được bảo hiểm không khai báo được số tiền bảo hiểm thì có thể áp dụng cách tính giá trị bảo hiểm như sau: Giá trị bảo hiểm bao gồm giá tiền hàng ghi trên hóa dơn (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hóa đơn) cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.Trừ khi có thỏa thuận khác, người được bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính vào số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, tiền lãi này không được vượt quá 10% giá trị bảo hiểm. Trên thực tế do một số lý do như người tham gia bảo hiểm khai báo không đúng, hoặc do biến động giá thị trường hoặc xuất phát từ ý chí của người tham gia bảo hiểm nên cũng có trường hợp số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm và cũng có trường hợp số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm. Trong trường hợp số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm( còn gọi là “bảo hiểm trên giá trị’) thì số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm không thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm khi xảy ra tổn thất. Trong trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (gọi là “bảo hiểm dưới giá trị”) thì người được bảo hiểm phải tự chịu trách nhiệm phần tổn thất tương ứng với phần giá trị hàng hóa không được bảo hiểm, nhà bảo hiểm sẽ bồi thường cho tổn thất hàng hóa dựa trên tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm . Việc tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm như thế nào và với giá nào, hoàn toàn do quyền lựa chọn của khách hàng nhưng theo tập quán thương mại quốc tế thì khai thác viên nên tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm với 110% giá CIF, cụ thể: Hàng nhập: theo đề nghị của khách hàng nhưng tối đa không quá 110%CIF. Cách quy đổi sang giá CIF theo hướng dẫn dưới đây. Hàng xuất: theo đề nghị của khách hàng nhưng tối đa không quá số tiền trên hoá đơn x 110%. Hàng vận chuyển nội địa: theo đề nghị của khách hàng nhưng tối đa không quá số tiền trên hoá đơn hoặc phiếu xuất kho. Đối với hàng cũ: cần đánh giá giá trị bảo hiểm sát với giá thị trường hoặc theo khấu hao để có cơ sở giải quyết bồi thường. Cách quy đổi sang giá CIF từ các giá theo quy định của Incoterms 2000. Giá CIF, CIP là giá hàng tại cảng đi + cước vận tải + phí bảo hiểm. Giá FOB là giá hàng tại cảng đi. Giá CFR, C&F là giá hàng tại cảng đi + cước vận tải về cảng đến. Giá EXW là giá xuất xưởng. Công thức quy đổi về giá CIF: Giá hàng + Cước vận tải C+F CIF = ---------------------------------- = -------- 1- tỷ lệ phí bảo hiểm 1 - R CIF, CIP: không phải quy đổi. FOB ( CFR ( CIF: phải tính thêm cước vận tải để tính giá CIF. CFR ( CIF: quy đổi theo công thức để tính giá CIF EXW ( FOB ( CFR ( CIF: tính thêm cước vận tải tới cảng đi, thuế
Luận văn liên quan