Luận văn Tình hình thương mại giữa Việt Nam và các nước khối Nam Mỹ

Vùng Nam Mỹ trước thế kỷ 16, là khu vực sinh sống của nhiều bộ tộc. Trong đó, bộ tộc Inca là hùng mạnh nhất, họ đã thành lập cho mình một đế chế hùng mạnh với mức độ tổ chức cao. Thời kỳ huy hoàng nhất, diện tích của đế chế đã chiếm phần lớn diện tích của Nam Mỹ. Họ đã xây dựng nên một nền văn hóa nông nghiệp phát triển rực rỡ trên dãy Andes. Nhưng đến năm 1532, khi Francisco Pizarro đổ bộ vào bờ biển Peru trong tháng 4 năm 1532, thì nền văn hóa Inca cũng như của các dân tộc khác của Nam Mỹ bắt đầu suy tàn. Dẫn đến việc, đến cuối thế kỷ 16, phần lớn Nam Mỹ đã trở thành thuộc địa của bọn thực dân phương Tây( Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Các dân tộc bị tàn sát đẫm máu vì những vũ khí hiện đại mà trước giờ họ chưa từng nhìn thấy.

doc35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình thương mại giữa Việt Nam và các nước khối Nam Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC KHỐI NAM MỸ MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NAM MỸ Diện tích : 17,840,000 km2 (6,890,000 dặm vuông) Dân số : 385,742,554 Mật độ dân số : 21.4/km2 (56.0/dặm vuông) Quốc gia : 12 Phần phụ thuộc : 3 Múi giờ : UTC-2 đến UTC-5 Thành phố lớn nhất : Nam Mỹ (hay Nam Mĩ) là phần lục địa nằm ở phía Tây của Nam bán cầu Trái Đất thuộc châu Mỹ, bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama trở xuống. Vùng này cũng chiếm phần lớn khu vực Mỹ Latinh do người dân ở đây chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha. Lịch sử Trước thế kỷ 16 Vùng Nam Mỹ trước thế kỷ 16, là khu vực sinh sống của nhiều bộ tộc. Trong đó, bộ tộc Inca là hùng mạnh nhất, họ đã thành lập cho mình một đế chế hùng mạnh với mức độ tổ chức cao. Thời kỳ huy hoàng nhất, diện tích của đế chế đã chiếm phần lớn diện tích của Nam Mỹ. Họ đã xây dựng nên một nền văn hóa nông nghiệp phát triển rực rỡ trên dãy Andes. Nhưng đến năm 1532, khi Francisco Pizarro đổ bộ vào bờ biển Peru trong tháng 4 năm 1532, thì nền văn hóa Inca cũng như của các dân tộc khác của Nam Mỹ bắt đầu suy tàn. Dẫn đến việc, đến cuối thế kỷ 16, phần lớn Nam Mỹ đã trở thành thuộc địa của bọn thực dân phương Tây( Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Các dân tộc bị tàn sát đẫm máu vì những vũ khí hiện đại mà trước giờ họ chưa từng nhìn thấy. Sau thế kỷ 16 Các thuộc địa Tây Ban Nha giành được độc lập trong khoảng những năm 1804 và 1824, Simón Bolívar và José de San Martín là những người lãnh đạo phong trào. Bolívar là tướng quân dẫn đầu cuộc Nam tiến trong khi Jose de San Martín đã đưa quân bản bộ của mình tiến dọc theo dãy Andes, và hội quân với tướng Bernardo O'Higgins tại Chile. Và từ Chile, các ông lại tiếp tục Bắc tiến sau khi đã tập trung được lực lượng. Hai cánh quân cuối cùng đã liên thủ được với nhau tại Guayaquil, Ecuador khi họ đụng đầu với cánh quân của Hoàng gia Tây Ban Nha. Cánh quân Hoàng gia này bị đánh bại và buộc phải đầu hàng. Tại Brasil, thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, chính Dom Pedro I, con trai của vua Bồ Đào Nha Dom Jõao VI, là người tuyên bố "Brasil độc lập" vào năm 1822. Ông này trở thành hoàng đế đầu tiên của Brasil. Hành động của Dom Pedro I nhận được sự chấp thuận của Hoàng gia Bồ Đào Nha. Dẫu cho Bolivar đã cố gắng kêu gọi và có những hành động nhằm nhất thể hóa về chính trị đối với những khu vực nói tiếng Tây Ban Nha mới giành được độc lập, nhưng sự kì khu của ông hầu như không có kết quả. Các khu vực này nhanh chóng tuyên bố độc lập, tham gia vào các cuộc cạnh tranh lẫn nhau và phần lớn đều giải quyết bằng bạo lực. Các cuộc chiến nổi tiếng trong quãng thời gian này là cuộc Chiến tranh Đồng minh Ba nước và Chiến tranh Thái Bình Dương. Một vài quốc gia mới giành được độc lập trong thế kỉ 20: Quốc gia Nước từng chiếm đóng Năm độc lập Trinidad và Tobago Anh Quốc 1962 Suriname Hà Lan 1975 Guyana Anh Quốc 1966 Riêng lãnh thổ Guyane thuộc Pháp vẫn duy trì trạng thái chính trị là một phần nằm trong nước Cộng hòa Pháp, và mới đây lãnh thổ này là nơi mà Cơ quan Không gian châu Âu (European Space Agency) đặt một trong những trạm không gian chính yếu của họ - trạm Centre Spatial Guyanais. Địa lý Địa hình Nam Mỹ phân hóa rất rõ nét từ Tây sang Đông : Dãy Andes, trung du, và các đồng bằng phía Tây. Ngày nay Nam Mỹ gồm các quốc gia: Tên quốc gia,vùng Diện tích (km²) Dân số (1 July 2002 est.) Mật độ dân cư (trên km²) Thủ đô, thủ phủ Argentina 2.766.890 39.921.833 14.3 Buenos Aires Bolivia 1.098.580 8.989.046 8.1 La Paz, Sucre Brasil 8.511.965 188.078.227 21.9 Brasília Chile 756.950 16.134.219 21.1 Santiago Colombia 1.138.910 43.593.035 37.7 Bogotá Ecuador 283.560 13.547.510 47.1 Quito Quần đảo Falkland (Anh Quốc) 12.173 2.967 0.24 Stanley Guyane thuộc Pháp (Pháp) 91.000 199.509 2.1 Cayenne Guyana 214.970 767.245 3.6 Georgetown Paraguay 406.750 6.506.464 15.6 Asunción Peru 1.285.220 28.302.603 21.7 Lima Quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich (Anh) 3.093 — — Grytviken Suriname 163.270 439.117 2.7 Paramaribo Uruguay 176.220 3.431.932 19.4 Montevideo Venezuela 912.050 25.730.435 27.8 Caracas Caribe Aruba (Hà Lan) 193 71.891 370.8 Oranjestad Antille thuộc Hà Lan 732 221.736 221.3 Willemstad Trinidad và Tobago 5.128 1.065.842 212.3 Port of Spain Trung Mỹ: Panama 25.347 540.433 21.3 Panama City Tổng cộng 17.853.007 377.544.044 (2006) Kinh tế Trong suốt hai thế kỷ, các quốc gia Nam Mỹ đã trải qua một thời kỳ phát triển kinh tế cao, điều này có thể thấy được qua các công trình xây dựng như tòa nhà Gran Costanera ở Chile hay hệ thống tàu điện ngầm Bogota Metro. Tuy nhiên, các vấn nạn truyền thống như tỉ lệ lạm phát cao ở hầu hết tất cả các quốc gia, tỉ lệ lãi suất giữ ở mức cao, đầu tư thấp đang là những cản trở chính cho nền kinh tế các quốc gia Nam Mỹ. Tỉ lệ lãi suất thường cao gấp đôi so với Hoa Kỳ. Ví dụ, tỉ lệ lãi suất ở Venezuela là 22% và ở Surinam là 23%. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là Chile, quốc gia đang áp dụng những chính sách kinh tế tự do từ khi thiết lập chế độ độc tài quân sự năm 1973 và gia tăng chi tiêu xã hội khi mô hình dân chủ được khôi phục đầu thập niên 1990. Điều này đã giúp Chile có được sự ổn định về kinh tế và mức lãi suất ở mức một con số. Nền kinh tế Nam Mỹ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên. Theo tỉ giá hối đoái cơ bản, Brazil là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu với 137.8 tỉ USD, tiếp đến là Chile với 58.12 tỉ và Argentina với 46.46 tỉ. Khoảng cách kinh tế giữa người giàu và người nghèo ở các quốc gia Nam Mỹ được cho là cao nhất trong các châu lục. Ở Venezuela, Paraguay, Bolivia và nhiều quốc gia Nam Mỹ khác, 20% số người giàu nắm giữ 60% tài sản quốc gia, trong khi 20% số người nghèo chỉ chiếm chưa đến 5% tài sản quốc gia. Khoảng cách về thu nhập này có thể thấy ở rất nhiều thành phố lớn ở Nam Mỹ nơi có những lều trại và các khu nhà ổ chuột nằm xen kẽ giữa các tòa cao ốc và trung tâm mua sắm sang trọng. GDP bình quân đầu người năm 2005 Thứ hạng Quốc gia GDP bình quân đầu người 55 Chile 7.040 66 Venezuela 5.026 67 Argentina 4.802 69 Uruguay 4.656 74 Brasil 4.316 90 Peru 2.812 91 Colombia 2.742 94 Ecuador 2.502 118 Paraguay 1.165 123 Bolivia 1.058 Ngôn ngữ Ngữ hệ La Mã ở châu Mỹ Latin:   Tiếng Tây Ban Nha   Tiếng Bồ Đào Nha   Tiếng Pháp Tiếng Bồ Đào Nha (193.197.164 người sử dụng) và Tây Ban Nha (193.243.411 người sử dụng) là các ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Nam Mỹ. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức ở hầu hết các quốc gia, cùng với các ngôn ngữ bản địa khác ở một vài quốc gia. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức của Brazil. Tiếng Hà Lan là nguôn ngữ chính thức của Suriname; tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Guyana, mặc dù có ít nhất 12 ngôn ngữ được sử dụng ở quốc gia này như Hindi và Ả Rập. Tiếng Anh cũng được sử dụng ở quần đảo Falkland. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Guiana thuộc Pháp và là ngôn ngữ thứ 2 ở Amapa (Brasil). TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC KHỐI NAM MỸ Việt nam - Argentina Quan hệ ngoại giao Ngày 25/10/1973, Ac-hen-ti-na lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Do điều kiện địa lí xa xôi và khó khăn kinh tế, quan hệ giữa hai nước chưa phát triển. Gần đây, do nhu cầu mở rộng quan hệ phục vụ phát triển kinh tế và tác động của xu thế toàn cầu hoá, Ac-hen-ti-na quan tâm hơn đến khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Tháng 2/1997, Ac-hen-ti-na khai trương cơ quan Đại Sứ quán nhân dịp Tổng thống Menem thăm chính thức Việt Nam. Tháng 1/1995, Việt Nam lập cơ quan Đại sứ quán tại Bu-ê-nốt Ai-rết. Quan hệ chính trị Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn thăm các cấp, nổi bật về phía bạn có các đoàn Tổng thống Các-lốt Mê-nem (2/1997), Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Gui-đô Đi Tê-la (6/1996), Bộ trưởng Tư pháp G. Campô (1999), Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện R. Pu-ê-rơ-ta(10/2000), Thứ trưởng Ngoại giao Víc-tô-ri-ô Ta-xê-ti (6/2010), Đoàn Phó Quốc vụ khanh phụ trách ngoại thương- Bộ Ngoại giao, ngoại thương và Tôn giáo Lu-ít Ma-ri-a (7/2008), Đoàn Thị trưởng Thành phố Bu-ê-nốt Ai-rết Mau-ri-xi-ô Ma-cri(7/2008)… Về phía Việt Nam có các đoàn: Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương (11/2004), nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (4/2010) Hai nước đã ký kết gần 30 Hiệp định, Thoả thuận hợp tác : Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hợp tác Kinh tế-Thương mại, Hợp tác Công và Nông nghiệp, Hợp tác Thú y, Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao (1996), Hợp tác Khoa học-Công nghệ, Hợp tác hai ngành Thanh tra (1997), Hợp tác Thể thao (1999), Hợp tác Văn hóa-Giáo dục (2000) và Hợp tác Sử dụng Năng lượng Hạt nhân vào Mục đích Hòa bình (2002), thoả thuận hợp tác về dầu khí giữa PVN và ENARSA, MOU cấp Bộ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và dầu khí (3/2009). Hai nước đã khôi phục lại hoạt động của Ủy ban Hợp tác liên chính phủ (thành lập từ năm 1999), tiến hành khóa họp II tại Bu-ê-nốt Ai-rết (5/2009). Trong chuyến thăm Ác-hen-ti-na của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (4/2010), hai bên đã ký Hiệp định cấp Chính phủ về Hợp tác Năng lượng, Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Ngoại giao về đàm phán kinh tế - Thương mại và Chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2010-2012 giữa hai Bộ Văn hóa. Quan hệ thương mại Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Argentina Đơn vị : USD Năm 2008 2009 2010 2011 % năm 2011 so với 2010 Tổng KN 452,824,031 643,193,504 917,850,323 1,007,759,390 109,8% XK 73,727,372 55,935,237 91,554,404 148,853,870 162,6% NK 379,096,659 587,258,267 826,295,919 858,905,520 103,9% Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Argentina năm 2010 Mặt hàng Đơn vị Khối lượng Trị giá (USD) Giày dép các loại USD 0 32,517,370 Sản phẩm dệt, may USD 0 10,313,689 Cao su Tấn 2,871 9,207,691 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù USD 0 3,741,958 Linh kiện và phụ tùng xe máy USD 0 1,824,964 Sản phẩm từ cao su USD 0 1,788,325 Sắt thép loại khác Tấn 879 1,551,326 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng USD 0 1,319,310 Sản phẩm từ chất dẻo USD 0 1,177,939 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện USD 0 868,631 Sản phẩm mây, tre, cói và thảm USD 0 853,811 Linh kiện, phụ tùng ô tô khác USD 0 728,492 Gỗ và Sản phẩm từ gỗ USD 0 720,068 Sản phẩm hóa chất USD 0 585,986 Cà phê Tấn 184 263,470 Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Argentina năm 2010 : Mặt hàng Đơn vị Khối lượng Trị giá USD Thức ăn gia súc và nguyên liệu USD 0 510,958,349 Dầu mỡ động thực vật USD 0 61,095,139 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày USD 0 35,583,742 Linh kiện, phụ tùng ô tô khác USD 0 23,887,965 Dược phẩm USD 0 14,660,992 Bông các loại Tấn 2,983 4,400,422 Gỗ và sản phẩm từ gỗ USD 0 3,423,237 Nguyên phụ liệu thuốc lá USD 0 2,587,029 Hoá chất USD 0 1,841,222 Sữa và sản phẩm từ sữa USD 0 1,608,898 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng USD 0 1,306,910 Bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc USD 0 1,110,018 Sản phẩm hóa chất USD 0 1,077,596 Hàng thủy sản USD 0 943,299 Sắt thép loại khác Tấn 521 548,349 Hàng rau quả USD 0 266,661 Sản phẩm từ sắt thép USD 0 253,073 Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Argentina năm 2011 : Mặt hàng Đơn vị Khối lượng Trị giá USD So với năm 2010 Thức ăn gia súc và nguyên liệu USD 0 605,987,076 118,5% Dầu mỡ động thực vật USD 0 111,356,129 182,2% Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày USD 0 24,416,901 68% Dược phẩm USD 0 18,836,060 128,4% Bông các loại Tấn 6,130 17,503,093 397,7% Linh kiện, phụ tùng ô tô khác USD 0 9,664,097 40,45% Gỗ và sản phẩm từ gỗ USD 0 3,207,858 93,7% Sản phẩm từ sắt thép USD 0 3,492,396 137,9% Ngô Tấn 1,947 1,043,596 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Argentina năm 2011 : Mặt hàng Đơn vị Khối lượng Trị giá (USD) So với năm 2010 Giày dép các loại USD 0 51,962,661 159,79% Hàng dệt, may USD 0 23,239,406 225,32% Cao su Tấn 2,693 10,966,172 19,09% Từ năm 1998 về trước Việt Nam luôn xuất siêu, nhưng từ 1999 đến nay luôn nhập siêu, nguyên nhân chủ yếu do suy thoái và khủng hoảng kinh tế của Argentina (2000-2002) làm giảm khả năng thanh toán và giảm nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tình hình này đang được cải thiện do kinh tế Argentina đang phục hồi và ổn định trở lại. Trao đổi thương mại song phương liên tục gia tăng trong những năm gần đây:  2005: 294 triệu USD, tăng 6 lần so với 2001 và gần 2 lần so với 2003; 2007: 316 triệu USD; 2008: gần 452 triệu USD, 2009: 643 triệu USD, 2010: 917 triệu USD, năm 2011 là hơn 1 tỷ USD. Việt Nam xuất sang Argentina: hàng dệt may, giày dép, cao su và chế phẩm cao su, hàng điện và điện tử, cà phê hạt, đồ gỗ, hàng mỹ nghệ, phụ tùng xe đạp… Việt Nam nhập từ Argentina: Đậu tương và chế phẩm đậu tương, bột mì, phụ tùng ô tô, ống và tấm thép, da bò, dầu thực vật, nguyên liệu thuốc lá, sôcôla, sữa bột, thịt bò, rượu vang… Những thuận lợi và khó khăn Thuận lợi : Argentina đã qua thời kỳ khủng hoảng, có nhu cầu mở rộng giao thương phục vụ phục hồi kinh tế, phát triển đất nước; bắt đầu chú trọng đến thị trường Đông Nam Á. Hai nước đều có Cơ quan đại diện thường trú làm đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp hai bên trao đổi, triếp xúc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại, giải quyết các vấn đề phát sinh. Hai nước đã ký các hiệp định về hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hoá, các thoả thuận về kiểm dịch động thực vật, về bảo hộ đầu tư, hợp tác về công nghiệp và nông nghiệp, về văn hoá và giáo dục và hiệp định về lãnh sự, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại song phương. Các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam (điện, điện tử, may mặc, giày dép…) có uy tín, chất lượng và giá cả có thể cạnh tranh, thị trường Argentina và khu vực có nhu cầu. Do khí hậu thời tiết trái mùa nhau, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới của ta như cà phê, cao su, hoa quả có thể xâm nhập, bổ sung cho thị trường Achentina. Argentina còn là cửa ngõ để đi vào các thị trường MERCOSUR. Khó khăn: Hai bên có cơ cấu hàng xuất khẩu tương đối giống nhau.            Khủng hoảng kéo dài nhiều năm trước làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Achentina mất khả năng thanh toán và khó khăn trong việc vay tín dụng để nhập khẩu. Argentina áp dụng chính sách khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, gây khó khăn hơn cho hàng xuất khẩu của ta vào thị trường này. Thuế nhập khẩu của Achentina nhìn chung vẫn ở mức cao, chưa dỡ bỏ áp dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu như giám định hàng hoá trước khi giao hàng và quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa phức tạp. Khoảng cách địa lý lớn làm cho chi phí vận chuyển cao. Hàng Brasil cạnh tranh mạnh do có lợi thế về thuế (trong Mercosur thuế nhập khẩu là 0%), cước phí vận tải và thời gian giao hàng. Hàng Trung quốc cũng lấn sân tại Argentina và hầu hết các nước Mỹ La Tinh khác. Đặc biệt từ tháng 8/2007, Argentina áp dụng một số biện pháp kiểm soát ngặt nghèo để hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng từ một số nước châu Á (quần áo, đồ da, đồ chơi, xe đạp, hàng điện tử, mũi giày…), chủ yếu nhằm vào Trung quuốc nhưng cũng ảnh hưởng đến việc trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Argentina. Từ giữa năm 2008, trao đổi thương mại giữa hai nước càng khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh để xuất sang Argentina : Hàng dệt may cao cấp và phổ thông. Giày dép cao cấp và phổ thông, nhất là giày thể thao. Hàng điện tử gia dụng: Máy tính và linh kiện, TV, đầu CD-DVD, tủ lạnh, quạt máy… Sản phẩm gỗ nội thất Đồ mỹ nghệ Đồ nhựa, đồ chơi trẻ em Quan hệ đầu tư Về đầu tư tại Việt Nam tính đến tháng 6 năm 2011, Ác-hen-ti-na có 1 dự án sản xuất các sản phẩm sinh học (phân bón, thuốc diệt côn trùng, thuốc kích thích rau quả) với vốn tổng số vốn đăng ký là 120.000 USD (đứng thứ 89/93); đặc biệt, Tập đoàn Công nghiệp Luyện kim IMPSA của Ác-hen-ti-na và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đang triển khai 03 các dự án phong điện và thủy điện tại Việt Nam với số vốn có thể lên tới 3,2 tỷ USD. Hiện tại Argentina chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài về hơn là đầu tư ra nước ngoài. Từ nhiều năm nay Argentina rất tích cực mời chào, kêu gọi FDI nhưng kết quả còn hạn chế, chủ yếu do các nhà đầu tư nước ngoài chưa giải tỏa khỏi “hội chứng” của khủng hoảng kinh tế 1999-2002 và chưa yên tâm về những chính sách, biện pháp tài chính và thuế của chính phủ Argentina. Đây là yếu tố nhà đầu tư Việt Nam cần lưu ý, thận trọng, nhưng ở góc độ nào đó có thể coi là yếu tố thuận vì đây là thời điểm cạnh tranh chưa nhiều trong khi môi trường đầu tự hiện nay tại Argentina (hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, khung pháp lý) khá tốt và thuận lợi. Việc Petrovietnam mới đây đạt được thỏa thuận hợp tác thăm dò, khai tác dầu khí tại Argentina là sự khởi đầu tốt. Những lĩnh vực Argentina ưu tiên và khuyến khích đầu tư nước ngoài : Xây dựng cơ sở hạ tầng; Lắp ráp xe có động cơ; Sản xuất chi tiết, phụ tùng ôtô; Sản xuất nhiên liệu sinh học; Thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp phần mềm; Sản xuất máy công cụ; Khai thác và chế biến lâm sản; Khai thác mỏ; Trồng thuốc lá. Trong những lĩnh vực trên, Việt Nam có khả năng đầu tư vào thăm dò và khai thác dầu khí, (nhất là off-shore hiện Argentina đang rất cần), sản xuất phầm mềm, khai thác và chế biến gỗ. Ngoài ra, do Argentina khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng trong nước nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu liên doanh, liên kết, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất các mặt hàng điện tử, điện gia dụng, đồ nội thất bằng gỗ… vừa để đáp ứng nhu cầu trong nước vừa xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng khả năng này. Du lịch Tiềm năng du lịch của Ác-hen-ti-na lớn, hiện tại du lịch nội địa phát triển mạnh hơn du lịch quốc tế. Ác-hen-ti-na đứng thứ 2 sau Brasil về thu hút khách du lịch quốc tế ở MLT và thứ 5 ở cả châu Mỹ. Năm 2006 đón 4,2 triệu khách quốc tế, thu 3,7 tỉ USD. Khách đông nhất đến từ châu Âu, Brasil, Mỹ, Canada và một số nước láng giềng. Trung bình mỗi khách du lịch nước ngoài ở 12,9 ngày/chuyến và tiêu 85,6USD/ngày. Do mang nhiều đặc tính văn hóa châu Âu và điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện, xu hướng du lịch ra nước ngoài của người Ác-hen-ti-na tăng nhanh, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2005 có tới 1,92 triệu người du lịch nước ngoài, tăng 6% so cùng kỳ năm trước; 80% sang các nước lân cận (chủ yếu Chile, Brasil, Uruguay); phần còn lại sang châu Âu và Bắc Mỹ; sang châu Á chưa nhiều nhưng tăng nhanh. Khách du lịch Ác-hen-ti-na sang Việt Nam hiện còn rất ít nhưng ngày càng tăng. Khách đi Việt Nam về đều có ấn tượng tốt nhưng tỉ lệ muốn thăm trở lại không nhiều. Khách thích các danh lam thắng cảnh độc đáo, các di tích có giá trị lịch sử, văn hóa như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Cột Cờ, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Cách mạng, Chùa Hương, Sa Pa, Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn, Phú Quốc, các làng nghề truyền thống... Khách đặc biệt thích thú ẩm thực Việt Nam, nghệ thuật rối nước và giao tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số. Khó khăn với khách du lịch Ác-hen-ti-na sang Việt Nam hiện nay là vấn đề đi lại, hiện chỉ có 1 hãng hàng không của Malaysia nối chuyến qua Nam Phi để đi Việt Nam. Khâu giới thiệu quảng bá còn rất hạn chế nên chưa “đánh thức” mối quan tâm của đông người. Cần có sự liên kết tour giữa các công ty lữ hành hai nước và kết hợp các tour liên thông nhiều nước ở khu vực trong cùng một chuyến để tăng sự hấp dẫn và hiệu quả kinh tế của chuyến đi. Các lĩnh vực khác Khoa học, công nghệ của Ác-hen-ti-na khá phát triển với các ngành cơ bản và mũi nhọn như nguyên tử, sinh học, điện tử, tin học... Cơ quan nghiên cứu khoa học chính của Ác-hen-ti-na là Ủy ban Quốc gia Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật (CONICET) thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Sáng kiến, tập hợp gần 10 nghìn người tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất. Ác-hen-ti-na tự chế tạo được vệ tinh,
Luận văn liên quan