Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, giao thông phát triển, an toàn, thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi về kinh tế, chính trị, văn hoá, kỹ thuật giữa miền xuôi với miền ngược, giữa thành phố với nông thôn, giữa nước này với nước khác. Ngày nay giao thông vận tải là nhu cầu không thể thiếu được của con người, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện giao thông ngày càng đa dạng, phát triển mạnh và có những bước tiến bộ đáng kể. Trong hơn mười năm năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, với các thành tựu của sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá, đời sống xã hội đã có những bước phát triển tích cực, điều kiện sinh sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhu cầu đi lại của nhân dân tăng lên.
Tuy nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường lại làm phát sinh những mặt tiêu cực về mặt xã hội, trong đó trên lĩnh vực quản lý an toàn giao thông đô thị đã bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại các đô thị đã gây nhiều thiệt hại về con người tài sản của nhà nước và nhân dân đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ngày càng lớn, trong đó việc cần thiết trước mắt phải duy trì giữ nghiêm việc thực thi các quy định của pháp luật đặc biệt là hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đang diễn ra còn nhiều phức tạp.
Để nhanh chóng lập lại trật tự an toàn giao thông đô thị. Ngày 14/3/2002, Ban bí thư trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị 22-CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ngày 19/11/2002 Chính phủ đã có Nghị quyết13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thôngvà ùn tắc giao thông. Như vậy trước tình hình bức xúc về ATGT, Đảng và Chính phủ đã xác định việc thiết lập lại trật tự kỷ cương trong giao thông đô thị một trong những nhiệm vụ cấp bách, phải được sự quan tâm hàng đầu và là trách nhiệm của các Bộ, các ngành, của địa phương các Tổ chức chính trị xã hội. Đặc biệt trong đó việc đảm bảo nghiêm minh công bằng trong thực thi các quy định của pháp luật phải được coi là biện pháp hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay hệ thống giao thông đô thị vẫn còn yếu kém về cơ sở vật chất so với yêu cầu thực tế, trong đó lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông còn nhiều bất cập .Vai trò quản lý nhà nước ở một số Ngành và của một số cấp chính quyền địa phương chưa được coi trọng. Những yếu tố đó đã ảnh hưởng nhiều đến việc tăng cường đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông.
Vì vậy để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại một yêu cầu bức bách đặt ra và cần phải từng bước phát triển và xây dựng hiện đại các cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và phát huy tốt vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trong đó kết hợp tăng cường các biện pháp mạnh trong giai đoạn hiện nay để phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông nhằm làm giảm hạn chế tối đa các tai nạn giao thông mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình.
Mục đích của chuyên đề là trên cơ sở đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và trên địa bàn thành phố Hà nội rút ra các cơ sở lý luận và thực tiến về đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông. Khẳng định vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý giao thông trong đấu tranh phòng chống vi phạm về trật tự an toàn giao thông và kiến nghị nêu ra một số giải pháp nhằm giảm các tai nạn giao thông và giữ gìn được trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà nội. Nội dung của luận văn xin đề cập đến 3 vấn đề :
+ Lý luận về một số vấn đề chung về giao thông đô thị.
+ Thực trạng tình hình trật tự an toàn giao thông và tình hình tắc nghẽn giao thông và công tác xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông - đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
+ Một số giải pháp về tăng cường công tác phòng chống vi phạm về trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
70 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 9345 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình trật tự an toàn giao thông và tình hình tắc nghẽn giao thông và công tác xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông - Đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, giao thông phát triển, an toàn, thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi về kinh tế, chính trị, văn hoá, kỹ thuật giữa miền xuôi với miền ngược, giữa thành phố với nông thôn, giữa nước này với nước khác. Ngày nay giao thông vận tải là nhu cầu không thể thiếu được của con người, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện giao thông ngày càng đa dạng, phát triển mạnh và có những bước tiến bộ đáng kể. Trong hơn mười năm năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, với các thành tựu của sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá, đời sống xã hội đã có những bước phát triển tích cực, điều kiện sinh sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhu cầu đi lại của nhân dân tăng lên.
Tuy nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường lại làm phát sinh những mặt tiêu cực về mặt xã hội, trong đó trên lĩnh vực quản lý an toàn giao thông đô thị đã bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại các đô thị đã gây nhiều thiệt hại về con người tài sản của nhà nước và nhân dân đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ngày càng lớn, trong đó việc cần thiết trước mắt phải duy trì giữ nghiêm việc thực thi các quy định của pháp luật đặc biệt là hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đang diễn ra còn nhiều phức tạp.
Để nhanh chóng lập lại trật tự an toàn giao thông đô thị. Ngày 14/3/2002, Ban bí thư trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị 22-CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ngày 19/11/2002 Chính phủ đã có Nghị quyết13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thôngvà ùn tắc giao thông. Như vậy trước tình hình bức xúc về ATGT, Đảng và Chính phủ đã xác định việc thiết lập lại trật tự kỷ cương trong giao thông đô thị một trong những nhiệm vụ cấp bách, phải được sự quan tâm hàng đầu và là trách nhiệm của các Bộ, các ngành, của địa phương các Tổ chức chính trị xã hội. Đặc biệt trong đó việc đảm bảo nghiêm minh công bằng trong thực thi các quy định của pháp luật phải được coi là biện pháp hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay hệ thống giao thông đô thị vẫn còn yếu kém về cơ sở vật chất so với yêu cầu thực tế, trong đó lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông còn nhiều bất cập .Vai trò quản lý nhà nước ở một số Ngành và của một số cấp chính quyền địa phương chưa được coi trọng. Những yếu tố đó đã ảnh hưởng nhiều đến việc tăng cường đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông.
Vì vậy để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại một yêu cầu bức bách đặt ra và cần phải từng bước phát triển và xây dựng hiện đại các cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và phát huy tốt vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trong đó kết hợp tăng cường các biện pháp mạnh trong giai đoạn hiện nay để phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông nhằm làm giảm hạn chế tối đa các tai nạn giao thông mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình.
Mục đích của chuyên đề là trên cơ sở đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và trên địa bàn thành phố Hà nội rút ra các cơ sở lý luận và thực tiến về đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông. Khẳng định vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý giao thông trong đấu tranh phòng chống vi phạm về trật tự an toàn giao thông và kiến nghị nêu ra một số giải pháp nhằm giảm các tai nạn giao thông và giữ gìn được trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà nội. Nội dung của luận văn xin đề cập đến 3 vấn đề :
+ Lý luận về một số vấn đề chung về giao thông đô thị.
+ Thực trạng tình hình trật tự an toàn giao thông và tình hình tắc nghẽn giao thông và công tác xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông - đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
+ Một số giải pháp về tăng cường công tác phòng chống vi phạm về trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương I. Một số vấn đề chung về giao thông đô thị
1. Trật tự an toàn giao thông đô thị.
1.1. Giao thông đô thị.
1.1.1. Khái niệm giao thông đô thị.
Giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận- giao thông đối ngoại và giao thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị ( giao thông trong đô thị) phụ thuộc trước hết vào mật đô dân cư và tốc độ tăng trưởng kinh tế; mặt khác còn phụ thuộc vào mật độ đường đô thị và chất lượng lòng đường, vỉa hè, trình độ quản lý và ý thức dân cư
1.1.2. Các công trình giao thông đô thị và các hình thức đi lại.
Các công trình giao thông đô thị gồm:
Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi và các công trình kỹ thuật đầu mối giao thông: sân bay, nhà ga, bến xe, cảng. Hệ thống đường giao thông được phân loại theo chất lượng mặt đường: Bê tông, nhựa, đá, cấp phối, đất…, đồng thời được tổng hợp theo địa bàn phường quận.
Đường đô thị được sử dụng và khai thác vào các mục đích sau:
- Vỉa hè dành cho người đi bộ; để bố trí các cơ sỏ hạ tầng kỹ thuật như: Chiếu sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị, các trạm đỗ xe, các thiết bị an toàn giao thông; để trồng cây xanh công cộng, cây bóng mát hoặc cây xanh cách ly; để sử dụng tạm thời trong các trường hợp khi được cơ quan thẩm quyền Nhà nước cho phép như: Quầy sách báo, buồng điện thoại công cộng; tập kết, chung chuyển vật liệu xây dựng; biển báo, bảng tin, quảng cáo; trông giữ các phương tiện giao thông; tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền.
- Lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ.
Có bốn hình thức đi lại phổ biến trong giao thông đô thị:
1- Đi lại trung tâm thành phố (nội bộ);
2- Từ trung tâm thành phố ra ngoại thành;
3- Ngoại thành đến trung tâm thành phố;
4- Ngoại thành - ngoại thành. Quy mô và tần suất đi lại của mỗi hình thức tại Việt Nam chưa được thống kê, ở Mỹ có hơn 90% số lao động đi lại giữa ngoại thành và trung tâm thành phố…
1.1.3. Phương tiện giao thông đô thị.
Phương tiện giao thông đô thị là yếu tố thứ hai sau đường sá trong giao thông đô thị. Chi phí đi lại của xã hội và cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố là đường sá và phương tiện giao thông. Việc lựa chọn phương tiện đi lại của dân cư phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu dân số, mức thu nhập và tập quán đi lại. Sự phân hoá dân số thành các nhóm giàu nghèo trong kinh tế thị trường diễn ra nhanh chóng và được thể hiện rõ nét trong giao thông. Nhóm giàu đi bằng xe sang trọng, nhưng nhóm nghèo chưa hẳn đã chịu đi bằng xe công cộng. Đó là do tập quán người dân thích tự do với phương tiện riêng của mình, đồng thời xem ra chi phí cũng không cao hơn so với đi xe công cộng nhiều lắm. Các loại phương tiện giao thông phổ biến ở Việt Nam hiện nay là: Xe máy, ô tô riêng, xe đạp, xe công cộng. Trong đó phương tiện chủ yếu của người dân thành phố là xe máy.
1.1.4. Giao thông tĩnh.
Bãi đỗ xe là yếu tố không kém phần quan trọng trong giao thông đô thị hiện đai. Vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức, do đó trong các thành phố rất ít bãi đỗ cho ô tô con, ít bãi gửi xe được quy hoạch; hơn nữa các bãi gửi xe được hình thành một cách tuỳ tiện. Hiện tượng đỗ xe bên đường rất phổ biến; trình độ dân trí và ý thức tôn trọng pháp luật kém, lấn chiếm lề, hè đường… làm ảnh hưởng đến giao thông đô thị.
1.1.5. Tổ chức giao thông.
Phân luồng, phân tuyến, hệ thống tín hiệu, việc duy trì trật tự giao thông… là những yếu tố tổ chức và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giao thông đô thị.
1.1.6. Vai trò của giao thông đô thị tới phát triển kinh tế xã hội
Hệ thống giao thông trong thành phố nếu được bố trí hợp lý và khai thác hiệu quả sẽ đóng góp đáng kể cho hiệu quả kinh tế của thành phố khiến nó trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và vai trò quốc tế của nó cũng được nâng cao. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở, quốc tế hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế, sở dĩ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… đã thu hút phần lớn các dự án đầu tư một phần nhờ vị trí và mạng lưới giao thông thuận lợi hơn các vùng khác ở nước ta. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển- trong đó có giao thông vận tải- đã góp phần tăng tính hấp dẫn của các đô thị, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, phần nào đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Mặt khác giao thông đô thị cũng góp phần quan trọng về mặt công bằng xã hội vì tác động tới đời sống hàng ngày của các tầng lớp dân cư. Một hệ thống giao thống đô thị hợp lý và hấp dẫn sẽ có tác dụng kính thích phát triển của các thành phần kinh tế, tăng cường thời gian nhàn rỗi do giảm được thời gian hành trình của tất cả các thành viên trong xã hội. Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới, năng suất của một nhân viên văn phòng, một công nhân doanh nghiệp… sẽ giảm khoảng 50% trong thời gian đầu sau khi bị tắc nghẽn giao thông và vẫn tiếp tục bị giảm 10%- 20% trong giờ thứ hai sau đó.
Hệ thống đường sá có vai trò quyết định tới phát triển kinh tế đô thị. Việc lựa chọn vị trí của các công ty, nơi ở của các hộ gia đình phần lớn phụ thuộc vào hệ thống đường sá và phương tiện đi lại trong thành phố. Thời gian và chi phí vẩn chuyển hàng hoá đi lại phụ thuộc rất nhiều vào độ dài và chất lượng đường sá. Giá cả của các mảnh đất phụ thuộc nhiều vào mức độ thuận tiện của nó về giao thông. Một mảnh đất có thể tăng giá gấp nhiều lần nhờ cớ việc mở một con đường gần đó.
Giao thông thuận tiện sẽ tạo điều kiện phát triển các sinh hoạt văn hoá, giáo dục, vui chơi, thể thao trong một đô thị phát triển.
Giao thông đô thị phát triển cũng góp phần tạo ra công bằng xã hội. Rõ ràng đối với những người dân có thu nhập thấp, lại phải sống trong những khu nhà tạm, điều kiện đi lại khó khăn sẽ làm cho sự phân hoá giàu nghèo càng rõ ràng hơn.
1.2. Cơ sở hạ tầng đô thị.
1.2.1. khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị.
Toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, dịch vụ xã hội như: đường sá, kênh mương dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay, nhà ga xe lửa, ô tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thống mạng điện, đường ống dẫn xăng, dầu, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao thông vận tải, giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải trí, rác thải môi trường đô thị... được gọi là cơ sở hạ tầng đô thị.
Tóm lại, cơ sở hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế – xã hội của cộng đồng dân cư đô thị.
Trên thực tế, cơ sở hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung. Cho nên người ta thường dùng thuật ngữ cơ sở hạ tầng đô thị với nội dung đồng nhất khi dùng thuật ngữ “kết cấu hạ tầng đô thị” hoặc thuật ngữ “hạ tầng đô thị”.
Khái niệm thuật ngữ “cơ sở hạ tầng của đô thị” dùng để chỉ các công trình có ý nghĩa trên nền móng của đô thị như: đường sá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, dịch vụ xã hội (dịch vụ công)... của đô thị.
1.2.2. phân loại cơ sở hạ tầng đô thị.
Tùy theo các căn cứ, có thể phân kết cấu hạ tầng đô thị thành những loại khác nhau như sau:
- Về tính chất ngành cơ bản có thể phân ra:
+ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đô thị
+ Kết cấu hạ tầng dịch vụ xã hội đô thị
- Về tính chất phục vụ có thể phân ra:
+ Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ sản xuất vật chất
+ Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ về nhu cầu văn hóa tinh thần
- Về trình độ phát triển có thể phân ra:
+ Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển cao
+ Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển trung bình
+ Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển thấp
- Về quy mô đô thị có thể phân ra:
+ Kết cấu hạ tầng siêu đô thị
+ Kết cấu hạ tầng đô thị cực lớn
+ Kết cấu hạ tầng đô thị lớn
+ Kết cấu hạ tầng đô thị trung bình
+ Kết cấu hạ tầng đô thị nhỏ
1.2.3. giao thông đô thị là một phần của cơ sở hạ tầng đô thị.
Hệ thống giao thông quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Đó là một trong các yếu tố hình thành đô thị. Không có giao thông liên lạc thì không có kinh tế hàng hóa và cũng không có đô thị.
Hệ thống giao thông đường bộ nối liền các tỉnh, thành phố, đô thị với nhau sẽ tạo khả năng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong nước và quốc tế. Song thực trạng hệ thống giao thông đường bộ quốc gia ở nước ta hiện đang thiếu về quy mô, số lượng và xuống cấp về chất lượng. Nó đang hạn chế và cản trở sự phát triển của các đô thị.
Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta có khoảng 11.352 km đường quốc lộ; 1449 km đường tỉnh lộ, 4211 km đường đô thị. Mật độ đường so với dân số còn rất thấp 0,17 km/1000 người; trong khi đó thế giới là 0,5 km/1000 ngườ. Đã vậy, chát lượng đường bộ ở nước ta đang xuống cấp trước đòi hỏi của nhu cầu phát triển kinh tế và phục vụ cuộc sống của nhân dân.
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ nước ta đang bất cập với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư mở rộng, cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ quốc gia đang là vấn đề cấp bách. Song việc mở rộng, cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông gặp khó khăn lớn, đó là thiếu vốn.
Hệ thống giao thông đường sắt nước ta có chiều dài khoảng 2530 km. Cả nước có 4 tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội – Lạng Sơn; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Bãi Cháy, Quảng Ninh với tổng số chiều dài hơn 2000 km; khối lượng vận tải hàng hóa năm 1995 trên 1.500.000 tấn; vận tải hành khách trên 8,5 triệu lượt ngừời.
Tuy nhiên vận tải đường sắt cũng gây nhiều khó khăn cho giao thông đô thị, cụ thể ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Việt Trì, Bắc Ninh đều có đường sắt chạy qua cắt ngang đường giao thông nội thị gây cản trở, ùn tắc. Hiện tượng giao thông cắt đồng mức giữa đường xe lửa với đường ô tô nội đô cần sớm được khắc phục.
Giao thông đường thủy, một loại hình vận tải rất kinh tế, nó không chỉ có khả năng vận tải bảo đảm lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố trong nước mà còn với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các cảng biển của nước ta nói chung còn nhiều hạn chế. Gần đây không ít các chuyên gia và giám đốc các công ty hàng hải lớn liên tục báo động các cảng, đặc biệt cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng, sẽ bị ùn tắc trong nhiều năm tới nếu chính phủ Việt Nam không kịp nâng cấp và mở rộng hai cảng chính này cũng như xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới cảng có quy mô lớn cho tàu biển.
Đường hàng không: Việc khai thác vận tải hàng không nước ta cũng rất hiệu quả, nhất là tuyến vận tải hàng không Bắc – Nam. Hiện nay cả nước ta có 17 sân bay có thể đưa vào khai thác, trong đó có 3 sân bay: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đang khai thác nhiều chuyến bay trong nước và quốc tế.
2. Tắc nghẽn giao thông.
2.1. Khái niệm.
Tắc nghẽn giao thông là tình trạng không thể lưu thông được của xe cộ do hệ thống giao thông bị quá tải hoặc do những nguyên nhân bất khả kháng. Tắc nghẽn giao thông là một hiện tượng phổ biến ở các đô thị hiện đại.
Bản thân từ ùn tắc dùng trong lĩnh vực giao thông đã diễn giải rất đúng nguyên nhân và diễn biến của tình trạng tắc đường. Trước tiên, dòng phương tiện đang chuyển động bị ùn ứ lại và cứ sau mỗi phút như thế thì lại có thêm hàng ngàn phương tiện ở mỗi chiều dồn đến gần tâm mầm gây ùn ứ. Khi mật đọ phương tiện tại đoạn này càng dày đặc thêm đạt trạng thái bão hòa và càng được nối dài ra các phía thì khả năng thoát khỏi khu vực của các phương tiện giao thông ở vùng trung tâm khu vực ùn ứ càng khó khăn, dẫn đến tắc nghẽn chuyển động. Mặt khác, ki xảy ra ùn ứ nhất thời không giải quyết được nhanh chóng thì các phương tiện có khuynh hướng lấn sang làn đường ngược chiều ở những nơi không có dải phân cách, làm cho làn xe ngược chiều không thoát đi được và đoạn ùn ứ càng kéo dài mãi ra các phía cho đến nơi có nhánh rẽ đi được.
2.2. Hậu quả.
Ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra thường xuyên. Thiệt hại của tắc nghẽn có thể chia làm ba nhóm sau:
- Sự lãng phí về năng lượng.
- Ô nhiễm không khí.
- Tổn thất về kinh tế.
2.2.1. Tắc nghẽn giao thông gây lãng phí về năng lượng.
Các phương tiện giao thông đều có một định mức vận tốc nhất định, nghĩa là khi xe chạy với vận tốc định mức đó thì sự tiêu hao năng là thấp nhất. Tắc nghẽn giao thông xảy ra thì các phương tiện như ô tô, xe máy phải chạy chậm lại, thậm chí là không di chuyển được nhưng vẫn nổ máy, do đó sự tiêu hao năng lượng sẽ tăng lên. Do đó tắc nghẽn giao thông sẽ gây lãng phí lớn về các loại năng lượng như xăng, dầu
2.2.2. Ô nhiễm môi trường do tắc nghẽn giao thông.
Nhiều năm nay, cùng với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng thì số lượng các phương tiện giao thông ở các đô thị nước ta cũng tăng nhanh, chủng loại phương tiện cũng đa dạng và phong phú hơn đồng nghĩa với việc khí thải từ các phương tiện giao thông cũng ngày một tăng, không khí ngày càng ô nhiễm hơn. khi tắc nghẽn giao thông xảy ra thì một lượng lớn các khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông được sả ra ảnh hưỏng tới môi trưòng và sức khoẻ con người. Các khí này có nồng độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép do đó chúng có tác động rất lớn tới sức khỏe của không chỉ những người có mặt tại điểm ách tắc mà còn tác động tới cộng đồng cư dân xung quanh.
Ở các điểm tắc nghẽn thì các nồng độ các chất thải trên đều cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Với nồng độ quá cao như vậy, bản thân những người có mặt tại điểm tắc đường phải chịu đựng một lượng chất lượng chất độc rất lớn. Do đó có thể dẫn tới hậu quả xấu như các chất độc xâm nhập vào cơ thể, tác dụng lên đường tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, tăng cường lượng chì trong máu, ức chế khả năng vận chuyển oxi trong máu, khống chế hoạt động của một số loại hoocmon, làm rối loạn hoạt động của một số cơ quan chức năng. Điều này trong thực tế dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu ở rất nhiều người sống trong khu vực và những người thường xuyên đi lại trên các tuyến đường giao thông, các điểm tắc nghẽn. Theo y học, đây chính là những triệu chứng nhiễm độc nhẹ. Trong trường hợp tiếp xúc nhiều, liên tục có thể dẫn tới nhiều triệu trứng nhiễm độc nặng như : Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, viêm phế quản ... Hơn nữa, khả năng ảnh hưởng, tác động tới hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hô hấp của các chất độc này về lâu dài là rất nguy hiểm. Do đó xác suất bị các bệnh đường hô hấp, tim mạch của cộng đồng dân cư xung quanh các khu vực có đường giao thông mật độ cao, thường xảy ra ách tắc rất lớn, đặc biệt là các bệnh về phổi. Rõ ràng, mức độ nguy hại của các khí độc thải ra trong quá trình tắc nghẽn giao thông và các tuyến giao thông có mật độ cao ảnh hưởng tới môi trường sức khoẻ cộng đồng dân cư quanh vùng là rất nghiêm trọng
2.2.3. Tổn thất về kinh tế do ngừng trệ các hoạt động giao thông.
Nếu xét đô thị như một cơ thể sống thì giao thông vận tải có chức năng tương đương như cơ thể sống trong cơ thể đó. Khi các mạch máu của hệ tuần hoàn bị tắc nghẽn có nghĩa là xảy ra sự ngừng trệ các hoạt động lưu thông. Một xã hội muốn tồn tại thì luôn phải diễn ra các hoạt động sản xuất- lưu thông- phân phối- tiêu dùng. Trong đó lưu thông giữ vai trò làm trung gian, nối liền giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Khi tắc nghẽn giao thông thì quá trình lưu thông không thể diễn ra bình thường. Tắc nghẽn gây ra tổn thất về kinh tế, tăng thời gian và chi phí đi lại của người dân, của việc vận chuyển hàng hoá, làm cho nền kinh tế kém hiệu quả. Một đô thị thường xảy ra tắc nghẽn giao thông thì sẽ trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, sức hút các dự án đầu tư sẽ bị giảm sút đáng kể dù cho cơ chế, chính sách của đô thị có thông thoáng hấp dẫn đến đâu.
Chương II. Thực tr