Nghề nuôi trồng thuỷsản đang ngày một phát triển và trởthành một ngành có
đóng góp đáng kểtrong kimngạch xuất khẩu. Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) có truyền thống nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) từrất lâu
đời, cá tra được nuôi phổbiến trong ao đất và trong bè. Hiện nay,cá tra đã được
nuôi ởhầu hết các tỉnh trong vùng, cá tra còn chiếmnhiều ưu thếbởi vì nó dễ
nuôi, kích cỡlớn,tăng trọng nhanh, dễdàng thích nghivới các loại thức ăn vàlà
loài có sức chịu đựng tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nên cóthểnuôi
ởmật độcao với các loại hình thuỷvực khác nhau từao nhỏ, hồlớn cho đến
những bè lớn thảtrên sông. Những năm gần đây, việc nuôi cá tra phát triển mạnh
nhằm phục vụtiêu thụnội địa và cung cấp nguyên liệu cho chếbiến xuất khẩu.
Đặc biệt từkhi chúng ta hoàn toàn chủ động vềgiống nhân tạo thì nghềnuôi càng
ổn định và có những bước phát triển vượt bậc (Dương Nhật Long, 2003).
Cá tra là một trong các mặt hàng thuỷsản xuất khẩu chủlực của các tỉnh Đồng
Tháp, Vĩnh Long, AnGiang và Cần Thơ Từnăm1996-2006, diện tích nuôi cá
tra, basa tăng gấp 7 lần, sản lượng tăng 36,2 lần, từ22.000 tấn năm1997 đã tăng
lên 800.000 tấn vào năm2006 (Nguyễn Trọng Bình, 2008). Sản phẩm thuỷsản
không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước màcòn xuất khẩu ra thếgiới, năm2004 cả
nước xuất khẩu thuỷsản thu về240 triệu USD và năm2006 là 661 triệu USD.
Hiện nay cá tra đã được xuất khẩu sang 80 quốc gia (BộThuỷSản, 2007). Đểcó
sản lượng nhưthếngoài việc tăng diện tích nuôi thì người nuôicòn tăng mật độ
nuôi làmxuất hiện nhiều loại bệnh nhưmủgan, bệnh đốm đỏ, bệnh xuất huyết,
một sốbệnh nấm,kí sinh trùng Trong đó, bệnh mủgan do vi khuẩn
Edwardsiella ictalurigây thiệt hại nhiều cho nghềnuôi cá tra thâm canh trong
những năm gần đây. ỞViệt Nam bệnh mủgan được phát hiện lần đầu tiên năm
1998 trên cá tra, thỉnh thoảng trên cá basa, xuất hiện ởtất cảcá giai đoạn của cá
tra (TừThanh Dung và ctv, 2005). Đầu năm2006 các tỉnh AnGiang và Đồng
Tháp, cá chết do bệnh mủgan lên tới 60% (Tài nguyên và môi trường Việt Nam,
2006; trích dẫn bởi Lương Trần Thục Đoan, 2006). Kết quả điều tra bệnh mủgan
trên cá tra nuôi thâm canh ởAnGiangcủa Crumlish et al.(2006)cũng cho thấy
có đến 55% các hộnuôi cá bịnhiễm bệnh mủgan.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3734 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
ĐỖ TIẾN HẢO
TÌNH HÌNH XUẤT HIỆN BỆNH MỦ GAN TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI THÂM CANH Ở
MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
ĐỖ TIẾN HẢO
TÌNH HÌNH XUẤT HIỆN BỆNH MỦ GAN TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI THÂM CANH Ở
MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THỊ THU HẰNG
2009
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với giáo viên hướng
dẫn đề tài là cô Nguyễn Thị Thu Hằng và cô Đặng Thị Hoàng Oanh đã
tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cám ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô và cán bộ Khoa Thủy
Sản - Trường Đại Học Cần Thơ đã chỉ dẫn tận tình và truyền đạt cho tôi
những kiến thức, kinh nghiệm quí báo trong thời gian học ở trường. Đồng
thời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản K31, tập thể anh
em P6C1 cùng gia đình đã hết lòng giúp đỡ động viên tôi vượt qua mọi
khó khăn để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................... iv
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu ..................................................................................................................... 2
1.3 Nội dung..................................................................................................................... 2
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 Tình hình nuôi cá tra trên thế giới và trong nước ...................................................... 3
2.1.1 Tình hình nuôi cá tra trên thế giới........................................................................... 3
2.1.2 Tình hình nuôi cá tra thâm canh ở Việt Nam.......................................................... 4
2.2 Tình hình dịch bệnh trong nuôi thâm canh cá tra ở Việt Nam................................... 5
2.3 Tình hình bệnh trên cá tra ở ĐBSCL ......................................................................... 6
2.4 Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh mủ gan trên cá tra (pangasianodon
hypophthalmus).......................................................................................................... 8
2.4.1 Đặc điểm sinh hóa................................................................................................... 8
2.4.2 Phân bố địa lý và mùa vụ xuất hiện ........................................................................ 9
2.4.3 Các yếu tố ảnh huởng đến khả năng bộc phát của vi khuẩn E. ictaluri .................. 9
2.4.4 Dấu hiệu bệnh lý, chẩn đoán và điều trị................................................................ 10
2.5 Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản ........................................................... 10
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 14
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................ 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 14
3.2.1 Thu thập các thông tin sơ cấp ............................................................................... 14
3.2.2 Thu thập các thông tin thứ cấp ............................................................................. 15
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu .................................................... 15
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................... 16
4.1 Kết quả điều tra tình hình xuất hiện bệnh mủ gan do E. ictaluri ở Đồng Tháp,
Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ................................................................................. 16
4.1.1 Kết quả khảo sát diện tích, mật độ, nguồn nước và mùa vụ xuất hiện
bệnh mủ gan................................................................................................................... 16
4.1.2 Những bệnh thường gặp ở cá tra nuôi thâm canh ................................................. 17
4.2 Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc/hóa chất phòng trị bệnh mủ gan .. 19
4.2.1 Mục đích sử dụng thuốc/hóa chất ......................................................................... 19
4.2.2 Hóa chất khử trùng và diệt tạp.............................................................................. 19
4.2.3 Kháng sinh dùng trị bệnh cho cá tra ..................................................................... 21
CHUƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 24
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 24
5.2 Đề xuất ..................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 25
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 28
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Tình hình xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) nuôi thâm canh ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long” được
thực hiện nhằm cung cấp thông tin về bệnh mủ gan, các loại hóa chất/thuốc mà
các hộ nuôi dùng trong quản lý và ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong ao nuôi cá
tra thâm canh.
Kết quả điều tra 40 hộ nuôi cá tra ở Đồng Tháp (10 hộ), An Giang (10 hộ), Vĩnh
Long (10 hộ), Cần Thơ (10 hộ) cho thấy bệnh mủ gan xuất hiện quanh năm ở các
ao cá giống lẫn cá thịt. Ở Đồng Tháp có 8/10 hộ nuôi cá bị bệnh mủ gan, chiếm
80%; An Giang có 6/10 hộ, chiếm 60%; Vĩnh Long có 8/10 hộ, chiếm 80%; Cần
Thơ có 7/10 hộ, chiếm 70% số hộ khảo sát. Khi cá tra bị bệnh mủ gan, hầu hết
các hộ nuôi cá đều sử dụng một số loại hóa chất và kháng sinh để phòng trị bệnh,
một trong những hóa chất thường được dùng trong cải tạo môi trường nuôi là vôi
(100%) và muối (80-90%), và những loại kháng sinh điều trị bệnh mủ gan là
Florfenicol (50-80%), Enrofloxacin (50-80%), Amoxicillin (30-60%).
ii
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang ngày một phát triển và trở thành một ngành có
đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) có truyền thống nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) từ rất lâu
đời, cá tra được nuôi phổ biến trong ao đất và trong bè. Hiện nay, cá tra đã được
nuôi ở hầu hết các tỉnh trong vùng, cá tra còn chiếm nhiều ưu thế bởi vì nó dễ
nuôi, kích cỡ lớn, tăng trọng nhanh, dễ dàng thích nghi với các loại thức ăn và là
loài có sức chịu đựng tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nên có thể nuôi
ở mật độ cao với các loại hình thuỷ vực khác nhau từ ao nhỏ, hồ lớn cho đến
những bè lớn thả trên sông. Những năm gần đây, việc nuôi cá tra phát triển mạnh
nhằm phục vụ tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Đặc biệt từ khi chúng ta hoàn toàn chủ động về giống nhân tạo thì nghề nuôi càng
ổn định và có những bước phát triển vượt bậc (Dương Nhật Long, 2003).
Cá tra là một trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của các tỉnh Đồng
Tháp, Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ… Từ năm 1996-2006, diện tích nuôi cá
tra, basa tăng gấp 7 lần, sản lượng tăng 36,2 lần, từ 22.000 tấn năm 1997 đã tăng
lên 800.000 tấn vào năm 2006 (Nguyễn Trọng Bình, 2008). Sản phẩm thuỷ sản
không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới, năm 2004 cả
nước xuất khẩu thuỷ sản thu về 240 triệu USD và năm 2006 là 661 triệu USD.
Hiện nay cá tra đã được xuất khẩu sang 80 quốc gia (Bộ Thuỷ Sản, 2007). Để có
sản lượng như thế ngoài việc tăng diện tích nuôi thì người nuôi còn tăng mật độ
nuôi làm xuất hiện nhiều loại bệnh như mủ gan, bệnh đốm đỏ, bệnh xuất huyết,
một số bệnh nấm, kí sinh trùng … Trong đó, bệnh mủ gan do vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri gây thiệt hại nhiều cho nghề nuôi cá tra thâm canh trong
những năm gần đây. Ở Việt Nam bệnh mủ gan được phát hiện lần đầu tiên năm
1998 trên cá tra, thỉnh thoảng trên cá basa, xuất hiện ở tất cả cá giai đoạn của cá
tra (Từ Thanh Dung và ctv, 2005). Đầu năm 2006 các tỉnh An Giang và Đồng
Tháp, cá chết do bệnh mủ gan lên tới 60% (Tài nguyên và môi trường Việt Nam,
2006; trích dẫn bởi Lương Trần Thục Đoan, 2006). Kết quả điều tra bệnh mủ gan
trên cá tra nuôi thâm canh ở An Giang của Crumlish et al. (2006) cũng cho thấy
có đến 55% các hộ nuôi cá bị nhiễm bệnh mủ gan.
Theo kết quả nghiên cứu của Lương Trần Thục Đoan (2006), thí nghiệm cảm
nhiễm (ngâm và tiêm) cá tra với dòng vi khuẩn E. ictaluri 224 ở nhiều nồng độ
khác nhau cho thấy sự xuất hiện đầu tiên của vi khuẩn E. ictaluri ở cơ quan máu
cá kế đến các cơ quan não, cơ, tim, mang, thận, gan, tỳ tạng và bóng hơi định
đường xâm nhập của vi khuẩn. Kết quả, thấy cá chết và vi khuẩn xuất hiện ở các
cơ quan máu, não, cơ, tim, mang, thận, gan, tỳ tạng và bóng hơi. Kết quả này cho
thấy sự xâm nhập của vi khuẩn E. ictaluri bằng phương pháp tiêm xuất hiện ở
ngày thứ 2 và bằng phương pháp ngâm xuất hiện ở ngày thứ 3.
1
Trước tình hình đó thì những hộ nuôi đã sử dụng nhiều kháng sinh để trị bệnh cho
cá nhưng dùng kháng sinh quá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng của cá.
Nên ngày nay, xu hướng chung trên thế giới là tìm mọi cách nhằm hạn chế tối đa
việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản. Xác định đúng các tác nhân
gây bệnh và các tác động của yếu tố môi trường dẫn đến bệnh bộc phát trong hệ
thống nuôi để tìm ra mối quan hệ nhằm mục đích đóng góp một phần thông tin
khi nghiên cứu sâu về bệnh mủ gan trên cá tra bị nhiễm E. ictaluri cho người
nuôi. Từ mục đích đó “Tình hình xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh ở một số tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long” đã được thực hiện. Góp phần cung cấp thông tin về bệnh mủ
gan trong quản lý và ngăn chặn sự lây lan của bệnh cho nghề cá tra thâm canh ở
nước ta.
1.2 Mục tiêu
Nhằm nắm được hiện trạng bệnh mủ gan trên cá tra thâm canh hiện nay để từ đó
cung cấp thêm thông tin cơ sở cho việc quản lý nghề nuôi cá tra ở một số tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1.3 Nội dung
- Điều tình hình xuất hiện bệnh mủ gan (E. ictaluri) trên cá tra nuôi thâm canh
ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ.
- Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc/hóa chất trong mô hình nuôi cá tra thâm
canh ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ.
2
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nuôi cá tra trên thế giới và trong nước
2.1.1 Tình hình nuôi cá tra trên thế giới
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocourti) là hai
trong số các loài cá thuộc họ cá da trơn có giá trị kinh tế cao được phân bố ở một
số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam. Cá tra
được nuôi hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong các loài cá nuôi quan
trọng trong khu vực này. Ở Campuchia, sản lượng nuôi cá tra chiếm bằng một
nửa sản lượng các loài cá nuôi, trong đó tỷ lệ cá tra chiếm 98% trong 3 loài thuộc
họ cá tra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém. Tại Thái Lan chỉ đứng sau cá rô phi
Tilapia nilotica và Thái Lan cũng chính là nước đầu tiên thành công trong sinh
sản nhân tạo cá tra vào năm 1966, đến năm 1970 đã chủ động cung cấp giống cho
nghề nuôi cá tra trong nước ... (Lê Minh Toán và Bùi Huy Cộng, 2003; Phan
Minh Tân, 2005).
Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan là những nước sản xuất cá da trơn hàng đầu
thế giới với sản lượng hàng năm hơn 1 triệu tấn. Trong đó Mỹ là thị trường tiêu
thụ cá da trơn lớn nhất trên thế giới (Phan Minh Tân, 2005). Sản lượng cá da trơn
đang ngày một phát triển tại Trung Quốc. Năm 2003, Trung Quốc bắt đầu xuất
khẩu phi-lê cá da trơn (Ictalurus punctatuc) vào thị trường Mỹ. Tổng sản lượng
mặt hàng này trong năm 2007 đạt hơn 20.000 tấn và chủ yếu là xuất sang Mỹ.
Tăng gấp 6 lần so với năm 2006 và trở thành nhà cung cấp chính cho thị trường
Mỹ (Viettrade, 2007; Josupeit, 2007; trích dẫn bởi Nguyễn Tấn Duy Phong,
2008).
Cá da trơn (Pangasius spp.) đã được sinh sản và nuôi thành công tại Pueto Rico
với kết quả đạt được giống như ở châu Á (34 tấn/ha). Điều này có ý nghĩa quan
trọng và mở ra cơ hội giới thiệu và phát triển nghề nuôi cá da trơn vùng nhiệt đới
Trung và Nam Mỹ như là đối tượng nuôi tìm năng cho cả vùng (McGee và Mace,
2006; trích dẫn bởi Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008).
Trong tổng số cá da trơn được sản xuất trên thế giới trong năm 2005, thì Mỹ
chiếm 18% tổng sản lượng. Những quốc da nuôi cá da trơn khác bao gồm Trung
Quốc (chiếm 32%), Việt Nam (25%), Thái Lan (9,0%), Indonexia (7,0%), và Ấn
Độ (3,0%) (Bảng 2.1). Từ năm 2003 đến năm 2005 sản lượng cá da trơn ở
Nigeria tăng 234% trong khi ở Việt Nam tăng 131% và ở Trung Quốc cũng tăng
50,0% (USDA, 2007).
3
Bảng 2.1 Muời nước sản xuất cá da trơn nhiều nhất trên thế giới năm 2005
Cá da trơn
Quốc gia Sản lượng (1.000 pounds)
Trung Quốc 956.008
Việt Nam 752.000
Mỹ 551.508
Thái Lan 261.568
Indonexia 204.180
Ấn Độ 88.106
Nigeria 71.338
Malaysia 49.378
Hà Lan 8.400
Brazil 7.464
Tổng sản lượng 3.026.644
Nguồn: FAO, Fishstat Plus, 2007 trích bởi USDA, 2007
2.1.2 Tình hình nuôi cá tra thâm canh ở Việt Nam
Theo Vinanet, năm 2007, dự báo nhu cầu tiêu thụ cá da trơn nói chung trên thế
giới vẫn tiếp tục tăng cao. Với ước tính sản lượng nuôi đạt 1 triệu tấn năm 2007,
ngành nuôi cá tra, basa của Việt Nam sẽ vượt qua ngành nuôi cá hồi của Na Uy
hoặc của Chile, thậm chí còn vượt qua sản lượng cá rô phi của nước láng giềng
Trung Quốc (Viettrade, 2007).
Họ cá da trơn Pangasidea tập trung ở một số nước Đông Nam Á, nơi hoạt động
nuôi cá lồng, cá đăng quầng trên sông, hay ao theo quy mô nhỏ của nông dân
ngày càng phát triển. Tại Việt Nam, cá da trơn được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL, phổ
biến là cá tra và cá basa. Cá giống phụ thuộc vào nguồn vớt tự nhiên. Người nuôi
cá phải mua cá con của ngư dân vớt trong mùa cá bột chảy theo sông Mê Kông từ
Lào và Campuchia nhưng khá giới hạn về số lượng (Nguyễn Xuân Thành, 2004;
Thanh Tung và ctv, 2003; McGee và Mace, 2006).
Từ tháng 8 năm 1994, khoa Thuỷ sản trường Đại học Cần Thơ đã kết hợp với
CIRAD (Pháp) và công ty Agifish (An Giang) nghiên cứu thành công việc sinh
sản nhân tạo cá basa (Thoại Sơn, 2006). Từ đó, con giống với số lượng lớn và chi
phí thấp được cung cấp thường xuyên cho nông dân. Theo ước tính của các cơ
quan sản xuất giống, chi phí con giống giảm 2/3 so với trứơc. Bên cạnh đó, những
nghiên cứu về công nghệ nuôi với việc đưa thức ăn viên vào cũng đã giúp rút
ngắn thời gian nuôi và giảm tối thiểu được lượng thức ăn cho 1 kg tăng trọng
(Nguyễn Xuân Thành, 2003).
Hoạt động nuôi cá tra, cá basa bắt đầu phát triển dưới hình thức bè cá và hầm cá,
dọc hai bờ sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Đồng Tháp (Thanh Tùng và ctv,
2004; Nguyễn Xuân Thành, 2003). Nuôi cá bè, vốn được du nhập theo kinh
4
nghiệm của ngư dân trên hồ Tông-lê-sáp của Campuchia, nhanh chóng trở thành
hình thức chủ yếu nuôi cá tra và basa. Thị xã Châu Đốc của An Giang là nơi tập
trung chủ yếu của các bè cá và cũng là nơi cung cấp cá giống chính yếu của cả
vùng (Nguyễn Xuân Thành, 2003). Ngoài ra, cá tra giống cũng được mua số
lượng lớn từ huyện Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự (Đồng Tháp) (Huỳnh Thị
Tú và ctv, 2006).
ĐBSCL là nơi có điều kiện thuận lợi để nuôi cá tra và cá basa, bởi những điều
kiện tự nhiên về môi trường nước, sinh thái ... Mỗi năm diện tích nuôi cá tra, basa
đều tăng. Chi phí sản xuất thấp là yếu tố quan trọng tạo ra sự gia tăng sản lượng
cá nhanh chóng khi các cơ hội về thị trường được mở ra. Sản lượng cá tra tại
ĐBSCL liên tục tăng, trong đó nghề nuôi cá tra thâm canh ở An Giang luôn dẫn
đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu (Thanh Tùng và ctv, 2004) với sản
lượng năm 2007 là 216.326 tấn. Ở một nhánh khác của sông Mê Kông, sản lượng
cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp năm 2007 là 200.000 tấn (Lý Thị Thanh Loan, 2008).
(Bảng 2.2). Từ hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp, nghề nuôi cá tra và
basa đã lan nhanh đến Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang, Vĩnh Long ... nhằm tận
dụng tiềm năng tự nhiên sẵn có để phát triển nghề nuôi cá tra thâm canh mang lại
hiệu quả cao (Nguyễn Xuân Thành, 2003; Trần Thanh Hoan, 2008).
Bảng 2.2 Sản lượng và tỷ lệ diện tích nuôi cá tra của 4 tỉnh khu vực ĐBSCL
2005 2006 2007 Tỷ lệ diện tích
(%) năm 2007
An Giang 145.510 145.421 216.526 30.32
Đồng Tháp 81.400 100.587 200.000 34.14
Cần Thơ 93.000 131.271 154.000 28.03
Vĩnh Long 31.500 37.100 98.000 6,51
Tổng 351.410 414.379 668.526 99
Nguồn: MOFI và WB, 2006; Lý Thị Thanh Loan, 2008, Lê Xuân Sinh và ctv,
2008
2.2 Tình hình dịch bệnh trong nuôi thâm canh cá tra ở Việt Nam
Với xu hướng thâm canh trong nghề nuôi cá tra thì bệnh cá xảy ra là điều khó có
thể tránh khỏi. Bệnh là nguyên nhân gây thất thóat cho cá nuôi. Nếu không điều
trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng và dẫn đến kết quả không mong muốn.
Bên cạnh đó do quy định sử dụng kháng sinh trên cá rất khắt khe nên người nuôi
sử dụng phương pháp phòng bệnh là chính, hạn chế tối đa việc sử dụng kháng
sinh và đặc biệt là không sử dụng thuốc/hóa chất trong danh mục cấm của Bộ
Thuỷ Sản (MOFI và WB, 2006).
Các bệnh của cá tra, basa được xem là vấn đề lớn thứ hai (sau vấn đề thị trường)
trong các hệ thống nuôi ở ĐBSCL. Các bệnh này có vẻ khó kiểm soát và điều trị
hiệu quả đối với nông dân nuôi cá tra, basa. Phòng chống dịch bệnh được coi là
5
việc làm chủ yếu trong quản lý sức khoẻ cho cá hiện nay. Theo khảo sát của
CIRAD (2001) thì có hai bệnh xuất hiện trong nuôi cá tra là bệnh đốm đỏ và đốm
trắng, tăng mạnh vào mùa nắng và giảm dần trong mùa mưa (Nguyễn Xuân
Thành, 2004).
Kết quả điều tra tại An Giang và Cần Thơ cho thấy các loại bệnh phổ biến trong
nuôi cá tra thâm canh như sau: Bệnh mủ gan, bệnh đốm đỏ, bệnh phù đầu, bệnh
lở loét, trắng mang-trắng đuôi, lồi mắt-nổ mắt, nấm thuỷ mi, xuất huyết đường
ruột, ký sinh trùng. Trong đó bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn là: bệnh gan
thận mủ với tỉ lệ chết lên đến 80-90% nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Kế đó là những bệnh phù đầu, mắt lồi, nổ mắt với tỉ lệ cá chết lên đến 60-70%
(Nguyễn Chính, 2005).
Còn theo thống kê cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản
trong năm 2006 thì bệnh phổ biến trong cá nuôi ao là mủ gan, xuất huyết, ký sinh
trùng và phù đầu (NAFIQAVED, 2007). Một số bệnh của cá tra, basa trong
những năm gần đây tại ĐBSCL được tóm tắt trong bảng 2.3. (Bộ Thuỷ Sản và
Ngân hàng Thế Giới, 2006).
Bảng 2.3 Một số bệnh phổ biến của cá tra, basa trong những năm gần đây
Tên bệnh Mức độ
Bệnh xuất huyết Mức cao
Hoại tử bacillary ở cá tra, basa Mức cao (gây thiệt hại cao nhất)
Bệnh nổ mắt Mức trung bình
Bệnh vàng da Mức trung bình
Nguồn: MOFI và WB, 2006
Theo đánh giá sơ bộ của Chi cục Thuỷ sản Cần Thơ trong năm 2007 tình hình
dịch bệnh diễn biế