Luận văn Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái

Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh rộng lớn hết sức sinh động. Bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự nghiên cứu nghiêm túc đối tượng phản ánh, các tác giả đã dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp. Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là các nhà văn có đóng góp to lớn trong nền văn học hiện đại thời ký đổi mới. Trong sáng tác của họ, muôn mặt của bức tranh xã hội được miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, đáp ứng được yêu cầu khách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực. Luận văn được nghiên cứu xuất phát từ sự yêu mến và cảm phục của tác giả đối với những dòng tư tưởng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của ba nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Đây là các nhà văn có nhiều thành tựu trong việc dùng văn chương để đấu tranh cho cái thiện, cái chính nghĩa của cuộc sống. Với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết có giá trị hiện thực, các tác giả này đã ý thức được sứ mệnh viết văn là để bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người. Luận văn nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộc sống trong thời kỳ hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái qua đó làm sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện thực còn ngổn ngang đến cuộc sống của con người như thế nào. Qua đây, luận văn cũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ đạo của các nhà văn được thể hiện qua các tác phẩm, đó là cảm hứng phê phán mang tính tích cực để gióng lên những hồi chuông để cảnh tỉnh con người tránh xa tội ác, lừa lọc, phản trắc để xây dựng một xã hội với những con người có phẩm chất cao đẹp, sống có nghĩa tình, nhân hậu.

doc108 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh rộng lớn hết sức sinh động. Bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự nghiên cứu nghiêm túc đối tượng phản ánh, các tác giả đã dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp. Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là các nhà văn có đóng góp to lớn trong nền văn học hiện đại thời ký đổi mới. Trong sáng tác của họ, muôn mặt của bức tranh xã hội được miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, đáp ứng được yêu cầu khách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực. Luận văn được nghiên cứu xuất phát từ sự yêu mến và cảm phục của tác giả đối với những dòng tư tưởng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của ba nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Đây là các nhà văn có nhiều thành tựu trong việc dùng văn chương để đấu tranh cho cái thiện, cái chính nghĩa  của cuộc sống. Với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết có giá trị hiện thực, các tác giả này đã ý thức được sứ mệnh viết văn là để bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người. Luận văn nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộc sống trong thời kỳ hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái qua đó làm sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện thực còn ngổn ngang đến cuộc sống của con người như thế nào. Qua đây, luận văn cũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ đạo của các nhà văn được thể hiện qua các tác phẩm, đó là cảm hứng phê phán mang tính tích cực để gióng lên những hồi chuông để cảnh tỉnh con người tránh xa tội ác, lừa lọc, phản trắc để xây dựng một xã hội với những con người có phẩm chất cao đẹp, sống có nghĩa tình, nhân hậu. 2. Lịch sử vấn đề Tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái rất phong phú về nội dung. Các bài viết về những tác giả và tác phẩm này đã khai thác nhiều vấn đề như đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách thức trần thuật, nghệ thuật tự sự…Tuy nhiên, vấn đề cảm hứng phê phán chưa được đề cập tới một cách kỹ lưỡng trong các tác phẩm nghiên cứu.   Ma Văn Kháng thành công cả về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Từ những năm 80 trở lại đây, các tác  phẩm của Ma Văn Kháng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Thể loại sáng tác của ông đa dạng hơn, hình thức nghệ thuật phong phú, nhân vật được xây dựng với nhiều tính cách điển hình cho con người thời đại mới, tư tưởng hiện đại, tiến bộ. Ở mảng tiểu thuyết thế sự đời tư của nhà văn, giới nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao về những đóng góp của Ma Văn Kháng bởi ý tưởng sáng tạo và ý thức đổi mới tư duy của tác giả. Ông đã cho ra mắt bạn đọc 11 cuốn tiểu thuyết, 20 tập truyện ngắn và 3 tập truyện viết cho thiếu nhi. Gần đây, tập truyện ngắn mới nhất của Ma Văn Kháng mang tựa đề “Trốn nợ” (NXB Phụ nữ 2008) bao gồm 18 truyện ngắn đã ra mắt và gây được nhiều ấn tượng của bạn đọc. Với trên 40 năm lao động nghệ thuật, Ma Văn Kháng ý thức được sứ mệnh là viết để bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người, của cuộc sống. Các tiểu thuyết viết về mảng thế sự đời tư của Ma Văn Kháng đã khẳng định được những giá trị nhất định: Các tiểu thuyết “Mưa mùa hạ”, (1982), “Mùa lá rụng trong vườn” (1985), “Côi cút giữa cảnh đời” (1989), “Đám cưới không có giấy giá thú” (1988), “Chó Bi đời lưu lạc” (1992), “Ngược dòng nước lũ” (1999) của ông đã thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều độc giả.   Phong Lê nhận định trong Vẫn chuyện văn và người (NXB Văn hoá thông tin - 1989): “Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ như nhiều cuốn sách khác. Nhưng thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu, tốt lành, có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn con người. Cái hiệu quả thanh lọc dành cho nghệ thuật, và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới làm nổi bật”. Tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú (1988) thực sự là một đổi mới mạnh mẽ của Ma Văn Kháng. Các bài viết: Phải chăng đời là một vại dưa hỏng của Vũ Dương Quý, Nếu đám cưới không có giấy giá thú của Nguyễn Văn Lưư; Đám cưới không có giấy giá thú có tính chất luận đề về mối quan hệ giữa những giá trị văn hoá với đời sống con người của Mai Thục và cuộc thảo luận về Đám cưới không có giấy giá thú do Báo Văn nghệ tổ chức… đều đưa ra những nhận xét khá lý thú, bổ ích và công bằng về giá trị đích thực của đời sống cũng như những mặt còn hạn chế về mọi phương diện của tác phẩm, cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Về cuốn tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ (1999), Hồ Anh Thái nhận xét: “Cảm hứng phê phán mỗi ngày mạnh hơn cảm hứng trữ tình…Dường như tập hợp đầy đủ mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chính ở đây. Văn chương cũng bị đẩy theo cảm hứng phê phán mà rậm hơn, xổng xểnh, lan man hơn”. Còn Lã Duy Lan trong bài viết Ngược dòng nước lũ - cuộc khám phá mới đầy tiềm năng vào nguồn văn chương, vào dòng đời cuộn chảy đã nhận xét: “Ngược dòng nước lũ sẽ đi vào đời sống xã hội như sự định hình vững chãi địa vị của văn chương trong kinh tế thị trường, mở ra cuộc khám phá đầy tiềm năng vào tận nguồn mạch văn chương, tận tầng sâu của dòng đời cuộn chảy, mà ở tác giả nội lực đã được chuẩn bị kỹ từ nhiều chục năm trước” [64]. Ngoài các bài viết trên, chúng ta có thể kể đến một số bài viết về tác phẩm của Ma Văn Kháng như: Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 của Nguyễn Thị Huệ; Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng của Lê Kim Vinh; Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng của Đỗ Hải Ninh; Sống rồi mới viết của Ma Văn Kháng… và các luận văn thạc sĩ gần đây như: Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau 1980 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Kim; Quan niệm nghệ thuật về con người tự nhiên trong sáng tác của Ma Văn Kháng sau năm 1975 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Cẩm Giang; Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng - Luận văn thạc sĩ của Bùi Lan Hương… Đề cập đến cảm hứng phê phán trong sáng tác của Ma Văn Kháng, tác giả Nguyễn Văn Xuất có công trình nghiên cứu Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết hiện đại (qua một số tiểu thuyết ở Liên Xô và Việt Nam). Đây là công trình nghiên cứu về cảm hứng phê phán trong một số tác phẩm văn xuôi Liên Xô và Việt Nam. Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu về cảm hứng phê phán trong tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng dưới tư duy tiểu thuyết của nhà nghiên cứu Đôxtôiepxki. Trong mảng phê bình nghiên cứu về các tác phẩm thế sự đời tư của Hồ Anh Thái đáng kể đến là những bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Anh Vũ, Ngô Thị Kim Cúc, Vân Long, Nguyễn Thị Phương, Trần Duy Hiển, Phạm Chí Dũng, Hoài Nam, Tuyền Lâm…Trong bài viết Hơn cả sự thật, Nguyễn Anh Vũ cho rằng: “Với cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã khai thác triệt để khả năng phản ánh một cách trọn vẹn và sinh động hiện thực đời sống của thể loại tiểu thuyết. Đọc tiểu thuyết này, ta không khỏi lo ngại trước lối sống của một bộ phận thanh niên trong xã hội hôm nay. Đó là một lối sống thực dụng, buông thả, ích kỷ, với những ham muốn điên loạn, cuồng loạn. Rõ ràng, họ không đại diện cho thế hệ trẻ đang tràn đầy sức sống, tài năng và nhiệt huyết trong xã hội ngày nay. Thế nhưng, ta vẫn không khỏi xót xa, ngậm ngùi cho những cảnh sống vô hồn, không hoài bão, lý tưởng đó. Nếu không cảnh báo, ngăn chặn, rất có thẻ đó sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho cái ác nảy mầm, tồn tại và phát triển” [38, tr 285-286]. Bàn về tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm”, tác giả Hoài Nam nhận định: “Bằng tiếng cười, tác giả Mười lẻ một đêm đã phanh phui cái nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống, và mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống này, ở đây, bây giờ đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật tự tương đối, sẽ phải không mất ít thời gian và nỗ lực cho nó”.             Cho đến nay, mặc dù chưa có chuyên luận nào viết về Hồ Anh Thái nhưng đã có một số luận văn viết về tác phẩm của anh. Đó là các luận văn của Nguyễn Thị Vân Nga (2004): Về tiểu thuyết cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái; Ngô Thị Thu Hương (2007): Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái  qua 3 tác phẩm “Người và xe chạy dưới ánh trăng, cõi người rung chuông tận thế, mười lẻ một đêm”, Võ Anh Minh (2005) Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan điểm nghệ thuật vì con người…   Tạ Duy Anh là một tác giả mới của văn học đương đại, được nhiều bạn đọc yêu mến. Xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ 20, Tạ Duy Anh có thời gian sáng tác chưa thật dài so với các nhà văn khác. Chính vì vậy, các công trình khoa học nghiên cứu sâu về tác phẩm của Tạ Duy Anh chưa có nhiều. Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Hiện trạng tiểu thuyết Việt Nam đã đưa ra nhận định một cách khái quát về tác phẩm của Tạ Duy Anh: “Tạ Duy Anh sau Khúc dạo đầu còn chưa thoát khỏi lối ghi chép tiểu thuyết đã cho ra mắt Lão Khổ - một cuốn sách mặn chát vị đời và lừng lững con người thời đại… Không ít tiểu thuyết hướng tới những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội như Lão Khổ, Ăn mày dĩ vãng, Gót đỏ quyền uy…Trong tiểu thuyết hôm nay, con người được trình bày như một ẩn số. Bản chất con người là gì? Nó sống ra sao trong thời hiện tại…Lữ Quán của Hà Phạm Phú, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Lão Khổ của Tạ Duy Anh…đã gây một niềm tin tưởng rằng chúng ta đang được văn học như một phương tiện linh điệu để hiểu rõ con người” [43,tr. 14-15].  Tác giả Việt Hoài trong bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã nhận định: “Vẫn là chuyện làng quê Bắc Bộ nhưng thời gian rộng hơn: từ những năm 1940-1990, dung lượng tiểu thuyết lớn hơn truyện ngắn và nhà văn cũng già dặn từng trải và kỹ thuật nên Lão Khổ được đồng nghiệp và bạn đọc nhìn nhận như một bước tiến dài của Tạ Duy Anh …Thiên thần sám hối khiến ai đọc cũng có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lương tâm thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng không quá nghiệt ngã, ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật - người đọc một lối thoát lương tâm [57]. Trong bài viết này, tác giả cũng đưa ra một số nhận định về nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình (…) Nhưng bản chất con người thì luôn luôn ở lằn ranh giới thiện - ác. Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn - đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình. [58].   Ngoài ra, nghiên cứu về tác phẩm của Tạ Duy Anh có bài viết: “Tạ Duy Anh - gương mặt nổi bật của văn đàn 2004” của Nguyên Trường, cuốn sách: Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà, NXB Hội Nhà văn 2007. Bên cạnh đó có một số luận văn đã đề cập đến vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.   Qua khảo sát kết quả của những người đi trước, có thể nhận thấy những bài viết nghiên cứu về 3 tác giả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh và Ma Văn Kháng chủ yếu liên quan đến những vấn đề về nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện…Tuy có đề cập đến những vấn đề còn tồn tại ngổn ngang trong xã hội nhưng những tác phẩm nghiên cứu chưa đề cập sâu sát đến vấn đề cảm hứng phê phán.  Bằng cách phân tích và tham khảo các ý kiến về tác phẩm của 3 tác giả, chúng tôi bước đầu nghiên cứu về vấn đề cảm hứng phê phán được thể hiện qua các tác phẩm nhằm làm sáng tỏ tư tưởng nhân văn tích cực mà các tác giả muốn gửi gắm tới độc giả. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích của đề tài: - Phân tích, đánh giá và làm nổi bật được cảm hứng phê phán được thể hiện qua các tác phẩm của 3 tác giả. - Chứng minh rằng sự phản ánh hiện thực cuộc sống của các tác giả không chỉ dừng lại ở việc miêu tả những bề bộn của thế sự - đời tư con người, không chỉ dừng lại ở việc tố cáo cái xấu cái ác. Các tác giả luôn nhìn nhận cuộc sống với niềm tin vào lẽ phải và cái thiện và do đó sáng tác của họ có tác dụng hướng con người đến với những giá trị đạo đức tốt đẹp của cuộc sống. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài: - Khảo sát kỹ lưỡng nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái để chỉ ra được cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm. - Vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn xuôi hiện đại để thấy được những đóng góp của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong nền văn học hiện đại thời kỳ đổi mới.    Phạm vi tư liệu nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin được phép chọn ra những tác phẩm tiêu biểu viết về mảng thế sự đời tư của các tác giả. Cụ thể là các tác phẩm: Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Ngược dòng nước lũ (1999), Côi cút giữa cảnh đời (1989) của Ma Văn Kháng; Lão Khổ (2005), Đi tìm nhân vật (2004), Thiên thần sám hối (2005) của Tạ Duy Anh; Người và xe chạy dưới ánh trăng (1986), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Mười lẻ một đêm (2006) của Hồ Anh Thái. 4 . Phương pháp nghiên cứu:   - Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, phương pháp thống kê, hệ thống, phương pháp thi pháp học với mong muốn tiếp cận tới cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại. 5. Bố cục của luận văn       Luận văn bao gồm 3 chương:            Chương I: Chân dung cái xấu trong diện mạo con người cụ thể       Chương II:  Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái      Chương III: Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái              Chương 1 CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO NHỮNG CON NGƯỜI CỤ THỂ 1.1 Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống Một trong những chức năng cao đẹp, thanh khiết của văn học chính là nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người đến những điều đẹp đẽ của cuộc sống. Lịch sử luôn luôn biến động không ngừng, mỗi giai đoạn văn học lại gắn với những nội dung phản ánh khác nhau. Nếu như dòng văn học cách mạng trước đây thiên về cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻ đẹp tâm hồn anh dũng bất khuất của con người Việt Nam thì nền văn học hậu chiến lại dành nhiều trang viết để tiếp cận những mảng khuất của cuộc sống, những dòng chảy tâm lý bên trong, những nỗi đau nhân thế âm ỉ dai dẳng đã và đang vẫn diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Trong bất cứ giai đoạn xã hội nào đều tồn tại song hành hai thái cực trái ngược nhau đó là tốt - xấu, chính - tà, ánh sáng - bóng tối. Nhìn nhận và phản ánh về hai thái cực ấy trong mỗi giai đoạn văn học lại có những biểu hiện khác nhau. Trong giai đoạn văn học hiện đại, nhà văn đã có được độ lùi xa của khoảng cách thời gian để nhìn lại một cách toàn diện và sâu sắc hơn những sự kiện, biến cố dồn dập của quá khứ xa cũng như gần, và phần lớn những trang viết đã đề cập đến những mảng khuất của cuộc sống vẫn đang ngày đêm âm ỉ sôi trào. Về vấn đề cảm hứng phê phán trong văn học, chúng ta có thể nhận thấy đây là vấn đề xuất hiện mạnh mẽ nhất trong văn học Việt Nam vào thời kỳ 1930- 1945 dựa trên những mâu thuẫn dân tộc và những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội một cách sâu sắc lúc bấy giờ. Trước những năm 30 của thế kỷ XX, những tiền đề của chủ nghĩa hiện thực phê phán đã xuất hiện, trước hết là trong thơ trào phúng của Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Học Lạc, Nguyễn Thiện Kế và sau đó là văn xuôi của Phạm Duy Tốn, Vũ Đình Long, Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm, Nam Xương….Tuy nhiên, bản thân những truyện, những tiểu thuyết và kịch của các tác giả nói trên chưa phải là những tác phẩm mang cảm hứng phê phán mạnh mẽ. Một số nhà văn còn mang nặng quan niệm văn dĩ tải đạo, thường dùng nhân vật làm “cái loa phát ngôn” cho những lý thuyết về số kiếp, về quả báo của nhà Phật hay cho những nguyên tắc của luân lý đạo Nho hoặc những quan niệm cải lương phong kiến. Trong giai đoạn những năm 30 của thế kỷ XX, xã hội thực dân phong kiến ở nông thôn cũng như thành thị ngày càng bộc lộ những vấn đề nhức nhối đang tấy lên trầm trọng. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và thoái trào cách mạng, khuynh hướng lãng mạn xuất hiện và chiếm ưu thế trên đàn văn học công khai. Tuy nhiên, những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao vẫn lần lượt ra đời khẳng định vị trí của văn học hiện thực phê phán. Cảm hứng chung của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đó là vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội thực dân phong kiến thối nát, phê phán một cách gay gắt các thế lực thống trị xã hội trên cơ sở cảm thông, yêu thương trân trọng con người nhất là những con người bị vùi dập, chà đạp. Trong những trang viết về hiện thực xã hội thời kỳ 1930-1945, ta thấy hiện lên một cách sinh động không chỉ về cuộc sống của người nông dân, mà còn đề cập đến thân phận của những người trí thức tiểu tư sản nghèo với số phận đầy trắc trở, khó khăn và bế tắc. Trong thời kỳ mặt trận dân chủ văn học hiện thực phê phán phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết, lực lượng sáng tác ngày càng đông đảo hơn. Ngoài Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng còn có thêm Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Lạp… Nếu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng là những nhà văn tiêu biểu cho văn xuôi hiện thực phê phán những năm 1930-1939 thì Nam Cao lại là ngọn cờ tiên phong của văn xuôi trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với Nam Cao, xuất hiện hàng loạt các cây bút trẻ như Tô Hoài, Bùi Hiển, Mạnh Phú Tư, Kim Lân… Nối tiếp dòng văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 là trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Việt Nam từ sau năm 1945. Trong một khoảng thời gian dài tồn tại và phát triển, dòng văn học này đạt được những thành tựu rực rỡ với những nhà văn có tầm cỡ như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Anh Đức, Nguyễn Minh Châu, …Xã hội mới ở nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám đã biến chuyển một cách hùng hậu với các sự kiện to lớn diễn ra dồn dập, nhanh chóng vô cùng. Trong 30 năm chiến tranh cách mạng xảy ra, biết bao con người đã sống chung trong một bầu không khí tuy mất mát nhưng cũng hiển hách những chiến công vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc. Khí thế cách mạng như làn sóng lan nhanh đến từng vùng đất, làm thay đổi bộ mặt của từng thôn xóm, từng số phận con người. Và, cũng chính trong giai đoạn này, bản chất anh hùng cách mạng được kết tinh một cách rực rỡ trong những hình tượng anh hùng, chiến sĩ trong khi nếu ở xã hội cũ, những mặt tốt, những mặt anh hùng chìm đi, lẩn xuống chiều sâu, như một dòng nước chảy ngầm. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có thể nói nhân dân ta “ra ngõ gặp anh hùng”. Những con người đẹp có tâm hồn trong như ánh sáng và hành động cao cả đã tạo nên một sức hấp dẫn kỳ diệu đối với các nhà văn để chúng ta có thể thấy được từng nét đẹp trong tâm hồn của những anh hùng chống thực dân Pháp ở Tây Nguyên, những dũng sĩ diệt Mỹ ở Củ Chi, những nữ anh hùng như Út Tịch ở Trà Vinh, Nguyễn Thị Hạnh ở Long An, Trần Thị Tâm ở Quảng Trị…và anh hùng Trần Thị Lý, bà mẹ Suốt, Nguyễn Văn Trỗi, anh giải phóng quân, những cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc… Tất cả họ đã trở thành những hình tượng mang vẻ đẹp lý tưởng trong thơ Tố Hữu. Hiện thực đấu tranh cách mạng trong giai đoạn cách mạng 1945-1975 cũng là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa. Để chiến đấu cho lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, biết bao nhiêu thế hệ đã lên đường hành quân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Hiện thực cao cả đó là đối tượng của thi ca, đặc biệt là anh hùng ca. Tiểu thuyết miêu tả tất cả các sắc màu của cuộc sống bình thường hàng ngày, đó là: cái bi và cái hài, cái cao cả và cái thấp hèn, cái thi vị và cái hiện thực, còn thơ ca thường nghiêng về cái đẹp, thi vị và cao cả. Cảm hứng về Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, về sự thắng lợi tất yếu của cách mạng, đó là chất thép, là nguyên tắc cơ bản của thơ ca hiện thự xã hội chủ nghĩa. Lý tưởng lúc đó như một niềm tin ở tương lai. Văn học thời kỳ sau năm 19
Luận văn liên quan