Luận văn Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương Tp Hồ Chí Minh

Tính tích cực của con người góp phần quyết định hình thành và phát triển xã hội loài người. Tính tích cực của con người biểu hiện ở chỗ con người đã chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội; chủ động cải biến môi trường tự nhiên bắt chúng phục vụ mình, chủ động cải biến xã hội để xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Trong hoạt động học tập tính cực là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học. Tính tích cực nhận thức có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động, đặc biệt là hoạt động học tập. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là rất nhiều sinh viên còn rất thụ động trong việc học. Nhiều nghiên cứu, khảo sát, nhiều cuộc tranh luận về phong cách học của sinh viên Việt nam đi đến một kết luận chung là rất nhiều sinh viên chưa tích cực trong hoạt động học tập, nhận thức. Một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó có không ít con số rất đáng báo động: Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập; hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu; [32]

pdf107 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4488 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương Tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------- VŨ KIM NGỌC TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tính tích cực của con người góp phần quyết định hình thành và phát triển xã hội loài người. Tính tích cực của con người biểu hiện ở chỗ con người đã chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội; chủ động cải biến môi trường tự nhiên bắt chúng phục vụ mình, chủ động cải biến xã hội để xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Trong hoạt động học tập tính cực là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học. Tính tích cực nhận thức có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động, đặc biệt là hoạt động học tập. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là rất nhiều sinh viên còn rất thụ động trong việc học. Nhiều nghiên cứu, khảo sát, nhiều cuộc tranh luận về phong cách học của sinh viên Việt nam đi đến một kết luận chung là rất nhiều sinh viên chưa tích cực trong hoạt động học tập, nhận thức. Một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó có không ít con số rất đáng báo động: Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập; hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu; [32] Vấn đề tính tích cực nhận thức của người học được các nhà tâm lý, giáo dục học quan tâm, nghiên cứu để nhằm cải tiến chất luợng giáo dục và đào tạo. Trong công tác đào tạo giáo viên mầm non thì đây cũng là một vấn đề cấp bách. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ... của trẻ. Vì vậy, 2 việc xây dựng đội ngũ giáo viên cho bậc học mầm non là nhiệm vụ đặt ra cấp bách trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Hiện nay, ngay cả bậc thấp nhất của ngành đào tạo giáo viên mầm non là Trung học Mầm Non, thì sinh viên cũng đã phải học rất nhiều. Ngoài các môn năng khiếu: vẽ, đàn, hát, múa thì để trở thành giáo viên mầm non, tối thiểu nhất các bạn sinh viên phải học các môn chuyên ngành: Tâm lý trẻ, giáo dục mầm non, Bệnh học nhi, và hệ thống các môn phương pháp. Đó là chưa kể các môn đại cương: văn học, toán cao cấp, mỹ thuật, âm nhạc, mỹ học - nghệ thuật học, chính trị...ngoài ra các môn: ngoại ngữ, tin học cũng là một trong những môn bắt buộc sinh viên phải hoàn thành để tốt nghiệp. Thế nên, để có được một đội ngũ giáo viên mầm non có chất lượng thì yếu tố tính tích cực nhận thức của sinh viên có thể xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì phải có tính tích cực nhận thức thật cao thì các bạn sinh viên mới có thể đáp ứng được những yêu cầu cao của công tác đào tạo mà xã hội đang đòi hỏi. Thế nhưng, sinh viên sư phạm mầm non hiện nay cũng không tránh khỏi tính thụ động đang là căn bệnh của sinh viên Việt Nam nói chung. Vì thế, việc nghiên cứu tính tích cực nhận thức và ảnh hưởng của nó tới kết quả học tập của sinh viên sư phạm mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác đào tạo giáo viên mầm non. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng, cải tiến và nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo giáo viên mầm non hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu các biểu hiện về tính tích cực nhận thức của sinh viên - Tìm hiểu mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tích cực nhận thức nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Biểu hiện và mức độ của tính tích cực nhận thức của sinh viên - Mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên. - Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của sinh viên 3.2. Khách thể nghiên cứu - 46 giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh - 10 giáo viên là lãnh đạo các trường mầm non thường xuyên tổ chức cho sinh viên kiến thực tập sư phạm - 315 sinh viên năm thứ 2 và 3 thuộc các khoa Sư phạm mầm non (SPMN), Giáo dục đặc biệt (GDĐB) của trường Cao đẳng Sư phạm trung ương Thành phố Hồ Chí Minh phân 4. Giả thuyết nghiên cứu - Sinh viên trường Cao đẳng sư phạm trung ương Tp. HCM có tính tích cực nhận thức trong học tập cao. - Mức độ biểu hiện của tính tích cực nhận thức là khác nhau ở các nhóm sinh viên khác nhau. - Có mối quan hệ tương quan giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập tại trường sư phạm cũng như kết quả thực tập của sinh viên. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về tính tích cực, tính tích cực nhận thức, tính tích cực nhận thức của sinh viên, mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên. 5.2- Khảo sát mức độ biểu hiện của tính tích cực nhận thức và mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên a- Tìm hiểu thực trạng tính tích cực nhận thức của sinh viên b- Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên c- So sánh sự khác biệt về mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của các nhóm sinh viên. 5.3- Đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của sinh viên. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Kết quả học tập chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau như nhân tố sinh học, môi trường, giáo dục, xã hội Song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức trong học tập và kết quả học tập. Do sinh viên năm 2 và năm 3 mới có hoạt động thực tập tại trường mầm non, phổ thông nên chỉ nghiên cứu ở SV năm 2 và năm 3. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu liên quan tới vấn đề tính tích cực nhận thức của sinh viên 7.2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp anket: Xây dựng anket về tính tích cực nhận thức dựa vào anket tính tích cực nhận thức của Thạc sĩ Võ Thị Ngọc Châu. - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn 5 - Phương pháp quan sát - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 7.3- Xử lý số liệu: thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows - Tính điểm trung bình (Mean) - Đếm tần số, tính phần trăm (Count, Percentile) - So sánh (dùng kiểm nghiệm T và F) - Tương quan (Pearson) 8. Đóng góp của đề tài Giúp giáo viên nắm bắt được thực trạng mức độ tính tích cực nhận thức trong học tập và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập của sinh viên, trên cơ sở đó xây dựng những biện pháp giáo dục, dạy học nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của sinh viên. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1- Một số nghiên cứu về tính tích cực trên thế giới Tính tích cực từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. có thể nói đây là vấn đề không còn xa lạ nữa. Đứng ở mỗi góc độ, mỗi trường phái lại nghiên cứu tính tích cực ở những phương diện khác nhau, nghiên cứu ở những đối tượng, khách thể khác nhau. Dưới góc độ triết học, L.Aristova cho tính tích cực nhận thức của con người xuất hiện trong hoạt động cải tạo, thể hiện thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức với đối tượng nhận thức. Nếu hành động thiếu thái độ cải tạo thì không được coi là tính tích cực mà ngược lại vẫn bị coi là trì trệ. Tính tích cực nhận thức đòi hỏi ở hai yếu tố: - Thái độ lựa chọn đối tượng nhận thức (cái mà anh ta chọn trong thời gian hiện tại) - Đặt ra mục đích, nhiệm vụ phải làm, cải tạo đối tượng trong những hoạt động tiếp theo nhằm giải quyết vấn đề Dưới góc độ tâm lý – giáo dục TTCNT từ lâu được xem là yếu tố quan trọng trong tâm lý người, nó giúp con người nhận thức thế giới ngày càng đầy đủ và bản chất hơn. Từ lâu, các nhà giáo dục học đã sớm nhận ra tầm quan trọng của TTCNT trong quá trình giáo dục. Khoảng thời gian từ thế kỷ XVII-XIX, việc phát huy TTCNT của người học được xem là “nguyên tắc vàng” trong dạy học. Có thể nói người đầu tiên đề cập đến nguyên tắc này là nhà giáo dục Tiệp Khắc J.A.Cômenxki (1592-1670), theo ông: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách... Hãy tìm ra những biện pháp để phát huy tính tích cực của người học và cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” [26]. Ông còn chỉ ra “Tích cực nhận thức không đơn thuần là chỉ ngồi nghe mà phải tìm hiểu bản chất sự vật, hiện tượng” [26]. 7 Với J.J.Rutxô (1713-1784) nhà triết học người Pháp, dạy học phải để “Trẻ tích cực dành lấy kiến thức bằng con đường tự tìm hiểu, tự khám phá, không nên học thuộc lòng mà phải sáng tạo. Giáo dục không được áp đặt, người thầy phải đáp ứng mọi yêu cầu, mong muốn của trẻ” [2]. Thế kỷ XVIII, nhà giáo dục Xô Viết tiêu biểu, K.Đ.Usinxki cũng có quan điểm “Khi cần dạy trẻ điều gì, chỉ cần cho trẻ tự quan sát, tự phát biểu ý kiến của mình, tưởng tượng, nhớ lại những gì quan sát được và rút ra kết luận là có hiệu quả nhất” [26]. J.Dewey (1895-1952) nhà giáo dục người Mỹ chỉ ra “Người giáo viên là người hướng dẫn trẻ và đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Còn trẻ phải tích cực trong mọi hoạt động của mình, là chủ thể nhận thức” [26]. J.Piaget (1896-1980) nhà tâm lý học, giáo dục học tiêu biểu của thế kỷ XX, người Thụy Sỹ. Với ông, “Quá trình phát triển của trẻ mang tính chủ động và tích cực” [26]. Ông khuyến khích các chương trình giáo dục mà trong đó nhấn mạnh việc học tập và tự khám phá của trẻ. Không chỉ dừng lại ở đó, vấn đề tính tích cực của người học còn tiếp tục được nghiên cứu ở thế kỷ XX – XXI. Các công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới đề cập đến tính tích cực theo nhiều khía cạnh khác nhau, tác giả Đào Việt Cường đã tóm tắt trong luận văn thạc sĩ: [8,8] Thứ nhất, nghiên cứu TTCNT của người học trong mối quan hệ giữa nhận thức và ý chí (I.F.Kharlômôv, R.A.Đanhilôv, Ôkôn). Hướng nghiên cứu này hỗ trợ rất nhiều cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm con đường và điều kiện cần thiết nhằm phát huy TTCNT của người học. Thứ hai, nghiên cứu bản chất và cấu trúc của TTCNT của người lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lưu ý vai trò chủ động của chủ thể trong quá trình nhận thức (P.B.Êxipôv, Xavier Roegiers). Các tác giả này coi TTCNT là thái độ cải tạo của chủ thể đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy động các chức năng tâm lý ở mức độ cao. 8 Thứ ba, nghiên cứu về các dấu hiệu của TTCNT và mức độ thể hiện chúng ở học sinh (X.P.Baranov, A.M.Machiuskin). Dựa vào việc xác định các dấu hiệu và mức độ TTCNT của học sinh trong hoạt động học tập, các tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao TTCNT của học sinh trong quá trình dạy và học. Thứ tư, nghiên cứu mối quan hệ giữa tính tích cực và tính độc lập nhận thức của học sinh trong việc hình thành và giải quyết vấn đề nhận thức. Hướng này có một số quan điểm khác nhau: - P.B.Êxipôv [26] ngay trong tính tích cực đã có tính độc lập khi hình thành vấn đề và xác định cách giải quyết vấn đề. Tuy vậy, quan niệm này chỉ đúng ở mức độ cao của tính tích cực. - G.I.Sukina [26] tính tích cực được xem như là mức độ chuẩn bị cho tính độc lập. - I.I.Lecner [26] tính tích cực là điều kiện của tính độc lập và không thể nào có tính độc lập mà thiếu tính tích cực, nhưng tính tích cực có thể không kết hợp với tính độc lập. - R.A.Đanhilôv phân loại TTCNT dựa vào chức năng tâm lý và mức độ huy động các chức năng tâm lý đó. 1.1.2- Một số nghiên cứu về tính tích cực nhận thức tại Việt Nam Ở Việt Nam, các tác giả như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Kỳ, Thái Duy Tuyên đã đề cập đến TTCNT của học sinh trong hoạt động học tập, cụ thể “TTCNT là thái độ cải tạo thế giới khách thể thông qua sự huy động mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập - nhận thức” [3, 8-9]. Các tác giả đều nhấn mạnh vai trò chủ thể và sự cần thiết phải phát huy TTCNT của chủ thể. Tác giả Nguyễn Kỳ cho rằng, “TTCNT là sự ham muốn hoạt động nhận thức của chủ thể và chính chủ thể chủ động tạo nên những biểu hiện bên trong và bên ngoài” [17]. Những năm gần đây vấn đề dạy học tích cực đã và đang là chủ trương của ngành giáo dục nước ta. Một số luận án tiến sĩ, luận văn cao học cũng tập trung 9 nghiên cứu về tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh phổ thông, của trẻ mẫu giáo. Đất nước ngày càng đổi mới, yêu cầu xã hội ngày càng cao, việc chất lượng đào tạo bậc đại học, cao đẳng đang là vấn đề nóng hổi, hơn bất cứ bậc học nào, TTCNT là yếu tố đóng vai trò then chốt cho chất lượng đào tạo. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính tích cực cũng như biện pháp nâng cao TTCNT của sinh viên. Ví dụ như: - Nguyễn Ngân Giang nghiên cứu về: “Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng giao thông vận tải 3” [13] - Đào Quốc Trí nghiên cứu: “Một số biện pháp tổ chức quá trình học tập nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của sinh viên các trường kỹ thuật quân sự” [29] - ThS. Võ Thị Ngọc Châu: “Nghiên cứu nhu cầu thành đạt và quan hệ của nó với tính tích cực nhận thức của sinh viên” [6] - Lê Thị Ngọc Thương, trong luận văn tốt nghiệp đại học: “Tìm hiểu mức độ biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên trường đại học sư phạm TP.HCM trong dạy học theo nhóm trong giờ lên lớp môn giáo dục học” [28] Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung và sâu về TTCNT và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt tại trường Cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài này được xem như một nghiên cứu khá lý thú. 10 1.2- NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1- Tính tích cực nhận thức 1.2.1.1- Tính tích cực Về thuật ngữ, tính tích cực tiếng Latinh là Activus, tiếng Anh là Activity, dùng để chỉ hai ý: Tính tích cực gắn bó với hoạt động, là trạng thái hoạt động. Tính tích cực bao hàm tính chủ động, tính chủ định có ý thức của chủ thể Tính tích cực là vấn đề trung tâm của nhiều khoa học, thường được bàn cãi về nhiều thuật ngữ, nguồn gốc và vai trò của nó. Với tư cách là một khái niệm cơ bản của triết học, tính tích cực đã được các triết gia nổi tiếng bàn tới như Ampeđôclơ (490-430 tr.cn), Platon (428-348 tr.cn), Aríttôt (384-322 tr.cn) hầu hết đều thống nhất ở một số điểm cơ bản: - Tính tích cực là thuộc tính chung của vật chất, tạo thành sự vận động của vật chất, có quá trình phát triển gắn với sự tự vận động của vật chất. - Tính tích cực thể hiện trong sự tác động thay đổi các khách thể khác có nghĩa là tạo ra sự biến đổi nhất định ở các khách thể, các vật thể có quan hệ đối tác với mình. - Tính tích cực là sự phát triển, biến đổi các trạng thái bên trong dưới ảnh hưởng của các tác động bên ngoài. Trong tâm lí học cũng có nhiều ý kiến định nghĩa khác nhau về tính tích cực, mỗi quan niệm đều xuất phát từ những góc độ, cách nhìn nhận riêng và có hạt nhân hợp lí cơ bản của nó. Trường phái hành vi chỉ chú ý tính tích cực của động tác tay chân bên ngoài như động tác bơi lội, đá banh hay chơi tennic. Tuy nhiên, cơ thể sống và chất vô cơ khác biệt ở những đặc điểm hành vi ở bản thân nó. Trong môi trường vô cơ cũng có những phản ứng nhưng bản thân chúng không có tính tích cực. Còn đối với cơ thể sống, những phản ứng đơn giản nhất cũng được thúc đẩy bởi tính tích cực của cơ thể. Hành vi của cơ thể sống có tính phức tạp không chỉ phụ thuộc vào trạng thái 11 bên trong cơ thể sống. Điểm yếu của trường phái hành vi chỉ chú ý đến nguyên nhân tích cực nằm ở bên ngoài. Nguyên nhân của tính tích cực theo những nghiên cứu gần đây cho rằng nó phụ thuộc vào hoàn cảnh đối tượng mà cơ thể sống hướng tới và nó còn phụ thuộc vào trạng thái bên trong cơ thể, đó là sự gặp gỡ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai trò động lực quyết định. Sự phản ánh tâm lí, theo A. N. Leônchiev không phải là sự phản ánh chết cứng của gương soi vì sự phản ánh tâm lí có tính chủ thể, là sự phản ánh tích cực, sinh động, sáng tạo - Đó là tính tích cực của nhân cách. Khi xem xét tính tích cực với tư cách là nhân cách, A. N. Leônchiev và V.P.Dintrencô cho rằng tính tích cực của nhân cách được biểu hiện trong quá trình nhận thức cảm tính, tư duy, ý chí- cảm xúc. Vì chỉ có tính tích cực của nhận thức cảm tính mới có hình tượng cảm tính. A. N. Leônchiev cho rằng: “muốn cho hình tượng nảy sinh, nếu chỉ có sự vật tác động một chiều thì chưa đủ, mà còn cần phải có quá trình “gặp gỡ” tích cực từ phía chủ thể. Điều đó cho thấy rằng đặc điểm của đối tượng tri giác không có sẵn và nó chỉ được phản ánh trong chủ thể một khi chủ thể tích cực phản ánh tri giác là quá trình phản ánh trọn vẹn, đó là sự tích cực hoạt động có định hướng. Sự phản ánh thụ động chỉ cho thấy cái bề ngoài còn phản ánh tích cực phản ánh cái bên trong. Khái niệm tính tích cực được đề cập, bàn cãi nhiều. Nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề tính tích cực theo nhiều góc độ khác nhau. Có bốn xu hướng chính: - Xu hướng thứ nhất, đại diện là S.Đ Smirnôp, V.P Dintrencô, V.I. Rômanôp: tính tích cực được xem xét từ góc độ chức năng, vai trò của chủ thể với thế giới bên ngoài . - Xu hướng thứ hai, đại diện là các nhà tâm lí học như P.Ia. Ganpêrin, A.A. Liublinxcaia, B.G. Iarôxepxki gắn tính tích cực với hành động và được thể hiện trong các mức độ lĩnh hội hành động khác nhau, đó cũng chính là chỉ số đo mức độ phát triển tính tích cực của chủ thể. 12 - Xu hướng thứ ba, điển hình như M.I.Lixina, A.N.Leônchiev, V.S.Iukevich nghiên cứu, đánh giá tính tích cực tiếp xúc của trẻ em thông qua các dấu hiệu biểu hiện, các thành tố tâm lí đặc trưng của tính tích cực. - Xu hướng thứ tư, qua cách xem xét thuật ngữ “tính tích cực” của các tác giả XHCN như L.M Ackhanghenxki ( Liên Xô), R. Minle (Cộng hòa dân chủ Đức), Ia. Nhêtôpilic ( Tiệp Khắc) v.vtính tích cực bao hàm bốn chỉ số: tính giá trị của hoạt động và tính tự nguyện; tính hiệu quả của hoạt động mà tính tích cực hướng tới; tính sáng tạo và tính phát triển. Nói tóm lại, tính tích cực nằm trong trạng thái hoạt động và được biểu hiện trong những nhóm hành động. Thuật ngữ “tính tích cực” để chỉ tính sẵn sàng với hoạt động, là nhu cầu đối với hoạt động. Ở đây nhu cầu vừa là biểu hiện vừa là thành tố tâm lí bên trong tạo nên nguồn gốc, động lực của tính tích cực. Nhu cầu cần phải được nhắc đến vì nó là nguồn gốc, động lực của tính tích cực. Nhu cầu này không phải thuần túy mang tính sinh học, bản năng mà là các nhu cầu mang tính người như nhu cầu lao động- tính tích cực lao động, nhu cầu học tập- tính tích cực học tập, nhu cầu nhận thức- tính tích cực nhận thức, nhu cầu giao tiếp- tính tích cực giao tiếp v.v nhu cầu tâm lí hoạt động của con người tồn tại như một thành tố tâm lí bên trong, động lực của tính tích cực. 1.2.1.2- Tính tích cực nhận thức Tính tích cực nhận thức được nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau: I.A. Lerơnnhérơ cho rằng tính tích cực nhận thức có liên quan với tính tích cực chung của nhân cách, là mong muốn nhận thức và tìm kiếm sự sáng tạo. N.A. Pôlôvnhicôva có quan niệm là sẵn sàng có xu hướng hoạt động nhận thức. Còn Đ.N. Uznađze lại cho rằng tính tích cực nhân cách là quá trình cá nhân thỏa mãn nhu cầu, nó xuất hiện trong mối quan hệ giữa chủ thể với thực tiễn. L.A Aristova cho đó là sự biểu hiện quan
Luận văn liên quan