Trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước nhằm đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế thị trường, điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới cách quản
lý trên cơ sở các công cụ quản lý thích hợp.
Ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng
hoá, hạch toán là một phạm trù kinh tế khách quan, là một công cụ quản lý quan
trọng và có hiệu quả trong hệ thống quản lý kinh tế, tài chính của đơn vị cũng như
trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với các doanh nhiệp nói chung và
đối với các doanh nghiệp xây dựng nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
vấn đề sống còn, vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải tự khẳng
định mình, phải biết phân tích những thông tin và úng xử những thông tin đó cho
phù hợp từ đó đưa ra những phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa vị
trí uy tín của mình trên thị trường.
Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp xây dựng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu
kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong đó, giá thành là chỉ tiêu chất lượng quan trọng qua
đó đánh giá được trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
Tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tiền đề để
tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ
quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự
toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư lao động tiền vốn, tình hình thực hiện
kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
86 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng 492, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tổ chức công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp tại công ty xây dựng 492
Lời mở đầu
Trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước nhằm đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế thị trường, điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới cách quản
lý trên cơ sở các công cụ quản lý thích hợp.
Ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng
hoá, hạch toán là một phạm trù kinh tế khách quan, là một công cụ quản lý quan
trọng và có hiệu quả trong hệ thống quản lý kinh tế, tài chính của đơn vị cũng như
trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với các doanh nhiệp nói chung và
đối với các doanh nghiệp xây dựng nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
vấn đề sống còn, vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải tự khẳng
định mình, phải biết phân tích những thông tin và úng xử những thông tin đó cho
phù hợp từ đó đưa ra những phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa vị
trí uy tín của mình trên thị trường.
Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp xây dựng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu
kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong đó, giá thành là chỉ tiêu chất lượng quan trọng qua
đó đánh giá được trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
Tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tiền đề để
tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ
quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự
toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư lao động tiền vốn, tình hình thực hiện
kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp phấn đấu hạ
giá thành, đề ra những biện pháp tích cực cho sự phát triển của sản xuất kinh
doanh và yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc tổ chức kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu tất yếu, luôn có
ý nghĩa hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập ở công ty xây dựng 492, nhận thấy được tầm quan
trọng của nó trong các đơn vị xây lắp và nhằm mục đích áp dụng những kiến thức
đã học trong trường, nâng cao tầm hiểu biết, bổ sung cho những kiến thức về lý
luận của mình em đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng 492”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 phần:
- Chương 1: Lý luận chung về công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp trong giai đoạn hiện nay.
- Chương 2: Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng 492
- Chương 2: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng 492
Chương 1:
Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ở doanh nghiệp xây dựng
1.1 Đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp, yêu cầu
nhiệm vụ của công tác xây lắp
1.1.1. Đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập nhằm tạo ra cơ sở vật
chất cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực
kinh tế quốc phòng cho đất nước. Vì vậy ngành xây dựng cơ bản đã sử dụng một
bộ phận lớn thu nhập kinh tế quốc dân nói chung, của quỹ tích luỹ nói riêng.
So với ngành khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc
trưng thể hiện rõ nét ở sản phẩm xây lắp, quá trình tạo sản phẩm của ngành. Sản
phẩm xây lắp là sản phẩm của công nghệ xây lắp và nó được gắn liền với một địa
điểm nhất định và được tạo bởi vật liệu xây lắp, máy móc thiết bị thi công vả lao
động.
Công tác xây dựng cơ bản thông thường do các doanh nghiệp xây lắp nhận
thầu tiến hành. Nên ngành sản xuất kinh doanh xây lắp có những đặc điểm chủ yếu
sau: Sản phẩm xây lắp là công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp,
mang tính đơn chiếc, thời gian sử dụng dài, có giá trị lớn. Nó mang tính cố định
nơi sản xuất, các điều kiện sản xuất như vật liệu, lao động, xe máy thi công phải di
chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm công trình. Quá trình thi công xây lắp chia
nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công gồm nhiều công việc khác nhau, các công
việc chủ yếu thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, thiên nhiên
như mưa nắng, lụt lội... Do đó quá trình và điều kiện thi công mang tính bất ỏn
định, nó luôn biến động theo địa điểm xây lắp và theo từng giai đoạn thi công của
công trình. Sản phẩm xây lắp thường được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá
thoả thuận với chủ đầu tư từ truớc, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thường
thể hiện không rõ.
1.1.2. Yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành công tác xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp:
ở nước ta trong những năm qua, đã xảy ra tình trạng lãng phí làm thất thoát
một lượng vốn đầu tư khá lớn. Để hạn chế tình trạng này, Nhà nước trực tiếp quản
lý giá xây lắp thông qua ban hành các chế độ chính sách về giá, các nguyên tắc lập
dự toán, các căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá xây láp cơ bản để xác định
tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán công trình và dự toán cho từng hạng mục công
trình.
Mặt khác, do tính đặc thù của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp
nên việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là một quá trình khó khăn và phức tạp.
Trong tiến trình thi công công trình, phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo đúng
hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Mỗi công trình được tiến hành theo đơn
đặt hàng cụ thể phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Vì thế, khi thực hiện các
dơn đặt hàng các dơn vị xây lắp phải bàn giao đúng tiến độ đúng thiết kế kỹ thuật,
đảm bảo chất lượng công trình. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
đầu tư trong và ngoài nước. Khi bàn giao công trình thì giá thanh toán công trình là
giá trúng thầu và các điều kiện ghi trong hợp đồng giữa chủ thầu và chủ đầu tư.
Giá trúng thầu không được vượt quá tổng dự toán được duyệt.
1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành công tác xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp.
Trong quản trị doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp xây lắp nói
riêng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng
phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua số
liệu do bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cung cấp, các nhà quản
lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động,
từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ cũng như kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định
mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình sử dụng lao động vật tư tiền vốn hiệu quả
tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành từ đó đề ra các biện
pháp kịp thời, hữu hiệu hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Việc phân tích đánh giá đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa
trên việc tính giá thành sản phẩm chính xác mà việc đó lại chịu ảnh hưởng của việc
tập hợp chi phí sản xuất. Do vậy việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng và là yêu cầu cấp
bách của nền kinh tế thi trường. Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở
doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cần thực hiện tốt các
nhiệm vụ sau:
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phù
hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá
thầnh sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối
tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và các
khoản mục giá thành .
- Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ( trên thuyết minh báo cáo tài
chính); đinh kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh
nghiệp.
- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp
lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một
cách đầy đủ chính xác.
1. 2. Những lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp xây lắp
1. 2.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải sử dụng huy động các nguồn
tài lực, vật lực ( lao động, vật tư, tiền vốn...) để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản
phẩm, thực hiện các công việc lao vụ dịch vụ... Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp
phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình
hoạt động của mình.
Như vậy chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao
phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà các doanh
nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ
nhất định.Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn- chuyển dịch giá trị của các yếu
tố sản xuất váo các đối tượng tính giá ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ )
Trong điều kiện thị trường luôn biến động, việc đánh giá chính xác chi phí
sản xuất vừa là một yếu tố khách quan vừa là một yêu cầu hết sức quan trọng trong
việc cung cấp thông tin cần thiết cho yêu cầu quản lý lãnh đạo trong doanh nghiệp.
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng có rất nhiều loại, nhiều khoản
khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí... trong quá trình kinh
doanh do đó yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin đối với chi phí sản xuất
kinh doanh cũng khác nhau. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, đảm
bảo cung cấp các thông tin về chi phí đáp ứng yêu cầu của đối tượng sử dụng
thông tin, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất và phải tổ chức kế
toán chi phí theo cách phân loại đó. Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác
nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác
nhau. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng
nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Dưới đây chỉ đề cập đến hai cách
phân loại chủ yếu đối với chi phí sản xuất của doanh nghiệp:
1.2.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế:
Là toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có cùng tính chất,
nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, bộ phận nào, lĩnh vực
hoạt động nào, mục đích và tác dụng của chi phí đó như thế nào. Theo cách phân
loại này toàn bộ chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố
ch phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: là bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao
động như nguyên vật liệu chính, vậy liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật
liệu thiết bị xây dựng cơ bản...
- Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên
tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ
cho sản xuất
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ mua
ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp như chi phí về điện,
nước, điện thoại...
- Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho các hoạt động
của doanh nghiệp ngoài các loại chi phí đã nêu trên.
Theo cách phân loại này cáo tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí
của lĩnh vực sản xuất: cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ
sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch
cân đối về cung cấp vật tư, lao động tiền lương, khấu hao tài sản cố định... làm cơ
sở cung cấp thong tin cho các nhà quản trị doaanh nghiệp tiến hành phân tích cho
tình hình thực hiện dự toán chi phí.
1.2.2.2 Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí:
Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia thành các loại sau đây:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí các loại vật liệu chính, vật liệu
phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình sử dụng trong quá trình sản xuất
xây lắp. Nó không bao gồm giá trị vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công,
vật liệu quản lý đội công trình, chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho mục đích sản
xuất chung.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương cơ bản, phụ cấp, lương
phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất cần thiết để hoàn thành
sản phẩm xây lắp.
- Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình
sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy, gồm:
chi phí khấu hao may thi công, chi phí thường xuyên máy móc thi công, động lực,
tiền lương của công nhân điều khiển máy và các chi phí khác.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trình sản
xuất thi công, các chi phí cho bộ máy quản lý tổ đội, các khoản trích bảo hiểm y tế,
xã hội, kinh phí công đoàn...
Theo cách phân loại này,có tác dụng phục vụ cho quản lý chi phí theo định
mức,là cơ sở cho việc tập hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế họach giá thành và
định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
Hai cách phân loại chi phí trên là hai cách phân loại mà nhất thiết doanh
nghiệp đều phải thực hiện để cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính
cũng như theo yêu cầu của chế dộ kế toán hiện nay. Ngoài hai cách phân loại này,
chi phí sản xuất có thể được phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với khối
lượng sản phẩm, công việc, lao vụ thành chi phí khả biến và chi phí bất biến; hoặc
có thể phân theo phương pháp tập hợp chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí
gián tiếp.
Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng, phục vụ cho
từng đối tượng quản lý, từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng giữa các
cách phân loại này luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất toàn bộ
chi phí phát sinh trong phạm vi từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
1.2.3. Giá thành sản phẩm xây lắp.
1.2.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp.
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: mặt hao phí
sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả các chi phí phát sinh và các chi phí liên
quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ tạo nên chỉ
tiêu giá thành sản phẩm.
Trong doanh nghiệp xây dựng để thi công một công trình, hay hoàn thành
một khối lượng công việc nhất định cần phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định.
Những chi phí này cấu thành nên giá thành công trình hay hạng mục công trình
hoàn thành. Như vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản
xuất chung tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công tác
xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước hoàn thành, nghiệm thu bàn giao công
trình và tiếp nhận thanh toán.
1.2.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm công tác xây lắp
Đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu
xây dựng giá cả, giá thành sản xuất được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm
vi tính toán khác nhau. Trong lý thuyết cũng như trong thực tế, ngoài khái niệm giá
thành xã hội, giá thành cá biệt còn có khái niệm giá thành công xưởng, giá thành
toàn bộ...
1.2.3.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này, trong các doanh nghiệp xây lắp giá thành được chia
thành: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.
- Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây
lắp công trình, hạng mục công trình. Giá thành công tác xây lắp được xác định trên
cơ sở khối lượng công tác xây lắp thiết kế được duyệt, các định mức dự toán và
đơn giá xây dựng cơ bản của Nhà nước.
Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán ở phần lãi định mức:
Ta có:
Giá thành dự toán của = Giá thành dự toán của + lãi định mức
công trình, hạng mục CT công trình, hạng mục CT
Giá thành dự toán phản ánh trình độ tổ chức kỹ thuật nói chung của toàn xã
hội vì cơ sở để xác định là khối lượng được phê duyệt, cả định mức dự toán và đơn
giá xây dựng cơ bản hiện hành.
Để thực hiện thi công xây lắp một công trình thì đơn vị thường tham gia
đấu thầu. Đơn vị thắng thầu là đơn vị có giá thầu hợp lý đảm bảo chất lượng thi
công công trình. Do vậy giá thành dự toán công trình, hạng mục công trình được
chia làm hai loại: giá thành đấu thầu công tác xây lắp và giá thành hợp đồng công
tác xây lắp.
- Giá thành kế hoạch công tác xây lắp: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở
những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi
công. Giá thành kế hoạch được tính theo công thức sau:
Giá thành kế hoạch của = Giá thành dự toán của _ Mức hạ giá
thành
công trình, hạng mục CT công trình, hạng mục CT kế hoạch
- Giá thành thực tế công tác xây lắp: Là biểu hiện bằng tiền của những chi phí
thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng xây lắp nhất định.
Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp. Nó không chỉ bao gồm những chi
phí phát sinh trong định mức mà gồm những chi phí thực tế phất sinh như hư hao,
mất mát... do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp.
Trong quá trình thi công công trình, cùng một đối tượng xây lắp khi xây dựng
giá thành và tổ chức thức hiện kế hoạch giá thành phải đảm bảo nguyên tắc sau:
Giá thành dự toán > giá thành kế họach > Giá thành thực tế.
1.2.3.2.2 Phân loại giá thành theo pham vi phát sinh chi phí
Theo cách phân loại này giá thành bao gồm:
- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phất sinh liên
quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm tính cho một công việc, lao vụ đã hoàn
thành trong phạm vi một đội xây dựng.
- Giá thành toàn bộ sản phảm tiêu thụ : Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các
khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm:
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý
của sản phẩm của sản phẩm tiêu thụ doanh nghiệp.
Do yêu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản trị doanh nghiệp mà kế toán
còn phải tính toán và cung cấp thêm thông tin về các loại giá thành khác nhau như
giá thành của khối lượng xây lắp hoàn chỉnh, giá thành khối lượng xây lắp hoàn
thành quy ước. Trong đó:
+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của công trình, hạng
mục công trình đảm bảo chất lượng, đúng kỹ thuật thiết kế, đúng hợp đồng bàn
giao được bên A chấp nhận thanh toán.
+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành: là giá thành của khối lượng xây
lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và thoã mãn các điều kiện sau:
- Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng kỹ thuật.
- Khối lượng phải xác định một cách cụ thể và được bên chủ đầu tư nghiệm
thu và cháp nhận được thanh toán
- Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
1.3. Nội dung công tác hạch toán chi phí sản xuất
1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Để hạch toán