Với sự đổi mới cơchếquản lý kinh tếnhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế
thịtrường, đã buộc các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng cơ
bản phải tìm ra con đường đúng đắn và phương án sản xuất kinh doanh tối ưu để
có thể đứng vững trong nền kinh tếthịtrường. Đểdành lợi nhuận tối đa, cơchế
hạch toán đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng cơbản phải trang trải được các chi
phí bỏra và có lãi. Mặt khác, các công trình xây dựng cơbản hiện nay đang tổ
chức theo phương thức đấu thầu. Do vậy giá trịdựtoán được tính toán một cách
chính xác. Điều này không cho phép các doanh nghiệp sửdụng lãng phí vốn đầu
tư.
Để đáp ứng yêu cầu trên, các doanh gnhiệp trong quá trình sản xuất phải tính
toán được các chi phí sản xuất bỏra một cách chính xác, đầy đủvà kịp thời. Hạch
toán chính xác chi phí là cơsở đểtính đúng tính đủgiá thành. Từ đó giúp cho
doanh nghiệp hạthấp chi phí tới mức tối đa, hạthấp giá thành sản phẩm, biện pháp
tốt nhất đểtăng lợi nhuận. Bởi vì vật liệu chiếm tỉtrọng lớn trong kết cấu giá thành
sản phẩm. Đặc biệt trong xây dựng cơbản chiém tới 70% giá trịcông trình. Vì vậy
làm tốt công tác kếtoán NVL là nhân tốquyết định làm hạthấp giá thành, tăng thu
nhập cho doanh nghiệp. Đây là một vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm
hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kếtoán nguyên vật liệu trong
việc quản lý chi phí của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ
Phần ĐT&XD Bảo Quân em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đềtài "Tổchức công
tác kếtoán nguyên vật liệu ởcông ty CổPhần ĐT&XD Bảo Quân " làm
chuyên đềtốt nghiệp của mình. Trong quá trình nghiên cứu vềlý luận thực tế để
hoàn thành đềtài. Em nhận được sựtận tình giúp đỡcủa Thầy giáo TS Hà Đức
Trụvà các cô phòng tài chính kếtoán công ty CổPhần ĐT&XD Bảo Quân. Kết
hợp với kiến thức học hỏi ởtrường và sựnỗlực của bản thân nhưng do thời gian
và trình độchuyên môn còn hạn chế, nên chuyên đềcủa em không thểtránh khỏi
những thiếu sót.
Nội dung của chuyên đềnày ngoài lời mở đầu và kết luận được chia làm
3phần:
Phần thứnhất: Những vấn đềlý luận chung vềtổchức công tác kếtoán
nguyên vật liệu công cụdụng cụ ởdoanh nghiệp xây lắp.
Phần thứhai: Tình hình thực tếtổchức công tác kếtoán nguyên vật liệu ở
công ty CổPhần ĐT&XD Bảo Quân.
Phần thứba: Một sốnhận xét và kiến nghịnhằm hoàn thiện công tác kế
toán Nguyên vật liệu ởcông ty CổPhần ĐT&XD Bảo Quân.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bảo Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Nga
2000D858
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu 1
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế
thị trường, đã buộc các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng cơ
bản phải tìm ra con đường đúng đắn và phương án sản xuất kinh doanh tối ưu để
có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Để dành lợi nhuận tối đa, cơ chế
hạch toán đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng cơ bản phải trang trải được các chi
phí bỏ ra và có lãi. Mặt khác, các công trình xây dựng cơ bản hiện nay đang tổ
chức theo phương thức đấu thầu. Do vậy giá trị dự toán được tính toán một cách
chính xác. Điều này không cho phép các doanh nghiệp sử dụng lãng phí vốn đầu
tư.
Để đáp ứng yêu cầu trên, các doanh gnhiệp trong quá trình sản xuất phải tính
toán được các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Hạch
toán chính xác chi phí là cơ sở để tính đúng tính đủ giá thành. Từ đó giúp cho
doanh nghiệp hạ thấp chi phí tới mức tối đa, hạ thấp giá thành sản phẩm, biện pháp
tốt nhất để tăng lợi nhuận. Bởi vì vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong kết cấu giá thành
sản phẩm. Đặc biệt trong xây dựng cơ bản chiém tới 70% giá trị công trình. Vì vậy
làm tốt công tác kế toán NVL là nhân tố quyết định làm hạ thấp giá thành, tăng thu
nhập cho doanh nghiệp. Đây là một vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm
hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu trong
việc quản lý chi phí của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ
Phần ĐT&XD Bảo Quân em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài "Tổ chức công
tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty Cổ Phần ĐT&XD Bảo Quân " làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trong quá trình nghiên cứu về lý luận thực tế để
hoàn thành đề tài. Em nhận được sự tận tình giúp đỡ của Thầy giáo TS Hà Đức
Trụ và các cô phòng tài chính kế toán công ty Cổ Phần ĐT&XD Bảo Quân. Kết
hợp với kiến thức học hỏi ở trường và sự nỗ lực của bản thân nhưng do thời gian
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Nga
2000D858
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu 2
và trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi
những thiếu sót.
Nội dung của chuyên đề này ngoài lời mở đầu và kết luận được chia làm
3phần:
Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán
nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở doanh nghiệp xây lắp.
Phần thứ hai: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở
công ty Cổ Phần ĐT&XD Bảo Quân.
Phần thứ ba: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế
toán Nguyên vật liệu ở công ty Cổ Phần ĐT&XD Bảo Quân.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Nga
2000D858
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu 3
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NVL TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
I. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp
xây lắp:
1. Đặc điểm và vai trò của NVL đối với quá trình xây lắp:
a.Đặc điểm của nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quá
trình SXKD là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới. Trong quá trình sản
xuất tạo ra sản phẩm mới, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, chúng bị
hao mòn toàn bộ và bị thay đổi về hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể
của sản phẩm. Về mặt giá trị NVL chuyển dịch toàn bộ một lần giá trị vào giá trị
sản phẩm mới tạo ra.
b.Vai trò của NVL đối với quá trình xây lắp:
Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí về NVL thường chiếm tỉ trọng lớn từ
65%-70% trong tổng giá trị công trình. Mỗi sự biến động về chi phí NVL cũng làm
ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc cung cấp
vật liệu còn cần đảm bảo giá cả hợp lý tạo đều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả. NVL có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động SXKD của doanh
nghiệp. Nếu thiếu NVL thì không thể tiến hành được các hoạt động sản xuất vật
chất nói chung và quá trình thi công xây lấp nói riêng.
Trong quá trình thi công xây lắp công trình, thông qua kế toán NVL từ đó
có thể đánh giá những khoản chi phí chưa hợp lý, lãng phí hay tiết kiệm. Bởi vậy
cần tập chung quản lý chặt chẽ vật liệu ở tất cả các khâu nhằm hạ thấp chi phí sản
xuất sản phẩm, giảm mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất còn là cơ sở để tăng thêm
sản phẩm cho xã hội. Có thể nói rằng, NVL giữ vị trí quan trọng không thể thiếu
được trong quá trình thi công xây lắp.
2. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu:
Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động
SXKD của doanh nghiệp, kế toán thực sự là công cụ quan trọng để đáp ứng nhu
cầu quản lý của DN. Trong đó hoạch toán NVL là một phần quan trọng của công
tác kế toán. Bởi hạch toán kế toán NVL có đầy đủ, chính xác kịp thời mới giúp cho
lãnh đạo DN nắm bắt được tình hình thu mua, xuất dùng và dự trữ NVL để từ đó
đưa ra biện pháp quản lý cho phù hợp.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Nga
2000D858
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu 4
II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu:
1.Phân loại nguyên vật liệu:
Trong các DN sản xuất vật liệu bao gồm rất nhiều loại khác nhau, đặc biệt
trong nghành XDCB với nội dung kinh tế và tính năng lý hoá học khác nhau. Để
có thể quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loại vật liệu....càn
thiết phải tiến hành phân loại NVL.
a. Phân loại theo nội dung kinh tế:
-NVL chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp, là
cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm ( cát, xi măng, sỏi, sắt, thép....)
-NVL phụ: Là những loại vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, không
cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Vật liệu phụ chỉ tác dụng phụ trong quá
trình sản xuất, chế tạo sản phẩm: Làm tăng chất lượng vật liệu chính và sản phẩm,
phục vụ công tác quản lý, thi công, cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật bao gói sản
phẩm. Trong nghành XDCB gồm: sơn, dầu, mỡ...phục vụ cho quá trình sản xuất.
-Nhiên liệu: Về thực thể là một loại vật liệu phụ, nhưng có tác dụng cung
cấp nhiệt lượng trong quá trình thi công, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình
chế tạo sản phẩm có thể diễn ra bình thường. nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng,
khí, rắn như: xăng, dầu, than củi, hơi đốt dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất
sản phẩm, cho các phương tiện máy móc, thiết bị hoạt động.
-Phụ tùng thay thế: Là các phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa
chữa các máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải ( vòng bi, săm lốp..)
-Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị mà đơn vị sử dụng cho
đầu tư xây dựng cơ bản và cả những thiết bị cần lắp, công cụ, khí cụ và kết cấu
(bằng kim loại, bằng gỗ hoặc bằng bê tông ) dùng để lắp đặt các công trình XDCB.
-Phế liệu: là các vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài
sản có thể sử dụng lại hay bán ra ngoài .
-Vật liệu khác: là những vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất , chế tạo
sản phẩm gỗ, sắt, thép hoặc phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình thanh lý
TSCĐ.
b. Một số cách phân loại khác:
Ngoài cách phân loại theo nội dung kinh tế, trên thực tế còn sử dụng các
cách phân loại sau:
-Phân loại theo quyền sở hữu: bao gồm NVL tự có, NVL giữ hộ hay nhận
gia công chế biến...
-phân loại NVL theo nguồn hình thành: bao gồm NVL mua ngoài, NVL tự
sản xuất, NVL nhận cấp phát và hình thành từ nguồn khác...
2. Tính giá nguyên vật liệu:
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Nga
2000D858
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu 5
Tính giá NVL là một vấn đề quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL.
Tính giá NVL là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Trong công tác hạch toán
NVL ở các doanh nghiệp sản xuất, NVL được tính theo giá thực tế. Song do đặc
điểm của NVL có nhiều chủng loại, thường xuyên biến động trong quá trình sản
xuất kinh doanh và do yêu cầu của công tác kế toán NVL là phản ánh kịp thời tình
hình biến động và số hiện có của NVL nên trong công tác kế toán NVL còn có thể
đánh giá theo cách hạch toán.
2.1 Tính giá NVL theo giá thực tế:
a. Giá thực tế NVL nhập kho:
+ NVL nhập kho do mua ngoài: Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc
đối tượng nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị NVL mua vào là
giá thực tế không có VAT đầu vào. Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp
thuế VAT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng
chịu thuế VAT, giá trị NVL mua vào là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế
VAT đầu vào ) cộng với chi phí thu mua thực tế trừ đi các khoản chiết khấu, giảm
giá (nếu có ).
+ NVL thuê ngoài gia công chế biến: Thì trị giá vốn thực tế nhập kho là
giá thực tế của NVL xuất thuê ngoài gia công chế biến cộng với các chi phí vận
chuyển, bốc dỡ đến nơi thuê chế biến và từ nơi đó về DN cộng với số tiền phải trả
cho người gia công chế biến.
+ NVL nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liên doanh:
giá thực tế là giá thoả thuận do các bên xác định cộng với các chi phí tiếp nhận (
nếu có ).
+ Với phế liệu: giá thực tế là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị
thu hồi tối thiểu.
+ Với NVL được tặng, được cấp, giá trị thực tế tính theo giá thị trường
tương đương cộng chi phí liên quan đến việc tiếp nhận.
c. Giá thực tế NVL xuất kho:
Vật liệu thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau, do đó
giá thực tế của từng lần nhập kho không hoàn toàn giống nhau.Vì thế khi xuất kho
kế toán phải tính toán xác định được giá vốn thực tế xuất kho cho các nhu cầu, đối
tượng sử dụng khác nhau theo phương pháp tính giá vốn thực tế xuất kho đã đăng
ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. Để tính giá vốn
thực tế của NVL xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
-Phương pháp 1: Tính theo đơn giá thực tế tồn đầu kỳ
Theo phương pháp này thì giá thực tế NVL xuất kho được tính trên cơ sở
số lượng NVL xuất kho và đơn giá thực tế NVL tồn đầu kỳ.
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho X Đơn giá thực tế tồn đầu kỳ
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Nga
2000D858
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu 6
-Phương pháp 2: Tính theo giá thực tế đơn vị bình quân
Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ
Đơn giá thực tế
bình quân =
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho X Đơn giá thực tế bình quân
Người ta cũng có thể tính theo đơn giá bình quân cuối kỳ trước theo công
thức:
Giá thực tế tồn đầu kỳ ( cuối kỳ trước )
Giá đơn vị bình
quân cuối kỳ trước =
Lượng thực tế tồn đầu kỳ ( cuối kỳ trước )
Phương pháp này khá đơn giản nhưng phản ánh kịp thời tình hình vật liệu
trong kỳ và không tính đến biến động của giá cả vật liệu trong kỳ này.
-Phương pháp 3: Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này, hàng xuất kho thuộc lô nào thì lấy đúng đơn giá
nhập kho của chính lô hàng đó để tính giá vốn thực tế xuất kho.
-Phương pháp 4: Phương pháp nhập trước- xuất trước:
Theo phương pháp này số hàng nào nhập trước được tính giá trước tiên. xuất
hết số nhập trước rồi mới tính đến số nhập sau.
-Phương pháp 5: Phương pháp nhập sau- xuất trước:
Theo phương pháp này số hàng nào nhập sau được tính giá trước tiên, xuất
hết số nhập sau mới tính đến số nhập trước.
2.2 Đánh giá NVL theo giá hạch toán:
Do NVL có nhiều loại, nhiều thứ, thường xuyên tăng giảm trong quá trình
hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu của công tác kế toán NVL phải phản
ánh và cung cấp thông tin kịp thời tình hình biến động và số hiện có về NVL do
vậy trong công tác thực tế về hạch toán NVL còn có thể được đánh giá theo giá
hạch toán ( giá kế hoạch hay một giá ổn định trong kỳ hạch toán ). Trong trường
họp này vào cuối kỳ hạch toán, kế toán tính giá thực tế của NVL đã xuất kho trong
kỳ trên cơ sở hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán cuả NVL. Còn giá
hạch toán của NVL được sử dụng để hạch toán chi tiết hàng ngày tình hình nhập,
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Nga
2000D858
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu 7
xuất, tồn kho NVL và để đánh giá thực tế của NVL xuất dùng trong tháng và tồn
kho cuối tháng.
Cuối kỳ hạch toán tính giá thực tế của NVL thực hiện như sau:
-Tổng hợp giá trị thực tế và giá trị hạch toán của NVL tồn kho đầu tháng và
nhập kho trong tháng.
-Tính hệ số chênh lệch giá thực tế với giá hạch toán của NVL theo công
thức.
Giá thực tế của NVL Giá thực tế của NVL
tồn kho đầu tháng + nhập kho trong tháng
H =
Giá hạch toán của NVL Giá hạch toán của NVL
tồn kho đầu tháng + nhập kho trong tháng
- Tổng hợp giá trị hạch toán của NVL xuất kho trong tháng để tính giá thực
tế của NVL xuất kho trong tháng
Giá thực tế của Giá hạch toán của Hệ số chênh lệch
NVL xuất dùng = NVL xuất dùng X giữa giá thực tế với
trong tháng trong tháng giá hạch toán
III.Các phương pháp kế toán chi tiết NVL:
Trong DN, công việc quản lý NVL do nhiều đơn vị, bộ phận tham gia, nhưng
việc quản lý tình hình nhập xuất và tồn kho NVL chủ yếu do bộ phận kho và
phòng kế toán của DN thực hiện. Việc hạch toán, theo dõi chi tiết NVL được thực
hiện theo các phương pháp sau:
+ Phương pháp ghi thẻ song song
+ Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển.
+ Phương pháp sổ số dư.
Mỗi phương pháp đều có những nhược điểm riêng. Trong việc hạch toán chi
tiết vật liệu giữa kho và phòng kế toán cần có sự nghiên cứu lựa chọn phương pháp
thích hợp với điều kiện cụ thể của DN.Và như vậy cần nắm vững nội dung,ưu
nhược điểm và điều kiện áp dụng của mỗi phương pháp đó.
1. Phương pháp thẻ song song: ( Phụ lục 01 )
-ở kho: Việc ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng ngày do thủ kho tiến
hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Nga
2000D858
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu 8
Khi nhận các chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý,
hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ
thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi ( hoặc
kế toán xuống kho nhận ) các chứng từ xuất, nhập đã được phân loại theo từng thứ
vật liệu cho phòng kế toán.
-ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL để ghi chép
tình hình nhập, xuất tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Về cơ bản sổ (thẻ) kế
toán chi tiết NVL có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm các cột để ghi chép
theo chỉ tiêu gía trị. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết NVL và kiểm tra đối chiếu
với thẻ kho. Ngoài ra để có số liệu đối chiếu, kiểm tra với kế toán tổng hợp số liệu
kế toán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng. Tổng hợp nhập, xuất, tồn kho NVL theo
từng nhóm từng loại NVL.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu và phát hiện sai sót.
Nhược điểm: Phải ghi chi tiết NVL từng danh điểm, nên nếu nhiều loại NVL
thì sẽ rất phức tạp.
Thích hợp với các DN có ít chủng loại NVL, khối lượng các nghiệp vụ nhập
xuất ít, không thường xuyên.
2. Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển: ( Phụ lục 02 )
- ở kho: Việc ghi chép của thủ kho cũng thực hiện trên thẻ kho giống như
phương pháp thẻ song song.
-ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình
nhập – xuất – tồn kho của từng thứ NVL ở từng kho dùng cho cả năm, nhưng mỗi
tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân
chuyển, kế toán phải lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ
nhập xuất địng kỳ thủ kho gửi lên. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi cả
về chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số
liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp.
Ưu điểm: Giảm nhẹ việc ghi chép so với phương pháp thẻ song song, không
phụ thuộc vào danh điểm NVL.
Nhược điểm: Dồn công việc vào cuối kỳ kế toán, cung cấp thông tin chưa kịp
thời. Còn trùng lập.
Thích hợp trong các DN sản xuất không có nhiều nghiệp vụ nhập xuất, không
bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết NVL do vậy không có điều kiện để ghi chép,
theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày.
3. Phương pháp sổ số dư: ( Phụ lục 03 )
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Nga
2000D858
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu 9
-ở kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho,
nhưng định kỳ hay cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số
dư vào cột số lượng.
-ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để
ghi chép tình hình nhập, xuất. Từ các bảng kê nhập xuất kế toán lập bảng luỹ kế
nhập, luỹ kế xuất rồi từ các bảng luỹ kế lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho theo
từng nhóm, loại NVL theo chỉ tiêu giá trị.
Cuối tháng khi nhận sổ số dư thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuối
tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để
ghi vào cột số tiền trên sổ số dư.
Việc kiểm tra đối chiếu được căn cứ vào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và
bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn và số liệu kế toán tổng hợp.
Ưu điểm:Tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm
nhẹ việc ghi chép, thuận lợi cho việc cung cấp tài liệu, số liệu.
Nhược điểm: Hạch toán khá phức tạp, kiểm tra đối chiếu khó khăn, phải tổ
chức hạch toán cho từng danh điểm vật tư.
Thích hợp với các DN có khối lượng các nghiệp vụ kinh tế về nhập xuất NVL
diễn ra thường xuyên, nhiều chủng loại và đã xây dựng được hệ thống danh điểm
NVL.
IV. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu:
1. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên:
a.Đặc điểm của phương pháp:
Nguyên vật liệu là TSLĐ thuộc nhóm hàng tồn kho của DN. Phương pháp kê
khai hàng tồn kho là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên và có hệ thống
về tình hình nhập xuất tồn các loại NL trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp
khi có chứng từ nhập xuất hàng tồn kho. Vì vậy có thể xác định được giá trị hàng
tồn kho vào bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho nói chung được áp dụng
rộng rãi cho mọi loại hình DN có quy lớn nhỏ khác nhau.
b. Tài khoản kế toán sử dụng:
Để tiến hành kế toán tổng hợp nhập , xuất NVL theo phương pháp kê khai
thường xuyên kế toán sử dụng chủ yếu các tài khoản sau đây:
-TK 152 “ Nguyên liệu, nguyên vật liệu ”: Tài khoản này dùng để ghi chép
phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm vật liệu theo giá vốn thực tế.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của từng DN, TK 152 được mở
chi tiết theo yêu cầu quản lý.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Nga
2000D858
Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu 10
-TK 151 “ Hàng mua đang đi đường “ : Tài khoản này dùng để phản ánh các
loại vật tư hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người
bán nhưng chưa về nhập kho.
-TK 331 “ Phải trả cho người bán “ : Tài khoản này dùng để phản ánh quan
hệ thanh toán giữa DN với người cung cấp hàng hoá, vật tư cho DN.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý của DN, TK 331 cần được mở chi tiết cho từng
đối tượng cụ thể: từng người bán, người nhận thầu. TK 331 có số dư cả bên Nợ và
bên Có vậy cần chú ý khi lập bảng cân đối kế toán.
-TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho “ : Tài khoản này dùng để phản
ánh việc lập dự phòng và sử lý các tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi
có những băngf chứng chắc chắn về xsự giảm giá thường xuyên liên tục của hàng
tồn kho của DN.
-TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ ”: Tài khoản này dùng để phản ánh
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK liên quan khác như: 112 ( TGNH ),
621 ( CP NVL TT ), 627 ( CP SXC ), 641 ( CPBH ), 642 (CP QLDN ), 623 ( CP sủ
dụng MTC).
Ta có thể khái quát tổng hợp nhập, xuất NVL theo phương pháp kê khai
thường xuyên như trên Phụ