Luận văn Tổ chức hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng Huy Anh

Trong xã hội hiện đại ngày nay nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu xã hội như vậy đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải có cái nhìn nhạy bén, vấn đề kinh doanh có hiệu quả vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước không những bù đắp được chi phí bỏ ra mà phải có tích lũy đảm bảo quá trình tái sản xuất. Trước sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể trước hết là sự chuyển đổi của cơ chế thị trường. Nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, đã đạt được những thành tựu đáng kể ở các lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục, ngoại giao nhất là lĩnh vực kinh tế. Có được kết quả này một phần nhờ sự đóng góp của các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam không còn hoạt động theo cơ chế “giao nộp” mà hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh độc lập tức là doanh nghiệp phải tự trang trải chi phí, đảm bảo có lãi có quyền tự chủ về tài chính và thực hiện mọi nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Để thích ứng với cơ chế mới nhằm đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao trình độ quản lý và khả năng quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Các nhà doanh nghiệp phải được thị trường chấp nhận với chi phí bỏ ra là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo có lãi. Chính vì vậy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được các doanh nghiệp hết sức chú trọng, nó có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Công ty CPXD Huy Anh hoạt động theo luật nhà nước ban hành. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, xây dựng các công trình dân dụng Hiện nay các công trình xây dựng của công ty đều được thực hiện dưới hình thức đấu thầu giao khoán đòi hỏi không lãng phí vốn đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý chi phí có hiệu quả tính đúng giá thành sản phẩm là vấn đề công ty hết sức quan tâm.

doc72 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng Huy Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Tổ chức hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng Huy Anh TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Tuyết Lớp: D4LT-KT6 Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần xây dựng Huy Anh. 1.Tiến độ và thái độ thực tập của sinh viên: - Mức độ liên hệ với giáo viên: - Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở: - Tiến độ thực hiện: 2. Nội dung báo cáo: - Thực hiện các nội dung thực tập: - Thu thập và xử lý các số liệu thực tế: - Khả năng hiểu biết về thực tế và lý thuyết: 3. Hình thức trình bày: 4. Một số ý kiến khác: 5. Đánh giá cho điểm của giáo viên hướng dẫn: Hà Nội, ngày … tháng… năm 2011 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (ký và ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Cơ sở thực tập: Công ty Cổ phần xây dựng Huy Anh. Xác nhận sinh viên: Hoàng Thị Tuyết Lớp: D4LT-KT6 - Chấp hành kỷ luật lao động: (Thời gian, các quy định của đơn vị) - Quan hệ với cơ sở thực tập: - Năng lực chuyên môn: Ngày … tháng … năm 2011 ĐẠI DIỆN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP MỤC LỤC Nội dung Trang Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 1 Nhận xét của đơn vị thực tập 2 Mục lục 3 Các ký hiệu viết tắt 5 Danh mục các sơ đồ 6 Danh mục các bảng biểu 7 Lời mở đầu 8 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Mục tiêu và ý nghĩa của việc lựa chọn đề tài 9 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 9 4. Kết cấu của đề tài 9 Phần 1: Cơ sở lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm trong đơn vị xây lắp 11 1.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 11 1.1.1 Chi phí xây lắp và phân loại chi phí 11 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 11 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 11 1.1.2 Giá thành sản phẩm và cách phân loại giá thành sản phẩm 12 1.1.2.1 Khái niệm 12 1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 12 1.1.2.3 Nhiệm vụ 13 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 13 1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 14 1.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí xây lắp 14 1.2.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14 1.2.1.2 Đối tượng tính giá thành 15 1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 15 1.2.2.1 Các bước hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp 15 1.2.2.2 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên 23 1.2.2.3 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kiểm kê định kỳ 31 1.2.3 Kế toán khoán trong đơn vị xây lắp 33 1.2.3.1 Đặc điểm kế toán theo phương thức khoán gọn trong xây dựng cơ bản 33 1.2.3.2 Kế toán khoán trong đơn vị xây lắp nội bộ 34 Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD Huy Anh 36 2.1 Giới thiệu chung về Công ty CPXD Huy Anh 36 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPXD Huy Anh 36 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty CPXD Huy Anh 37 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ 37 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty CPXD Huy Anh 37 2.1.2.3 Tình hình lao động của Công ty CPXD Huy Anh 38 2.1.2.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CPXD Huy Anh 38 2.1.3 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh tại Công ty CPXD Huy Anh 39 2.1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty 40 2.1.5 Tổ chức bộ máy của Công ty CPXD Huy Anh 41 2.1.6 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CPXD Huy Anh 42 2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD Huy Anh 44 2.2.1 Công tác kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Cty CPXD Huy Anh 44 2.2.1.1 Công tác kế toán tại Cty CPXD Huy Anh 44 2.2.1.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Cty CPXD Huy Anh 44 2.2.2 Thực trạng về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD Huy Anh 45 2.2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 45 2.2.2.2 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty CPXD Huy Anh 46 2.2.2.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty CPXD Huy Anh 47 2.2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD Huy Anh 56 2.2.3.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 56 2.2.3.2 Tính giá thành sản phẩm sản xuất 63 Phần 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính Giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD Huy Anh 66 3.1 Nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD Huy Anh 66 3.2 Giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như công tác quản lý sản xuất của Công ty CPXD Huy Anh 67 Kết luận 69 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDC Công cụ dụng cụ CN Công nhân CNV Công nhân viên CPXD Cổ phần xây dựng CNTM Chi nhánh thương mại CT Công trình DD Dở dang DDĐK Dở dang đầu kỳ DDCK Dở dang cuối kỳ DN Doanh nghiệp DVMN Dịch vụ mua ngoài GTGT Gía trị gia tăng GTXL Giá thành xây lắp HMCT Hạng mục công trình H Đ Hoá đơn K/C Kết chuyển KLXLDD Khối lượng xây lắp dở dang KPCĐ Kinh phí công đoàn NCTT Nhân công trực tiếp NVL Nguyên vật liệu NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp MTC Máy thi công SXC Sản xuất chung SPDD Sản phẩm dở dang SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi phí Nhân công trực tiếp Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí Sử dụng máy thi công Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán chi phí Sản xuất chung Sơ đồ 6: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp Kiểm kê định kỳ Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán kế toán xây lắp nội bộ trường h p đơn vị nhận kế toán không có tổ chức hệ thống kế toán riêng Sơ đồ 9: Quy trình sản xuất chính của Công ty CPXD Huy Anh Sơ đồ 10: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CPXD Huy Anh Sơ đồ 11: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty CPXD Huy Anh Sơ đồ 12: Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình trường TH Nha Trang DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu số 1: Phiếu chi Biểu số 2: Hoá đơn giá trị gia tăng Biểu số 3: Phiếu nhập kho Biểu số 4: Phiếu nhập kho Biểu số 5: Phiếu nhập kho Biểu số 6: Bảng chấm công Biểu số 7: Bảng thanh toán tiền lương Biểu số 8: Sổ chứng từ ghi sổ Biểu số 9: Sổ chứng từ ghi sổ Biểu số 10: Sổ Quỹ Biểu số 11: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Biểu số 12: Sổ cái tài khoản LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại ngày nay nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu xã hội như vậy đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải có cái nhìn nhạy bén, vấn đề kinh doanh có hiệu quả vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước không những bù đắp được chi phí bỏ ra mà phải có tích lũy đảm bảo quá trình tái sản xuất. Trước sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể trước hết là sự chuyển đổi của cơ chế thị trường. Nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, đã đạt được những thành tựu đáng kể ở các lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục, ngoại giao… nhất là lĩnh vực kinh tế. Có được kết quả này một phần nhờ sự đóng góp của các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam không còn hoạt động theo cơ chế “giao nộp” mà hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh độc lập tức là doanh nghiệp phải tự trang trải chi phí, đảm bảo có lãi có quyền tự chủ về tài chính và thực hiện mọi nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Để thích ứng với cơ chế mới nhằm đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao trình độ quản lý và khả năng quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Các nhà doanh nghiệp phải được thị trường chấp nhận với chi phí bỏ ra là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo có lãi. Chính vì vậy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được các doanh nghiệp hết sức chú trọng, nó có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Công ty CPXD Huy Anh hoạt động theo luật nhà nước ban hành. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, xây dựng các công trình dân dụng … Hiện nay các công trình xây dựng của công ty đều được thực hiện dưới hình thức đấu thầu giao khoán đòi hỏi không lãng phí vốn đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý chi phí có hiệu quả tính đúng giá thành sản phẩm là vấn đề công ty hết sức quan tâm. Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn với mong muốn nâng cao nhận thức góp phần vào công tác báo cáo kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty nên em đã mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng Huy Anh” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề của mình. Mục đích chuyên đề là vận dụng lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào việc nghiên cứu thực tiễn công tác này tại công ty CPXD Huy Anh. 2. Mục tiêu và ý nghĩa của việc lựa chọn đề tài - Mục tiêu: Qua thời gian thực tập tai công ty em muốn tìm hiểu và củng cố vốn kiến thức về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp. Từ đó có thể nắm bắt được những yếu tố cơ bản hình thành nên nguồn tài chính trong đơn vị, nhận thấy những mặt mạnh, yếu của công ty để có thể đưa ra những ý kiến góp phần hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán cũng như công tác tổ chức quản lý từ đó có hướng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. - Ý nghĩa: Tìm hiểu công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công việc có ý nghĩa quan trọng. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành mà còn cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp. Nhà quản trị cần thông tin cho việc ra quyết định quản lý, nhà đầu tư cần thông tin cho hướng đầu tư của mình, người lao động cần thông tin liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ, cơ quan thuế, khách hàng… Định hướng được công việc trong tương lai của bản thân em là một kế toán viên trong đơn vị xây dựng cơ bản nên việc tiến hành tìm hiểu công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp sẽ bước đầu giúp em có cơ hội làm quen với thực tế sản xuất, củng cố kiến thức cho công việc sau này. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Chuyên đề của em tập chung nghiên cứu: - Tiến hành tìm hiểu những nét cơ bản về việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp. - Tìm hiểu quá trình hình thành phát triển, quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình lao động, tình hình tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, tình hình hạch toán kế toán theo chế độ hiện hành. 4. Kết cấu của đề tài Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính bao gồm 3 chương: Phần 1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp. Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tại công ty CPXD Huy Anh. Phần 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tại công ty CPXD Huy Anh. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến nhà trường đặc biệt là Cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các Anh Chị trong bộ phận kế toán của Công Ty CPXD Huy Anh đã giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình trong quá trình E thực tập tại Công Ty. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, công tác tốt, chúc Công Ty CPXD Huy Anh ngày càng phát triển hơn nữa. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Sinh viên thực tập: Hoàng Thị Tuyết Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐƠN VỊ XÂY LẮP. 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.1.1. Chi phí xây lắp và phân loại chi phí 1.1.1.1. Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định (Tháng, quý, năm...) và cấu thành nên giá trị của sản phẩm XL. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất - Chi phí NVL trực tiếp: là chi phí để tính hiện trạng xây lắp của các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển, bán thành phẩm cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp. Chi phí vật liệu trong xây lắp không bao gồm các vật liệu phụ, nhiên liệu dùng cho máy thi công, các loại vật liệu làm cho công trình như: lán trại che mưa, các chi phí vận chuyển trên đường nằm ngoài cự ly định mức lao động và định mức sử dụng máy thi công. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm lương cơ bản, khoán phụ cấp, lương phụ… có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân vận chuyển vật liệu thi công. - Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí trực tiếp liên quan đến sử dụng máy để sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm tiền khấu hao máy móc, tiền thuê máy, tiền lương của công nhân điều khiển máy, chi phí nhiên liệu động lực dùng cho máy thi công. - Chi phí sản xuất chính: là những khoản chi phí trực tiếp phục vụ cho sản xuất của công trình xây dựng. Chi phí sản xuất chính bao gồm tiền lương của bộ phận quản lý đội, BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng cho đội, chi phí hội họp, tiếp khách, điện thoại và chi phí chung khác. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục, đó cũng chính là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kì sau. 1.1.2. Giá thành sản phẩm xây lắp và phân loại giá thành 1.1.2.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan đến khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Với những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp người ta có thể tính giá thành cho mỗi loại sản phẩm sản xuất ra trong kỳ và giá thành đơn vị của sản phẩm đó là một trong những cơ sở quan trọng để xác định giá bán. Nhưng ở doanh nghiệp xây lắp do đặc điểm hoạt động kinh doanh và quản lý mà chỉ tiêu tính giá thành sản phẩm xây lắp có một số khác biệt sau: - Giá thành sản phẩm xây lắp mang một tính chất cá biệt, mỗi công trình, hạng mục công trình đều có một giá thành riêng. - Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị của bản thân thiết bị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình. - Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm: giá trị vật kết cấu và giá trị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị sưởi ấm, điều hòa nhiệt độ, thiết bị truyền dẫn. 1.1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp - Theo thời điểm và nguồn vốn số liệu tính giá thành chỉ tiêu giá thành trong xây lắp gồm: + Giá thành dự toán. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản có giá trị rất lớn thời gian thi công dài, mang tính đơn chiếc, kết cấu phức tạp và quy mô lớn. Do đó mỗi giai đoạn thiết kế có một dự toán tương ứng với mức độ chính xác và cụ thể khác nhau phù hợp với từng công trình, hạng mục công trình. Giá dự toán của công trình, hạng mục công trình được xác định như sau: Giá dự toán của công trình, hạng mục công trình = Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình + Lãi định mức + Giá thành kế hoạch. Giá thành kế hoạch là chỉ tiêu giá thành được xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch của công trình, hạng mục công trình = Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình - Mức hạ giá thành kế hoạch + Giá thành thực tế. Giá thành thực tế là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm: chi phí định mức, vượt định mức và các chi phí khác. Muốn đánh giá chính xác chất lượng sản xuất thi công của tổ chức công tác xây lắp, đòi hỏi chúng ta phải so sánh các loại giá thành trên với nhau với điều kiện phải đảm bảo tính thống nhất về thời điểm và cách tính toán so sánh trên cùng công trình. Giữa 3 loại giá thành này có mối quan hệ về mặt lượng như sau: Giá thành dự toán ³ Giá thành kế hoạch ³ Giá thành thực tế 1.1.2.3. Nhiệm vụ Để phục vụ tốt công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tính toán phản ánh một cách chính xác đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí ở các bộ phận, ở các tổ đội sản xuất, từng công trình, hạng mục công trình… và toàn công ty. - Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng công trình, hạng mục công trình cụ thể. - Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí như sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích. - Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành công trình, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 khái niệm giống nhau: chúng đều là các hao phí về lao động và các chỉ tiêu của doanh nghiệp. Tuy vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau trên những phương diện khác nhau: - Nói đến chi phí sản xuất là nói đến việc xét các hao phí trong một thời kỳ còn nói đến giá thành sản phẩm là xem xét đề cập đến mối quan hệ của chi phí đến quá trình sản xuất sản phẩm (đã hình thành). Đó là hai mặt của một quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. - Về mặt lượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc sau cuối kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát như sau: Z = Dđk + C – Dck trong đó: Z: tổng giá thành sản phẩm. Dđk: trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ. C: tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Dck: trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Giá thành sản phẩm xây lắp và chi phí sản xuất của công tác xây lắp chỉ thống nhất về mặt lượng trong trường hợp: đối tượng tập hợp các chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là một công trình được hoàn thành trong kỳ tính giá thành hoặc giá trị khối lượng công tác dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tài liệu kế toán tập hợp các chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Nếu coi tính giá thành sản phẩm là công việc chủ yếu trong công tác kế toán thì kế toán chi phí sản xuất có tác dụng quyết định đến tính chính xác của giá thành xây lắp. 1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí xây lắp 1.2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi
Luận văn liên quan