Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kĩ thuật đòi hỏi con người trong quá trình
làm việc phải không ngừng cập nhật những thông tin kiến thức, tri thức mới của nhân loại, hơn lúc nào
hết, trách nhiệm của các nhà giáo dục, đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy là phải làm cho người
học biết học cái gì và học như thế nào. Chính vì vậy, trong xu thế hội nhập giáo dục nước ta cần phải
đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Thực tiễn giáo dục của nước ta hiện nay đã và đang có những cải cách chú trọng đổi mới về
mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học trong đó coi đổi mới về phương pháp
là vấn đề trọng tâm. Theo mục 2 Điều 28 của Luật giáo dục 2005 có nêu “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”[107].
Qua đó cho thấy HS không chỉ được cung cấp những kiến thức cơ bản ở nhà trường mà còn
được trang bị phương pháp, cách thức, tự học ngay từ bậc phổ thông để HS có thể chủ động trong việc
học, khám phá, tìm tòi cập nhật những kiến thức mới của nhân loại để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với
ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS.
Trong phạm vi luận văn chúng tôi chọn chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí lớp 11
(nâng cao) để tiến hành nghiên cứu do ở chương này có nhiều kiến thức liên quan đến thực tế và ứng
dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi
trường”, Vật lí 11 (nâng cao) Trung học phổ thông theo định hướng phát huy tính tích cực, tự
lực, và sáng tạo của học sinh” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng
dạy học
175 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”, Vật lí 11 (nâng cao) Trung học phổ thông theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Ngô Thị Thanh Hoàng
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ XUÂN HỘI
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kĩ thuật đòi hỏi con người trong quá trình
làm việc phải không ngừng cập nhật những thông tin kiến thức, tri thức mới của nhân loại, hơn lúc nào
hết, trách nhiệm của các nhà giáo dục, đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy là phải làm cho người
học biết học cái gì và học như thế nào. Chính vì vậy, trong xu thế hội nhập giáo dục nước ta cần phải
đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Thực tiễn giáo dục của nước ta hiện nay đã và đang có những cải cách chú trọng đổi mới về
mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học trong đó coi đổi mới về phương pháp
là vấn đề trọng tâm. Theo mục 2 Điều 28 của Luật giáo dục 2005 có nêu “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”[107].
Qua đó cho thấy HS không chỉ được cung cấp những kiến thức cơ bản ở nhà trường mà còn
được trang bị phương pháp, cách thức, tự học ngay từ bậc phổ thông để HS có thể chủ động trong việc
học, khám phá, tìm tòi cập nhật những kiến thức mới của nhân loại để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với
ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS.
Trong phạm vi luận văn chúng tôi chọn chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí lớp 11
(nâng cao) để tiến hành nghiên cứu do ở chương này có nhiều kiến thức liên quan đến thực tế và ứng
dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi
trường”, Vật lí 11 (nâng cao) Trung học phổ thông theo định hướng phát huy tính tích cực, tự
lực, và sáng tạo của học sinh” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng
dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lí luận dạy học Vật lí để xây dựng tiến trình dạy học cho các bài học chương
“Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực,
và sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức hoạt động dạy học các bài học trong chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật
lí 11 (nâng cao) phù hợp về mặt khoa học, sư phạm và yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học thì
có thể phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở
trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học về đổi mới phương pháp dạy học Vật lí để thiết kế tiến trình
dạy học vật lí theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh.
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lí lớp 11 (nâng cao), nội dung kiến thức và kỹ
năng cần đạt được trong chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao).
Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phần mềm tin học trong việc thiết kế các bài giảng dạy
học và Website dạy học.
Vận dụng cơ sở lí luận dạy học để thiết kế tiến trình dạy học các bài học chương “Dòng điện
trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao).
Thực nghiệm sư phạm các tiến trình dạy học đã soạn thảo nhằm kiểm tra giả thuyết, đánh giá
tính khả thi và hiệu quả của việc dạy và học. Nêu được các kết luận về ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của đề tài.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động học của học sinh lớp 11 THPT và hoạt động dạy của giáo viên trong quá trình dạy
học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao).
Đối tượng nghiên cứu
Nội dung chương trình và phương pháp dạy học vật lí THPT.
Một số phần mềm ứng dụng hỗ trợ dạy học.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và thiết kế tiến trình dạy học các bài chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật
lí 11 (nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học Vật lí và sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí 11 (nâng cao)
THPT.
Nghiên cứu chương trình, nội dung chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng
cao).
Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng một số phần mềm tin học hỗ trợ dạy học Vật lí.
Điều tra
Quan sát, điều tra ý kiến của giáo viên và học sinh ở trường THPT để đưa ra nhận xét thực tiễn
của việc vận dụng dạy và học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 (nâng cao).
Thực nghiệm sư phạm
Kiểm tra giả thuyết và hoàn thiện các tiến trình dạy học.
Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm
định giả thuyết thống kê để phân biệt kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học
sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới.
Sau khi thiết kế tiến trình dạy học cụ thể các bài học chương “Dòng điện trong các môi trường”
Vật lí 11 (nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh có thể sử
dụng để dạy học trong một trường hoặc nhiều trường và có thể mở rộng cho toàn bộ chương trình Vật
lí 11 (nâng cao) THPT.
9. Dự kiến cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lí luận của dạy học Vật lí theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và
sáng tạo của học sinh
Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học các bài học chương “Dòng điện trong các môi trường”
Vật lí 11 (nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của học sinh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trong đó
Phần mở đầu có 4 trang.
Phần nội dung có 167 trang.
Phần kết luận có 2 trang.
Phần phụ lục có 23 trang.
Luận văn có sử dụng 107 tài liệu tham khảo.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC VẬT LÍ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC,
VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
1.1. Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay
1.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay
Trong Điều 2 của Luật giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
38/2005/QH ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2006 có nêu “Mục
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”[107].
Theo Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số
201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) ở mục 4.1.c có nêu mục
tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 là “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo
dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô,
vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học, đổi mới quản lí giáo dục cơ sở
pháp lí và phát huy nội lực phát triển giáo dục”[9].
Trong đó ở mục 4.2.b mục tiêu của giáo dục phổ thông có nêu “Thực hiện giáo dục toàn diện về
đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình
độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ
động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức
vào cuộc sống”[9].
Theo khoản 1 Điều 27 của Luật giáo dục 2005 có nêu “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào
cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [107].
Mục tiêu giáo dục là kim chỉ nam cho việc biên soạn chương trình, xác định nội dung, phương
pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá quá trình dạy học.
Theo Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 về đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình
giáo dục phổ thông ở mục 5.1.a có nêu “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện giảm tải, có
cơ cấu chương trình hợp lí vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức để phát triển năng lực của mỗi học sinh,
nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn, coi trọng kiến thức khoa học xã hội
và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu
của học sinh và tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực; quan tâm đầy
đủ đến giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khỏe và thẩm mỹ cho học sinh”[9].
Về chương trình giáo dục phổ thông ở khoản 1 Điều 29 của Luật giáo dục 2005 có nêu “Chương
trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng,
phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục
phổ thông”[107].
Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở khoản 1 Điều 28 Luật giáo dục 2005 có nêu “Giáo
dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành
nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ
bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát
triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh”[107].
Theo Chương trình hành động của ngành giáo dục: Thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH
TƯ Đảng khoá IX và Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 ở mục B.3. có nêu “Cải tiến phương
pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; tăng cường thực
hành, thực tập; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất; ứng dụng
mạnh mẽ công nghệ thông tin và các thành tựu khác của khoa học, công nghệ vào việc dạy và học”[9].
Theo Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 ở mục 5.2. ghi rõ “Đổi mới và hiện đại hoá
phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn
người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự
thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi
cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập,... ”[9].
Mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay không những góp phần hoàn thành nội dung kiến thức
cần học cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh hình thành và rèn luyện những kĩ năng và
những năng lực cần thiết để thích nghi với sự phát triển của xã hội, đảm bảo có thể hoà nhập vào cuộc
sống chung của nhân loại.
Như vậy, mục tiêu giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu, một
trong những nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đó là việc đổi mới phương pháp dạy học mà trọng tâm là
nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu
giáo dục trong thời kì mới.
1.1.2. Mục tiêu giáo dục của môn Vật lí phổ thông hiện nay
Dựa trên mục tiêu giáo dục chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định mục tiêu cụ thể cho
từng môn học trong đó môn Vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo
dục phổ thông. Việc giảng dạy môn Vật lí có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức
vật lí cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng và thói quen làm việc
khoa học; góp phần tạo ra ở họ các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phẩm chất về nhân
cách[4], [76]
Mục tiêu dạy học môn Vật lí trong nhà trường phổ thông nhằm:
1. Cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức Vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những
quan điểm hiện đại, bao gồm
a. Những khái niệm tương đối chính xác về các sự vật, hiện tượng, về quá trình vật lí thường
gặp trong đời sống và sản xuất thuộc các lĩnh vực như:
Cơ học: Khái niệm chất điểm, tốc độ, vận tốc, chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi
đều, chuyển động tròn đều, lực, phản lực, động năng, thế năng, cơ năng, và hiện tượng sự rơi tự do,
hiện tượng tăng giảm trọng lượng,
Nhiệt học và vật lí phân tử: Khái niệm chất khí, chất lỏng, chất rắn và hiện tượng căng bề mặt của
chất lỏng, hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn,
Điện học: Khái niệm về điện tích, điện trường, hiệu điện thế, điện môi, tụ điện, từ trường, hiện
tượng nhiệt điện, hiện tượng siêu dẫn,
Quang học: Khái niệm khúc xạ ánh sáng, phản xạ, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơghen, hiện
tượng tán sắc ánh sáng, hiện tượng giao thoa ánh sáng, hiện tượng quang điện,
Vật lí nguyên tử và vật lí hạt nhân: Khái niệm nguyên tử, sự phóng xạ, năng lượng liên kết,
b. Những định luật và nguyên lí vật lí cơ bản được trình bày phù hợp với năng lực toán học và
năng lực suy luận logic của học sinh
Cơ học: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều, định luật I, II, III Niutơn; định luật vạn vật
hấp dẫn, định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn cơ năng, định luật bảo toàn năng lượng,
Nhiệt học và vật lí phân tử: Định luật Bôilơ – Mariôt, Saclơ, Gayluyxăc; phương trình Clapêrôn –
Menđêlêep; nguyên lí I, II nhiệt động lực học,
Điện học: Định luật bảo toàn điện tích, định luật Jun – Lenxơ, định luật Ôm đối với toàn mạch, các
loại mạch điện; định luật Faraday, định luật Ampe,
Vật lí nguyên tử và vật lí hạt nhân: Định luật phóng xạ,
c. Thuyết vật lí quan trọng: Thuyết động học phân tử về chất khí, thuyết electron, thuyết lượng
tử ánh sáng, thuyết cấu tạo nguyên tử,
d. Những hiểu biết cần thiết về phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình hoá trong vật
lí học
Phương pháp thực nghiệm: Một vài ví dụ minh họa khả năng tổ chức hoạt động học tập, bồi dưỡng
phương pháp thực nghiệm cho học sinh như bài Định luật III Niutơn, định luật bảo toàn động lượng,
định luật Becnuli, hiện tượng tự cảm, hiện tượng căng mặt ngoài,
Phương pháp mô hình: gồm có các loại mô hình sử dụng trong Vật lí như:
Mô hình vật chất: Mô hình hệ mặt trời, mô hình con lắc toán học, mô hình động cơ đốt trong,
Mô hình lý tưởng: Mô hình ký hiệu, mô hình trường hấp dẫn,
Mô hình đồ thị: Đường đặc tuyến Vôn – Ampe, đồ thị đường đẳng tích, đẳng áp, đồ thị nóng
chảy hay đông đặc của các chất,
Mô hình logic toán
Mô hình biểu tượng: Mô hình khí lí tưởng, mô hình cấu trúc nguyên tử, cấu trúc mạng tinh thể,
mô hình lưỡng tính sóng - hạt,
e. Những nguyên tắc cơ bản của các ứng dụng quan trọng nhất của vật lí trong đời sống sản
xuất: Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh, nguyên tắc hoạt động của nhà máy điện
nguyên tử, nguyên tắc cơ bản của quang trở, pin quang điện, nguyên tắc máy biến thế, máy phát điện,
động cơ điện,
Quan điểm hiện đại được thể hiện ở hai quan điểm năng lượng và cấu trúc cơ chế
a. Quan điểm năng lượng: Cơ năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng; điện trường và từ
trường có năng lượng.
21
2
W CU hay
2
99.10 .8
EW V
21
2
W LI hay 7 21 .10 .
8
W B V
b. Cấu trúc cơ chế: Quan điểm vi mô là đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng vật lí để tìm
hiểu nguyên nhân tại sao để từ đó giải thích. Ví dụ như tại sao khí gây áp suất lên bình, tại sao kim loại
dẫn điện tốt, nguyên nhân gây ra điện trở kim loại là gì, tại sao dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại sẽ
gây ra tác dụng nhiệt, tại sao điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ, bản chất dòng điện trong
kim loại là gì, để trả lời các câu hỏi trên ta phải giải thích bằng cấu trúc vi mô.
Trong chương trình vật lí phổ thông có rất nhiều kiến thức phù hợp với quan điểm hiện đại.
2. Rèn luyện và phát triển các kĩ năng cơ bản
a. Quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày hoặc
trong các thí nghiệm, điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông
tin cần thiết cho việc học tập môn vật lí.
b. Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, kĩ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lí
đơn giản.
c. Phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản
về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí, cũng như đề xuất phương
án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
d. Vận dụng kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lí, giải các bài tập vật lí
và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông.
e. Sử dụng các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu
biết, cũng như kết quả thu được qua thu thập và xử lí thông tin.
3. Hình thành và rèn luyện các thái độ, tình cảm
a. Có hứng thú học vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng đối với những đóng góp của vật
lí học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
b. Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp
tác trong việc học tập môn vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
c. Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập
cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.
Như vậy, với một khối lượng kiến thức lớn cần cung cấp cho HS, nếu chỉ sử dụng phương pháp
giáo dục truyền thống thì không thể đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục, do đó để HS nắm
vững những kiến thức trên, có hứng thú học tập và có thể vận dụng kiến thức vào trong thực tế thì cần
phải đổi mới phương pháp dạy học mà chủ yếu là chú trọng đến phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, tự lực, và sáng tạo của HS.
1.1.3. Các dạng mục tiêu trong dạy học vật lí
Mục tiêu được đề ra nhằm đảm bảo thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản của vật lí học [76].
Nhóm mục tiêu nhận thức: Theo B.Bloom: có 6 mức độ trong lĩnh vực nhận thức là biết, hiểu, vận
dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Nhóm mục tiêu tình cảm: Theo B.Bloom và Masior có 4 mức độ là tiếp nhận, đáp ứng, định giá, tổ
chức.
Nhóm mục tiêu tâm - vận động: Các mức độ thành thạo của kỹ năng thực hiện hành động là bắt
chước, thao tác, hành động chuẩn xác, hành động phối hợp, hành động tự nhiên.
Từ đó, chúng ta chọn những phương pháp dạy học có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện
mục tiêu dạy học vì nó có tính chất quyết định đến việc thực hiện mục tiêu dạy học và chất lượng dạy
học. Khi xem xét việc thực hiện mục tiêu dạy học nhất định thì có một số phương pháp dạy học có khả
năng cao hơn các phương pháp dạy học khác. Nếu đặt mục tiêu nhanh chóng truyền thụ cho xong nội
dung quy định của chương trình thì phương pháp dạy học thuyết trình có vị trí quan trọng, nhưng nếu
đặt mục tiêu phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh thì cần chọn phương pháp dạy học khác
[52].
Bảng 1.1. K