Chúng ta nhận thấy rằng cách dạy chủ yếu của đa số giáo viên từ nhiều năm
nay là: thuyết trình có kết hợp đàm thoại. Thầy chủ quan truyền đạt, trò thụ động
ghi nhớ. Phương pháp dạy học truyền thống này tuy đã đạt được những thành tựu
quan trọng và có vị trí trong một thời kì nhất định. Nhưng hiện nay đã có ý kiến
thống nhất về việc dạy học nói chung và dạy học vật lí nói riêng chưa đáp ứng nhu
cầu phát triển tư duy, năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng của học sinh với nhịp
điệu phát triển nhanh của cuộc sống.
Mà mục tiêu giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay đã được xác định
rõ tại Hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 2
(khoá 8). Một trong những mục tiêu đó là đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất và năng
lực sau: “Có ý thức cộng đồng và phát huy tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức
khoa học và công nghệ hiện đại. Có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có
tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật ”.
Và ở điều 24 về nội dung và phuơng pháp giáo dục phổ thông khẳng định
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
162 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 9904 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức hoạt động học tập tự lực – sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT ban cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,,
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ TUYẾT MAI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TỰ LỰC – SÁNG
TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
“CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” LỚP 10 THPT BAN
CƠ BẢN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp
dạy học môn Vật Lý
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn:
Thầy hướng dẫn, TS. Nguyễn Mạnh Hùng – người đã trực tiếp khuyến khích,
động viên, hướng dẫn tôi thực hiện hoàn thành đề tài bằng tất cả sự tận tình và
trách nhiệm.
Quý thầy cô trong tổ Phương Pháp Giảng Dạy, khoa Vật Lí, thư viện , phòng
Khoa Học Công Nghệ Sau Đại Học trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí
Minh, quý thầy cô trong thư viện Khoa Học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh đã
khuyến khích, quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và
thực hiện đề tài .
Ban Giám Hiệu, quý thầy cô trong bộ môn Vật lí trường THPT Vĩnh Hưng .
Quý thầy cô bộ môn Vật lí các trường THPT Tân Hưng, THPT Mộc Hóa, THPT
Tân Thạnh, Thạnh Hóa đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài.
Tác giả
Võ Thị Tuyết Mai
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta nhận thấy rằng cách dạy chủ yếu của đa số giáo viên từ nhiều năm
nay là: thuyết trình có kết hợp đàm thoại. Thầy chủ quan truyền đạt, trò thụ động
ghi nhớ. Phương pháp dạy học truyền thống này tuy đã đạt được những thành tựu
quan trọng và có vị trí trong một thời kì nhất định. Nhưng hiện nay đã có ý kiến
thống nhất về việc dạy học nói chung và dạy học vật lí nói riêng chưa đáp ứng nhu
cầu phát triển tư duy, năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng của học sinh với nhịp
điệu phát triển nhanh của cuộc sống.
Mà mục tiêu giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay đã được xác định
rõ tại Hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 2
(khoá 8). Một trong những mục tiêu đó là đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất và năng
lực sau: “Có ý thức cộng đồng và phát huy tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức
khoa học và công nghệ hiện đại. Có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có
tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật ”.
Và ở điều 24 về nội dung và phuơng pháp giáo dục phổ thông khẳng định
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
Còn trong phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã có sự
thống nhất về việc cần thiết phải thực hiện nguyên tắc dạy học trong hoạt động và
bằng hoạt động. Và theo nguyên tắc này thì giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn cho
học sinh hoạt động học tập trong quá trình dạy học nhằm lĩnh hội kiến thức và hình
thành nhân cách. Đặc biệt là hình thành năng lực tự học và năng lực sáng tạo giải
quyết vấn đề và tư duy khoa học.
Chính những điều nói trên cho thấy việc cần thiết phải đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học, trong đó có dạy học vật lí đã trở thành vấn đề cấp thiết. Do
đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động học tập tự lực – sáng tạo
của học sinh trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT ban
cơ bản” nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới dạy học vật lí trong trường phổ
thông trong giai đoạn hiện nay.
2. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì cũng đã có nhiều nghiên cứu nói
về việc dạy học nhằm phát triển năng lực tự học và sáng tạo của học sinh như các
đề tài nghiên cứu sau: đề tài “Tổ chức hoạt động học tập tự lực cho học sinh trong
dạy học chương “Thuyết động học phân tử và chất khí lí tưởng” vật lí 10 THPT”
của tác giả Nguyễn Thục Uyên; đề tài “Tổ chức tình huống học tập và hướng dẫn
học sinh chiếm lĩnh kiến thức khi giảng dạy một số bài học của chương từ trường
lớp 11 THPT” của tác giả Trần Thị Thanh Trúc; đề tài “Tổ chức hoạt động học tập
của học sinh khi giảng dạy một số bài học của phần “Tĩnh học” lớp 10 THPT của
tác giả Hoàng Thị Huyền Trang; đề tài “Tổ chức hoạt động học tập vật lí cho học
sinh PTTH theo quan điểm nhận thức luận hiện đại và vận dụng vào chương “Định
luật bảo toàn động lượng” của tác giả Bùi Thị Thanh Loan; đề tài “Nghiên cứu, tổ
chức tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực , chiếm lĩnh kiến
thức trong quá trình học chương “Từ trường” lớp 11” của tác giả Nguyễn Thị
Ngọc Diễm; đề tài “Phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên trong dạy học
chương “Dòng điện trong các môi trường” thuộc chương trình vật lí cao đẳng sư
phạm thông qua việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học” của tác giả
Huỳnh Thị Kim Thoa; đề tài “Phát huy tính tích cực, tự lự và sáng tạo của học sinh
trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” lớp 12 THPT của tác giả
Thái Văn Vinh.
Chúng ta nhận thấy rằng để rèn luyện năng lực tự học và năng lực sáng tạo
cho học sinh thì cần phải tổ chức và tạo điều kiện cho học sinh tự lực giải quyết các
vấn đề của thực tiễn. Cụ thể, trong dạy học vật lí là tổ chức cho học sinh tự lực giải
quyết các vấn đề của vật lí học theo cách nghiên cứu của các nhà khoa học. Việc
nghiên cứu về cơ sở lí luận cũng đã được bàn luận nhiều nhưng việc nghiên cứu
ứng dụng đối với việc dạy từng kiến thức cụ thể của chương trình mới, cho từng
đối tượng học sinh cụ thể thì chưa được thực hiện đầy đủ. Ví dụ như: chưa có đề tài
nghiên cứu về việc tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện năng lực tự học và năng
lực sáng tạo cho học sinh khi dạy chương “các định luật bảo toàn” ở chương trình
vật lí 10 THPT ban cơ bản (đây là chương trình mới) đối với đối tượng học sinh
vùng sâu, vùng xa như học sinh các huyện Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An. Do
đó, tôi tiếp tục hướng nghiên cứu tổ chức hoạt động học tập tự lực – sáng tạo cho
học sinh trong dạy học vật lí và vận dụng cụ thể vào chương “các định luật bảo
toàn” của chương trình mới, của lớp 10 thuộc ban cơ bản, đối với đối tượng học
sinh của các huyện Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An. Các huyện Đồng Tháp
Mười của tỉnh Long An là các huyện còn khó khăn nhiều về kinh tế, điều kiện cơ sở
vật chất của trường học còn nhiều thiếu thốn. Còn về phía học sinh thì cũng có cả
những học sinh yếu, kém, lười học nhưng cũng có học sinh cần cù, chăm chỉ, thông
minh, học giỏi.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng lí luận dạy học hiện đại về tổ chức hoạt động học tập tự lực -sáng
tạo của học sinh để xây dựng được các tiến trình dạy học trong chương “ các định
luật bảo toàn” vật lí lớp 10 THPT ban cơ bản nhằm đạt mục tiêu phát triển hoạt
động tự lực chiếm lĩnh kiến thức và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng được các tiến trình dạy học phù hợp với quan điểm lí luận dạy
học hiện đại về tổ chức hoạt động học tập tự lực - sáng tạo thì có thể phát triển hoạt
động tự lực chiếm lĩnh kiến thức và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học hiện đại về việc thiết kế các tiến trình dạy
học vật lí theo hướng tổ chức hoạt động học tập tự lực- sáng tạo của học sinh.
- Xây dựng các tiến trình dạy học chương các định luật bảo toàn vật lí lớp 10
THPT ban cơ bản.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ phù
hợp, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng tiến trình và sau đó rút kinh nghiệm
để hoàn thiện chúng.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tư liệu về cơ sở lí luận dạy học hiện đại về tổ chức hoạt động
học tập tự lực - sáng tạo của học sinh.
- Nghiên cứu tư liệu về nội dung, con đường hình thành kiến thức, mục đích,
yêu cầu giảng dạy chương “các định luật bảo toàn” vật lí lớp 10 THPT ban cơ bản.
- Quan sát, điều tra về thực trạng dạy học phần các định luật bảo toàn ở các
trường THPT thuộc các huyện Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An.
- Dựa trên thực trạng đã biết rồi vận dụng lí luận để xây dựng các tiến trình
dạy học cụ thể.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hoàn thiện các tiến trình
dạy học đó.
7. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong dạy học vật lí ở
trường THPT.
8. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động học tập tự lực – sáng tạo của học sinh
trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT ban cơ bản cho học
sinh THPT ở các huyện Đồng Tháp Mười của Tỉnh Long An.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TỰ
LỰC- SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1. Dạy học vật lí theo hướng phát triển hoạt động học tập tự lực – sáng tạo
cho học sinh
1.1.1. Năng lực tự học và năng lực sáng tạo
1.1.1.1. Năng lực
“Năng lực là sự kết hợp linh hoạt, độc đáo nhiều đặc điểm tâm lí tạo thành
những điều kiện chủ quan thuận lợi giúp cá nhân tiếp thu dễ dàng, tập dượt nhanh
chóng và hoạt động hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó”.
“Năng lực là những thuộc tính tâm lí riêng của cá nhân, nhờ những thuộc tính
này mà con người hoàn thành tốt đẹp một loại hoạt động nào đó, mặt dù bỏ ra ít sức
lao động nhưng vẫn đạt kết quả cao”.
Tâm lí học hiện đại cho rằng: con người mới sinh ra chưa có năng lực, chưa
có nhân cách. Nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển năng lực là một vấn đề
phức tạp, tuân theo quy luật chung của sự phát triển nhân cách. Mà nhân cách được
hình thành và phát triển trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu giữa con
người với con người.
1.1.1.2. Tự học và năng lực tự học
Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn:Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,...) và có khi cả cơ
bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của cá nhân như: động cơ, tình
cảm, nhân sinh quan (trung thực, khách quan, không ngại khó, có ý chí, kiên trì,
nhẫn nại, ý chí muốn thi đỗ, lòng say mê khoa học, biết biến khó khăn thành thuận
lợi,... ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến nó thành sở
hữu của mình. Tự học là nội lực của người học, là nhân tố quyết định sự phát triển
bản thân người học, có tự học mới phát triển được tư duy độc lập, từ chỗ có tư duy
độc lập mới có tư duy phê phán, có khả năng phát hiện vấn đề và nhờ đó mới có tư
duy sáng tạo. “Cốt lõi của học là tự học. Hễ có học là có tự học vì không ai có thể
học hộ người khác được” .
Mặt dù có những cách phân loại các dạng hoạt động tự học khác nhau nhưng
nhìn chung lại , ta có thể phân ra hai dạng hoạt động tự học là tự học có sự hướng
dẫn của thầy và tự học hoàn toàn. Trong phạm vi của đề tài tôi đề cập chủ yếu đến
hoạt động tự học có sự hướng dẫn của thầy. Trong tự học có sự hướng dẫn của thầy,
giáo viên phải dạy cho học sinh cách tìm lấy kiến thức và làm chủ kiến thức.
Nói về tự học có sự hướng dẫn của thầy thì tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho
rằng học giáp mặt có khơi được khả năng tự học hay không là tùy ở nhận thức của
thầy và trò, nếu nhận thức đúng về vai trò trung tâm của học, nhất là tự học thì sẽ
sáng tạo ra được những cơ chế khác cơ chế hiện hành để khơi khả năng tự học ra
như giảm bớt thuyết giảng của thầy, tăng cường các công tác đòi hỏi độc lập tư
duy, độc lập nghiên cứu của trò. Khi vận dụng đối với trẻ em còn nhỏ thì người lớn
phải giúp các em học phải ý thức làm sao để các em không vi phạm phương châm
“học viên phải huy động hết mọi nguồn lực có trong tay và trong tầm tay trước khi
sử dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài.”
Nếu xem nội lực là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân người học
thì năng lực tự học (việc học) được xem là có ý nghĩa quyết định, việc học (tự học)
được lấy làm trung tâm.Trò là chủ thể, trung tâm, tự mình chiếm lĩnh tri thức, chân
lí bằng hành động của mình, sự phát triển từ bên trong.Thầy là tác nhân, hướng dẫn,
tổ chức, đạo diễn cho trò tự học. Người thầy giỏi là người dạy cho trò biết tự học.
Người học giỏi là người biết tự sáng tạo suốt đời. Song, tự học không có nghĩa là
học một mình, đơn thân độc mã, mà học trong sự hợp tác với các bạn, trong môi
trường xã hội, dưới sự hướng dẫn của thầy. Sẽ kém hiệu lực nếu không phát huy
được năng lực tự học của người học.Vấn đề đặt ra là không thể nhấn mạnh một
chiều nội lực hay ngoại lực mà là kết hợp mật thiết chặt chẽ nội và ngoại lực, nhằm
tiến tới một trình độ cao của chất lượng phát triển là cộng hưởng nội lực và ngoại
lực với nhau...để đặt mục tiêu đào tạo con người lao động tự chủ, năng động và
sáng tạo, có năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học.
[48, tr.151-152].
1.1.1.3. Sáng tạo, năng lực sáng tạo và những đặc trưng của năng lực
sáng tạo
* Sáng tạo
“Sáng tạo là loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay
vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị”.
Cụ thể hơn “sáng tạo là hoạt động tạo ra những cái mới chưa từng có trong tự
nhiên hay trong xã hội. Những cái mới này phải mang lại lợi ích và hiệu quả cho
con người.Trong dạy học người ta phân biệt hai cấp độ của sáng tạo là sáng tạo cái
mới chỉ đối với bản thân và sáng tạo cái mới đối với nhân loại.Trong quá trình học
tập vật lí của học sinh, hoạt động sáng tạo chủ yếu là sáng tạo khoa học tự nhiên
chủ yếu là cấp độ thứ 1. Nó thể hiện dưới nhiều hình thức như: sáng tạo xây dựng
các kiến thức vật lí (các khái niệm, định luật,...),sáng tạo vận dụng các kiến thức vật
lí như giải các bài tập vật lí, lập các mô hình vật lí, các thiết bị ứng dụng các nguyên
lí vật lí..., sáng tạo để cải tiến những cái cũ...”[26, tr.4].
* Năng lực sáng tạo
“Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị về vật chất và
tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những
hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới.”
Nói cách khác “năng lực sáng tạo thể hiện ở khả năng có thể tạo ra những cái
mới đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống mà bằng những kinh nghiệm và những
cái đã biết không đủ để đáp ứng được”, “năng lực sáng tạo thể hiện ở khả năng giải
quyết vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra”.
* Những đặc trưng của năng lực sáng tạo
Theo I.Ia.Lecne thì năng lực sáng tạo thường thể hiện qua các đặc trưng sau:
- Trong rất nhiều trường hợp, quá trình sáng tạo hầu như bao giờ cũng đòi hỏi
phải có sự tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng sang một tình huống mới. Sự liên hệ
giữa tình huống mới và tri thức cũ càng xa thì mức độ sáng tạo càng cao.
- Nhìn thấy những vấn đề mới trong các điều kiện quen biết “đúng quy
cách”.
- Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.
- Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu.Thực chất của năng lực
này là bao quát nhanh chóng, các bộ phận, các yếu tố của đối tượng trong mối
tương quan giữa chúng với nhau.
- Kĩ năng nhìn thấy nhiều lời giải cho một bài toán.Thực chất kĩ năng này là
hướng tâm lí chấp nhận những lời giải khác nhau, là khả năng xem xét đối tượng ở
những khía cạnh khác nhau, đôi khi mâu thuẫn lẫn nhau.
- Kĩ năng kết hợp những phương thức giải đã biết thành một phương thức
mới.
- Kĩ năng sáng tạo một phương thức giải độc đáo tuy đã biết những phương
thức khác. [26, tr.5], [32, tr. 17 - 22].
Theo tác giả Nguyễn Mạnh Hùng thì ngoài các đặc trưng đã nêu năng lực
sáng tạo còn có thêm các đặc trưng nữa là:
- Biết kiểm tra, đánh giá hiệu quả cách giải quyết vấn đề của bản thân và
của những người khác.
“- Biết điều chỉnh các phương án giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và
phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Tự chủ, tin tưởng vào khả năng giải quyết các vấn đề của bản thân. Không
nản chí trước một vấn đề khó mà tìm mọi cách để tìm ra một phương án tốt nhất.
Không thể lĩnh hội sáng tạo nhờ thu nhập thông tin truyền miệng hay xem biểu diễn
phương thức hành động. Đối với quy trình sáng tạo không thể lập được thuật toán,
không thể xây dựng hệ thống hành động nào để học sinh xem, chỉ có cách cho họ
xem sản phẩm, xem bản thân kết quả hành động. Để sáng tạo, học sinh bắt buộc
phải hoạt động. “Vai trò của trực giác và tưởng tượng trong sáng tạo là rất quan
trọng. Khi nói về đặc điểm của trực giác thì phần lớn các nhà khoa học cho rằng nó
cho ta một kết quả mới về nguyên tắc trong nháy mắt, không cần có sự tuần tự”.
1.1.2. Phát triển năng lực học tập tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy
học vật lí ở trường THPT
1.1.2.1. Cơ sở tâm lí và giáo dục
Thành tựu quan trọng nhất của tâm lí học phát triển, dùng làm cơ sở cho việc
xây dựng chiến lược dạy học mới, phương pháp dạy học mới hiện nay là hai lí
thuyết phát triển nhận thức của Jean piaget và Lep Vưgôtski.
Lí thuyết của piaget nhấn mạnh rằng: “học sinh giữ vai trò rất tích cực trong
việc thích nghi với môi trường”, “thiết lập lại trạng thái cân bằng giữa chủ thể và
môi trường.Chính sự thích nghi với môi trường là hoạt động thực tiễn của học
sinh”. Ông đã xác định có ba thời kỳ phát triển trí khôn ở trẻ em. Trong đó, trẻ em ở
lứa tuổi 14, 15 đã có khả năng tư duy logic (thao tác hình thành), trẻ em ở lứa tuổi
này có khả năng kết hợp các mệnh đề giả thiết với diễn dịch và kiểm tra chúng bằng
thực nghiệm thì “lý đương nhiên nhà trường có trách nhiệm phát triển và định
hướng những năng lực như vậy để từ đấy rút ra một sự giáo dục và một sự giảng
dạy các khoa học vật lí nhấn mạnh vào việc tìm tòi và khám phá hơn là sự lặp lại”.
“Piaget đã đi vào quá trình phát triển trí tuệ với phương pháp tiếp cận duy vật biện
chứng, tạo nên một cơ sở khoa học khá chắc chắn cho tâm lí học phát triển: tri thức
nảy sinh từ hành động”.
Vấn đề dạy học và sự phát triển trí tuệ trong lứa tuổi học sinh đã được
Vưgôtski giải quyết một cách độc đáo và có hiệu quả dựa trên lí luận về “vùng
phát triển gần” do ông đề xuất. Vưgôtski cho rằng sự phát triển nhận thức có nguồn
gốc xã hội, chủ yều thông qua sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt trong bối cảnh tương tác
với những người khác. Theo ông, có ích nhất hai trình độ phát triển của trẻ em là “
trình độ phát triển hiện thời và vùng phát triển gần”. “Vùng phát triển gần” là “chỗ
trẻ em có khả năng thực hiện với sự giúp đỡ của người lớn”. Nói cách khác “vùng
phát triển gần” là “khoảng nằm giữa trình độ phát triển hiện tại được xác định bằng
trình độ độc lập giải quyết vấn đề và trình độ gần nhất mà các em có thể đạt được
với sự giúp đỡ của người lớn hay bạn hữu khi giải quyết vấn đề ”. Chỗ tốt nhất cho
sự phát triển nhận thức là vùng phát triển gần .
Lý thuyết hoạt động được Vưgôtsti khởi xướng và A.N.Lêônchiep phát triển.
Theo lý thuyết này, bằng hoạt động và thông qua hoạt động, mỗi người tự sinh
thành ra mình, tạo dựng và phát triển ý thức và nhân cách của mình. Vận dụng vào
dạy học, việc học tập của học sinh có bản chất hoạt động: bằng hoạt động, thông
qua hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng
lực trí tuệ cũng như quan điểm đạo đức, thái độ. Theo quan điểm này, “ dạy học là
liên tiếp tổ chức cho học sinh tự lực hoạt động để giải quyết vần đề, qua đó mà
chiếm lĩnh kiến thức”.
Nhà giáo dục học I.Ia.Lecne, dựa trên các thành tựu tâm lí học hiện đại và đã
khẳng định “bất cứ lúc nào và bất cứ ở nơi đâu, năng lực sáng tạo đều nảy sinh và
phát triển trong quá trình giải quyết các vấn đề”.
Như vậy, để phát triển năng lực học tập tự lực và sáng tạo của học sinh trong
dạy học là tổ chức và tạo điều kiện cho học sinh tự lực giải quyết các vấn đề của
thực tiễn.Trong dạy học vật lí là tổ chức và tạo điều kiện cho học sinh tự lực giải
quyết các vấn đề của vật lí học. Nhưng phải dạy học sinh giải quyết vấn đề trong
dạy học vật lí như thế nào? Đã có nhiều nghiên cứu và thống nhất v