Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập
kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp
ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có khả năng thích ứng, khả năng
thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo
ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để có được những năng lực ấy, con người phải học
tập không ngừng, học tập suốt đời, học ở mọi nơi thông qua nhiều hình thức, trong đó phải lấy tự
học là làm cốt. Do đó, cần phải bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh ngay từ khi
còn ở trường phổ thông. Xây dựng được năng lực tự học cho học sinh ở trường phổ thông là tạo nền
tảng cho học sinh phát triển năng lực tự học ở mức độ cao hơn ở các cấp học cao hơn và xa hơn nữa
là đào tạo được những con người có khả năng tự học, tự nghiên cứu trong một xã hội học tập suốt
đời. [21], [26], [38], [39]
87 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức hoạt động tự học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học chương “cân bằng và chuyển động của vật rắn” - Lớp 10 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Diệp Thị Thu Ngà
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG
CỦA VẬT RẮN” - LỚP 10 THPT
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lí
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bố trong một công trình khoa học
nào.
Tác giả
Diệp Thị Thu Ngà
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:
TS. Phạm Thế Dân đã trực tiếp khuyến khích và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM, phòng Khoa học Công nghệ và sau đại
học, Khoa Vật lí cùng tất cả quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Ban Giám Hiệu và quý thầy cô giáo Tổ Vật lí Trường THPT Nguyễn Huệ đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực nghiệm sư phạm.
Gia đình, bạn bè và quý đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi để hoàn thành tốt luận văn này.
Tây Ninh, Ngày 30 Tháng 08 Năm 2010
Tác giả luận văn
Diệp Thị Thu Ngà
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS: học sinh
GV: giáo viên
ĐC: đối chứng
TN: thực nghiệm
H: hỏi
TL: trả lời
THPT: trung học phổ thông
TB: trung bình
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập
kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp
ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có khả năng thích ứng, khả năng
thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo
ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để có được những năng lực ấy, con người phải học
tập không ngừng, học tập suốt đời, học ở mọi nơi thông qua nhiều hình thức, trong đó phải lấy tự
học là làm cốt. Do đó, cần phải bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh ngay từ khi
còn ở trường phổ thông. Xây dựng được năng lực tự học cho học sinh ở trường phổ thông là tạo nền
tảng cho học sinh phát triển năng lực tự học ở mức độ cao hơn ở các cấp học cao hơn và xa hơn nữa
là đào tạo được những con người có khả năng tự học, tự nghiên cứu trong một xã hội học tập suốt
đời. [21], [26], [38], [39]
Vấn đề này cũng đã được đưa vào Luật giáo dục ban hành năm 2005. Chương I, Điều 5 về
phương pháp giáo dục nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. [40]
Ngoài ra, trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 ở mục 5.2 ghi rõ “Đổi mới và
hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi
sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học
phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp,
phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá
trình học tập,” [12]
Tuy vậy, phương pháp dạy học ở một số trường phổ thông hiện nay vẫn là cách dạy thông
báo kiến thức theo kiểu “đọc - chép” hay còn được gọi là truyền thụ một chiều, có kết hợp với đàm
thoại. Giáo viên chưa phải là người tổ chức cho học sinh hoạt động, học sinh chưa biết phương pháp
tự học theo hướng tích cực, tự lực. Hoặc thay vì phải minh họa cho học sinh hiểu kỹ về một vấn đề
nào đó thì giáo viên chỉ đọc cho học sinh ghi chép những nội dung chính của bài học; thay vì hướng
dẫn cho học sinh luyện tập, rèn luyện những kỹ năng thì giáo viên chỉ yêu cầu học sinh lặp lại theo
mẫu một cách máy móc, Phương pháp dạy học này dẫn đến sự thụ động của người học, nặng về
ghi nhớ lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành áp dụng, chưa phát huy tinh thần thần tự học và tư duy
sáng tạo của người học [25], [39]
Xuất phát từ những vấn đề trên cho thấy, việc tổ chức hoạt động tự học cho học sinh THPT
là rất cần thiết và phải được tiến hành qua các bài học và trong suốt quá trình dạy học vật lí. Thời
gian tự học là lúc học sinh có điều kiện tự nghiền ngẫm vấn đề học tập theo một yêu cầu, phong
cách riêng và với tốc độ thích hợp. Điều đó không những giúp học sinh nắm vấn đề một cách chắc
chắn và bền vững, bồi dưỡng phương pháp học tập và kỹ năng vận dụng tri thức, mà còn là dịp tốt
để học sinh rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo. Đó là những điều không ai cung cấp
được cho học sinh nếu các em không thông qua hoạt động bản thân.
Do đó tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động tự học nhằm phát huy tính tích
cực học tập của học sinh trong dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – Lớp
10 THPT” nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy
và học trong giai đoạn hiện nay.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vận dụng cơ sở lí luận dạy học để xây dựng các tiến trình tổ chức hoạt động tự học nhằm
phát huy tính tích cực học tập của học sinh cho các bài học trong chương “Cân bằng và chuyển
động của vật rắn” – Vật lí 10 THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 THPT - ban Cơ bản trong quá trình học tập chương
“Cân bằng và chuyển động của vật rắn”.
Đối tượng nghiên cứu: việc tổ chức hoạt động tự học của học sinh trong dạy học chương
“Cân bằng và chuyển động của vật rắn”.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu tổ chức các hoạt động tự học cho học sinh trong dạy học chương “Cân bằng và chuyển
động của vật rắn” phù hợp sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu quá trình tổ chức hoạt động tự học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học
sinh lớp 10 THPT trong dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” ở trường THPT
Nguyễn Huệ huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học vật lí để thiết kế các tiến trình tổ chức hoạt động tự học
nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Tìm hiểu thực tế dạy và học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” hiện nay ở các
trường THPT thuộc tỉnh Tây Ninh.
Xây dựng các tiến trình tổ chức hoạt động tự học nhằm phát huy tính tích cực học tập của
học sinh trong dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – Vật lí 10 THPT.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm các tiến trình đã xây dựng để xác định mức độ phù hợp,
đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng tiến trình đối với việc phát huy tính tích cực học tập của
học sinh. Sau đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện chúng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương
“Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – Vật lí 10 THPT.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lí luận:
- Đọc và tìm hiểu lí luận từ sách, báo, tạp chí, văn bản, nghị quyết để làm sáng tỏ quan điểm đề
tài.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, sách giáo viên và các tài liệu liên quan đến chương
“Cân bằng và chuyển động của vật rắn”.
Điều tra khảo sát:
Quan sát, điều tra ý kiến của giáo viên và học sinh ở trường THPT để đưa ra các nhận xét.
Thực nghiệm sư phạm:
Tiến hành giảng dạy ở trường THPT theo tiến trình đã xây dựng để kiểm tra tính khả thi và
hoàn thiện các tiến trình đó.
VIII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động tự học của học sinh ở trường
phổ thông đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới.
- Các tiến trình đã xây dựng sau khi hoàn thiện có thể phổ biến trong trường và mở rộng cho
nhiều trường khác góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
hiện nay.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC NHẰM PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1.1. Tự học và tính tích cực học tập
1.1.1. Khái niệm tự học [15], [28], [31]
Theo GS. TSKH. Thái Duy Tuyên: [31]
Tự học là hoạt động độc lập chiếm kĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm lịch sử
- xã hội loài người nói chung của chính bản thân người học.
Có nhiều cách tự học khác nhau:
- `Tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên như tự học của học sinh, sinh viên, thực tập
sinh, nghiên cứu sinh
- Tự học không có sự hướng dẫn của giáo viên: trường hợp này thường liên quan đến
những người đã trưởng thành, các nhà khoa học.
- Tự học trong cuộc sống: thường gặp ở các nhà văn, các nhà văn hóa, các nhà kinh tế,
các nhà chính trị - xã hội
Theo tác giả Quang Huy: [15]
Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các phẩm chất khác
của mình, cả động cơ và tình cảm, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành
sở hữu của mình. Có thể nói một cách ngắn gọn, tự học là quá trình tư duy độc lập để khám phá và
sáng tạo.
Có nhiều kiểu tự học như:
- Tự mình mò mẫm: người học không có điều kiện đi học, các tri thức họ có được là do
sự tìm tòi trải nghiệm của chính bản thân họ trong cuộc sống.
- Tự học không cần thầy hướng dẫn: người học đã có một trình độ học vấn nhất định, đã
có một thời gian dài học với thầy.
- Tự học với sự hướng dẫn của thầy: hoạt động tự học này gắn với quá trình dạy học.
Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: [28]
Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân
tích, tổng hợp,) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của cá nhân
như: động cơ, tình cảm, nhân sinh quan (trung thực, khách quan, không ngại khó, có ý chí, kiên trì,
nhẫn nại, ý chí muốn thi đỗ, lòng say mê khoa học, biết biến khó khăn thành thuận lợi,) để chiếm
lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến nó thành sở hữu của mình.
Mặc dù có nhiều cách phân loại các dạng hoạt động tự học khác nhau nhưng nhìn chung lại,
ta có thể phân ra hai dạng hoạt động tự học là tự học có sự hướng dẫn của thầy và tự học hoàn toàn
không có sự hướng dẫn của thầy. Trong phạm vi của đề tài, tôi đề cập chủ yếu đến hoạt động tự học
có sự hướng dẫn của thầy. Trong tự học có sự hướng dẫn của thầy, GV là người tổ chức và hướng
dẫn cho HS tự lực hoạt động tìm lấy kiến thức và làm chủ kiến thức.
1.1.2. Tính tích cực học tập của học sinh
1.1.2.1. Khái niệm tính tích cực [1], [29]
“Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong
hoạt động học tập” (L. V. Relrova, 1975). Học tập là một trường hợp riêng của nhận thức, “một sự
nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của GV” (P. V. Edroniev,
1974). Vì vậy, nói đến tính tích cực là nói đến tính tích cực của sự học tập, thực chất là nói đến tính
tích cực nhận thức.
Tính tích cực của nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thế đối với khách thể thông qua sự huy
động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những vấn đề học tập - nhận thức. Nó vừa
là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để đạt được mục đích, vừa là kết quả
của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân.
Tuỳ theo việc huy động chủ yếu những chức năng tâm lí nào và mức độ huy động những
chức năng tâm lí đó mà người ta phân ra ba loại tính tích cực:
- Tính tích cực tái hiện, bắt chước: tính tích cực chủ yếu dựa vào trí nhớ và tư duy tái hiện.
Học sinh tích cực bắt chước hoạt động của GV, của bạn bè.
- Tính tích cực tìm tòi: được đặc trưng bằng sự bình phẩm, phê phán, tìm tòi tích cực về mặt
nhận thức, óc sáng kiến, lòng khao khát hiểu biết, hứng thú học tập. HS tìm cách độc lập giải quyết
bài tập nêu ra, mò mẫm những cách giải khác nhau để tìm ra lời giải hợp lí nhất.
- Tính tích cực sáng tạo: là mức độ cao nhất của tính tích cực. Nó đặc trưng bằng sự khẳng
định con đường riêng của mình, không giống với con đường mà mọi người đã thừa nhận để đạt
được mục đích.
1.1.2.2. Các biểu hiện của tính tích cực học tập [14], [41]
Có những trường hợp tính tích cực học tập biểu hiện ở những hoạt động cơ bắp nhưng quan
trọng hơn là biểu hiện ở những hoạt động trí tuệ, hai hình thức này thường đi liền với nhau.
Theo G.I.Sukina có thể nêu những dấu hiệu của tính tích cực hoạt động như sau:
- HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của
bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra.
- HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi phải giải thích cặn kẽ những vấn đề GV trình bày chưa đủ rõ.
- HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức các vấn đề
mới.
- HS mong muốn đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới lấy từ những nguồn khác
nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.
G.I.Sukina còn phân biệt những biểu hiện của tính tích cực học tập về mặt ý chí:
- Tập trung, chú ý về vấn đề đang học.
- Kiên trì làm xong các bài tập.
- Không nản trước những tình huống khó khăn.
- Thái độ phản ứng khi chuông báo hết giờ học, tiếc rẻ cố làm cho xong hoặc vội vàng gấp vở
chờ được lệnh ra chơi.
1.2. Tổ chức hoạt động tự học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
1.2.1. Chu trình dạy – tự học [27]
1.2.1.1. Cơ sở sinh học của mô hình dạy – tự học
Cơ sở sinh học của mô hình dạy - tự học là học thuyết về phản xạ có điều kiện chủ động của
B. F. Skinner.
Thí nghiệm nổi tiếng của B. F. Skinner là thí nghiệm dạy chim bồ câu: bồ câu được nhốt
trong lồng đan thưa, vẫn được tiếp xúc với môi trường sống quen thuộc, tự mình tìm lấy thức ăn
trong số các hạt có hình thù giống nhau (nhưng có màu sắc khác nhau). Bồ câu mổ đi mổ lại nhiều
lần cho đến khi tự phát hiện “hạt vàng ăn được”. Bồ câu chủ động thử, thấy sai thì làm lại, nếm rồi
nhả hoặc ăn, cho đến khi tìm ra hạt ăn được.
Một thí nghiệm điển hình nữa của Skinner là “dạy chuột đạp cần câu cơm”: chuột bị nhốt
trong một hộp mà đáy có một chỗ khập khiễng khi bị ấn thì mở nấp đậy thức ăn. Chuột lang thang
trong chuồng (động tác ngẫu nhiên và tự phát) tình cờ dẫm lên chỗ khập khiễng và được thưởng
thức ăn. Thế là nó “vỡ lẽ”, đã hiểu được bài học thực tiễn “tự mình đạp cần câu cơm”. Từ đó, nó
mãi miết đạp lên cần, có giờ đạp đi đạp lại 80 lần.
Theo học thuyết phản xạ có điều kiện chủ động của Skinner, bài học là vì lợi ích của chính
người học, mục đích học, nội dung học là do chính nhu cầu của người học. Chim bồ câu tự tìm thấy
thức ăn, chuột tự đạp cần câu cơm trong sơ đồ dạy học của Skinner là hình ảnh của người tự học,
tích cực chủ động tìm ra kiến thức - thức ăn tinh thần bằng hành động của chính mình. Đó là dạy -
tự học.
Việc tự học thực chất là quá trình:
- Tự tìm ra ý nghĩa, làm chủ các kỹ xảo nhận thức, tạo ra các cầu nối nhận thức trong tình
huống học.
- Tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi
trường sống xung quanh mình.
- Tự học, tự nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhân hoá
việc học đồng thời hợp tác với các bạn trong cộng đồng lớp học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo,
xã hội hoá việc học.
Việc dạy thích hợp với quá trình tự học nói trên thực chất là quá trình:
- Kết hợp quá trình dạy học với quá trình tự học, quá trình giáo dục với quá trình tự giáo dục.
- Kết hợp hữu cơ quá trình cá nhân hoá với quá trình xã hội hoá việc học.
- Cộng hưởng dạy học với tự học, tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục cao.
1.2.1.2. Chu trình tự học của trò
Chu trình tự học của trò là một chu trình ba thời: tự nghiên cứu; tự thể hiện; tự đánh giá.
Hình 1.1. Chu trình tự học của trò
- Tự nghiên cứu: người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định
hướng giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và
tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân.
- Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các
tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể
hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất
xã hội của cộng đồng lớp học.
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn
và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa
sai, tự điều chỉnh bằng sản phẩm khoa học (tri thức).
(1)
Tự nghiên cứu
(3)
Tự kiểm tra
Tự điều chỉnh
(2)
Tự thể hiện
Chu trình tự học
Chu trình tự nghiên cứu tự thể hiện tự kiểm tra, tự điều chỉnh “thực chất cũng là con
đường “phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết và giải quyết vấn đề” của nghiên cứu khoa học, con
đường xoắn ốc Ơristic “kiểu học trò”, ở tầm vóc và trình độ học trò” dẫn dắt người học đến tri thức
khoa học, đến chân lí mới (mới đối với người học mà thôi) và chỉ có thể diễn ra dưới tác động hợp lí
của chu trình dạy của thầy.
1.2.1.3. Chu trình dạy của thầy
Chu trình dạy của thầy nhằm tác động hợp lí, phù hợp và cộng hưởng với chu trình tự học
của trò, cũng là chu trình ba thời tương ứng với chu trình tự học ba thời của trò: hướng dẫn; tổ chức;
trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra.
Thầy – tác nhân Trò chủ thể
(1) Hướng dẫn Tự nghiên cứu
(2) Tổ chức Tự thể hiện
(3) Trọng tài, cố vấn Tự kiểm tra
kết luận, kiểm tra Tự điều chỉnh
Hình 1.2. Chu trình dạy của thầy
- Hướng dẫn: Thầy hướng dẫn cho từng cá nhân học sinh về các tình huống học, về các vấn
đề cần phải giải quyết, về các nhiệm vụ cần phải thực hiện trong tập thể học sinh. Học sinh tự
nghiên cứu, tìm tòi cách xử lý các tình huống, cách giải quyết vấn đề để tự mình tìm ra kiến thức,
chân lý bằng hành động của chính mình, tạo ra sản phẩm ban đầu.
(1)
Tự nghiên cứu
Tự kiểm tra
Tự điều chỉnh
(3)
(2)
Tự thể hiện
Hướng dẫn
Tổ chức
Trọng tài
Cố vấn
Chu trình dạy của thầy
Trò
Tự nghiên cứu
Tri thức
Cá nhân
Thầy
Hướng dẫn
- Tổ chức: Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn: tổ chức các cuộc
tranh luận, hội thảo, trao đổi trò – trò, trò - thầy và sự hợp tác cùng nhau tìm ra kiến thức, chân lý.
Thầy là người đạo diễn và dẫn chương trình.
- Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra: Thầy là trọng tài, cố vấn, kết luận về các cuộc tranh
luận đối thoại, trò – trò, trò - thầy để khẳng định về mặt khoa học kiến thức do người học tự mình
tìm ra.
Cuối cùng thầy là người kiểm đánh giá kết quả tự học của trò trên cơ sở trò tự đánh giá, tự
điều chỉnh
Chu trình dạy trên đây thể hiện sự kết hợp hữu cơ giữa chu trình dạy của thầy với chu trình tự
học của trò qua từng thời kỳ, để cho người học tự mình chiếm lĩnh tri thức. Cho nên ta phải đề cập
đến thành tố thứ ba là tri thức để có một chu trình dạy - tự học toàn vẹn.
Theo tam giác sư phạm: thầy – trò – tri thức, tính chất của tri thức người học chiếm lĩnh được
qua từng thời như sau:
Thời một (1): Thầy hướng dẫn cho trò tự
nghiên cứu, quan hệ trực tiếp với tri thức theo
chiều mũi tên ở tam giác sư phạm và tự tìm ra
được một tri thức hay sản phẩm ban đầu mang
tính chất cá nhân, tức là có thể đúng hay sai,
khách quan hay chủ quan, khoa học hay thiếu
khoa học.
Thời hai (2): Sản phẩm ban đầu của học
sinh thông qua sự trao đổi, thảo luận, hợp tác với
các bạn trong cộng đồng lớp học trở thành khách
quan hơn, tri thức có tính chất cá nhân ở thời (1)
bây giờ đã mang tính chất xã hội (xã hội lớp
học).
Thời ba (3): Với kết luận cuối cùng của
thầy, nguời học tự kiểm tra điều chỉnh sản
phẩm ban đầu của mình, tri thức người tự học
tự tìm ra giờ đây mới thật sự khách quan khoa
h