Luận văn Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư Nam Á

Trong các chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi lao động mà họ bỏ ra được bền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng thành viên. Tiền lương là một bộ phận quan trọng trong cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh vì vậy hạch toán tiền lương và phân bổ một cách thực sự đúng đắn tiền lương vào giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó việc thực hiện các khoản trích theo lương cũng cần được tuân thủ những quy định của nhà nước, việc thực hiện đúng đắn việc tính đủ tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán một cách kịp thời sẽ phát huy tính sáng tạo của người lao động, người lao động sẽ hăng say hơn, nhiệt tình hơn, tìm tòi cách cải tiến kỹ thuật, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống bản thân và gia đình. Vấn đề đặt ra hiện nay là đối với doanh nghiệp là dựa vào các chính sách chế độ tiền lương của Nhà Nước ban hành. Doanh nghiệp phải bằng cách nào đó tăng dần thu nhập bằng các biện pháp thúc đẩy sản xuất không bỏ qua các chế độ trích BHXH, BHYT, KPCĐ thông qua lương và các khoản trích theo lương tạo nên một đòn bẩy kinh tế quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Với tầm quan trọng của lao động tiền lương việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được coi là một phần hành kế toán quan trọng giúp doanh nghiệp tập hợp một cách chính xác đầy đủ chi phí sản xuất, tạo nên niềm tin của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, nhân viên kế toán tiền lương và các anh chị trong phòng tài vụ của công ty tôi đã lựa chọn đề tài “Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á”. Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập của em gồm 2 phần chính: Phần 1: Tổng quan về công tác kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo luơng tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á

doc48 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2975 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á LỜI MỞ ĐẦU Trong các chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi lao động mà họ bỏ ra được bền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng thành viên. Tiền lương là một bộ phận quan trọng trong cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh vì vậy hạch toán tiền lương và phân bổ một cách thực sự đúng đắn tiền lương vào giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó việc thực hiện các khoản trích theo lương cũng cần được tuân thủ những quy định của nhà nước, việc thực hiện đúng đắn việc tính đủ tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán một cách kịp thời sẽ phát huy tính sáng tạo của người lao động, người lao động sẽ hăng say hơn, nhiệt tình hơn, tìm tòi cách cải tiến kỹ thuật, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống bản thân và gia đình. Vấn đề đặt ra hiện nay là đối với doanh nghiệp là dựa vào các chính sách chế độ tiền lương của Nhà Nước ban hành. Doanh nghiệp phải bằng cách nào đó tăng dần thu nhập bằng các biện pháp thúc đẩy sản xuất không bỏ qua các chế độ trích BHXH, BHYT, KPCĐ thông qua lương và các khoản trích theo lương tạo nên một đòn bẩy kinh tế quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Với tầm quan trọng của lao động tiền lương việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được coi là một phần hành kế toán quan trọng giúp doanh nghiệp tập hợp một cách chính xác đầy đủ chi phí sản xuất, tạo nên niềm tin của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, nhân viên kế toán tiền lương và các anh chị trong phòng tài vụ của công ty tôi đã lựa chọn đề tài “Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á”. Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập của em gồm 2 phần chính: Phần 1: Tổng quan về công tác kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo luơng tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GOLD ĐẤT VIỆT 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tên Công ty: Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Địa chỉ: Số 22 - Tập thể Viện thiết kế công trình cơ khí Từ - Liêm – Hà Nội Chi nhánh : T3- Khách sạn Phương Đông - Số 2 - Phường Trường Thi - Thành phố Vinh - Nghệ An Điện thoại: 0383.842.357 - 3844.953 Fax: 0383.847.354 Website: golddatviet.com.vn Người đại diện theo pháp luật: Hồ Văn Giang Chức vụ : Giám đốc Công ty được thành lập theo quy định số 01012371959 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp cấp ngày 10 tháng 3 năm 2003. - Sau thời gian hoạt động công ty đã vượt qua bao nhiêu khó khăn nay công ty đã có chổ đứng trên thị trường Nghệ An. - Tập thể cán bộ công nhân viên chức Công ty Đầu tư Nam Á luôn lấy chữ tín đặt lên hàng đầu và luôn có phương châm: “ Mỗi khách hàng đều là víp” 1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần Goold Đất Việt chuyên kinh doanh các lĩnh vực sau: - Dịch vụ phục vụ đồ uống - Khai thác, chế biến khoáng sản - Nhà hang và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động - Vận tải hành khách theo hợp đồng - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê - Sân golf - Vận tải hang hoá bằng đường bộ 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ - Tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Á, khá thuận lợi trong việc tổ chức kinh doanh, nhưng do đặc thù là một Công ty chuyên về lĩnh vực mua bán, sản xuất kinh doanh, khai khoáng, kinh doanh các loại bất động sản nên Công ty đã chia làm 2 bộ phận lao động trực tiếp và gián tiếp Bộ phận lao động trực tiếp: Sản phẩm chủ yếu tạo ra từ các đơn vị trực tiếp, với những chức năng riêng trong lĩnh vực tư vấn Bộ phận lao động gián tiếp: Cũng theo mô hình tổ chức của các doanh nghiệp khác, bộ phận quản lý- bộ phận lao động gián tiếp được chia thành: Hội đồng quản trị, ban giám đốc, và các phòng ban - . Quy trình công nghệ sản xuất Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, phòng kinh doanh giao Hợp đồng cho các phòng ban như phòng kế toán, hành chính, ban giám đốc, từ đó căn cứ vào năng lực và chức năng của các đơn vị sản xuất để ký kết hợp đồng giao khoán nội bộ cho cá nhân làm chủ nhiệm đồ án, có sự quản lý của xưởng trưởng. Thực hiện sản xuất: Do đặc thù của từng dự án trong từng hợp đồng kinh tế mà chủ nhiệm đồ án thực hiện công việc của mình. Nhìn chung, quy trình như sau: + Khảo sát: Chủ nhiệm đồ án phối hợp cùng đội khảo sát đi tiến hành khảo sát hiện trạng, sơ bộ hiện trường thực hiện dự án để có đánh giá ban đầu về dự án có khả thi hay không. Đội khảo sát tiến hành đánh giá cùng các chỉ tiêu khảo sát để có kết luận của mình về địa hình, địa chất công trình. + Lập dự án tiền khả thi, khả thi: Sau khi có quyết định cho phép lập dự án của đơn vị chủ quản, chủ nhiệm đồ án có thể tự hoặc phối hợp để lập một dự án tiền khả thi ban đầu cho dự án. Khi dự án có tính chất khả thi và thực hiện được thì tiến hành viết dự án khả thi chính thức. Tuy nhiên không phải dự án nào cũng cần phải có tiền khả thi, có hay không phụ thuộc vào từng đặc thù của dự án về vốn cũng như yêu cầu của Bên A (phía chủ đầu tư). + Nghiệm thu, bàn giao tài liệu: Khâu này cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận, cá nhân tham gia dự án với tổ hoàn thiện và phòng kinh doanh, bên A, thực hiện nghiệm thu đã làm trên để xác định công nợ ban đầu cho khách hàng, giao bộ hồ sơ, tài liệu (đã ký) cho bên A khi công nợ được xác nhận và có thể đã thu được tiền. + Phòng kinh doanh: Đóng vai trò quan trọng trong việc đi duyệt những kết quả mà các đơn vị đã làm được với các bộ chủ quản, kho bạc,...... + Phòng kế toán: Có chức năng thu nợ, theo dõi và hạch toán chi phí thực hiện dự án,.. 1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có tổ chức một bộ máy tốt, mô hình sản xuất phải phù hợp với cơ chế thị trường Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc tại Công ty CP Đầu tư Nam Á Phó giám đốc Phòng nhân sự Phòng Bán hàng Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng Marketting Bộ phận kinh doanh 3 Bộ phận kinh doanh 1 Bộ phận kinh doanh 2 ( Nguồn : Phòng Nhân sự ) *Chức năng của từng chức danh và bộ phận như sau: + Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan có quyền hành cao nhất biểu hiện ở đặc điểm sau: Quyết định phương hướng và hoạt động của công ty. Bầu cử hay bãi nhiễm các chức năng quản lý như giám đốc, kế toán trưởng. Giám sát hoạt động của Giám đốc, Phó giám đốc và một số chức năng nhiệm vụ khác theo điều lệ công ty. + Giám đốc: là người trực tiếp điều hành quản lý doanh nghiệp, là đại diện pháp nhân công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và pháp luật về quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình. + Phó giám đốc: Là người quản lý giúp giám đốc trong việc điều hành và quản lý công ty. Phó giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc và chủ sở hữu về bộ phận mình quản lý trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao. Đối với Công ty cổ phần Goold Đất Việt phó giám đốc trực tiếp quản lý phòng các bộ phận kinh doanh, nhân sự, và phòng marketting. + Phòng marketting: Là bộ phận gồm những thành viên ưu tú. Họ có trình độ học vấn cao và kiến thức sâu rộng. Bộ phận marketting có nhiệm vụ phát triển, quảng cáo sản phẩm của công ty trên phạm vi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đồng thời còn tiếp nhận ý kiến phản hồi những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng hàng hóa để từ đó đề xuất với ban giám đốc những điều chỉnh phương án nhằm thúc đẩy tăng doanh số bán hàng. + Phòng kế toán: Có chức năng nhiệm vụ ghi chép, hạch toán, tập hợp số liệu thông tin cho việc quản lý tài chính, đưa ra những giải pháp tối ưu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời phải đảm bảo chi trả các khoản cho nhân viên theo đúng thời hạn, chế độ và hợp đồng. + Phòng nhân sự: Có chức năng quản lý nhân sự theo sự chỉ đạo trực tiếp của BGĐ bao gồm: tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự cho phù hợp với tính chất và yêu cầu của công việc. + Phòng bán hàng: Đây là bộ phận rất quan trọng của Công ty, là bộ phận thực hiện khâu tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận bán hàng đem đi tiêu thụ trên thị trường như bán buôn, bán lẻ, bán đại lý…Làm công tác bán hàng cho khách hàng có nhu cầu, vận chuyển hàng hóa cho khách hàng đến nơi quy định trong hợp đồng. + Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm kinh doanh theo từng vùng, từng tỉnh đã được sắp xếp. 1.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại Công ty CP Đầu tư Nam Á 1.3.1 Phân tích tình hình nguồn vốn tại công ty Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (+/-) Tỷ trọng (%) A. Tổng tài sản 149.773.605.976 100 164.145.597.824 100 14.371.991.848 9,59 Tài sản ngắn hạn 88.178.907.126 58,88 91.028.735.613 55,46 2.849.828.487 3,23 Tài sản dài hạn 64.594.698.850 41,12 73.116.862.211 44,54 8.522.163.361 13,19 B. Tổng nguồn vốn 149.773.605.976 100 164.145.597.824 100 14.371.991.848 9,59 Nợ phải trả 114.701.231.347 76,58 131.266.271.910 79,97 16.565.040.563 14,44 Vốn chủ sở hữu 35.072.374.629 23,42 32.879.325.914 20,03 -2.193.048.715 -6,25 Bảng 1.1.: Bảng Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty năm 2011- 2012 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Phân tích: Về tài sản: Qua bảng số liệu trên ta thấy từ 2011 đến 2012 tổng tài sản của công ty tăng 14.371.991.848 VNĐ tương ứng với 9,59% cụ thể: Năm 2012 so với 2011 tổng tài sản ngắn hạn tăng 2.849.828.487 VNĐ tương ứng với 3,23%, nhưng tỷ lệ năm 2011 là 58,88 % sang năm 2012 giảm xuống còn 55,46%. Cho thấy tài sản ngắn hạn tăng, sự tăng lên nay là do có sự tăng lên về vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu ngắn hạn. Tổng tài sản dài hạn tăng 8.522.163.361 VNĐ tương ứng với 13,19% trong đó tỷ lệ năm 2011 là 41,12%, năm 2012 là 44,54%. Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng đầu tư vào TSDH trong năm 2012, đặc biệt Công ty đã chú trọng đến đầu tư TSDH như: Đầu tư các phương tiện thiết bị, máy móc hiện đại hơn để phục vụ thi công công trình nhằm nâng cao tiến độ kịp thời,năng cao hiệu quả tạo ra cơ sở vật chất tiền đề vững mạnh cho Công ty phát triển lâu dài và tạo niềm tin uy tín cho các bên. Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Công ty tăng 14.371.991.848 VNĐ của năm 2012 so với năm 2011 tương ứng tăng 9,59%. Tổng nguồn vốn của công ty tăng là do ảnh hưởng của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể như sau: Nợ phải trả 2012 so với 2011 tăng 16.565.040.563 VNĐ tương ứng tăng 14,44%. Như vậy, việc tăng tổng nguồn vốn chủ yếu là do tăng nợ phải trả. Công ty hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn đi vay và vốn chiếm dụng. Vốn chủ sở hữu đã giảm đi 2.193.048.715 VNĐ năm 2012 so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ giảm 6.25% so với tổng nguồn vốn). Điều này chứng tỏ Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, giảm vốn chủ sở hữu và tăng vốn vay nên thấy được ở công ty khả năng an toàn về tài chính giảm. 1.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính Bảng 1.2: Phân tích chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2011 – 2012 Chỉ tiêu Công thức Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 1. Tỷ suất tài trợ (%) VCSH TNV 35.072.374.629 149.773.605.976 = 23,41 32.879.325.914 164.145.597.824 = 20,03 -3,38% 2. Tỷ suất đầu tư (%) TSDH TTS 61.594.698.850 149.773.605.976 = 41,12 73.116.862.211 164.145.597.824 = 44,54 3,42% 3. Khả năng thanh toán hiện hành TTS NPT 149.773.605.976 114.701.231.347 = 1.306 164.145.597.824 131.266.271.910 = 1,25 -0,056 4. Khả năng thanh toán nhanh T&TĐT NNH 1.771.408.769 87.373.706.095 = 0.02 10.346.619.086 87.564.022.111 = 0,118 0,098 5. Khả năng thanh toán ngắn hạn TSNH NNH 88.178.907.126 87.373.706.095 = 1.001 91.028.735.613 87.564.022.111 = 1,039 0,038 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Phân tích: Tỷ suất tài trợ: Chỉ tiêu này đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp. Tỷ suất tài trợ năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,38%, điều này cho thấy năm 2012 có sự tăng sự phụ thuộc vào bên ngoài cao hơn dẫn đến khả năng tự chủ về tài chính của Công ty kém hơn trước. Như trong năm 2012, cứ bình quân 1đồng vốn kinh doanh, công ty đang sử dụng 0,2003 đồng vốn chủ sở hữu, năm 2011 một đồng vốn vay sử dụng 0,2341 đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ suất đầu tư: Chỉ tiêu này thể hiện quy mô đầu tư của công ty, năm 2012 so với năm 2011 tăng 3,42% cho thấy Công ty đã chú trọng đến đầu tư nâng cao trang thiết bị, máy móc để mở rộng sản xuất kinh doanh, do lượng vốn đang nằm trong các công trình dở dang nhiều Khả năng thanh toán hiện hành: Phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng sổ nợ phải trả(nợ dài hạn, nợ ngắn hạn). Chỉ tiêu này cho biết với tài sản giá trị thuần hiện có, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không? Ta nhận thấy, năm 2012 so với 2011 giảm 0,056 lần nhưng hệ số thanh toán hiện hành của Công ty tương đối tốt chứng tỏ các khoản vốn vay huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này là thước đo khả năng trả nợ ngay đối với các khoản nợ ngắn hạn, phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Chỉ tiêu này ở năm 2012 tăng 0,098 lần so với năm 2011, là do nguồn tiền trong Công ty tăng lên từ việc huy động thêm vốn góp cổ phần. Tuy khả năng thanh toán nhanh của năm 2012 cao hơn năm 2011 nhưng ở cả hai năm tỷ suất này vẫn <0,5. Điều này vẫn chưa đảm bảo được nhu cầu thanh toán diễn ra hàng ngày của Công ty. Khả năng thanh toán ngắn hạn: Năm 2012 có hệ số tương đối cao hơn so với năm 2011 là 0,038 lần, tương ứng năm 2011 có hệ sô tương ứng là 1,001lần, năm 2012 là 1,039 lần điều này cho thấy Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn chung: Sang năm 2012 Công ty đang gặp khó khăn về tài chính, Công ty cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình còn dở dang để thu hồi lượng vốn còn ứ đọng. 1.4. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.4.1 Đặc điểm chung - Niên độ kế toán tại Công ty: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 ( dương lịch) hàng năm - Công ty áp dụng hình thứ ckế toán chứng từ ghi sổ Sơ đồ 1.2: Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ qũy Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CTGS Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày: Đối chiếu kiểm tra: Ghi cuối tháng: ( Nguồn : Phòng kế toán) Phương pháp tính thuế GTGT: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng 1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán - Đặc điểm tổ chức bộ máy: Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong công tác tổ chức quản lý ở doanh nghiệp, từ đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất phù hợp với quy mô sản xuất và trình độ quản lý nên Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Á đã áp dung hình thức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Theo hình thức này toàn bộ công việc kế toán ở các xí nghiệp tập trung ở phòng kế toán tài chính và các nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp theo dõi toàn bộ công việc kế toán phát sinh, công tác tài chính thống kê về phòng kế toán tài vụ để xử lý và tiến hành công việc kế toán. Sơ đồ 1.3: Bộ máy kế toán của công ty KẾ TOÁN THANH TOÁN VÀ TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN V T, TSCD KẾ TOÁN THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH KT BH THEO CÔNG NỢ PHẢI TRẢ CHO KHÁCH HÀNG KẾ TOÁN KHO QUỸ KẾ TOÁN CÁC XÍ NGHIỆP ( Nguồn : Ph òng k ế toán) + Chức năng, nhiệm vụ: - Kế toán trưởng: tổ chức thực hiện chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, phổ biến và hướng dẩn thi hành các quy định của pháp luật về tài chính kế toán và chế độ cho các nhân viên trong phòng kế toán, phân công công tác cho từng nhân viên kế toán - Kế toán thanh toán và tổng hợp: chiu sự chỉ đạo trục tiếp của kế toán truwowgr và giúp kế toán trưởng điều hành công tác khi kế toán trưởng đi vắng theo tình hình biến động các khoản vốn - Kế toán vật tư, TSCĐ: theo dõi tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định, trích khấu hao TSCĐ, kiểm kê TSCĐ, eheo dõi nhập xuất vật tư, hạch toán quản lý vật tư, TSCĐ theo từng đối tượng. - Kế toán thanh tóa nội bộ: tiền lương, BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ , tíh theo lương, tiền thưởng, các khoản khấu trừ lương, và các khỏa thu nhập khác của người lao động, theo dõi các khoản công nợ nội bộ - Kế toán kho qũy: theo doi nhập xuất vật tư, nhập xuất tiền mặt, thanh toán lương cho công nhân viên cho tà bộ Công ty và thực hiện chức năng quản lý dể không xảy ra nhầm lẩn, mát mát. - Kế toán xí nghiệp: theo dõi ghi chép và phản ánh chíh xác các hợp đồng sản xuất của xí nghiệp 1.4.3 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán + Hệ thống chứng từ sử dụng: gồm 2 loại chứng từ Chứng từ bắt buộc: gồm Phiều nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu thu, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT… Chứng từ hướng dẫn bao gồm: Bảng kê mua hàng, Giấy đề nghị tạm ứng, Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương…. Hiện tại Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Căn cứ vào quy mô và nội dung nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình, kế toán tại Doanh nghiệp đã xây dựng danh mục tài khoản cụ thể như trong quyết định số 48 nhưng có giảm bớt một số tài khoản cấp 1, cấp 2 hay tài khoản ngoài bảng, và bên cạnh đó thì có chi tiết các tài khoản chi tiết theo từng đối tượng khách hàng, hoặc theo từng đối tượng nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu thông tin và quản lý tài chính. - Báo cáo tài chính: Thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính.. Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan Thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu: - Bảng Cân đối tài khoản. Kế toán Tiền lương và các khoản trính theo lương Chứng từ kế toán sử dụng: + Chứng từ hạch toán cơ cấu lao động: các quyết định tuyển dụng , bổ nhiệm khen thưởng … + Bảng chấm công,… + Phiếu xác nhận công việc hoàn thành + Hợp đồng giao khoán + phiếu nghỉ hưởng BHXH + Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm Tài khoản sử dụng: TK 334 “ Phải trả công nhân viên” TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” - Sổ kế toán sử dụng: + Sổ chi tiết TK 334, TK 338 + Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm… + Sổ cái TK 334. TK 338 Quy trình thực hiện: Quy trình thực hiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chứng từ gốc (phiếu xác nhận công việc hoàn thành) Báo cáo kế toán Sổ cái TK 334, 338, 335 Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ chi tiết tiền lương Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 1.4.4. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán + Bộ phận thực hiện: là Ban kiểm soát + Phương phạp kiểm tra: kiểm tra trên sổ theo chứng từ + Cơ sở kiểm kiểm tra: chứng từ 1.5. Những thuận lợi và khó khăn và hướng phát triển trong công tác kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á 1.5.1. Thuận lợi Trong bối cảnh đất nước ta đang phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang thu hoạch những thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình từ 7% đến 8,5% một năm được xếp vào những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, môi trường chính trị ổn định. Cuối năm 2006, Việt Nam
Luận văn liên quan