Thực tế dạy học đại học, cao đẳng có một vấn đề là khối lượng kiến thức thì
nhiều và không ngừng tăng lên, làm thế nào để tăng chất lượng và hiệu quả của quá
trình dạy học mà không cần phải tăng thời gian đào tạo.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng ở nước ta trong bối cảnh
hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức quá trình đào tạo và phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được
Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lí giáo dục rất quan tâm và đã thể hiện
trong nhiều văn bản quan trọng. Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là
sinh viên đại học”[32]. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 ban hành
theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ
cũng có nêu rõ yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục là: “Chuyển
từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học
chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp
tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp;
phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học
sinh, sinh viên trong quá trình học tập”[6]
108 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học phần tĩnh điện – Chương trình vật lý đại cương của trường cao đẳng công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Thị Hồng
TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM
TRONG DẠY HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN – CHƯƠNG
TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CỦA TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CÔNG NGHỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Thị Hồng
TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM
TRONG DẠY HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN – CHƯƠNG
TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CỦA TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CÔNG NGHỆ
Chuyên ngành : LL&PP Dạy học Vật lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Là học viên cao học khóa 19, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- Ban giám hiệu trường đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học.
- Ban chủ nhiệm Khoa Vật lý.
Đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình làm luận văn.
Cảm ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập.
Cảm ơn các đồng nghiệp, các em sinh viên đã đóng góp ý kiến cho luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến tiến sĩ Phạm Thế Dân đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn hội đồng chấm luận văn cao học. Một lần nữa kính
chúc sức khỏe đến các thầy cô.
MỤC LỤC
0T0TLỜI CẢM ƠN0T0T .................................................................................................. 1
0T0TMỤC LỤC0T0T ........................................................................................................ 2
0T0TPHẦN MỞ ĐẦU0T0T .............................................................................................. 1
0T0T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 0T0T ................................................................................................ 1
0T0T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU0T0T ......................................................................................... 3
0T0T3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC0T0T ......................................................................................... 3
0T0T4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU0T0T ......................................................................................... 3
0T0T5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU0T0T ..................................................................................... 3
0T0T6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU0T0T ........................................................................................... 3
0T0T7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU0T0T ................................................................................ 4
0T0T8.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN0T0T .................................................................................... 4
0T0TChương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC
TẬP THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO
ĐẲNG.0T0T ............................................................................................................... 5
0T0T1.1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức sinh viên học tập theo nhóm0T0T ...................................... 5
0T0T1.1.1. Cơ sở triết học0T0T .................................................................................................... 5
0T0T1.1.2. Cơ sở xã hội học0T0T ................................................................................................. 6
0T0T1.1.3. Cơ sở tâm lý - giáo dục học 0T0T ................................................................................ 6
0T0T1.2. Các hình thức tổ chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học [17].0T0T ........................ 8
0T0T1.2.1. Làm việc theo cặp hai sinh viên (Pai work)0T0T ....................................................... 8
0T0T1.2.2. Làm việc theo nhóm 6-7 sinh viên (group work)0T0T ................................................ 8
0T0T1.2.3. Nhóm tổ chức theo kiểu ghép nhóm. (Jipsaw)0T0T .................................................... 8
0T0T1.2.4 - Nhóm tổ chức theo kiểu kim tự tháp (Pyramid)0T0T ................................................ 9
0T0T1.2.5 – Nhóm tổ chức theo kiểu hoạt động trà trộn (Mingling Activites)0T0T .................... 9
0T0T1.3. Quy trình tổ chức sinh viên học tập theo nhóm0T0T ....................................................... 10
0T0T1.3.1. Xác định mục tiêu dạy học.0T0T .............................................................................. 10
0T0T1.3.2. Thành lập nhóm. 0T0T ............................................................................................... 10
0T0T1.3.3. Giải thích mục tiêu và nhiệm vụ bài học.0T0T ......................................................... 12
0T0T1.3.4. Theo dõi và điều chỉnh tiến trình học tập theo nhóm0T0T ....................................... 13
0T0T1.3.5. Tổ chức thảo luận và đánh giá kết quả làm việc nhóm0T0T .................................... 14
0T0T1.4. Kết luận chương một 0T0T ................................................................................................ 14
0T0TChương 2. TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG
DẠY HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN - CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI
CƯƠNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ.0T0T ........................... 16
0T0T2.1. Bộ môn Vật lý đại cương2 trong chương trình đào tạo của trường Cao đẳng Công
nghệ. 0T0T ................................................................................................................................ 16
0T0T2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của môn Vật lý đại cương 2.0T0T .............................. 16
0T0T2.1.2. Mục tiêu của môn học Vật lý đại cương 2.0T0T ..................................................... 18
0T0T2.1.3. Nhiệm vụ của môn học vật lý đại cương ở trường cao đẳng0T0T ........................... 18
0T0T2.2. Phần Tĩnh điện trong chương trình Vật lý đại cương của trường Cao đẳng Công
nghệ. 0T0T ................................................................................................................................ 21
0T0T2.2.1. Nội dung chương trình phần Tĩnh điện trong chương trình Vật lý đại cương
của trường Cao đẳng Công nghệ [4],[10],[27].0T0T ........................................................ 21
0T0T2.2.2 Sơ lược về cấu trúc nội dung các bài học phần tĩnh điện.[4], [10, [27]0T0T................ 23
0T0T2.2.3. Mục tiêu cụ thể của các bài học phần Tĩnh điện của trường Cao đẳng Công
nghệ [26].0T0T ................................................................................................................... 29
0T0T2.3. Hình thức tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học phần Tĩnh điện của
trường Cao đẳng Công nghệ. 0T0T .......................................................................................... 32
0T0T2.4. Hệ thống các nhiệm vụ học tập trong dạy học phần Tĩnh điện của trường Cao đẳng
Công nghệ.[4], [10], [27] 0T0T ............................................................................................... 34
0T0T2.4.1. Phiếu học tập số 1.0T0T ........................................................................................... 34
0T0T2.4.2. Phiếu học tập số 20T0T ............................................................................................ 39
0T0T2.4.3. Phiếu học tập số 3.0T0T ........................................................................................... 48
0T0T2.4.4. Phiếu học tập số 40T0T ............................................................................................ 54
0T0T2.4.5. Phiếu học tập số 50T0T ............................................................................................ 58
0T0T2.4.6. Phiếu học tập số 6.0T0T ........................................................................................... 62
0T0T2.5. Tiến trình dạy các bài học phần tĩnh điện0T0T ................................................................ 63
0T0T2.5.1. Bài 1. Điện tích – Tương tác giữa các điện tích (1 tiết)0T0T .................................. 63
0T0T2.5.2. Bài 2. Điện trường (3 tiết)0T0T ................................................................................ 64
0T0T2.5.3. Bài 3. Đường sức – Điện thông (3 tiết)0T0T ............................................................ 66
0T0T2.5.4. Bài 4. Điện thế - Hiệu điện thế (3 tiết)0T0T ............................................................. 68
0T0T2.5.5. Bài 5. Vật dẫn trong điện trường (3 tiết)0T0T .......................................................... 69
0T0T2.5.6. Bài 6. Điện môi trong điện trường (3 tiết)0T0T ....................................................... 71
0T0T2.6. Kết luận chương hai 0T0T ................................................................................................. 72
0T0Tchương 3. THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO
NHÓM TRONG DẠY HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN – CHƯƠNG TRÌNH
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG .0T0T ............................................................................... 74
0T0T3. 1. Mục đích, nội dungvà đối tượng thực nghiệm sư phạm0T0T ......................................... 74
0T0T3. 1. 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm0T0T ...................................................................... 74
0T0T3. 1. 2. Nội dung thực nghiệm sư phạm. 0T0T ..................................................................... 74
0T0T3. 1. 3. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng0T0T ............................................................. 74
0T0T3.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm0T0T ............................................. 75
0T0T3.2.1. Xác định chuẩn và thang đánh giá [26] 0T0T ........................................................... 75
0T0T3.2.2. Đánh giá kết quả tác động sư phạm0T0T ................................................................. 77
0T0T3.3. Nhận xét quá trình thực nghiệm sư phạm0T0T ................................................................ 77
0T0T3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm0T0T .................................................................................. 79
0T0T3.4.1. Kết quả trình bày trước lớp0T0T .............................................................................. 79
0T0T3.4.2. Kết quả các phiếu học tập0T0T ............................................................................... 80
0T0T3.4.3 – Kết quả các bài kiểm tra0T0T ................................................................................. 80
0T0T3.5. Kết luận chương ba0T0T .................................................................................................. 90
0T0TKẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN0T0T .................................................... 92
0T0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T0T ........................................................................... 93
0T0TPHỤ LỤC0T0T ....................................................................................................... 96
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế dạy học đại học, cao đẳng có một vấn đề là khối lượng kiến thức thì
nhiều và không ngừng tăng lên, làm thế nào để tăng chất lượng và hiệu quả của quá
trình dạy học mà không cần phải tăng thời gian đào tạo.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng ở nước ta trong bối cảnh
hiện nay đòi hỏi phải đổi mới tổ chức quá trình đào tạo và phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được
Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lí giáo dục rất quan tâm và đã thể hiện
trong nhiều văn bản quan trọng. Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là
sinh viên đại học”[32]. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 ban hành
theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ
cũng có nêu rõ yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục là: “Chuyển
từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học
chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp
tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp;
phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học
sinh, sinh viên trong quá trình học tập”[6].
Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy “Người học chỉ có thể
nhớ được 5% kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng
thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe
và nhìn thì nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, người học có thể nhớ
được 55%. Nếu người học được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp
thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có
thể nhớ tới được 90%”[9]. Rõ ràng học tập theo nhóm giúp cho khả năng làm việc
với người khác cũng như khả năng tích cực nhận thức tốt hơn. Mô hình học tập theo
2
nhóm là mô hình học tập tiên tiến có thể phát huy hiệu quả làm việc nhóm trong học
tập của sinh viên. Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học
áp dụng phương pháp hoạt động nhóm. “Đây là một hình thức dạy học nêu cao tinh
thần tự giác, trách nhiệm, chủ động sáng tạo, rèn luyện khả năng tư duy tích cực và
kích thích hứng thú cho sinh viên, nó có tác dụng rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm,
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm”[7].
Vì vậy dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học cần được áp dụng rộng rãi
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Hình thức này cũng
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của xã hội là đào tạo nguồn nhân lực không chỉ giỏi
kiến thức mà còn phải giỏi về kĩ năng.
Môn Vật lý đại cương có nhiều thuận lợi để tổ chức sinh viên học tập theo
nhóm. Hơn nữa các trường đại học và cao đẳng nước ta đang trong lộ trình chuyển
sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo học chế này, thời lượng cho môn
học giảm xuống, trong khi lượng kiến thức thì không ngừng tăng lên vì vậy tổ chức
cho sinh viên học theo nhóm là rất cần thiết.
Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học được sử dụng
rộng rãi ở các nước có nền giáo dục đại học phát triển, nhưng ở nước ta, hình thức
dạy học này còn ít được phổ biến và vận dụng. Gần đây, hình thức này mới được
nói tới trong các tài liệu về phương pháp dạy học ở đại học và việc vận dụng mới
bắt đầu được quan tâm. Tuy nhiên trong dạy học môn Vật lý đại cương ở trường
Cao đẳng Công nghệ thì chưa có công trình nào nghiên cứu về việc áp dụng hình
thức tổ chức dạy học theo nhóm.
Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn như trên, tôi chọn đề tài “ Tổ
chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học phần Tĩnh điện – Chương trình
Vật lý đại cương của trường Cao đẳng Công nghệ ”.
3
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu việc tổ chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học phần Tĩnh điện
– chương trình Vật lý đại cương của trường Cao đẳng Công nghệ nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả dạy và học.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu giáo viên xác định được hệ thống các nhiệm vụ học tập và tổ chức sinh viên
học theo nhóm một cách phù hợp thì sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao được
hiệu quả dạy học môn Vật lý đại cương của trường Cao đẳng Công nghệ.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu kĩ thuật dạy và học theo nhóm .
4.2. Nghiên cứu nội dung chương trình dạy học vật lý đại cương nói chung và
phần tĩnh điện nói riêng trên cơ sở đó xác định được mục tiêu mà sinh viên cần đạt
được.
4.3. Thực nghiệm sư phạm về tổ chức sinh viên học theo nhóm.
4.5. Phân tích kết quả học tập của sinh viên sau quá trình tổ chức sinh viên học
theo nhóm. Từ đó có kết luận và đề xuất ý kiến về mặt thuận lợi, khó khăn và cách
khắc phục.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
5.1. Quá trình dạy học phần tĩnh điện trong chương trình Vật lý đại cương ở
trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
5.2. Cách tổ chức dạy học theo nhóm .
5.3. Sinh viên khoa cơ khí trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tổ chức cho sinh viên học theo nhóm trong dạy học phần tĩnh điện – Chương
trình Vật lý đại cương cho sinh viên khóa 10 khoa cơ khí ngành chế tạo máy của
trường Cao đẳng Công nghệ Thủ đức.
4
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
dưới đây.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
7.2. Phương pháp thực nghiệm.
7.3. Thống kê toán học.
8.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và
phần phụ lục. Các chương nội dung là:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc tổ chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học ở
trường Đại học và Cao đẳng.
Chương 2. Tổ chức sinh viên học theo nhóm trong dạy học phần Tĩnh điện –
Chương trình Vật lý đại cương của trường Cao đẳng công nghệ.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP
THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG.
1.1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức sinh viên học tập theo nhóm
1.1.1. Cơ sở triết học
Theo nguyên lí về mối liên hệ phổ biến (một trong hai nguyên lí cơ bản của
phép duy vật biện chứng) mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau và không loại trừ một lĩnh vực nào. Triết học duy vật biện
chứng khẳng định mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều vận động
và phát triển không ngừng. Nguyên nhân của sự vận động, phát triển này là sự nảy
sinh và giải quyết liên tục các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài.
“Học là quá trình không ngừng nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn bên trong
và bên ngoài trong bản thân mỗi người học. Theo quy luật phát triển chung, ngoại
lực dù có mạnh đến đâu thì cũng vẫn chỉ là sự thúc đẩy hỗ trợ, nội lực mới là yếu tố
quyết định. Vì vậy trong dạy học, người học phải là chủ thể tích cực, tự giác của
hoạt động học tập, tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng chính hoạt động của mình. Nói
cách khác người học và phải biết cách tự học. Tuy nhiên, việc tự học khó có thể có
kết quả nếu thiếu sự hướng dẫn tổ chức của người dạy và sự hợp tác với các bạn
cùng học. Do đó, trong dạy học cần biết kết hợp giữa cá nhân hóa và xã hội hóa
nhằm tiến tới trình độ cao nhất của sự phát triển”[7].
Mỗi cá nhân tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của cái toàn
thể, cá nhân không tồn tại một cách đích thực nếu không gắn với một tập thể nhất
định. Mối quan hệ giữa cá nhân và tâp thể là mối quan hệ về lợi ích. Vì vậy là sợi
dây liên kết cá nhân và tập thể. Trong quá trình vận động và phát triển của cá nhân
và tập thể tất nhiên sẽ có mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập
thể; mâu thuẫn chính là động lực thúc đẩy sự phát triển nên cần phát hiện nguyên
nhân dẫn đến mâu thuẫn một cách kịp thời để giải quyết. Cơ sở để giải quyết mâu
thuẫn là sự kết hợp hài hòa giữa cá nhân và tập thể, ý thức và trách nhiệm của mỗi
cá nhân trước tập thể. Vì vậy, dạy học theo nhóm cũng cần dựa trên nguyên lý về
mối liên hệ của phép duy vật biện chứng
6
1.1.2. Cơ sở xã hội học
Giáo dục, về bản chất, là quá trình xã hội hóa cá nhân, không có xã hội hóa thì
không có cá nhân hóa và mối quan hệ biện chứng. Nhóm nhỏ là nơi giao lưu giữa
các tác động từ xã hội đến các cá nhân và các tác động phản hồi từ các cá nhân trở
lại xã hội. Một phần lớn các tác động của xã hội đã khúc xạ qua nhóm nhỏ rồi tỏa
tác dụng điều chỉnh đến cá nhân, đồng thời qua đó các quá trình tâm lí cá nhân được
hình thành. Trong nhóm nhỏ, nhu cầu thực tiễn được phản ánh đã góp phần làm
thay đổi các chuẩn mực xã hội. Như vậy, nhóm nhỏ là nơi diễn ra quá trình xã hội
hóa từng cá nhân. Nhóm nhỏ có vai trò như sau[7], [23]:
- Nhóm nhỏ là môi trường nuôi dưỡng cá nhân, l