Mục tiêu của dạy học ngày nay là đào tạo ra những con người có nhân
cách có năng lực, có thể tham gia vào các lĩnh vực đa dạng của cuộc sống.
Để đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi nghành giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ
về nội dung và phương pháp dạy học. Trong Luật giáo dục Việt Nam, điều
28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Trong khối các trường phổ thông, trường phổ thông DTNT là nơi tạo
nguồn cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, luôn
được Đảng, nhà nước và đồng bào các dân tộc đặc biệt quan tâm. Hệ thống
trường DTNT không ngừng được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất
lượng, có vị trí và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của cả nước.
Tuy nhiên thực tế cho thấy giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, ở các
trường DTNT hiện nay còn nhiều bất cập. Do những đặc trưng của HS dân
tộc, sinh sống tại các vùng miền khác nhau, đa số là những vùng còn chậm
phát triển nên việc tiếp thu lĩnh hội tri thức còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để
phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú học tập của học sinh? Hiện nay
chúng ta đang đổi mới rất mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy hoc ở
bậc trung học phổ thông. Đối với các trường phổ thông DTNT cũng đã không
ngừng xây dựng và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng
của nhà trường và đã có được những thành công nhất định.
146 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức thí nghiệm trực diện nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh dân tộc nội trú khi dạy phần “điện tích, điện trường” và “dòng điện không đổi” (vật lý 11), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc Th¸i Nguyªn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------------
PHÙNG MẠNH TƯỜNG
TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM TRỰC DIỆN NHẰM KÍCH THÍCH
HỨNG THÚ HỌC TẬP, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC
CHO HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ KHI DẠY PHẦN “ĐIỆN
TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG” VÀ “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI”
(VẬT LÝ 11)
Chuyªn ngµnh: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật Lý
M· sè: 60.14.10
luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan §×nh KiÓn
Th¸i Nguyªn - 2008
§¹i häc Th¸i Nguyªn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------------
PHÙNG MẠNH TƯỜNG
TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM TRỰC DIỆN NHẰM KÍCH THÍCH
HỨNG THÚ HỌC TẬP, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC
CHO HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ KHI DẠY PHẦN “ĐIỆN
TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG” VÀ “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI”
(VẬT LÝ 11)
luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc
Th¸i Nguyªn - 2008
Lêi c¶m ¬n
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Phan Đình Kiển,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Sau đại học,
khoa vật lý, thư viện - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo và nghiên cứu
khoa học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và đồng nghiệp ở trường DTNT
Lai Châu, DTNT Lạng Sơn, DTNT Bắc Kạn, trường Vùng Cao Việt Bắc,... đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008
Phùng Mạnh Thường
MỘT SỐ CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DTNT : Dân tộc nội trú
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
SGK : Sách giáo khoa
TN : Thí nghiệm
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích của đề tài 2
III. Giả thiết khoa học 2
IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
V. Nhiệm vụ của đề tài 3
VI. Phương pháp nghiên cứu 3
VII. Giới hạn nghiên cứu 3
VIII. Đóng góp của đề tài 3
IX Cấu trúc của đề tài 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lịch sử vấn đề 5
1.2 Nhiêm vụ dạy học môn vật lý ở trường phổ thông 6
1.3 Một số quan điểm hiện đại về phương pháp dạy học môn vật lý 7
1.4 Hứng thú, tích cực, tự lực của HS trong hoạt động học tập vật
lý ở trường phổ thông
8
1.4.1. Hứng thú của HS trong học tập vật lý ở trường phổ thông 8
1.4.2. Tính tích cực của HS trong hoạt động học tập 9
1.4.3. Tính tự lực trong hoạt động học tập của học sinh 10
1.4.4. Quan hệ giữa tích cực, tự lực học tập và hứng thú nhận thức 11
1.4.5. Phương pháp hình thành, phát triển hứng thú, tích cực, tự lực
học tập của HS
11
1.5. Một số đặc điểm của HS phổ thông DTNT liên qua đến hứng
thú và tính tích cực, tự lực trong hoạt động học tập
12
1.6. Các phương pháp phát huy tính tích cực, tự lực và hứng thú
nhận thức trong dạy học vật lý
13
1.6.1 Khái niệm 13
1.6.2. Những dầu hiệu đặc trưng của các phương pháp nhằm phát huy
tính tích cực, tự lực và gây hứng thú cho HS
14
1.6.3. Các phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển 15
1.7. TN trong dạy học vật lý 19
1.7.1. Khái niệm về TN vật lý 19
1.7.2. Đặc điểm của TN vật lý 19
1.7.3. Vai trò của TN trong dạy học vật lý 20
1.7.4. Phân loại TN vật lý trong trường phổ thông 27
1.8. Thí nghiệm trực diện 28
1.8.1. Khái niệm TN trực diện 28
1.8.2. Vị trí của TN trực diện 28
1.8.3. Mục đích sử dụng TN trực diện 28
1.9. Yêu cầu về kỹ thuật và phương pháp dạy học trong việc sử dụng TN 30
1.9.1. Những yêu cầu chung khi sử dụng TN 30
1.9.2. Những yêu cầu đối với việc sử dụng TN trực diện 31
1.10. Thực trạng dạy học vật lý có sử dụng TN ở một số trường phổ
thông DTNT
32
1.10.1. Mục đích, phương pháp điều tra 32
1.10.2. Kết quả điều tra 33
Kết luận chƣơng 1 37
Chƣơng 2: XÂY DỰNG VÀ TIẾN HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM
TRỰC DIỆN KHI DẠY PHẦN “ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƢỜNG”
VÀ “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” (Vật lý 11)
2.1. Thiết kế phương án dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể 38
2.1.1. Xác định mục đích yêu cầu 38
2.1.2. Xác định các yếu tố cơ bản của nội dung kiến thức 39
2.1.3. Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức 39
2.1.4. Xác định tiến trình dạy học cụ thể 39
2.2. Sử dụng TN trong giờ học vật lý nhằm kích thích hứng thú,
phát huy tính tích cực, tự lực học tập cho HS
40
2.2.1. Sơ đồ cấu trúc các bước tiến hành TN 40
2.2.2. Sử dụng TN trong giờ học vật lý để xây dựng logic kiến thức
của bài học
41
2.2.3 Tổ chức và hướng dẫn TN trực diện 45
2.3. Cấu trúc và đặc điểm kiến thức chương “Điện tích, điện trường”
và “Dòng điện không đổi”
49
2.3.1. Phân tích cấu trúc nội dung cơ bản 49
2.3.2. Mức độ yêu cầu và các kỹ năng cần rèn luyện 52
2.3.3. Soạn thảo tiến trình dạy học các bài học cụ thể trong phần “Điện
tích, điện trường”và “Dòng điện không đổi” (Vật lý 11)
54
2.3.3.1. Tiến trình xây dựng kiến thức bài 1 54
2.3.3.2. Tiến trình xây dựng kiến thức bài 2 70
2.3.3.3. Tiến trình xây dựng kiến thức bài 3 83
Kết luận chƣơng 2 94
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM (TNSP)
3.1. Mục đích TNSP 95
3.2. Nhiệm vụ TNSP 95
3.3. Đối tượng và cơ sở TNSP 95
3.4. Phương pháp TNSP 96
3.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực TNSP 96
3.6. Khống chế các tác động ảnh hưởng đến TNSP 97
3.7. Các giai đoạn TNSP 98
3.7.1. Công tác chuẩn bị cho TNSP 98
3.7.2. Tiến hành TNSP 99
3.7.3. Xử lý và phân tích kết quả TNSP 99
3.7.3.1. Đánh giá cụ thể tiến trình dạy học các bài học đã soạn thảo. 99
3.7.3.2. Kết quả và xử lý kết quả TNSP 104
3.8. Đánh giá chung về TNSP 115
Kết luận chƣơng 3 116
KẾT LUẬN 118
CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUÂN VĂN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của dạy học ngày nay là đào tạo ra những con người có nhân
cách có năng lực, có thể tham gia vào các lĩnh vực đa dạng của cuộc sống.
Để đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi nghành giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ
về nội dung và phương pháp dạy học. Trong Luật giáo dục Việt Nam, điều
28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Trong khối các trường phổ thông, trường phổ thông DTNT là nơi tạo
nguồn cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, luôn
được Đảng, nhà nước và đồng bào các dân tộc đặc biệt quan tâm. Hệ thống
trường DTNT không ngừng được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất
lượng, có vị trí và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của cả nước.
Tuy nhiên thực tế cho thấy giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, ở các
trường DTNT hiện nay còn nhiều bất cập. Do những đặc trưng của HS dân
tộc, sinh sống tại các vùng miền khác nhau, đa số là những vùng còn chậm
phát triển nên việc tiếp thu lĩnh hội tri thức còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để
phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú học tập của học sinh? Hiện nay
chúng ta đang đổi mới rất mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy hoc ở
bậc trung học phổ thông. Đối với các trường phổ thông DTNT cũng đã không
ngừng xây dựng và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng
của nhà trường và đã có được những thành công nhất định. Việc nghiên cứu
phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú
học tập của HS là một vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn vật lý nói riêng thì việc đổi
mới đó gắn liền với việc tăng cường sử dụng TN trong quá trình dạy học.
Việc tăng cường sử dụng TN trong giờ học vật lý là yếu tố then chốt trong
đổi mới phương pháp dạy học vật lý. Việc nghiên cứu sử dụng TN trong giờ
học vật lý từ trước đến nay cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên
việc tổ chức sử dụng TN trực diện trong giờ học vật lý ở bậc trung học phổ
thông thì hầu như chưa có tác giả nào nghiên cứu. Hơn nữa từ trước đến nay,
các TN thuộc các chương “Điện tích, Điện trường” và “Dòng điện không
đổi” nói chung, nhất là ở miền núi chưa được quan tâm một cách đúng mức,
cho dù có những TN rất đơn giản, có thể tận dụng những vật liệu rẻ tiền để
hướng dẫn HS làm một số TN góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học
các nội dung kiến thức ở trên. Với lí do nói trên chúng tôi đặt ra nhiệm vụ
nghiên cứu đề tài: Tổ chức TN trực diện nhằm kích thích hứng thú học tập,
phát huy tính tích cực, tự lực cho HS dân tộc nội trú khi dạy phần “Điện tích,
Điện trường” và “Dòng điện không đổi”(vật lý 11).
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tổ chức một số TN trực diện khi dạy phần “Điện tích, Điện trường”
và “Dòng điện không đổi” nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng
thú hoc tập cho HS dân tộc nội trú.
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu tổ chức tốt TN trong dạy học một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng
sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Tổ chức TN trực diện khi dạy phần “Điện tích, Điện trường”và “Dòng
điện không đổi” (vật lý 11).
- Hoạt động dạy và học của GV và HS trường DTNT khi dạy nội dung
kiến thức nói trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
V. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu lý luận.
- Khảo sát thực trạng về trang thiết bị TN ở một số trường phổ thông
DTNT nói chung và trong việc dạy học nội dung các kiến thức trên nói riêng.
- Tổ chức TN trực diện khi dạy phần “Điện tích, Điện trường” và
“Dòng điện không đổi” (vật lý 11).
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận
- Điều tra khảo sát thực trạng dạy và học có sử dụng TN ở một số
trường phổ thông DTNT.
- Thực nghiệm sư phạm
- Xử lý kết quả và rút ra những kết luận cần thiết.
VII. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Tổ chức một số TN trực diện khi dạy phần “Điện tích, Điện trường”
và “Dòng điện không đổi”.
- Hoạt động dạy và học khi dạy phần “Điện tích, Điện trường” và
“Dòng điện không đổi”.
VIII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiện về tổ chức TN trực
diện cho HS trung học phổ thông DTNT.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học vật lý và việc sử dụng SGK
mới hiện nay.
- Làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc tổ chức TN
trực diện cho HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
IX. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo;
nội dung chính của luận văn gồm 119 trang, được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Xây dựng và tổ chức một số thí nghiệm trực diện khi dạy phần
“Điện tích, Điện trường” và “Dòng điện không đổi” (Vật lý 11)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trong đó có: 25 hình vẽ và sơ đồ; 12 biểu bảng; 6 đồ thị và biểu đồ; 12
phụ lục, trong đó có: 1 phiếu phỏng vấn giáo viên, 1 phiếu phỏng vấn học sinh, 4
phiếu học tập, 3 bảng số liệu kết quả điều tra, 3 đề kiểm tra thực nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Thực tiễn giáo dục của Việt Nam đang đặt ra cho khoa học giáo dục
Việt Nam những vấn đề cấp bách và trọng đại. Một trong những vấn đề đó là:
làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông?
Vấn đề học tập của HS phổ thông hiện nay vẫn là một trong những vấn đề vừa
có tính chất thời sự lại vừa mang tính chất thời đại. Rất nhiều nhà nghiên cứu
về giáo dục đã và đang tìm ra những biện pháp, cách thức để đưa nền giáo
dục của nước nhà đi lên. Trong phạm vi đề tài xin được nêu ra một số công
trình nghiên cứu thuộc phạm vi nội dung của đề tài mà chúng tôi lựa
chọn.Việc nghiên cứu dạy học theo hướng tạo ra hứng thú cho người học, tích
cực hoá hoạt động của người học, nâng cao, phát triển năng lực tự lực của
người học đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, sau đây là một số
trong những công trình đã được công bố:
1. “Phương pháp dạy vật lí ở trường phổ thông” của Nguyễn Đức Thâm
- Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Quế [32]. Các tác giả đưa ra những qui
trình làm việc cơ bản của người GV vật lý trên quan điểm xuyên suốt các
phương pháp dạy học là dạy học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của
người học.
2. “Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động
học tích cực , tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học” của Phạm Hữu Tòng [36].
Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản của dạy học theo yêu phát triển hoạt
động tích cực nói chung và ở mức độ cao hơn đó là: tổ chức, định hướng hoạt
động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề tư duy khoa học của HS.
3. “Hứng thú và hứng thú học tập ở người học” của Nguyễn Thu Cúc [6].
Bài báo nêu lên sự cần thiết phải tạo ra hứng thú ở người học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
4. “Sử dụng thiết bị TN tự làm của” Lê Cao Phan [24]. Tác giả bài báo
cho rằng: Khả năng sử dụng thiết bị TN vật lý tự làm rất phong phú, đa dạng.
Nếu GV biết khai thác thì có thể đáp ứng những yêu cầu khác nhau trong dạy
học vật lý, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
6. “Ứng dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho
HS trường phổ thông DTNT một số tỉnh miền núi phía Bắc” của Phạm Hồng
Quang [26]. Tác giả nêu lên đặc điểm của HS trường phổ thông DTNT và
hoạt động tự học ở trường phổ thông DTNT, một số biện pháp tổ chức hiệu
quả học tập ngoài giờ lên lớp cho HS trường phổ thông DTNT…
7. “Sử dụng TN trong giờ học vật lý nhằm phát huy tính tích cực, tự lực
và bồi dưỡng tư duy khoa học cho HS khi dạy phần Từ trường - Cảm ứng
điện từ” của Hứa Thị Thắng [29]. Đề tài đã nêu ra và giải quyết được một số
vấn đề về lý luận và thực tế phong phú đồng thời vận dụng xây dựng tiến
trình dạy học phần “Từ trường - Cảm ứng điện từ”
Còn rất nhiều công trình khác… các công trình ở trên là cơ sở định
hướng cho việc triển khai áp dụng cho việc sử dụng TN nhằm gây hứng thú
và tích cưc, tự lực cho HS trường phổ thông DTNT.
1.2. NHIÊM VỤ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG [20], [32]
1.2.1. Truyền thụ cho HS hệ thống các kiến thức cơ bản; vững chắc ở
mức độ hiện đại của vật lý học. Bao gồm: các hiện tượng, các khái niệm, các
định luật vật lý, các thuyết vật lý chính, các TN vật lý cơ bản, một số kiến
thức về lịch sử vật lý, các tư tưởng và phương pháp nghiên cứu, các ứng dụng
của vật lý trong kĩ thuật và công nghệ...
1.2.2. Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của HS, bồi dưỡng phương
pháp học tập, lòng ham thích nghiên cứu khoa học và ý thức tích cực chủ
động trong qua trình chiếm lĩnh, xây dựng, vận dụng tri thức Vật lý cho HS;
rèn luyện cho họ có khả năng thực hành tự lập, năng động và sáng tạo trong
học tập, lao động sản xuất, thích ứng với sự phát triển của thời đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.2.3. Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho HS, làm cho họ
hiểu rõ thế giới tự nhiên là vật chất, vật chất luôn ở trong trạng thái vận động
và vận động theo quy luật. Củng cố lòng tin ở khoa học vô thần, ở khả năng
nhận biết ngày càng chính xác và đầy đủ các quy luật tự nhiên của con người.
1.2.4. Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục môi trường cho
HS, làm cho họ nắm được những nguyên lý cơ bản về các quá trình sản xuất
của các ngành chủ yếu, nắm được cấu tạo và hoạt động cũng như kỹ năng sử
dụng các dụng cụ Vật lý đơn giản, các máy móc đơn giản, kỹ năng đo lường.
Rèn luyện cho HS phương pháp thực nghiệm khoa học, biết tổ chức công tác
thực hành, biết xử lý các số liệu thực nghiệm, có kỹ năng sử dụng các bảng
hằng số, các đồ thị, tính toán đơn giản về Vật lý.
1.3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN
VẬT LÝ [5],[29]
1.3.1. Tăng cường việc tập trung vào các hoạt động nhận thức đa dạng
của HS trong giờ dạy vật lý như:
- Việc giảng dạy mỗi đề tài xuất phát từ những kinh nghiệm, vốn hiểu
biết đã có của HS nhằm khơi dậy hứng thú, đáp ứng nhu cầu nhận thức của
HS... trên cơ sở đó chính xác hoá và hệ thống hoá các kiến thức đó.
- Tổ chức cho HS tranh luận, trao đổi nhóm để họ tự bày tỏ suy nghĩ
riêng; phát hiện và nêu ra vấn đề cần tìm hiểu, đề xuất các cách giải quyết bao
gồm cả thiết lập và tiến hành TN.
- Tăng cường và vận dụng mọi khả năng để HS tự tiến hành TN vật lý
đơn giản bằng thiết bị và vật liệu sẵn có trong phòng TN hoặc do HS tự tìm
kiếm hay do GV tự làm.
1.3.2. Tăng cường các phương pháp tìm tòi nghiên cứu, phát hiện vấn
đề và cách giải quyết vấn đề.
Đối với HS phổ thông cần tao ra các tình huống có vấn đề để các em
phát hiện ra vấn đề thắc mắc (hoài nghi), tự phát biểu ý kiến và suy nghĩ của
mình. Cần tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để tìm cách giải quyết vấn đề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.3.3. Coi trọng phương pháp thực nghiệm, phương pháp đặc trưng của
bộ môn.
Các TN vật lý vừa có vai trò cung cấp thông tin, vừa có tác dụng giải
quyết vấn đề. Đặc biệt có tác dụng khuyến khích hứng thú học tập và rèn
luyện kỹ năng thực hành cho HS. Sử dụng TN trong vật lý là cách có hiệu
quả nhất giúp cho HS hình thành biểu tượng, khái niệm vật lý, định luật vật
lý tốt hơn.
1.3.4. Chú ý hình thức và phương pháp học tập theo nhóm.
Việc học tập theo nhóm tạo điều kiện cho HS trao đổi thông tin, kết quả
quan sát, đề xuất thắc mắc và vấn đề phát hiện, lắng nghe ý kiến người khác
trong trao đổi thảo luận, tranh luận, khả năng phân tích, phê phán, bảo vệ ý
kiến và suy nghĩ riêng của mình.
1.3.5. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Khuyến khích sử dung các phương tiện hiện đại trong dạy học, chỉ sử
dụng TN ảo đúng lúc, đúng chỗ, đúng chức năng của nó.
1.4. HỨNG THÖ, TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP VẬT LÝ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
1.4.1. Hứng thú của HS trong học tâp vật lý ở trƣờng phổ thông [6]
1.4.1.1. Khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập
- Hứng thú là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp có vai trò quan trọng
trong cuộc sống, trong các lĩnh vực khoa học- làm tăng hiệu quả của quá trình
nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê,
sáng tạo, có hiệu quả, làm tăng thêm sức làm việc,… của mỗi người.
- Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối
với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý
nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
1.4.1.2. Những biểu hiện của hứng thú học tập
- Về mặt nhận thức: người học nhận thức được vai trò của đối tượng
hoạt động học tập trong cuộc sống trong quá trình lĩnh hội và công tác.
- Về mặt xúc cảm: sự yêu thích đối tượng đã được chủ thể nhận thức,
đồng thời lý giải được các nguyên nhân tạo ra được sự yêu thích ấy ở chủ thể.
- Về mặt hành động: Sự tích cực hành động nhằm chiếm lĩnh đối tượng
được yêu thích (chiếm lĩnh nội dung tri thức, quá trình và các phương pháp
khám phá nội dung đó).
1.4.2. Tính tích cực của HS trong hoạt động học tập [5],[38]
1.4.2.1. Khái niệm về tính tích cực và tích cực học tập
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã
hội, khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong
thiên nhiên cho sự tồn tại và phát triển của xã hội mà còn chủ động cải biến
môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội, sáng tạo ra nền văn hóa ở mỗi thời đại.
Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng
sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập. Học tập là một trường hợp
riêng của sự nhận thức, vì thế nói tới học tập tích cực t