Luận văn Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào

Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước của bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng là vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp. Điều đó do bản chất của chính đối tượng quản lí nhà nước quy định vì đời sống xã hội vô cùng đa dạng phong phú và vận động phát triển không ngừng, đòi hỏi luôn phải có những cải tiến, điều chỉnh các chức năng, nhiệm vụ quản lí hành chính và tổ chức bộ máy hành chính, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ cho phù hợp. Việt Nam và Lào là hai quốc có truyền thống đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc; nền hành chính của hai nhà nước Lào và Việt có quá trình lịch sử lâu dài với những bước phát triển thăng trầm. Hiện nay, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đang xây dựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền theo đường lối của Đảng nhân dân cách mạng Lào; còn Việt Nam cũng tiến hành công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội chủ nghĩa. Có những điểm chung về xuất phát điểm, có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề và một thời kì duy trì cơ chế quản lý kế hoạch, tập trung bao cấp. Trên nền tảng các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc, những thành tựu trong đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước thời gian qua rất to lớn, đáng ghi nhận nhưng những khuyết điểm, tồn tại của cơ chế cũ vẫn còn nhiều biểu hiện phức tạp cần phải nỗ lực nghiên cứu khắc phục nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới đất nước của Lào và Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy đời sống quốc tế, sự vận động phát triển của các quan hệ kinh tế-xã hội trong nền kinh tế thị trường diễn ra vô cùng sinh động, sự vận động của hệ thống thiết chế và thể chế nhà nước thường có sự lệch pha, chậm hơn sự phát triển của quá trình kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, theo mỗi bước phát triển của đời sống kinh tế-xã hội hiện nay, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước cần phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, không ngừng nghỉ. Dưới góc độ chuyên ngành Luật Hành chính, trên cơ sở những đòi hỏi của thực tiễn sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở Lào và Việt Nam, qua nghiên cứu đề tài có thể khẳng định được rằng việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ là vấn đề rất bức thiết và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của công cuộc đổi mới hệ thống chính trị và thể chế nhà nước đáp ứng những yêu cầu cho sự phát triển của Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy; tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào” làm luận văn tốt nghiệp.

doc57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Thưa các thầy cổ giáo cùng các bạn Việt Nam yêu quý, đến thời điểm khi em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp đại học Luật em đã sinh sống và học tập xa nhà 5 năm. Trong suốt những năm tháng dài xa nhà đó, em đã nhận được sự dạy dỗ chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo Việt Nam. Sự giúp đỡ chân thành của các bạn bè người Việt. Tất cả những điều đó đã giúp chúng em vượt qua những khó khăn để có thể học tập tại Việt Nam. Cho em gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy các cô giáo và các bạn Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, Thầy Phạm Hồng Quang đã ân cần chỉ bảo em để em có thể hoàn thành luận văn. Cho phép em gửi lời cảm ơn tới thầy. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô, chú cán bộ thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện để em có cơ hội tìm kiếm tại liệ để nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do những hạn chế lớn về ngôn ngữ nên trong quá trình thực hiện luận văn, em vẫn còn mắc phải không ít sai sót về lỗi chính tả về hình thức trình bày, và nội dung. Em mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. KHÁI QUÁT VỀ LUẬN VĂN Nước CHDCD Lào và nước CHXHCN Việt Nam là hai nước có mối liên hệ lịch sử lâu dài và mật thiết. Từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thì mối liên hệ kinh tế- xã hội- chính trị giữa hai nước lại càng có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, cả Lào và Việt Nam đều xây dựng Nhà nước theo chế độ Xã Hội chủ nghĩa - Chế độ mà quyền lực của Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Cả hai nước đều đang nỗ lực xây dựng và vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước. Trong gia đoạn hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi quốc gia trong đó có cả Việt Nam và Lào. Đòi hỏi Việt Nam và Lào cần có những hoạch định đúng đắn. Nhìn nhận một cách tổng thể các mặt thì Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ hơn so với Lào.Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Mọi mặt của đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên những thành công đó chính là sự quản lý điều hành hiệu quả của Chính phủ và các cơ quan hữu quan. Nhân thức được mối quan hệ than thiết của hai nước trên moị mặt , đặc biệt là mối quan hệ về chính trị giữa hai nước, nên Nhà nước Lào đã tạo điều kiện cho chúng em sang học tập tại Việt Nam. Với mong muốn sau này, khi ra trường được trở về nước làm việc trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước, em đã lựa chọn ngôi trường Đại học Luật Hà Nội và đặc biệt là khoa hành chính – Nhà nước để học tập và nghiên cứu. Hiện tại mô hình tổ chức và hoạt động của Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào có những nét khá tương đồng. Tuy nhiên, cách vận hành của Chính phủ Viêt Nam có rất nhiều điểm để Lào học tập và tham khảo. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước của bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng là vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp. Điều đó do bản chất của chính đối tượng quản lí nhà nước quy định vì đời sống xã hội vô cùng đa dạng phong phú và vận động phát triển không ngừng, đòi hỏi luôn phải có những cải tiến, điều chỉnh các chức năng, nhiệm vụ quản lí hành chính và tổ chức bộ máy hành chính, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ cho phù hợp. Việt Nam và Lào là hai quốc có truyền thống đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc; nền hành chính của hai nhà nước Lào và Việt có quá trình lịch sử lâu dài với những bước phát triển thăng trầm. Hiện nay, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đang xây dựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền theo đường lối của Đảng nhân dân cách mạng Lào; còn Việt Nam cũng tiến hành công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội chủ nghĩa. Có những điểm chung về xuất phát điểm, có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề và một thời kì duy trì cơ chế quản lý kế hoạch, tập trung bao cấp. Trên nền tảng các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc, những thành tựu trong đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước thời gian qua rất to lớn, đáng ghi nhận nhưng những khuyết điểm, tồn tại của cơ chế cũ vẫn còn nhiều biểu hiện phức tạp cần phải nỗ lực nghiên cứu khắc phục nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới đất nước của Lào và Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy đời sống quốc tế, sự vận động phát triển của các quan hệ kinh tế-xã hội trong nền kinh tế thị trường diễn ra vô cùng sinh động, sự vận động của hệ thống thiết chế và thể chế nhà nước thường có sự lệch pha, chậm hơn sự phát triển của quá trình kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, theo mỗi bước phát triển của đời sống kinh tế-xã hội hiện nay, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước cần phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, không ngừng nghỉ. Dưới góc độ chuyên ngành Luật Hành chính, trên cơ sở những đòi hỏi của thực tiễn sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở Lào và Việt Nam, qua nghiên cứu đề tài có thể khẳng định được rằng việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ là vấn đề rất bức thiết và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của công cuộc đổi mới hệ thống chính trị và thể chế nhà nước đáp ứng những yêu cầu cho sự phát triển của Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy; tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, các vấn đề liên quan đến bộ máy hành chính nhà nước Lào nói chung và tổ chức – hoạt động của Chính phủ nói riêng vẫn là đề tài còn rất mới mẻ trong nghiên cứu khoa học không những ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Lào nhưng một cách gián tiếp như: - Luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử: “Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo quá trình xây dựng bộ máy hành chính nhà nước (1975 - 1995 )” của nghiên cứu sinh - On Kẹo Phôm Ma Kon. Đề tài nghiên cứu này đã được bảo vệ thành công tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) năm 2004. - Luận văn thạc sĩ luật học: “Bộ máy hành chính nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay” của Phatthana Souk Aloun, bảo vệ năm 2003. - Luận văn thạc sĩ luật học: “Bộ máy nhà nước của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay” của NaLan Thammathava, bảo vệ năm 2003. Bên cạnh đó còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí của Lào liên quan đến vấn đề đổi mới, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước như: “Nắm vững quan điểm của Đảng trong công tác kiện toàn bộ máy tổ chức Chính phủ trong giai đoạn mới ” của BanNhăng VoLaChít (Tạp chí A-LunMay, tháng 11/1998); “Mốt số vấn đề về công tác tổ chức bộ máy hành chính trong cơ chế thị trường” của On Kẹo PhômMa Kon (Tạp chí KoSảng Phăk số 32 năm 2000); “Một số suy nghĩ về việc kiện toàn bộ máy Chính phủ” của PhănKhăm VịPhaVăn (Tạp chí A-LunMay, tháng 04/2001); “Từng bước kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” của dự án GPAR (UNDP) (Tạp chí Hành chính năm 2004, 2005). Nhưng đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống và hoàn chỉnh về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào. Rõ ràng, việc thiếu những công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Chính phủ của hai nhà nước Lào và Việt Nam là một thiếu sót lớn. Bở lẽ, Việt Nam và Lào là hai quốc gia có mối quan hệ hữu hảo lâu đời. Hai quốc gia có sự giao thoa văn hoá sâu sắc. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ , quân và dân hai nước đã “kề vai, sát cánh” chiến đấu, hỗ trợ nhau giành độc lập. Từ đó đến nay, mối quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị đã được nâng lên tầm cao mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu vấn đề lí luận và thực tiễn vấn đề tổ chức và hoạt động của Chính phủ của Việt Nam và Lào qua từng giai đoạn lịch sử nhằm: - Góp phần hoàn thiện lí luận cơ bản về tổ chức và hoạt động bộ máy hành chính nhà nước Lào, trong đó trọng tâm là quan điểm về khái niệm hành chính nhà nước, Chính phủ ; chức năng và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ của Lào; - Đánh giá mức độ hoàn thiện của các chế định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Lào qua từng giai đoạn lịch sử, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Chính phủ , trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động Chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay của cả hai nước hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn những vấn đề lí luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào như khái niệm chung về hành chính, Chính phủ; các chức năng cơ bản và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào; - Làm sáng tỏ quá trình phát triển của Chính phủ Lào và Việt Nam, trình bày và phân tích nội dung các văn kiện của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Chính phủ các cấp. - Nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng tổ chức và hoạt động Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay; - Đưa ra những phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập quốc tế. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của một luận văn tốt nghiệp đại học, tác giả tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Nghiên cứu lí luận cơ bản về khái niệm tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Trình bày các chức năng cơ bản, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào; - Nghiêu cứu quá trình hình thành và phát triển, mức độ hoàn thiện của các chế định về tổ chức và hoạt động Chính phủ Việt Nam và Lào; - Đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào hiện nay. 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Tác giả đã nghiên cứu giải quyết đề tài luận văn dựa trên phương pháp luận Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng nhân dân cách mạng Lào về cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong qua trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá… Thông qua đó, những vấn đề có liên quan tới tổ chức và hoạt động bộ máy hành chính Nhà nước được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực theo những nội dung cụ thể trong luận văn 6. Kết cấu của Luận văn Luận văn được chia thành 3 chương: Chương I – Cơ sở lí luận về tổ chức và hoạt động của Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất: Chương II - Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng tổ chức hoạt động của Chính phủ Viêt Nam và Lào Chương III Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Lào ' CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ - CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CAO NHẤT 1.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước. 1.1.1.Quản lý hành chính Nhà nước. Khái niệm hành chính bắt nguồn từ khái niệm quản lí. Theo tiếng Latin, “hành chính” - “administration” có nghĩa là quản lí, điều hành, phục vụ, hỗ trợ.[22, tr.9] Trong lĩnh vực xã hội, quản lí là một dạng hoạt động xã hội, có nghĩa là điều khiển các hoạt động của con người và quá trình xã hội hướng tới mục tiêu đã định. Điều này xuất phát từ nhu cầu của hoạt động xã hội là cần phải có sự quản lí, đúng như C. Mác đã nói: “quản lí là chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động”;[1, tr.29-30] “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung… Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình còn dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”.[2, tr.480] Trong tiếng Việt, từ “hành chính” có nguồn gốc Hán, nghĩa là thi hành chính sự [15, tr.91] - thi hành chính sách và pháp lệnh của chính phủ. Có tác giả còn giải thích thuật ngữ “hành chính” một cách cụ thể là những hành vi, những biện pháp để thi hành chính sách do cơ quan chính trị thiết lập. Đó là những hoạt động liên tục và thường xuyên để “thanh thảo những nhu cầu chung của nhân dân”. Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát rằng hành chính là hoạt động quản lí, điều hành, phục vụ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó hoạt động của cơ quản quản lý hành chính nhà nước (còn gọi là hành chính công) giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Trong hoạt động của nhà nước, thuật ngữ “hành chính” được hiểu là hoạt động thi hành, quản lí, cai trị, điều hành công việc chung một cách chính thức. Theo đó, chủ thể thực hiện hoạt động này là nhà nước, trên cơ sở quyền lực nhà nước. Hành chính nhà nước là sự quản lí của nhà nước đối với xã hội và đối với cả chính bộ máy nhà nước, mặc dù về nguyên lí, bộ máy nhà nước không có mục đích tự thân, sự tồn tại của bộ máy nhà nước là xuất phát từ nhu cầu khách quan của đời sống xã hội, nhằm phục vụ cho đời sống xã hội. Hành chính nhà nước còn được gọi là hành chính công, tức là “hoạt động của nhà nước, của các cơ quan mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để quản lí công việc của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích chung hay lợi ích riêng hợp pháp của công dân.” [23, tr.17] Tuy nhiên, cách hiểu khái niệm hành chính nhà nước như trên mới chỉ xuất phát từ góc độ mối tương quan giữa nhà nước với xã hội (giữa chủ thể với đối tượng quản lí) mà chưa nhìn nhận nó dưới góc độ mối tương quan giữa các yếu tố cấu thành quyền lực nhà nước hay giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Nếu nhìn nhận từ góc độ phân công, phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì hành chính nhà nước là dạng hoạt động nhà nước thuộc phạm trù hành pháp. Dưới góc độ này, hành chính nhà nước là một trong ba loại hoạt động của nhà nước mà đặc trưng của nó là được thực hiện trên cơ sở chấp hành luật và tổ chức thi hành luật, đảm bảo hiệu lực thực tế của luật, biến các quy định của luật trở thành hiện thực trong đời sống hàng ngày của xã hội và nhà nước. Với đặc trưng này, hành chính nhà nước (trên cấp độ cao nhất) được phân biệt với các hoạt động lập pháp và tư pháp. Nếu sản phẩm của hoạt động lập pháp là các văn bản luật nhằm tạo cơ sở pháp lí cho các hoạt động xã hội; sản phẩm của hoạt động tư pháp là các phán quyết về tính hợp pháp của các hành vi và các tuyên bố về những sự kiện pháp lí đảm bảo trật tự pháp luật và bảo vệ các quyền con người đã được luật ghi nhận, thì sản phẩm của hoạt động hành chính là các quyết định hành chính và hành vi hành chính phù hợp với quy định của luật, hiện thực hoá các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Để làm rõ khái niệm hành chính, chúng ta cũng cần phân biệt giữa hành chính và hành pháp. Hai khái niệm này rất gần gũi và có liên hệ mật thiết nhưng không phải là những khái niệm đồng nhất. PGS.TS. Lê Minh Thông đã từng viết: “Quyền hành pháp là khái niệm chung dùng để chỉ một bộ phận (nhánh, loại) quyền lực đặc thù - quyền thi hành pháp luật và phản ánh mối quan hệ quyền lực ở cấp độ cao nhất giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước nói chung còn quyền hành chính là khái niệm cụ thể hơn, phản ánh tiểu hệ thống quyền lực thống nhất từ trung ương xuống địa phương gắn với việc quản lí điều hành và phục vụ của toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính.”[21, tr.285] Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm chung về hành chính nhà nước như sau: Hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành đối với các hoạt động xã hội và hành vi của công dân nhằm mục đích thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân. Hành chính nhà nước là hoạt động quản lí của nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội trên cơ sở chấp hành và tổ chức thi hành pháp luật một cách độc lập, chủ động và sáng tạo. Nếu xuất phát từ vai trò của nhà nước nói chung là quản lí xã hội, tức là sự tác động có mục đích đến đời sống xã hội thì các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có ý nghĩa quản lí. Nhưng nếu xét từ góc độ phân công chức năng của bộ máy nhà nước thì hành chính nhà nước thuộc hoạt động của một trong ba hệ thống thực thi quyền lực nhà nước, đó là quyền hành chính do hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Chính vì thế, người ta thường nói quản lí nhà nước với ý nghĩa là quản lí hành chính nhà nước là nói ở góc độ này. Đặc điểm chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước với tính cách là hoạt động chấp hành và điều hành được thể hiện trên những nét chính sau: - Quản lý hành chính nhà nước là loại hoạt động mang tính tổ chức trực tiếp là chủ yếu - Quản lý hành chính nhà nước là loại hoạt động mang tính chủ động, độc lập sáng tạo cao - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được đảm bảo về phương diện tổ chức - bộ máy - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được đảm bảo bằng cơ sở vật chất to lớn Quản lý hành chính nhà nước mang tính chất chính trị rõ rệt - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính liên tục và chuyên nghiệp sâu sắc Từ những điểm trên, có thể nhận thức chung về quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lí, điều hành và phục vụ của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, phạm vi của nền kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Hành chính nhà nước là loại hoạt động mang tính chấp hành và điều hành – tính tổ chức thực tiễn là chủ yếu. Với hệ thống tổ chức bộ máy to lớn, thống nhất, chặt chẽ, với tính chuyên nghiệp cao, hoạt động hành chính nhà nước mang tính động lập, sáng tạo, hiệu lực và hiệu quả cao đáp ứng các yêu cầu của quản lí nhà nước trong nhà nước pháp quyền. 1.1.2. Cơ quan hành chính Nhà nước Trong nền hành chính nhà nước, với tính cách là thể thống nhất về mặt cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước là yếu tố hợp thành giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đứng trên phương diện lý luận về nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của nền hành chính nhà nước-chức năng chấp hành và điều hành, các cơ quan đó được gọi là cơ quan hành chính nhà nước. Theo “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học” do Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn, bộ máy hành chính nhà nước “là hệ thống các cơ quan chấp hành-điều hành được thành lập để quản lí mọi mặt của đời sống xã hội với sự đa dạng về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương pháp hoạt động…[24, tr.18] Như vậy, nói đến bộ máy hành chính nhà nước, trước hết cần phải đề cập cơ quan hành chính nhà nước. Cũng giống như bất cứ cơ quan nhà nước nào khác, các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập trên cơ sở luật định để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực nhất định. Ngoài các dấu hiệu chung của cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước còn có những dấu hiệu đặc thù, nhờ đó chúng ta có thể phân biệt với các cơ quan khác của nhà nước. Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lí hành chính nhà nước - hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động mang tính dưới luật; Thứ hai, cơ quan hành chính nhà nước có phạm vi thẩm quyền nhất định giới hạn trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước do pháp luật quy định; Thứ ba, các cơ quan hành chính nhà nước có mối liên hệ trong hệ thống trực thuộc, cấp trên cấp dưới tạo t