Đọc là một kĩ năng quan trọng đối với con người. Bởi lẽ, không biết đọc,
con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho
họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Như vậy, dạy đọc có
một ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành
năng lực đọc cho học sinh, bao gồm bốn kĩ năng hay bốn yêu cầu về chất
lượng đọc như sau: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức
(thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và
đọc diễn cảm. Ở mỗi một giai đoạn nhất định, yêu cầu đặt ra đối với học sinh
là khác nhau, nhưng có thể thấy đọc đúng và đọc nhanh là hai yêu cầu cơ bản
nhất mà học sinh cần đạt được ở giai đoạn đầu của học đọc. Do đó, Chuẩn
kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp Một, quy định học sinh giai đoạn cuối
lớp Một cần đạt được tốc độ đọc thông (đọc trơn) là 30 tiếng/ phút [1], [2],
[4], [12].
104 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4332 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tốc độ đọc của học sinh lớp một và chuẩn của chương trình tiếng việt tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Bảo Quyên
TỐC ĐỘ ĐỌC CỦA HỌC SINH LỚP MỘT
VÀ CHUẨN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Hoàng Thị Tuyết
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được
xuất phát từ yêu cầu trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng, được thu thập trong quá trình nghiên cứu và không
trùng lặp với các đề tài khác.
Người viết
Phạm Thị Bảo Quyên
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Tuyết
– Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh. Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới Cô vì những hướng
dẫn và nhận xét quý báu của Cô trong suốt quá trình em làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa đã cho nhiều ý
kiến đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin cảm ơn các Thầy Cô, Cán bộ thuộc phòng Sau Đại học,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng cảm ơn đến những người thân, bạn bè và
đặc biệt là Ban Giám hiệu các trường tiểu học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
quá trình khảo sát của đề tài được thuận lợi, thành công.
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3
3.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
7. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................... 8
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 8
1.1.1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt và những hàm ẩn cho quá trình
dạy đọc lưu loát cho học sinh ......................................................... 8
1.1.1.1.Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt ..................................... ..8
1.1.1.2.Những hàm ẩn cho quá trình dạy đọc lưu loát cho học
sinh .............................................................................................. 10
1.1.2. Đặc điểm của trọng âm tiếng Việt và những hàm ẩn cho quá
trình dạy đọc lưu loát cho học sinh .............................................. 11
1.1.2.1.Đặc điểm của trọng âm ................................................... 11
1.1.2.2.Những hàm ẩn cho quá trình dạy đọc lưu loát cho học
sinh .............................................................................................. 12
1.1.3. Đọc lưu loát .................................................................................. 13
1.1.3.1.Đọc lưu loát là gì? ........................................................... 13
1.1.3.2.Các thành tố của đọc lưu loát ......................................... 14
1.1.3.3.Mối quan hệ giữa các thành tố trong đọc lưu loát với kĩ
năng đọc lưu loát ......................................................................... 16
1.1.3.4.Các mức độ của đọc lưu loát .......................................... 18
1.1.3.5.Mối quan hệ giữa đọc lưu loát và đọc hiểu .................... 20
1.1.4. Đọc lưu loát trong đọc thành tiếng và đọc thầm ........................... 21
1.1.4.1.Đọc thành tiếng ............................................................... 21
1.1.4.2.Đọc thầm ......................................................................... 21
1.1.4.3.Tiến trình phát triển từ đọc thành tiếng đến đọc thầm ... 24
1.1.4.4.Đọc thành tiếng và đọc thầm trong quá trình phát triển
khả năng đọc lưu loát của học sinh ............................................. 24
1.1.5. Đánh giá đọc lưu loát trong đọc thành tiếng ................................. 25
1.1.6. Từ nhận biết và vốn từ nhận biết .................................................. 27
1.1.7. Tiếng rỗng và tính vô nghĩa của tiếng rỗng .................................. 29
1.1.8. Tốc độ đọc .................................................................................... 30
1.1.7.1.Tốc độ đọc là gì? ............................................................. 30
1.1.7.2.Việc đo lường tốc độ đọc ................................................ 30
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 36
1.2.1. Quan niệm về dạy đọc lưu loát ở Việt Nam so với quốc tế .......... 36
1.2.2. Chuẩn kiến thức kĩ năng của lớp Một về kĩ năng đọc trong môn
Tiếng Việt theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ...... 38
1.2.3. Mức độ cần đạt trong kĩ năng đọc của học sinh lớp một trên thế
giới. .............................................................................................. 40
1.2.4. Một số nghiên cứu về tốc độ đọc của học sinh lớp một ở Việt
Nam .............................................................................................. 43
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 44
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 46
2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 46
2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu ..................................... 46
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thí điểm ................................................ 46
2.1.3. Phương pháp điều tra, khảo sát ..................................................... 46
2.1.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia ............................................. 46
2.1.5. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh ................................... 47
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 47
2.3. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................ 47
2.4. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 48
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................ 48
2.4.2. Tiêu chí chọn mẫu ........................................................................ 48
2.4.3. Cỡ mẫu ......................................................................................... 48
2.5. Mục đích khảo sát ................................................................................... 49
2.6. Công cụ khảo sát ..................................................................................... 49
2.6.1. Căn cứ xây dựng công cụ khảo sát ............................................... 49
2.6.2. Mô tả công cụ khảo sát ................................................................. 50
2.6.3. Xác định độ tin cậy của công cụ khảo sát ..................................... 52
2.7. Tiến trình khảo sát .................................................................................. 53
2.7.1. Đo tốc độ đọc từ nhận biết và tiếng rỗng (Bảng 1, bảng 2) ......... 54
2.7.2. Đo tốc độ đọc đoạn văn ( Bảng 3 ) .......................................... 5555
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 56
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 57
3.1. Về tốc độ đọc trung bình ......................................................................... 57
3.1.1. Đọc bảng từ nhận biết .................................................................. 59
3.1.2. Đọc bảng tiếng rỗng ..................................................................... 60
3.1.3. Đọc đoạn văn ............................................................................... 61
3.2. Về tốc độ đọc thực tế của học sinh so với chuẩn đọc của chương trình
Tiếng Việt ở Tiểu học .............................................................................. 65
3.3. Về tình trạng mắc lỗi trong đọc trôi chảy ............................................... 67
3.4. Về kĩ năng đọc hiểu ................................................................................. 69
3.5. Một vài bàn luận ..................................................................................... 71
3.6. Một số đề xuất ......................................................................................... 74
3.6.1. Đề xuất cho việc dạy đọc lưu loát ................................................ 74
3.6.2. Đề xuất cho việc dạy đọc hiểu ...................................................... 75
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 79
1. Kết luận ....................................................................................................... 79
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 79
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thang đo độ lưu loát của NAEP ................................................. 19
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp tốc độ đọc trong đọc thầm .................................. 22
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các công cụ và cách đánh giá đọc lưu loát trong
đọc thành tiếng ............................................................................ 25
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp các khái niệm cơ bản liên quan đến dạy đọc lưu
loát ở Việt Nam và quốc tế ......................................................... 36
Bảng 1.5. Bảng mức độ cần đạt của học sinh lớp Một trong kĩ năng đọc .. 38
Bảng 1.6. Bảng tốc độ đọc thành tiếng tối thiểu do Reading A-Z đề xuất . 40
Bảng 1.7. Bảng tốc độ đọc tối thiểu do Good, Simmons và Kame’enui,
(2001); Hasbrouck và Tindal, (1992) và School Board of
Alachua County, (1997) đề xuất ................................................. 41
Bảng 1.8. Bảng đề xuất một số chuẩn tốc độ đọc thông cho học sinh tiểu
học (dẫn theo Reading A-Z) ....................................................... 42
Bảng 1.9. Bảng tốc độ đọc trung bình của học sinh lớp một ở Thành phố
Hồ Chí Minh ............................................................................... 44
Bảng 2.1. Kết quả tốc độ đọc trung bình của học sinh và tỉ lệ của hai lần
khảo sát ....................................................................................... 52
Bảng 3.1. Mối liên hệ giữa tốc độ đọc với hai yêu cầu nằm trong yếu tố
diễn cảm ...................................................................................... 63
Bảng 3.2. Bảng thống kê các lỗi khi đọc của học sinh .............................. 68
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt ................................ 9
Hình 3.1. Kết quả tốc độ đọc trung bình của học sinh lớp 1 ..................... 57
Hình 3.2. Kết quả đo tốc độ đọc của học sinh lớp một ở các kĩ năng đọc từ
nhận biết, đọc tiếng rỗng và đọc đoạn văn ................................. 58
Hình 3.3. Kết quả đo tốc độ đọc từ nhận biết của học sinh lớp Một ......... 59
Hình 3.4. Kết quả đo tốc độ đọc tiếng rỗng của học sinh lớp 1 ................. 60
Hình 3.5. Kết quả đo tốc độ đọc đoạn văn của học sinh lớp 1 ................... 61
Hình 3.6. Tình trạng ngắt nghỉ hơi khi đọc đoạn văn của học sinh ............ 62
Hình 3.7. Tốc độ đọc thực tế của học sinh so với chuẩn đọc của chương
trình Tiếng Việt ở Tiểu học ........................................................ 65
Hình 3.8. Tốc độ đọc trung bình theo quận, huyện ở thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................ 66
Hình 3.9. Tốc độ đọc trung bình của học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh so
với tỉnh Đồng Nai ....................................................................... 67
Hình 3.10. Kết quả trả lời câu hỏi của học sinh ......................................... 70
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đọc là một kĩ năng quan trọng đối với con người. Bởi lẽ, không biết đọc,
con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho
họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Như vậy, dạy đọc có
một ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành
năng lực đọc cho học sinh, bao gồm bốn kĩ năng hay bốn yêu cầu về chất
lượng đọc như sau: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức
(thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và
đọc diễn cảm. Ở mỗi một giai đoạn nhất định, yêu cầu đặt ra đối với học sinh
là khác nhau, nhưng có thể thấy đọc đúng và đọc nhanh là hai yêu cầu cơ bản
nhất mà học sinh cần đạt được ở giai đoạn đầu của học đọc. Do đó, Chuẩn
kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp Một, quy định học sinh giai đoạn cuối
lớp Một cần đạt được tốc độ đọc thông (đọc trơn) là 30 tiếng/ phút [1], [2],
[4], [12].
Trên thực tế, theo khảo sát trong Luận án Tiến sĩ của Bùi Thế Hợp
(2012), tốc độ đọc trung bình của nhóm học sinh lớp Một phát triển bình
thường là 32,5 tiếng/phút. Trong thống kê trên đối tượng học sinh lớp Một ở
TPHCM vào thời điểm tuần thứ 5, 6 của học kì I (năm học 2012 – 2013) của
Nguyễn Thị Ly Kha và Phạm Hải Lê (2013), tốc độ đọc trung bình của các
em học sinh phát triển bình thường đạt được là 36,67 tiếng/phút. Điều này cho
thấy có nhiều học sinh đọc vượt xa tốc độ đọc quy định là 30 tiếng/phút [9],
[10].
Thêm vào đó, tác giả Lê Phương Nga đã có nhận định rằng tốc độ chấp
nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói [11,
tr. 21, 22]. Nhận định này phần nào đã cho thấy sự mâu thuẫn đối với Chuẩn
2
đã quy định. Bởi lẽ, với tốc độ 30 tiếng/phút thì học sinh không thể đạt được
sự lưu loát trong khi đọc cũng như không thể đạt được tốc độ lời nói.
Mặt khác, theo Taylor và Landerl(1) thì tốc độ đọc trung bình trên phút
của trẻ 7 tuổi (tương ứng với giai đoạn cuối lớp Một ở Việt Nam) là 50-100
từ/phút. Hoặc theo Rasinsky (2013) tốc độ đọc trung bình của học sinh lớp
Một ở Mĩ, đã được xác định là 50-60 từ/phút. Từ các con số vừa nêu, có thể
thấy có một sự khác biệt giữa tốc độ đọc chuẩn của học sinh lớp Một ở Việt
Nam với học sinh lớp Một ở một số nước trên thế giới. Bên cạnh đó, theo
thống kê của Good, Simmons và Kame’enui (2001); Hasbrouk và Tindal
(1992); School of Alachua County (1997), tiêu chí đánh giá mức độ lưu loát
theo cấp lớp được quy chuẩn là 40 – 60 từ/phút (dẫn theo [20, tr. 702 – 714].
Đây được xem là hướng dẫn chung để xác định mục tiêu chung trong việc rèn
đọc thành tiếng ở học sinh. Đồng thời các con số trên cũng lộ ra sự bất hợp lý
nào đó trong tốc độ 30 tiếng/phút dành cho học sinh cuối lớp Một đã được
quy định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp Một [4], [5] [20],
[25].
Bên cạnh đó, kinh nghiệm giảng dạy ở lớp Một cho tôi thấy việc rèn kĩ
năng đọc lưu loát cho trẻ có vị trí đặc biệt quan trọng. Để đánh giá khả năng
đọc lưu loát của học sinh, giáo viên phải căn cứ vào chuẩn tốc độ được quy
định của Bộ là 30 tiếng/phút. Tuy nhiên, trên thực tế, những học sinh đạt tốc
độ đọc chuẩn này vẫn thể hiện đọc ngắc ngứ, ê a, chưa thực sự trôi chảy. Do
đó, không thể đánh giá rằng học sinh có tốc độ đọc ở mức này đã đạt được
yêu cầu về đọc thông. Điều này càng khẳng định rằng có sự không hợp lý về
mặt khoa học trong tốc độ đọc do Bộ quy chuẩn. Vì nếu chấp nhận ở tốc độ
1 Theo
3
đọc 30 tiếng/phút là mức cần đạt thì học sinh lớp Một khó có thể bước sang
giai đoạn đọc lưu loát để hướng đến đọc hiểu ở giai đoạn lớp Hai.
Những điều trên làm nảy sinh câu hỏi: “Phải chăng có sự bất hợp lý về
mặt khoa học trong Chuẩn tốc độ đọc của học sinh lớp Một ?”. Vì vậy, tôi
quyết định chọn đề tài “ Tốc độ đọc của học sinh lớp Một và Chuẩn của
chương trình Tiếng Việt Tiểu học” để làm sáng tỏ câu hỏi trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát tốc độ đọc thực tế của học sinh lớp Một so với Chuẩn đọc
thông của chương trình môn Tiếng Việt lớp Một.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tốc độ đọc của học sinh lớp Một.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở
Tiểu học.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu tiến hành khảo sát tốc độ đọc của học sinh lớp một trên diện rộng sẽ
thấy được điểm chưa hợp lý trong Chuẩn tốc độ đọc thông và các yêu cầu
trong kĩ năng đọc thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
Ngoài báo cáo khoa học về tốc độ đọc của học sinh lớp Một so với chuẩn
đọc thông của chương trình Tiếng Việt Tiểu học, kết quả nghiên cứu sẽ góp
phần:
4
- Phân tích tính bất hợp lý về mặt khoa học trong quy định về Chuẩn
đọc thông ở lớp Một trong chương trình môn Tiếng Việt ở lớp một.
- Thông qua đề tài, giáo viên có thể thấy được tầm quan trọng của yếu
tố “tốc độ đọc”, từ đó có những thái độ và biện pháp tích cực trong việc nâng
cao tốc độ đọc cho học sinh lớp Một, góp phần đáp ứng được nhu cầu hội
nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam mà cụ thể là đáp ứng được yêu cầu của
chương trình đánh giá quốc tế (PISA) về các kĩ năng đọc, toán và khoa học
của OECD tổ chức.
Ngoài ra, đề tài có thể đóng góp thêm một căn cứ cho việc xác lập tốc độ
đọc thích hợp hơn cho học sinh.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Kiến nghị và phần Phụ lục, luận
văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
7. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề đọc lưu loát hiện nay đang được sự quan tâm nghiên cứu của các
nhà ngôn ngữ học. Bởi lẽ đây là một kĩ năng quan trọng, được xem là tiền đề
cho việc đọc hiểu cũng như là một trong những thành tố cấu thành năng lực
đọc. Nói đến đọc lưu loát, các chuyên gia, nhà giáo dục như Lê Phương Nga
(2001), Hudson, Lane và Pullen (2005), Gagen (2007), Penner – Wilger
(2008), Rasinski (2004) và Hoàng Thị Tuyết (2013) đã nêu rõ quan niệm, ba
yếu tố của đọc lưu loát, vai trò cũng như mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố
trong đọc lưu loát và mối quan hệ giữa đọc lưu loát với đọc hiểu. Bên cạnh
5
đó, Hudson, Pullen, Lane và Torgesen (2009) đã nêu lên cách tiếp cận đa
phương diện về bản chất phức tạp của đọc lưu loát. Theo đó, tác giả đã có
những phân tích khác về các yếu tố của giải mã lưu loát, đọc lưu loát, đọc
hiểu và mối tương quan giữa đọc lưu loát với các yếu tố tạo nên năng lực đọc.
Chính bởi sự đa dạng trong cách tiếp cận vấn đề đọc lưu loát đã giúp người
đọc có cái nhìn đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn khi lựa chọn phương
pháp dạy học theo cách tiếp cận đa phương diện [11], [14], [15], [