Luận văn Tóm tắt Vấn đề chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành Toàn Cầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO

1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia không ngừng mở rộng sự liên kết và hợp tác trên các lĩnh vực; kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã hội nhập với khu vực và quốc tế đã được hơn 10 năm; năm 1995 gia nhập ASEAN, năm 1996 tham gai và AFTA, năm 1998 là thành viên chính thức của APEC và năm 2006 là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được thể hiện thông qua sự gia tăng về lượng khách du lịch trên toàn thế giới, kéo theo nó là sự gia tăng các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó là sự ra đời của các Tổ chức du lịch khu vực và quốc tế như; Tổ chức du lịch ASEAN( ASEANTA), Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Ở Việt Nam một vài năm gần đây, hoạt động du lịch cũng phát triển nhanh chóng. Năm 2004, Việt Nam đón 2.927.876 lượt khách tăng 20,5% so với năm 2003.Năm 2005, Việt Nam đón 3.467.757 lượt khách,tăng 18% so với năm 2004.Năm 2006, Việt Nam đón 3.528.486,tăng 3% so với năm 2005.(Nguồn:Tổng cục Du lịch.) Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vài năm qua phát triển và tăng trưởng ổn định, đạt loại cao của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch của người dân cũng tăng lên nhanh chóng. Sau khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và từ khi luật Doanh nghiệp ra đời, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch tăng lên đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Về phương diện hợp tác quốc tế về Du lịch; Đến nay, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức Du lịch khu vực và quốc tế như: Hiệp hội Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEANTA)năm 1995; năm 1991 hợp tác về Du lịch với các quốc gia tiểu vùng sông Mêkông mở rộng; năm 1989 tham gia hiệp hội du lịch Thái Bình Dương(PATA); năm 1981 tham gia vào tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO). Với việc tham gia vào các tổ chức Du lịch khu vực và Thế giới, Việt Nam đã từng bước hội nhập với Thế giới về lĩnh vực Du lịch. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có cơ hội tìm đối tác nước ngoài để liên doanh, liên kết mở rộng hoạt động kinh doanh, làm tăng qui mô kinh doanh lẫn khả năng cạnh tranh trong việc khai thác thị trường khách quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Du lịch Việt Nam cũng sẽ đứng trước những thách thức to lớn mà quá trình hội nhập đem lại trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Xuất phát từ việc cam kết mở cửa thị trường, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn vào Việt Nam đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch. Các doanh nghiệp nước ngoài - thường là những tập đoàn kinh tế lớn với tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý cao, chính sách lương, thưởng ưu đãi sẽ thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc cho họ. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Du lịch nước ngoài ngay tại “sân nhà”. Tuy có nhiều thách thức và khó khăn, song, ngành Du lịch Việt Nam không còn con đường nào khác là phải hội nhập với du lịch khu vực và thế giới, vì Du lịch là một ngành mang tính khu vực và quốc tế cao. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể đứng vững và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho rất cả các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn để nắm bắt kịp thời những cơ hội vượt qua những thách thức mà quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại để đứng vững và vươn lên trong môi trường kinh doanh mới. Với những lý do phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) sau khi Việt Nam gia nhập WTO” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2.Mục đích nghiên cứu. Một là,phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) trước khi Việt Nam gia nhập WTO, phân tích môi trường kinh doanh mới của Công ty sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Hai là, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World), từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, cụ thể ở đây là Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh về du lịch trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn là việc tập trung phân tích môi trường kinh doanh mới của Công ty lữ hành toàn cầu(Open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO.Phân tích những cơ hội và thách thức mà công ty găp phải. Tác giả đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành toàn cầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ đó tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị mang tính thực tiễn đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) nhằm giúp công ty có khả năng tích ứng nhanh trong môi trường kinh doanh mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích SWOT,phương pháp phân tích xu thế,phương pháp phân tích tài liệu,cụ thể là phân tích các tài liệu của Công ty Lữ hành toàn cầu (Open World) và các nguồn tư liêu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các giáo trình liên quan tới toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới và việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng như là các giáo trình liên quan tới vấn đề chiến lược kinh doanh. 5. Bố cục của luận văn. Chương 1: Khái quát về Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) và hoạt động kinh doanh của Công ty trước khi Việt Nam gia nhập WTO Chương 2: Cơ hội và thách thức đối với Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương 3: Một số khuyến nghị đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) sau khi Việt Nam gia nhâp WTO.

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tóm tắt Vấn đề chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành Toàn Cầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia không ngừng mở rộng sự liên kết và hợp tác trên các lĩnh vực; kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã hội nhập với khu vực và quốc tế đã được hơn 10 năm; năm 1995 gia nhập ASEAN, năm 1996 tham gai và AFTA, năm 1998 là thành viên chính thức của APEC và năm 2006 là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được thể hiện thông qua sự gia tăng về lượng khách du lịch trên toàn thế giới, kéo theo nó là sự gia tăng các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó là sự ra đời của các Tổ chức du lịch khu vực và quốc tế như; Tổ chức du lịch ASEAN( ASEANTA), Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Ở Việt Nam một vài năm gần đây, hoạt động du lịch cũng phát triển nhanh chóng. Năm 2004, Việt Nam đón 2.927.876 lượt khách tăng 20,5% so với năm 2003.Năm 2005, Việt Nam đón 3.467.757 lượt khách,tăng 18% so với năm 2004.Năm 2006, Việt Nam đón 3.528.486,tăng 3% so với năm 2005.(Nguồn:Tổng cục Du lịch.) Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vài năm qua phát triển và tăng trưởng ổn định, đạt loại cao của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch của người dân cũng tăng lên nhanh chóng. Sau khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và từ khi luật Doanh nghiệp ra đời, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch tăng lên đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Về phương diện hợp tác quốc tế về Du lịch; Đến nay, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức Du lịch khu vực và quốc tế như: Hiệp hội Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEANTA)năm 1995; năm 1991 hợp tác về Du lịch với các quốc gia tiểu vùng sông Mêkông mở rộng; năm 1989 tham gia hiệp hội du lịch Thái Bình Dương(PATA); năm 1981 tham gia vào tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO). Với việc tham gia vào các tổ chức Du lịch khu vực và Thế giới, Việt Nam đã từng bước hội nhập với Thế giới về lĩnh vực Du lịch. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có cơ hội tìm đối tác nước ngoài để liên doanh, liên kết mở rộng hoạt động kinh doanh, làm tăng qui mô kinh doanh lẫn khả năng cạnh tranh trong việc khai thác thị trường khách quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Du lịch Việt Nam cũng sẽ đứng trước những thách thức to lớn mà quá trình hội nhập đem lại trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Xuất phát từ việc cam kết mở cửa thị trường, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn vào Việt Nam đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch. Các doanh nghiệp nước ngoài - thường là những tập đoàn kinh tế lớn với tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý cao, chính sách lương, thưởng ưu đãi sẽ thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc cho họ. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Du lịch nước ngoài ngay tại “sân nhà”. Tuy có nhiều thách thức và khó khăn, song, ngành Du lịch Việt Nam không còn con đường nào khác là phải hội nhập với du lịch khu vực và thế giới, vì Du lịch là một ngành mang tính khu vực và quốc tế cao. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể đứng vững và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho rất cả các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn để nắm bắt kịp thời những cơ hội vượt qua những thách thức mà quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại để đứng vững và vươn lên trong môi trường kinh doanh mới. Với những lý do phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) sau khi Việt Nam gia nhập WTO” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2.Mục đích nghiên cứu. Một là,phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) trước khi Việt Nam gia nhập WTO, phân tích môi trường kinh doanh mới của Công ty sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Hai là, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World), từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, cụ thể ở đây là Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh về du lịch trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn là việc tập trung phân tích môi trường kinh doanh mới của Công ty lữ hành toàn cầu(Open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO.Phân tích những cơ hội và thách thức mà công ty găp phải. Tác giả đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành toàn cầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ đó tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị mang tính thực tiễn đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) nhằm giúp công ty có khả năng tích ứng nhanh trong môi trường kinh doanh mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích SWOT,phương pháp phân tích xu thế,phương pháp phân tích tài liệu,cụ thể là phân tích các tài liệu của Công ty Lữ hành toàn cầu (Open World) và các nguồn tư liêu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các giáo trình liên quan tới toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới và việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng như là các giáo trình liên quan tới vấn đề chiến lược kinh doanh. 5. Bố cục của luận văn. Chương 1: Khái quát về Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) và hoạt động kinh doanh của Công ty trước khi Việt Nam gia nhập WTO Chương 2: Cơ hội và thách thức đối với Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương 3: Một số khuyến nghị đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) sau khi Việt Nam gia nhâp WTO. Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH TOÀN CẦU (OPEN WORLD) VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 1.1. Lược sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) được thành lập ngày 20/3/2001. Công ty có văn phòng đặt tại thủ đô Hà Nội và những văn phòng đại diện tại Vương quốc Anh, Ba Lan, Ukraina. Hiện nay, công ty là thành viên của hai tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới về du lịch là Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội hàng không quốc tế.(IATA). 1.2. Sơ đồ tổ chức công ty. 1.3.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 1.3.1.Chức năng nhiệm vụ Phũng Hành chớnh-Nhõn sự Là một bộ phân quan trọng trong công ty,phòng hành chính-nhân sự có các chức năng nhiệm vụ sau: - Quản lý hồ sơ, tài liệu của công ty. -Tham mưu cho giám đốc công ty một số vấn đề nghiệp vụ. -Giải quyết các công việc thường ngày trong công ty. - Giải quyết cỏc cụng việc về hành chớnh. 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Phũng kế toỏn Phòng kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau: -Là cụng cụ quản lý của cụng ty. -Phõn tớch và cung cấp thụng tin. - Phũng tài chớnh kế toỏn là cơ quan giúp việc giám đốc công ty về quản lý tài chớnh theo quy chế hoạt động tài chính của công ty cổ phần và pháp luật của Nhà nước. -Phũng tài chớnh kế toỏn nằm trong hệ thống cỏc phũng ban chức năng của công ty. - Về quản lý tài chớnh . - Về quản lý kế toỏn. -Về các hoạt động khác. 1.3.3.chức năng nhiệm vụ phòng maketing. Phòng marketing có các chức năng nhiệm vụ sau: Bộ phận phân tích nghiên cứu thị trường. Bộ phận Marketing và bỏn hàng. Bộ phận Quản lý quan hệ cụng chỳng. Bộ phận Quản trị marketing. Bộ phận Quản lý bỏn hàng . Bộ phận Quản lý quảng cỏo và cỏc hoạt động xúc tiến.: Bộ phận ước lượng chi phí 1.3.4.Chức năng nhiệm vụ phòng travel service. Phòng travel service có các chức năng nhiệm vụ sau: - Tập hợp và đề xuất các ý kiến, sỏng kiến cải tiến, tham mưu cho ban lónh đạo công ty về các nội dung chuyờn mụn phụ trỏch. -Trao đổi với khách hàng để xác định điểm đến, phương tiện vận chuyển, ngày khởi hành, xem xét về khả năng tài chính và các yêu cầu về nơi ăn chốn ở. -Thiết lập và duy trỡ tốt quan hệ với cỏc nhà cung cấp trong lĩnh vực lữ hành và cỏc lĩnh vực cú liờn quan. -Tính toán chi phí của chuyến đi. - Lập kế hoạch, mô tả, sắp xếp và bán các sản phẩm tour trọn gói và thúc đẩy khuyếch trương bán các sản phẩm được cung ứng bởi các nhà cung cấp.. 1.4. Hoạt động kinh doanh của công ty trước khi Việt Nam gia nhập WTO. 1.4.1. Môi trường kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world)trước khi Việt Nam gia nhập WTO Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành nói chung và của Công ty lữ hành toàn cầu (Open Worold) nói riêng, được hiểu là tập hợp các yếu tố, điều kiện có ảnh hưởng và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Chúng có thể đem lại cho các doanh nghiệp lữ hành những tác động tích cực hay tiêu cực. - Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế như hiện nay, hoạt động du lịch đã và sẽ trở thành một hiện tượng phổ biến , mang tính đại chúng và phát triển với nhịp độ cao. - Các yếu tố đảm bảo cho nhu cầu du lịch tăng cao. -Theo một nghiên cứu của Tổ chức du lịch thế giới có tên “Toàn cảnh Du lịch đến năm 2020” thì lượng khách quốc tế dự báo đạt khoảng 1000 triệu lượt người vào năm 2010 và khoảng 16000 triệu vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 4,5%/năm giai đoạn 2000 – 2010 và 4,4%/năm giai đoạn 2010 – 2020. (nguồn : Viện nghiên cứu phát triển du lịch). -Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khách du lịch tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin du lịch. -Trong bối cảnh đó, du lịch Việt Nam cũng đang phát triển nhanh chóng. +Nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc loại cao so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới. +Việt Nam có tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa dạng +Năm 2002, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định phế duyệt chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. - Bên cạnh những thuận lợi kể trên, ngành Du lịch Việt Nam cũng có những khó khăn nhất định như: - Điểm khởi đầu của du lịch Việt Nam thấp hơn nhiều so với ngành Du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới. -Các điểm đến du lịch của Việt Nam vẫn còn trong tình trạng khai thác tự phát, chưa có sự quy hoạch, đầu tư, tôn tảo và nâng cấp. -Các thủ tục hải quan, visa còn nhiều khó khăn khiến cho tâm lý khách du lịch không cảm thấy thoải mái khi tới Việt Nam. -Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ,năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn yếu 1.4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu(Open world). Về đội ngũ cán bộ và hướng dẫn viên:Đến nay, Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) có tất cả 30 cán bộ nhân viên, hướng dẫn viên và 10 cộng tác viên thường xuyên, trong đó 28 người có trình độ đại học, 2 người có trình độ sau đại học. Tất cả hướng dẫn viên trong công ty đều có thẻ hướng dẫn, Hầu hết cán bộ nhân viên, hướng dẫn viên trong công ty đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình trong công việc, có khả năng thích nghi với môi trường lao động quốc tế. Bên cạnh đó, do yêu cầu công việc, công ty còn thiết lập một đội ngũ hướng dẫn viên cộng tác với công ty. Về thiết lập quan hệ trong kinh doanh:Công ty đã thiết lập một mạng lưới đại lý gửi khách và nhận khách ở một số quốc gia trên thế giới như: Nga,Ukraina, Anh, Cộng hòa Sẽ, Mỹ, Pháp, Singapore, Malaisia, Inđônêsia, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc…Một mặt công ty cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đại lý và các đối tác trong kinh doanh. Mặt khác công ty cũng không ngừng mở rộng quan hệ với các đối tác kinh doanh quốc tế khác. Bên cạnh đó, công ty cũng đã thiết lập với một số nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại Việt Nam như; hệ thống khách sạn,hệ thống nhà hàng, các công ty vận tải du lịch ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Công ty không ngừng đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp nhằm loại bớt các nhà cung cấp không đảm bảo chất lượng và duy trì và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp có chất lượng dịch vụ tốt. Về hoạt động quảng bá và hợp tác:Thời gian qua, Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) đã từng bước xây dựng thương hiệu thông qua việc tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế, thông qua các đại lý, công ty đối tác ở nước ngoài và thông qua các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong nước. Công ty đang từng bước tạo dựng thương hiệu và niềm tin cho khách hàng bằng cách cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Bên cạnh đó công ty cũng đã tham gia vào hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA),hiệp hội hàng không quốc tế(IATA).Với các nỗ lực đó, hình ảnh của Công ty đang dần đi vào các thị trường mục tiêu của công ty ở trong và ngoài nước. Về thực trạng sản phẩm dịch vụ của công ty:Thời gian vừa qua, công ty cũng đã chú ý xây dựng các chương trình du lịch mới, hấp dẫn trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch của Việt Nam theo hướng phát triển chung của ngành. Các chương trình du lịch của công ty hiện nay đang được du khách chú ý như; chương trình du lịch văn hóa lễ hội, chương trình du lịch sinh thái, chương trình du lịch làng nghề, chương trình du lịch về nguồn, chương trình du lịch thăm lại chiến trường xưa, chương trình du lịch lặn biển, leo núi, ô tô, mô tô, xe đạp… Các sản phẩm du lịch của công ty ít nhiều cũng có sự trùng lặp với sản phẩm dịch vụ của các công ty khác, nhưng công ty cũng đã chú ý tới việc tạo ra các yếu tố mới cho chương trình nhằm khác biệt hóa sản phẩm với các công ty khác. Bên cạnh đó, công ty còn làm dịch vụ vé máy bay cho rất nhiều hãng hàng không có mặt tại Việt Nam. Công ty phấn đấu trở thành đại lý vé máy bay cho tất cả các hãng hàng không đang có mặt tại Việt Nam. Một số kêt quả hoat động kinh doanh của công ty những năm gần đây: Thực trạng khách du lịch của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) STT  Nguồn khách  Năm 2004  Năm 2005  Năm 2006   1  Khách Quốc tế  1.200  1.600  2.100   2  Khách trong nước  500  750  900   Nguồn: Công ty lữ hành Toàn cầu, Báo cáo tổng kết năm 2004, 2005, 2006 Doanh thu của Công ty lữ hành Toàn cầu(Open world) theo các đơn vị trực thuộc. Đơn vị: triệu đồng STT  Nguồn khách  Năm 2004  Năm 2005  Năm 2006   1  Phòng thị trường nước ngoài  5.000  7.500  9.300   2  Phòng thị trường trong nước  1.050  1.270  1.550   3  Đại lý vé máy bay  2.100  3.500  5000   4  Doanh thu toàn Công ty  8.150  12.270  15.850   Nguồn: Công ty lữ hành Toàn cầu, Báo cáo tổng kết năm 2004, 2005, 2006 1.4.3.Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu(Open world). Điểm mạnh của công ty: + Công ty có đội ngũ nhân lực vững mạnh, cán bộ lãnh đạo công ty có năng lực và những tố chất cần thiết của nhà lãnh đạo, say mê công việc kinh doanh, không ngại đương đầu với khó khăn. Đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên của công ty có độ tuổi trung bình trẻ, có năng lực và kinh nghiệm công việc tốt, có trí tiến thủ và say mê công việc,có khả năng thích nghi với môI trường làm việc quốc tế. + Vấn đề tổ chức bộ máy công ty hợp lý, tạo thuận lợi cho công việc và việc sử dụng hiệu quả sức lao động của đội ngũ nhân lực trong công ty, quan hệ giữa cán bộ, nhân viên trong công ty hài hoà, gắn kết. + Công ty có tiềm lực tài chính mạnh, vấn đề quản lý tài chính - kế toán hiệu quả, chính sách lương của công ty hợp lý, thoả đáng có thể kích lệ tinh thần làm việc của nhân viên và hấp dẫn nguồn nhân lực bên ngoài công ty. Điểm yếu của công ty: - Công ty chưa thật sự chú ý tới vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu công ty, thương hiệu của công ty chưa được nhiều khách hàng biết tới. Vì vậy, công ty chưa tạo được uy tín cho mình cũng như niềm tin cho khách hàng dẫn tới hiệu quả kinh doanh chưa cao,chưa xứng đáng với năng lực thực tế của công ty. - Vì là một công ty còn non trẻ, cho nên công ty chưa tạo lập được nhiều mối quan hệ với khách hàng trong nước cũng như là quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.Bên cạnh đó, mạng lưới các đại lý du lịch, công ty gửi khách, các đối tác của công ty ở nước ngoài vẫn còn ít đặc biệt là ở những thị trường tiềm năng như khu vực Tây Âu, Mỹ. -Hoạt động kinh doanh của công ty mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao,song tốc độ phát triển như vậy là vẫn còn hạn chế.Công ty vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng của các lĩnh vực kinh doanh của công ty so với năng lực thực tế của công ty.Doanh thu chủ yếu của công ty là từ dịch vụ bán vé máy bay,doanh thu từ dịch vụ lữ hành còn thấp.Điều này dẫn tới làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của công ty. CHƯƠNG 2.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY LỮ HÀNH TOÀN CẦU(OPEN WORLD) SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 2.1.Khái quát về WTO và quá trình gia nhập WTO của Việt Nam. 2.1.1.Khái quát về WTO. WTO là chữ viết tắt của World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên Thế giới. Hiện nay, WTO có 150 quốc gia thành viên, và trụ sở của WTO được đặt tại Geneva (Thụy Sỹ). Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. WTO có các chức năng chính như: Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế; Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại; Giải quyết các tranh chấp thương mại; Giám sát các chính sách thương mại; Trợ giúp về kỹ thuật và đạo tạo cho các quốc gia đang phát triển; Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân. GATT- Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại. Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Hiện nay WTO có 150 nước thành viên, lãnh thổ thành viên, chiếm 97% thương mại toàn cầu và hơn 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị bộ trưởng, họp ít nhất hai năm một lần. Dưới Hội nghị bộ trưởng là Đại hội đồng - thường họp nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO. Dưới Đại hội đồng là Hội đồng thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và Hội đồng giám sát về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). 2.1.1.1. Các mục tiêu của WTO. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau: - Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương. - Thúc đầy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định bền vững và bảo vệ môi trường. - Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. 2.1.1.2. Các chức năng của WTO. WTO thực hiện 5 chức năng sau: - Thống nhất quản lý việc thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên. - Là khuôn khổ thể chế để biến thành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn
Luận văn liên quan