Luận văn Tóm tắt Văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi tổ chức trong xã hội. Nói đến con người là nói đến văn hóa, vì toàn bộ giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con người. Văn hóa là một nguồn lực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững cho một tổ chức khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động của mình. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” chúng ta phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống. Vì vậy, văn hoá doanh nghiệp được coi là nguồn lực nội sinh, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để bước vào môi trường cạnh tranh khốc liệt trong sân chơi chung toàn cầu, để tồn tại và phát triển cùng với các công ty trong nước có cùng chức năng nhiệm vụ, hơn bao giờ hết, VNPT Bắc Giang đã và đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho VNPT Bắc Giang làm thế nào để duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp tác giả đã chọn đề tài: "Văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang" để nghiên cứu. Đây là một đề tài mang tính thời sự và xuất phát từ nhu cầu khách quan của doanh nghiệp.

pdf15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tóm tắt Văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ------------------------------ NGUYỄN THỊ VIỆT HOA [ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VNPT BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2013 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ TRỌNG TÍCH Phản biện 1: .............................................................................. Phản biện 2: .............................................................................. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ... .... ngày ........ tháng ....... .. năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Con người là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi tổ chức trong xã hội. Nói đến con người là nói đến văn hóa, vì toàn bộ giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con người. Văn hóa là một nguồn lực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững cho một tổ chức khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động của mình. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” chúng ta phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống. Vì vậy, văn hoá doanh nghiệp được coi là nguồn lực nội sinh, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để bước vào môi trường cạnh tranh khốc liệt trong sân chơi chung toàn cầu, để tồn tại và phát triển cùng với các công ty trong nước có cùng chức năng nhiệm vụ, hơn bao giờ hết, VNPT Bắc Giang đã và đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho VNPT Bắc Giang làm thế nào để duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp tác giả đã chọn đề tài: "Văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang" để nghiên cứu. Đây là một đề tài mang tính thời sự và xuất phát từ nhu cầu khách quan của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nhận dạng, phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp; đánh giá và đưa ra một số giải pháp để xây dựng và hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp của VNPT Bắc Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho phù hợp với sự phát triển và hội nhập của Công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đề tài luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp - phân tích số liệu, phương pháp thực nghiệm. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về văn hoá doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang 2 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và đặc điểm văn hoá doanh nghiệp Văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm, tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Văn hoá doanh nghiệp có 4 đặc điểm nổi bật: tính tập thể, tính quy phạm, tính độc đáo, tính thực tiễn. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp: văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh; văn hóa doanh nghiệp góp phần thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó giữa người sử dụng lao động với người lao động và giữa nội bộ người lao động; văn hóa doanh nghiệp tạo nên bản sắc của doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược và cùng đồng hành phát triển theo doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự ổn định của tổ chức; văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của bản thân doanh nghiệp. 1.2. Biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp 1.2.1. Các biểu trưng trực quan của văn hoá doanh nghiệp Có 6 biểu trưng trực quan thể hiện bản sắc văn hóa doanh nghiệp mà chúng ta dễ dàng nhận thấy, đó là: Những đặc điểm về kiến trúc (kiến trúc đặc trưng - nội thất, ngoại thất, màu sắc,...); Những nghi lễ, nghi thức, trang phục đặc trưng; Các biểu tượng, lô-gô; Những mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình; Ngôn ngữ, khẩu hiệu; Ấn phẩm chính thức (quảng cáo, tài liệu truyền thông, nội bộ, văn bản,...). 1.2.2. Các biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp Những biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp về cơ bản có thể phân thành ba nhóm: lý tưởng; niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ; lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá. 1.3. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp 1.3.1. Xây dựng triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Triết lý kinh doanh chỉ nảy sinh trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa nhiều thành phần kinh tế và các chủ thể kinh doanh khác nhau. Triết lý kinh doanh thường gồm ba bộ phận cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau: mục tiêu của doanh nghiệp; phương thức hành động; quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh tế xã hội, nghĩa vụ chung của doanh nghiệp và nguyên tắc của thành viên trong doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp: Xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và phương thức hoạt động, quản lý của doanh nghiệp, nên triết lý kinh doanh trở thành yếu tố quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp. Một số Triết lý kinh doanh: - Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. - Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. 1.3.2. Xây dựng các quy chế, truyền thống, tập tục, thói quen, nghi lễ Nét nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua phương thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, mà phương thức này được cụ thể hóa bằng các định chế, cơ chế hoạt động. Một nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp là phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội (công chúng, khách hàng...). 3 Tổ chức đời sống tập thể (văn hoá quản lý trên mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp), tổ chức đời sống cá nhân (đời sống vật chất, ăn, mặc, ở, đi lại và vui chơi, giải trí, thông tin...) và xây dựng bầu không khí hài hòa, thân thiện trong doanh nghiệp. 1.3.3. Các biểu trưng, biểu hiện ra bên ngoài Những biểu hiện bên ngoài của doanh nghiệp: logo, slogan, brochure, sổ tay người lao động, trang phục…; Hệ thống sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường: Phải đảm bảo có giá trị văn hóa và là một lợi thế cạnh tranh lâu bền. Muốn vậy, hệ thống sản phẩm - dịch vụ phải đạt 2 yêu cầu: Được đảm bảo bằng thương hiệu (một biểu tượng đặc trưng hay logo, một dòng chữ đặc trưng, một màu sắc đặc trưng giúp mọi người dễ phân biệt, gây ấn tượng), có nhãn mác theo đúng quy định của pháp luật; Con người và các nhân tài của doanh nghiệp. 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI VNPT BẮC GIANG 2.1. Tổng quan về VNPT Bắc Giang Phần này luận văn nêu khái quát các đặc điểm chung về tầm nhìn, định hướng, sứ mệnh của VNPT Bắc Giang cũng như những đặc điểm về quá trình hình thành phát triển, mục tiêu hướng tới của VNPT Bắc Giang. Luận văn đi sâu phân tích một số đặc điểm có ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, đặc điểm về lao động, vốn, ngành nghề hoạt động và phân tích một số kết quả sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới văn hóa của VNPT Bắc Giang. 2.2. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang 2.2.1. Các biểu trưng trực quan của văn hoá doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang Luận văn đi phân tích, đánh giá các biểu trưng trực quan của VNPT Bắc Giang về đặc điểm kiến trúc, các nghi lễ, biểu tượng, ấn phẩm điển hình, trang phục. 2.2.2 Các biểu trưng phi trực quan của văn hóa VNPT Bắc Giang Luận văn đi phân tích, đánh giá các biểu trưng phi trực quan của VNPT Bắc Giang như sứ mệnh, định hướng và chiến lược phát triển và tầm nhìn, tôn chỉ, mục đích; niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ của VNPT Bắc Giang. Ngoài ra, luận văn đi tìm hiểu lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa, phong cách lãnh đạo qua các thế hệ lãnh đạo của VNPT Bắc Giang trên bước đường phát phát triển của VNPT Bắc Giang, từ năm 2001 đến nay, đã cho thấy lãnh đạo đơn vị đã thể hiện một số nét nổi bật của giới doanh nhân trong thời kỳ đổi mới. 2.2.3 Văn hóa doanh nghiệp với quản trị nhân lực Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, có rất nhiều yếu tố tham gia vào hệ thống quản lý kinh doanh như vật chất, kinh tế, văn hóa, thông tin ... nhưng yếu tố con người vẫn là một yếu tố quan trọng nhất. Vì thế để có thể phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp cần phải tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị nhân lực. Nhưng bằng cách nào đi nữa cung không ngoài mục đích cuối cùng là nhằm tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất, thuận lợi, tạo niềm tin cho nhân viên để họ gắn bó với doanh nghiệp, đó cũng là một trong những phương diện của văn hóa doanh nghiệp. Luận văn cũng đi sâu phân tích con người trong hệ thống quản lý. Trong lĩnh vực quản lý người ta xem xét con người và hoạt động của con người trên ba góc độ Thứ nhất, con người với tư cách là chủ thể quản lý: cùng với năng lực, uy tính, nhân cách của mình giúp con người đưa ra các quyết dịnh quản lý của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển của tổ chức. Thứ hai, con người với tư cách là khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý): Đó là những người dưới quyền ở nhiều cấp độ cá nhân, tâpạ thể, với những đặc điểm văn hóa, nhân cách riêng của họ. Thứ ba, nhìn nhận con người trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý (mối quan hệ giữa những người lãnh dạo và người dưới quyền). Luận văn đề cập đến việc VNPT Bắc Giang quản lý con người như thế nào? - Xác định được vị trí đúng đắn của mỗi người trong tập thể, trong hệ thống xã hội, quy định rõ chức năng quyền hạn và vai trò xã hội của họ, thông qua việc xây dựng mục tiêu cho nhân viên. - Đào tạo, bồi dưỡng con người; hướng dẫn giúp đỡ họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của họ với tư cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí của họ trong hệ thống tổ chức. - Tạo ra cho mọi cá nhân (trước hết là trong công việc và trong sinh hoạt) những điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện tốt nhấtvai trò xã hội của mình; gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của tập thể, dân tộc. Văn hóa doanh nghiệp với công tác quản trị nhân lực cũng được luận văn đề đến các mặt: - Sử dụng hiệu quả và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 5 - Cách tổ chức trong doanh nghiệp của người lãnh đạo, thể hiện ở hệ thống tập quán, nền nếp, thói quen, thái độ và chuẩn mực hành vi ứng xử hàng ngày trong làm việc và sinh hoạt của mỗi thành viên, tạo thành các nguyên tắc rất cụ thể, rõ ràng, được các thành viên của doanh nghiệp chấp nhận thành nếp sống tự thân của mình. - Những yếu tố liên quan khác: ngoài phong cách quản lý của người lãnh đạo, văn hoá doanh nghiệp còn phải được tìm thấy ở phong cách làm việc của tất cả mọi lao động trong doanh nghiệp. Đó là sự cẩn thận, cần mẫn, tận tuỵ, chính xác và tự giác trong làm việc; là sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm kỹ thuật và công nghệ. 2.3. Đánh giá chung về văn hoá doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang 2.3.1 Những kết quả đạt được Từ những phân tích về thực trạng văn hoá doanh nghiệp của VNPT bắc Giang, có thể thấy đơn vị đã từng bước xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp. VNPT Bắc Giang đã xây dựng được các biểu trưng trực quan và phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp. Các biểu trưng trực quan như đặc điểm kiến trúc, nghi lễ, ấn phẩm điển hình …. và các biểu trưng phi trực quan như sứ mệnh, mục tiêu phát triển, tầm nhìn… được xác định rõ ràng khẳng định vị thế và hình ảnh, thể hiện bản sắc văn hoá của mình. Với những mục tiêu đã được xác lập, văn hoá doanh nghiệp mang lại sự ổn định, phồn thịnh cho VNPT Bắc Giang thể hiện ở việc từ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên đều phấn đấu, nỗ lực trong công việc hướng tới mục tiêu chung. Qua các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục…. thông qua các hoạt động nghi lễ, xây dựng điển hình, cán bộ công nhân viên của VNPT Bắc Giang đã hiểu rõ hơn về văn hoá của đơn vị mình từ đó có ý thức xây dựng và phát huy văn hoá doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh cơ quan đồng thời tạo môi trường làm việc sôi nổi, đoàn kết, gắn bó trong nội bộ đơn vị. Các chuẩn mực trong hoạt động quản trị nhân lực như hoạt động giao tiếp và truyền đạt thông tin, hoạt động tuyển dụng và đào tạo đã góp phần giúp các cán bộ công nhân viên VNPT Bắc Giang làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn từ đó nâng cao chất lượng, khối lượng công việc. Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao, nghỉ mát, quan tâm, chăm sóc đến đời sống cán bộ công nhân viên cũng thể hiện thêm văn hoá của đơn vị, tạo không khí phấn khởi, thân thiết, gắn bó với giữa người lao động và người sử dụng lao động. Cùng với đó, VNPT Bắc Giang cũng đã và đang tiến hành nhiều hoạt động xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp hướng tới khách hàng, lấy khách hàng là mục tiêu chính để thu được lợi ích và ưu thế cạnh tranh. Qua các hoạt động này, một lần nữa khẳng định VNPT Bắc Giang rất chú trọng việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, khẳng định là một trong những đơn vị viễn thông - công nghệ thông tin đứng đầu của tỉnh Bắc Giang. 2.3.2 Một số vấn đề tồn tại Mặc dù văn hoá doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang được lãnh đạo đơn vị chú trọng xây dựng và đã có những kết quả ban đầu nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Điều này, đòi hỏi toàn thể cán bộ, công nhân viên cần nỗ lực hơn nữa để phát triển văn hoá doanh nghiệp của đơn vị mình. Các biểu trưng trực quan của VNPT Bắc Giang đã được xây dựng nhưng chưa được đầu tư, phát triển để qua đó thể hiện những nét đặc trưng riêng. Các công trình kiến trúc đã và đang được quy hoạch nhưng phong cách còn rườm rà, đầu tư dàn trải, không tập trung. Các hoạt động nghi lễ còn mang nặng tính hội họp kiểu hành chính nhà nước, chưa được tổ chức linh hoạt, chưa thể hiện tốt các thông điệp về phương châm hoạt động, chưa quy tụ được cán bộ công nhân viên nhiệt tình tham gia, hưởng ứng. 6 VNPT Bắc Giang đã xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, một kế hoạch phát triển văn hoá doanh nghiệp để có bản sắc văn hoá đặc thù và hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng thì vẫn chưa được xác định, tổ chức bài bản, rõ ràng. Xây dựng văn hoá lãnh đạo, xây dựng văn hoá tổ chức, xây dựng tiêu chuẩn, hành vi của cán bộ, công nhân viên, phát triển những nét bản sắc văn hoá và hình ảnh hướng tới khách hàng là những vấn đề cần được quan tâm để văn hoá doanh nghiệp của VNPT Bắc Giang thực sự phát huy được sức mạnh tập thể thống nhất vì mục tiêu phát triển dài lâu và bền vững. 7 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI VNPT BẮC GIANG 3.1. Phương hướng hoạt động của VNPT Bắc Giang 3.1.1 Phương hướng của VNPT - VNPT hướng tới mục tiêu trở thành 1 trong 10 hãng viễn thông lớn nhất Châu Á, doanh thu đạt trên 100 nghìn tỷ đồng. - Là đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ thực hiện chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam. - Sẽ là nhà cung cấp nội dung số hàng đầu ở Việt Nam 3.1.2 Phương hướng của VNPT Bắc Giang 3.1.2.1 Về hoạt động sản xuất kinh doanh - Hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh, là một trong 15 đơn vị đứng đầu về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao, trong đó phát triển chủ lực di động, cố định và cố định không dây, dịch vụ MyTV. - Không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các cách thức thực hiện để nâng cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động, lợi nhuận của đơn vị. 3.1.2.2 Về phát triển văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn VNPT đã xây dựng “Chiến lược phát triển và định hướng đến 2020”, VNPT Bắc Giang đã bám vào để xây dựng định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp như sau: Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố tạo nên thành công của VNPT Bắc Giang. Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, hướng người lao động đến thực hiện công việc hiệu quả, đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp hướng tới khách hàng, tạo dựng thương hiệu trong mắt khách hàng luôn là địa chỉ tin cậy, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. 3.2 Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang 3.2.1 Giải pháp ổn định văn hoá doanh nghiệp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một tập đoàn kinh tế mạnh hàng đầu của Việt Nam. Với bề dày truyền thống và lịch sử phát triển gắn bó với sự phát triển của Bưu điện Việt Nam, Tập đoàn đã xây dựng được một nền văn hoá doanh nghiệp mạnh, tạo đà cho những thành công hôm nay. VNPT cần tiếp tục phát huy và duy trì lịch sử truyền thống này. 3.2.2 Giải pháp duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp VNPT Bắc Giang dựa trên các biểu trưng trực quan Thứ nhất, xây dựng các kiến trúc đặc trưng Kiến trúc các cơ sở của đơn vị, của các quầy giao dịch với khách hàng không chỉ xây dựng theo phong cách riêng mà còn phải thể hiện một sự tiện lợi trong hoạt động. Những tiêu chí cần được thể hiện trong phong cách, kiến trúc của VNPT Bắc Giang như sau: - Thể hiện được sự hài hòa chung với cảnh quan. - Thể hiện được sự tiện lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những đặc thù của ngành bưu chính viễn thông. - Thể hiện được nét văn hóa riêng của đơn vị thông qua những biểu trưng về nhãn hiệu của doanh nghiệp về màu sắc, bố cục. - Thể hiện được một phần hoặc toàn bộ triết lý kinh doanh, lý tưởng của doanh nghiệp bưu chính viễn thông. Thứ hai, phát triển các hoạt động nghi lễ mang tính quần chúng cao 8 Các hoạt động nghi lễ tại đơn vị mặc dù đã có nhiều tác động tích cực nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn do việc tổ chức các nghi lễ này mang đậm phong cách quản lý nhà nước. Các nghi lễ này cần được phát triển mang tính quần chúng cao hơn nữa. Thứ ba, đề cao, tô điểm những nét mới về những giai thoại trong đơn vị Những giai thoại về hoạt động cá nhân hay tập thể trong quá trình hoạt động của đơn vị thường có rất nhiều, đa dạng trên nhiều khía cạnh và trong nhiều hoạt động. Các giai thoại này xuất phát từ những tấm gương điển hình trong công tác. Đa số chúng chưa được khai thác và quảng bá trong đơn vị một cách rộng rãi. Các giai thoại về từng sự việc cụ thể sẽ là một dấu ấn nhất định trong tư tưởng của các nhân viên nếu chúng được quan tâm và phát triển rộng. Việc tô điểm thêm vẻ đặc sắc cho chúng sẽ làm kích thích các nhân viên bắt chước và thể hiện hành động của những tấm gương theo xu hướng của các mẩu giai thoại đó và có thể sẽ coi đó là “những bước tiến” trong sự nghiệp của họ. Thứ tư, phát huy ngôn ngữ, khẩu hiệu riêng của đơn vị mình Trong doanh nghiệp việc giao tiếp giữa các thành viên với nhau và với người quản lý rất thường xuyên. Những ngôn ngữ được sử dụng trong đơn vị sẽ có mộ
Luận văn liên quan