Giao thức Internet (IP) là một giao thức gói không định hướng đã
giúp cho hàng triệu máy tính được kết nối với nhau .Từ khi ra đời cách đây
30 năm , IP đã trở thành ngôn ngữ chung cho truyền thông dữ liệu – một
giao thức hỗ chợ cho tất cả các ứng dụng . Mức độ liên mạng toàn cầu mà
IP đem lại đã cho chúng ta biết về giá trị của sự hợp tác .
Trong phạm vi của những mạng thế hệ mới , IP quan trọng bởi nhiều
nguyên nhân . Nó là giao thức hợp nhất giữa máy tính và viễn thông . Nó
cung cấp một giải pháp cho việc hợp nhất công nghệ mới trên nguyên tắc
kế thừa hạ tầng cơ sở cũ . Nó không mang tính chất độc quyền và luôn là
giao thức mở . Nó đưa ra những phương thức hiệu quả và tiết kiệm để hợp
nhất thoại và số liệu trên một nền chung , thậm chí nó còn cho phép tạo ra
những ứng dụng mới như “ không gian dùng chung ” . Mặc dù tồn tại nhiều
giao thức khác nhưng không giao thức nào có thể sánh được với IP về kinh
tế hiệu quả và phạm vi hoạt động toàn cầu của nó
40 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng quan về giao thức internet phiên bản 6 (ipv6 ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN
TỔNG QUAN VỀ GIAO
THỨC INTERNET
PHIÊN BẢN 6 (IPV6)
I>GIỚI THIỆU CHUNG
Giao thức Internet (IP) là một giao thức gói không định hướng đã
giúp cho hàng triệu máy tính được kết nối với nhau .Từ khi ra đời cách đây
30 năm , IP đã trở thành ngôn ngữ chung cho truyền thông dữ liệu – một
giao thức hỗ chợ cho tất cả các ứng dụng . Mức độ liên mạng toàn cầu mà
IP đem lại đã cho chúng ta biết về giá trị của sự hợp tác .
Trong phạm vi của những mạng thế hệ mới , IP quan trọng bởi nhiều
nguyên nhân . Nó là giao thức hợp nhất giữa máy tính và viễn thông . Nó
cung cấp một giải pháp cho việc hợp nhất công nghệ mới trên nguyên tắc
kế thừa hạ tầng cơ sở cũ . Nó không mang tính chất độc quyền và luôn là
giao thức mở . Nó đưa ra những phương thức hiệu quả và tiết kiệm để hợp
nhất thoại và số liệu trên một nền chung , thậm chí nó còn cho phép tạo ra
những ứng dụng mới như “ không gian dùng chung ” . Mặc dù tồn tại nhiều
giao thức khác nhưng không giao thức nào có thể sánh được với IP về kinh
tế hiệu quả và phạm vi hoạt động toàn cầu của nó .
Khi các ứng dụng mới xuất hiện qua nhiều năm mỗi ứng dụng yêu cầu
sự cải tiến tương ứng chất lượng mạng , những sự cải tiến đã tạo điều kiện
cho IP thích hợp với những đòi hỏi mới . Thậm chí khi các công nghệ và
các giao thức khác được phát triển để đáp ứng những nhu cầu khác nhau
như LAN, ATM và chuyển tiếp khung (FR)– những tiến bộ của IP có thể
được giữ lại bằng cách chạy phía trên chúng. Có thể nói thực sự về IP rằng
nó là giao thức của quá khứ và tương lai .
Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của của các ứng dụng máy
tính , phiên bản IP hiện giờ - phiên bản 4 (IPv4) đang tiến tới giới hạn của
nó . Cụ thể với nhu cầu địa chỉ IP tăng nhanh , không gian địa chỉ 32 bít
trong phiên bản 4 đang bị cạn kiệt .
Đây không phải là một vấn đề mới . Cuối những năm 1990, một số
tiến bộ kỹ thuật đã được đưa ra để giảm bớt sức ép về địa chỉ IP . Việc sử
dụng rộng dãi phương pháp cấp địa chỉ động (DHCP) , việc sử dụng có
hiệu quả hơn các dải địa chỉ (CIDR) và yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn áp
dụng bởi những cơ quan đăng ký địa chỉ . Đồng thời cái gốc của vấn đề đã
được giải quyết thông qua sự phát triển của một phiên bản IP nâng cấp -
phiên bản 6 (IPv6) .
IPv6 bây giờ đã là hiện thực . Đặc tính hiển nhiên nhất là sự mở rộng
cực lớn phương thức đánh địa chỉ của phiên bản 4 . Bên cạnh đó , nó cung
cấp những phương tiện xác thực và bảo vệ tính bí mật của truyền dẫn ,
cộng với nhiều tính năng nâng cao khác mà một số tính năng đó hỗ trợ rất
lớn cho dịch vụ dữ liệu di động .
Vậy IPv6 là gì ? đặc tính và ứng dụng của nó ra sao ?. Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu và nghiên cứu về nó .
II> KHÁI QUÁT VỀ GIAO THỨC INTERNET
Thành công của mạng Internet và Intranet bắt kịp với sự phát triển
của kiến trúc mạng máy tính còn gọi là Internet Protocol Suite , được biết
đến đó là TCP/IP. Giao thức TCP/IP được sử dụng trong mạng Internet hơn
30 năm qua đã khẳng định rõ ràng khả năng đứng trước những thách thức
của truyền thông thế kỷ 21.
1. Giao thức TCP/IP
Cho đến nay TCP/IP là hệ thống giao thức ra đời sớm nhất . Cũng là
hệ thống Internet hoàn chỉnh nhất . Để đơn giản hoá việc thiết kế và thực
hiện giao thức , thông tin mạng thường căn cứ vào thứ tự lớp khác nhau rồi
phân chúng thành những vấn đề con tương ứng .Toàn bộ giao thức cũng
phân thành nhiều lớp giao thức khác nhau . Theo ý tưởng này , TCP/IP đã
hình thành mô hình phân lớp như sau :
Hình 1 : Mô hình phân lớp TCP/IP
Kiến trúc phân tầng TCP/IP cũng tuân theo mô hình tham chiếu OSI
với 4 tầng tuơng ứng như sau :
Mô hình OSI Mô hình TCP/IP
a. Lớp giao diện mạng (Network Interface Physical layer) : Hay
còn gọi là lớp kết nối , nó tiếp nhận gói dữ liệu IP và phát gói dữ liệu đi
theo mạng đã định .
Application
Transport
Internet
Network Interface
Physical
Application
Presentation
Session
Transport
Network
Datalink
Physical
Physical Netwoks ( LAN , ATM ,FR ...)
IP ( Internet Protocol)
TCP UDP ICMP
TELNET HTTP FTP TFTP NFS PING
b. Lớp Internet (Network layer) : Còn gọi là lớp IP nằm ở lớp thứ
3 trong mô hình OSI , chủ yếu xử lý thông tin giữa các thiết bị . Đối tượng
truyền dẫn giữa lớp Internet và lớp giao diện mạng là gói dữ liệu IP ( IP
Datagram)
c. Lớp truyền dẫn (Transport layer) : Nhiệm vụ là cung cấp dịch
vụ thông tin giữa các chương trình ứng dụng , đảm bảo số liệu truyền đến
đích không có lỗi . Lớp truyền dẫn gói chia làm 2 loại TCP và UDP
d. Lớp ứng dụng ( Application layer) : Là lớp cao nhất trong mô
hình phân lớp . Thuê bao dùng chương trình ứng dụng để truy nhập mạng
Internet TCP/IP và để sử dụng các loại dịch vụ do mạng cung cấp .
2.Giao thức Internet (IP)
IP là giao thức cơ bản để thiết lập mạng TCP/IP . Mục đích của giao
thức IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên mạng truyền
dữ liệu . Tất cả các hệ thống thành viên của liên mạng đòi hỏi phải cài đặt
IP ở tầng mạng .
IP là giao thức truyền thông kiểu không kết nối (Connectionless)
nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập trước khi truyền dữ liệu . Mỗi gói
tin truyền đi trên mạng một cách độc lập , chính việc dữ liệu đi tới đích
theo nhiều đường khác nhau tạo nên tính mền dẻo cho mạng Internet .
IP là giao thức hoạt động trong lớp 3 của mô hình OSI
Đơn vị thông tin là gói ( Packet) , đơn vị dữ liệu truyền trong IP gọi
là Datagram
Khuôn dạng của IP (IPv4) như sau
Ver (4bits) IHL (4bits) TOS ( 8bits) Total Length (16bits)
Identification (16 bits) Flags (3bits) Fragment offset (13bit)
TTL (8bits) Protocol (8 bits) Header Checksum (16 bits)
Source Address (32 bits)
Destination Address (32 bits)
Options
Data
Trong RFC 791 đã mô tả chi tiết IPv4 bao gồm các trường sau :
a. Version ( Phiên bản ) : 4 bits mang giá trị là 4 , chỉ phiên bản
của giao thức IP.
b. IHL ( Internet Header Length ) : 4 bits chỉ thị độ dài mào đầu
của Interet , được tính theo đơn vị từ bằng 32 bits .
c. TOS ( Type Of Service – Loại hình dịch vụ ) : 8 bits thiết lập
về mức độ ưu tiên và loại hình dịch vụ .
d. Total Length ( Tổng độ dài ) : 16 bits chứa giá trị độ dài tính
theo byte của gói IP bao gồm cả Header và Data .
e. Indentification ( Nhận Dạng ) : 16 bits dùng để xác định gói IP
hiện thời , sắp xếp lại gói IP theo thứ tự khi gói IP trong chuỗi có gói gửi
đi bị hỏng .
f. Flags (cờ) : 3bits được dùng để kiểm soát sự phân đoạn (
fragments )
g. Fragment Offset ( Mã phân đoạn ) : 13 bits chỉ vị trí của đơn
vị dữ liệu gốc được truyền trong phân đoạn .
h. TTL ( Time To Live - Thời gian sống) : 8 bits chỉ thời gian
tồn tại của đơn vị dữ liệu trong liên mạng trước khi bị coi là mất .
i. Protocol ( Giao thức ) : 8 bits chỉ ra gói tin thuộc loại liên kết
nào ( UDP sử dụng số 17 , TCP sử dụng số 6)
j. Checksum ( Tổng kiểm tra ) : 16 bits mã kiểm soát lỗi phần
tiêu đề IP. Các gói bị sai ở giá trị này sẽ bị huỷ bỏ .
k. Source Address ( Địa chỉ nguồn ) : 32 bits cung cấp cho phần
mềm giao thức IP địa chỉ đích , sử dụng khi phát trở lại .
l. Destanation Address ( Địa chỉ đích ) : 32 bits dùng cho IP đích
kiểm tra số liệu truyền dẫn có chính xác không .
m. Opption : Có thể có hoặc không , trường này dùng cho mào
đầu lớn hơn 5 từ .
n. Data : Thông thường bao gồm các thông tin số liệu TCP ,
UDP , ICMP .
III> TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC MẠNG IPV6
1.GIỚI THIỆU VỀ GIAO THỨC MẠNG IPV6
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao lại phải phát triển IPv6?
Để trả lời được câu hỏi trên chúng ta cần phải hiểu về giao thức mạng
IPv4 :
1. Như chúng ta biết địa chỉ IPv4 sử dụng kết cấu 32 bits , trên lý
thuyết thì địa chỉ 32 bit có thể cung cấp một không gian địa chỉ là 232=
4.294.967.296 địa chỉ .Vậy nguyên nhân nào khiến cho giao thức mạng
IPv4 không đạt yêu cầu .
Thực tế rằng , mỗi địa chỉ IPv4 không được uỷ nhiệm cho mỗi cá nhân
mà cho mạng “Network” . Gồm có 3 lớp :
Class A: Gồm 128 mạng và mỗi mạng với 16 .777. 214 máy chủ .
Class B: Gồm 16.382 mạng và mỗi mạng với 65.534 máy chủ .
Class C :Gồm 2.097.150 mạng và mỗi mạng với 254 máy chủ .
Tình trạng thiếu hụt địa chỉ của IPv4 được nhận ra vào năm
1991.Trong năm đó yêu cầu về cung cấp địa chỉ Internet tăng rất nhanh .
Nó có tầm quan trọng đặc biệt khi Internet trở thành mạng cho mọi người .
Đầu tiên nó được sử dụng cho các công ty công và tư , cho chính phủ . Tiếp
theo là cho cơ quan , trường học , cho các trung tâm nghiên cứu và hơn hết
là cho mọi người dân . Nó có tính khả thi bởi các nhà cung cấp dịch vụ
Internet ( ISP- Internet service Provides) và vì được cung cấp khả năng truy
nhập Internet với giá rẻ qua đường điện thoại sử dụng Modem , hay gần
đây là qua mạng đa dịch vụ ISDN .( Intergrated Services Digital Network )
Cũng trong năm này đã có dự báo là vào năm 1994 địa chỉ lớp B sẽ
được sử dụng hết . Đối diện với thực tế này , tổ chức IETF ( Internet
Enginneering Task Force ) có quyết định lựa chọn kỹ thuật và cung cấp địa
chỉ IP cho mạng Internet , quyết định không chỉ cung cấp địa chỉ cho không
gian lớp B mà còn cho một khối của lớp C
Ví dụ : Một tổ chức có 100 máy tính , dự báo là sẽ phát triển thêm 500
máy tính nữa , thay vì được cấp một mạng thuộc lớp B sẽ cấp 4 mạng thuộc
lớp C cho 1000 địa chỉ
Việc này sẽ duy trì việc cung cấp địa chỉ IPv4 cho đến khoảng 2005 .
2. Ngoài ra , IPv4 không xây dựng khái niệm về chất lượng dịch vụ
QoS (Quality of Service) , với nỗ lực tốt nhất nó truyền phát các gói tin ,
nhưng nó không đảm bảo gì từ các lớp trên , không giới hạn phần trăm các
gói vận chuyển , không giới hạn thời gian thi hành vận chuyển . Trong khi
đó , một số ứng dụng của Internet mới như dịch vụ truyền tiếng nói , hình
ảnh tức thời đòi hỏi giao thức đảm bảo độ trễ nhất địmh , nếu không một số
dịch vụ Internet mới không thể thực hiện được . Do đó IP trong tương lai
phải giải quyết một số vấn đề trên , đề ra một cơ chế mới , làm cho một gói
số liệu (datagram) và tài nguyên phân phối trước liên quan mật thiết với
nhau . Ngoài ra , do nhiều ứng dụng của Internet mới đòi hỏi thông tin tin
cậy , an toàn mà hệ thống TCP/IP không thể giải quyết vấn đề an toàn
được tốt.
Vậy việc cải cách IPv4 là tất yếu và nó được khắc phục bằng IPv6
2 ĐẶC TÍNH CỦA IPV6:
Giao thức mạng IPv6 bao gồm các tính năng sau:
2.1 Mở rộng không gian địa chỉ ,tăng đường truyền
Một đặc điểm quan trọng nhất của IPv6 đó là số lượng địa chỉ tăng
lên rất lớn từ 32 bits tăng lên 128 bits , dài hơn 4 lần so với IPv4 .Khả năng
lý thuyết nó có thể cung cấp một không gian địa chỉ là 2128 địa chỉ (
Khoảng 340 tỷ tỷ tỷ tỷ địa chỉ ) nhiều hơn không gian địa chỉ IPv4 là
khoảng 8 tỷ tỷ tỷ lần .
Đây là một không gian địa chỉ cực lớn với mục đích không chỉ dùng
cho Internet mà còn áp dụng cho tất cả các mạng máy tính , hệ thống viễn
thông , hệ thống điều khiển thậm chí còn cho nhiều vật dụng trong gia đình
. Người ta nói rằng từng chiếc máy điều hoà , tủ lạnh máy giặt hay nồi cơm
điện của từng gia đình một sẽ mang một địa chỉ IPv6 để chủ nhân của
chúng có thể kết nối và ra lệnh từ xa . Hiện nay nhu cầu sử dụng chỉ chiếm
khoảng 15% còn lại 85% dự phòng cho tương lai .
Mặt khác do IPv6 được hỗ trợ bởi nhiều cấu trúc lớp , làm cho việc
phân phối địa chỉ có có độ linh hoạt lớn . Ngoài ra không gian địa chỉ lớn
và linh hoạt của IPv6 làm cho việc địmh nghĩa một hệ thống định tuyến
toàn cầu linh hoạt và chia làm nhiều lớp đã trở thành hiện thực , và cũng
làm cho lớp địa chỉ IPv6 có thể sắp xếp theo phạm vi địa lý ( Giống như hệ
thống mã vùng điện thoại thông thường...) sử dụng mã vùng linh hoạt kiểu
CIDR ( Clasless Inter Domain Routing : định tuyến giữa các miền không
phân loại ) , không gian địa chỉ IPv6 có thể phân phối theo một phương
thức khác . Phương thức này thúc đẩy tổng hợp tuyến và điều khiển hữu
hiệu việc mở rộng bảng định tuyến của bộ định tuyến trong mạng đường
trục .
2.2 Cấu hình địa chỉ tự động (Automatic Configuration )
Cấu hình địa chỉ tự động là một trong những chức năng quan trọng của
IPv6 , đây có thể coi là một cải tổ đáng kể của IPv6 so với IPv4 . Chỉ cần
máy được nối vào mạng là có thể tự động xác định địa chỉ , nó tiết kiệm
được rất nhiều thời gian nắp đặt địa chỉ mới trong mạng do đó mà nó đem
đến hai ưu điểm sau:
Một là , thuê bao không cần mất nhiều công sức để xác định địa
chỉ .
Hai là , giảm rất nhiều gánh nặng cho người quản lý .
Tính năng này còn gọi là cấu trúc tự động .
Có hai loại cấu trúc tự động đó là :
Cấu trúc tự động có trạng thái ( stateful )
Cấu trúc tự động không có trạng thái ( stateles )
a> Cấu trúc tự động có trạng thái ( stateful ): Trong cấu trúc tự động
này một thiết bị ngoại vi nào đó sẽ trợ giúp nút lúc bắt đầu để quyết định
địa chỉ mạng của nó (tiền tố) - địa chỉ nút và có thể cả địa chỉ định tuyến.
Tính năng này có thể dùng trong giao thức cấu hình máy chủ động ( DHCP
– Dynamic Host Configuration protocol ) để kích hoạt cấu trúc một nút
khôi phục .
b> Cấu trúc tự động không trạng thái ( stateles ): Trong cấu trúc
tự động này một nút sẽ tự cấu trúc nó và tìm tài nguyên trên mạng bằng
cách sử dụng địa chỉ Muticast . Đều này cho phép nút được bắt đầu và gửi
ra những thông báo yêu cầu mà các nút khác sẽ trả lời .Và từ thông báo trả
lời này , nút ban đầu có thể quyết định địa chỉ mạng , tiền tố và địa chỉ nút .
2.3 Phát hiện láng giềng ( Neighbor discovery)
Một trong những đặc tính quan trọng của IPv6 là đặc tính phát hiện
lắng giềng (ND- Neighbor dícovery) . Mặc dù nó sử dụng giao thức ICMP
( Internet Control Messge Protocol – Giao thức thông báo điều khển
Internet ) song nó không được liệt kê trong RFC ICMPv6 (RFC 1885)
Giao thức phân chia địa chỉ ARP không được dùng trong IPv6 . Các
nút ( máy chủ và bộ định tuyến ) dùng ND để quyết định địa chỉ tầng liên
kết dành cho các láng giềng nằm trên các liên kết đính kèm và để nhanh
chóng loại bỏ các giá trị dự trữ đã vô hiệu.
Các máy chủ cũng dùng giao thức này để tìm các bộ định tuyến láng
giềng sẵn sàng thay mặt mình để chuyển gói đi . Và để chủ động điều
chỉnh tuyến nào các láng giềng có thể tiếp cận , tuyến nào không , và phát
hiện ra địa chỉ tầng liên kết đã thay đổi hay chưa . Khi không tiếp cận được
với một bộ định tuyến hay đường đến bộ định tuyến đó một máy chủ sẽ chủ
động tìm kiếm nơi thay thế có cùng chức năng .
Một câu hỏi được đặt ra là : Với sự phụ thuộc vào việc phát hiện các
địa chỉ tầng liên kết giữa các máy chủ và bộ định tuyến . Làm thế nào để
gửi đi một thông báo ICMP nếu chưa biết được địa chỉ trung gian ( Nghĩa
là các thủ tục ND chưa quyết định được địa chỉ tầng liên kết cho tất cả các
thực thể phụ thuộc trên một liên kết nút cục bộ ) . Mà ICMP không thể hoạt
động với một địa chỉ trung gian chưa biết . Điều này có thể giải quyết dễ
dàng bằng việc sử dụng một địa chỉ Multicast IPv6 đã biết .
2.4 Đơn giản hoá mào đầu gói dữ liệu (datagram)
Do giao thức IPv6 phụ thuộc vào Internet và Intranet nên thật là khó
khăn khi lựa chọn giao thức này . Vì lý do đó mà các nhà thiết kế Steven
Deering và Robert Hinden quyết định đơn giản hoá kiến trúc mào đầu gói
dữ liệu . Kết quả là tạo ra một giao thức với thiết kế thuần tuý hoàn toàn
với phần mào đầu nhỏ gọn , ít trường .
Thực tế , đầu đề của IPv4 có 24 bytes trong đó 8 bytes cho địa chỉ
IPv4 và 16 bytes cho các trường khác . Còn đầu đề của IPv6 gồm có 40
bytes trong đó 32 bytes cho địa chỉ IPv6 và chỉ có 8 bytes cho các trường
thêm vào. Các trường cần thiết cho việc thi hành nhiều hàm mới thêm vào
sẽ được chèn vào các đầu đề mở rộng ( Extension Headers) .Theo cách này
đã giảm được tối đa độ trễ do xử lý thông tin mào đầu IP trong quá trình
truyền dẫn và mọi gói tin sẽ đi qua một cách nhanh chóng với Router Loop
và chỉ những gói có yêu cầu đặc biệt mới nhận sự đối sử phức tạp hơn bằng
cách phân tích phần đầu đề mở rộng .
Như vậy ta thấy , mặc dù độ dài địa chỉ IPv6 dài gấp 4 lần độ dài trong
IPv4 , nhưng mào đầu IPv6 chỉ gấp hai lần của IPv4.
2.5 Kiểm soát an toàn
IPv6 đã thiết lập 3 dịch vụ an toàn quan trọng đó là:
Kiểm nghiệm gói
Độ hoàn chỉnh gói
Độ tin cậy gói .
Chức năng an toàn của gói đều thông qua khả năng mở rộng mào đầu
gói lựa chọn được để thực hiện (Việc mở rộng mào đầu gói được mô tả
trong RFC 1883).
Kiểm nghiệm mở rộng mầo đầu gói (AH) cung cấp kiểm nghiệm mật
khẩu hoặc đo thử độ hoàn chỉnh . Khi thu nhận nó có thể sử dụng phương
pháp MD5 để tăng thêm độ dày , nhưng bất kỳ thực hiện nào đều có thể căn
cứ vào nhu cầu , lựa chọn thuật toán .
2.6 Chất lượng dịch vụ QoS ( Quality Of Service )
IPv4 là giao thức không liên kết . Tức là , nó chuyển mỗi gói một cách
độc lập từ nhiều nguồn , ghi rõ trong IPv4 Header địa chỉ nguồn và địa chỉ
đích . Gói không được đánh dấu theo điều khiển luồng và kết nối , và cũng
không được đánh số theo một cách nào đó . Do đó mà nó không có khả
năng sửa lỗi tại lớp này và không hiểu là gói đã được chuyển đi hay chưa.
Do sự cần thiết phải phát triển những ứng dụng đa phương tiện mới
đòi hỏi đáp ứng chất lượng QoS dẫn tới việc thảo luận về IPv6 .
IPv6 không chỉ dùng để giải quyết nguy cơ thiếu địa chỉ mạng trên
Internet , mà còn đơn giản hoá mào đầu gói dữ liệu . Rất thuận tiện cho
việc cải tiến tính năng của Internet . IPv6 coi trọng cơ chế QoS , hỗ trợ rất
nhiều cho truyền dẫn luồng thông tin đa phương tiện tức thời .
IPv6 đã định nghĩa hai tham số quan trọng đó là: Vùng phân loại dịch
vụ và Vị trí đánh dấu luồng số liệu
Vùng phân loại dịch vụ : Chia cấp ưu tiên của gói IP thành 16 cấp
.Trong đó giá trị từ 0-7 dùng vào việc giảm tốc độ phát gói số liệu để thực
hiện dịch vụ kiểm soát tắc nghẽn khi mạng phát sinh tắc nghẽn . Còn giá trị
từ 8-15 dùng vào một số dịch vụ có tính tức thời mạnh . Đối với dịch vụ có
nhu cầu QoS đặc biệt , có thể sắp xếp 4 cấp ưu tiên tương ứng trong gói số
liệu IP , bộ định tuyến căn cứ vào cấp ưu tiên của gói IP để xử lý những
dấu hiệu này . Cho dến nay các ưu tiên được định nghĩa cho Tin tức , Email
, FTP , NFS , Telnet , Routing , và giao thức SNMP ( Simple Network
Management Protocol ) .
Vị trí đánh dấu luồng số liệu : Dùng để định nghĩa bất kỳ một luồng
số liệu truyền dẫn nào , làm cho tất cả các nút trong mạng có thể nhận biết
số liệu đó và tiến hành xử lý đặc biệt . Theo cách này , ngay từ lúc nhận tin
IPv6 có khả năng nhận biết đó là dòng thuộc nhãn nào và kết quả là biết gói
nào cần QoS .
3> GIỚI THIỆU KHUÔN DẠNG DATAGRAM IPV6
Cũng giống như datagram của IPv4 , Datagram của IPv6 cũng có
khuôn dạng và thông tin mào đầu :
Có thể nói sự khác biệt giữa IPv4 và IPv6 thể hiện chủ yếu ở sự
khác nhau của khuôn dạng Datagram . Để hiểu rõ những tính năng và
những thuận lợi do IPv6 mang lại chúng ta cần hiểu rõ Datagram và khuôn
dạng mào đầu của IPv6 .
3.1 Khuôn dạng Datagam của IPv6
Header Data
Vers (4 bit) Priority(4bit) Flow Label (24bit)
Playload Length(16bit) Nexheader (8bit) Hoplimit(8bit)
Source Address
(128bit)
Destination Address
(128 bit)
Data
Hình 1: IPv6 Header
Trong RFC 2460 đã giới thiệu tường tận khuôn dạng datagam của IPv6
bao gồm các trường sau:
a. Version (Phiên bản): 4 bits mang giá trị 6 . Trường này có kích thước
như IPv4. Tuy nhiên , việc sử dụng trường này có hạn chế vì các gói
IPv4 và IPv6 không được nhận biết theo giá trị nó chứa bên trong ,
nhưng được xem như một hàm của loại giao thức khác nhau đại diện
cho vỏ ở lớp 2 ( ví dụ : Ethernet hay PPP )
b. Priority (Cấp ưu tiên) : 4 bits biểu diễn cho 16 giá trị khác nhau ,
dùng để biểu thị cấp ưu tiên của luồng số liệu đó . Nó cho phép Node
Nguồn với nhiều kiểu gói khác nhau có thể thi hành với nhiều mức
độ ưu tiên khác nhau . 16 giá trị này chia làm 2 nhóm : Từ 0 đến 7 và
từ 8 đến 15 . Trong đó :
Giá trị từ 0 dến 7 được dùng để chỉ rõ mức ưu tiên của l