Luận văn Tổng quan về liên văn bản

Khởi đi từ hoàn cảnh hậu hiện đại, ý niệm về hiện tượng liên văn bản đã manh nha xuất hiện và ngày càng được khẳng định trong tiến trình văn học thế giới. Liên văn bản (intertextuality), cùng với phi tâm hóa (decentralization) là hai từ khóa cốt yếu của khuynh hướng giải cấu trúc (deconstruction), thuộc dòng chảy mạnh mẽ trong trào lưu hậu hiện đại vào khoảng sau thế kỷ XX. Có thể thấy, liên văn bản là phát hiện quan trọng trong tư duy văn học thế kỷ XX. Nó gần như là một trong các cánh cửa mở ra bước ngoặt diễn giải lớn của thời đại, khi kiến tạo nên những nhận thức hoàn toàn mới mẻ về việc tồn tại và vận động của bản chất sự sống và sự thực hành ngôn ngữ. Thực chất, “ý thức liên văn bản”, “tính liên văn bản” đã tồn tại âm thầm trong đời sống văn học xưa nay, trước khi được hệ thống hóa khái niệm. Nói cách khác, liên văn bản như một ý thức sáng tạo (sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo đời sống của con người) đã sẵn có như một thứ mã sinh tồn được cài đặt trong tâm thức nhân loại. Chủ thể người, theo một số quan niệm của triết học hậu hiện đại, từ bản chất đã được sinh ra giữa những vấn đề: luôn chịu sự dẫn dụ, chi phối của bản năng liên đới; luôn tư duy trong trường ngôn ngữ và luôn phóng mình về phía trước (tương lai) bằng quá trình tự sáng tạo bản ngã. Điều này phần nào lý giải rằng năng lượng liên văn bản vốn là thực hữu phổ biến khi con người sáng tác nghệ thuật và hình thành cái tôi, cũng như khi xây dựng thế giới quan xung quanh

pdf38 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3240 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng quan về liên văn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN Tổng quan về liên văn bản MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG DẪN NHẬP 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Kết cấu khóa luận 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LIÊN VĂN BẢN 8 1.1. Diễn trình của ý thức liên văn bản 8 1.2. Vấn đề liên văn bản 11 1.2.1. Những khái niệm 11 1.2.2. Tinh thần 13 1.2.2.1. Liên văn bản như một hình ảnh thế giới 13 1.2.2.2. Liên văn bản như một yếu tính của văn bản văn học 15 1.2.2.3. Liên văn bản như một phương pháp 16 1.2.3. Tính chất 19 1.2.3.1. Đặc trưng của người viết 19 1.2.3.2. Đặc trưng của người đọc 22 1.2.3.3. Quan niệm về văn bản 24 CHƯƠNG 2: LỜI TIÊN TRI CỦA GIỌT SƯƠNG – NHÌN TỪ ĐỘ RỘNG CỦA VĂN BẢN 28 2.1. Từ cơ chế cảm hứng của tính liên văn bản… 28 2.1.1. Liên văn bản là một ý thức 28 2.1.2. Liên văn bản là một nhu cầu đối thoại 32 2.1.3. Liên văn bản là trò chơi chất liệu 36 2.1.4. Liên văn bản và tâm ý tiếp nhận 39 2.2....đến ý thức sáng tạo nghệ thuật 42 2.2.1. Tính hoạt năng của thể loại cực hạn 42 2.2.2. Kết cấu ý niệm là sự phóng chiếu của ngôn ngữ 48 2.2.3. Thế giới nghệ thuật – vũ trụ của hóa giải 50 2.2.3.1. Không – thời gian là những mô thức 50 2.2.3.2. Chủ thể là những kí hiệu 53 CHƯƠNG 3: LỜI TIÊN TRI CỦA GIỌT SƯƠNG – NHÌN TỪ ĐỘ SÂU CỦA Ý TƯỞNG 56 3.1. Hệ đề tài chính 56 3.1.1. Mộng 56 3.1.1.1. Mộng là soi chiếu 56 3.1.1.2. Mộng như hư vô 58 3.1.2. Tồn 60 3.1.2.1. Cảm thức tra vấn bản nguyên 60 3.1.2.2. Tồn tại và phi tồn tại 62 3.1.3. Chơi 67 3.1.4. Chân 69 3.1.4.1. Sự thật trớ trêu 69 3.1.4.2. Sự tỉnh, ngộ, tự do 71 3.1.5. Giả 74 3.1.5.1. Sự mạo nhận, nhân danh 74 3.1.5.2. Sự tha hóa 77 3.1.5.3. Sự vô minh 79 3.2. Hệ thủ pháp chính 81 3.2.1. Nghịch đảo 81 3.2.2. Ám chỉ 83 3.2.3. Xoáy vặn 84 3.2.4. Cắt dán, nhại 86 3.2.5. Giễu nhại 88 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 108 1. 1. Diễn trình của ý thức liên văn bản Khởi đi từ hoàn cảnh hậu hiện đại, ý niệm về hiện tượng liên văn bản đã manh nha xuất hiện và ngày càng được khẳng định trong tiến trình văn học thế giới. Liên văn bản (intertextuality), cùng với phi tâm hóa (decentralization) là hai từ khóa cốt yếu của khuynh hướng giải cấu trúc (deconstruction), thuộc dòng chảy mạnh mẽ trong trào lưu hậu hiện đại vào khoảng sau thế kỷ XX. Có thể thấy, liên văn bản là phát hiện quan trọng trong tư duy văn học thế kỷ XX. Nó gần như là một trong các cánh cửa mở ra bước ngoặt diễn giải lớn của thời đại, khi kiến tạo nên những nhận thức hoàn toàn mới mẻ về việc tồn tại và vận động của bản chất sự sống và sự thực hành ngôn ngữ. Thực chất, “ý thức liên văn bản”, “tính liên văn bản” đã tồn tại âm thầm trong đời sống văn học xưa nay, trước khi được hệ thống hóa khái niệm. Nói cách khác, liên văn bản như một ý thức sáng tạo (sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo đời sống của con người) đã sẵn có như một thứ mã sinh tồn được cài đặt trong tâm thức nhân loại. Chủ thể người, theo một số quan niệm của triết học hậu hiện đại, từ bản chất đã được sinh ra giữa những vấn đề: luôn chịu sự dẫn dụ, chi phối của bản năng liên đới; luôn tư duy trong trường ngôn ngữ và luôn phóng mình về phía trước (tương lai) bằng quá trình tự sáng tạo bản ngã. Điều này phần nào lý giải rằng năng lượng liên văn bản vốn là thực hữu phổ biến khi con người sáng tác nghệ thuật và hình thành cái tôi, cũng như khi xây dựng thế giới quan xung quanh. Chẳng hạn, nếu khảo sát chiều dài và độ rộng của nền văn học nhân loại từ Đông sang Tây tất yếu sẽ bộc lộ các dấu vết liên văn bản. Chẳng tác phẩm nào mà không có dáng dấp gì từ bóng hình xa xưa của thần thoại, huyền ngôn, truyền thuyết, cổ tích, của văn học dân gian nói chung và những ý tưởng lớn của văn học thành văn sau này để lại. Đi sâu hơn nữa, vì luôn thức nhận trong trường ngôn ngữ, tư duy bằng mã ngôn ngữ và liên đới lẫn nhau xuyên không-thời gian để kiến trúc nên hệ thống bản ngã cá nhân, cho nên, chỉ một ý niệm, một đoạn văn, một tưởng tượng được tạo hình và nghĩ/viết ra cũng âm vang tiếng vọng của hàng lớp ngữ-nghĩa-tư-tưởng song trùng, tương liên và bổ sung cho nhau để tạo thành một hiện tượng hoàn chỉnh. Như vậy, ý thức liên văn bản luôn sẵn có trong quá trình sáng tạo nói chung, hành trình sáng tác nói riêng của nhân loại, và hiển lộ vô số dấu vết phức hợp, chằng chịt. Điều này sẽ được diễn giải cụ thể ở phần sau của công trình, bằng sự đúc kết các quan niệm học thuật của những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Tuy có bề dày tồn tại, đó vẫn là một hiện tượng chưa được ý thức, cho đến khi có sự soi chiếu bằng hệ thống khái niệm. Khởi đi bằng quan niệm “không có cái bên ngoài văn bản” của Jacques Derrida, với ý tưởng rằng, toàn bộ thế giới là một văn bản lớn được cấu thành bởi những mạng lưới văn bản bằng chịt, đan dệt, xuyên thấm vào nhau, như thế, những cột mốc đầu tiên trong quá trình hình thành thuật ngữ đã được xác lập. Cụ thể hơn, lý thuyết của Derrida xác định rõ, toàn bộ đời sống là chuỗi quan hệ biểu nghĩa trong kết cấu của những cách vận dụng ngôn ngữ, biểu tượng và diễn ngôn phức hợp. Thuật ngữ “liên văn bản” đã lần đầu tiên được đề cập trong công trình Từ, đối thoại và tiểu thuyết (1967) của Julia Kristeva. Tại đây, J.Kristeva đã đi vào phân tích tư tưởng của nhà nghiên cứu Mikhail Bakhtin, người vận dụng và phát triển một cách mới mẻ lý thuyết ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure trong việc tìm hiểu văn học. Theo đó, cùng với sự phát hiện bản chất đối thoại của ngôn ngữ, Bakhtin đã đề xuất nên một hướng nhìn nhận phổ quát về việc thực hành ngôn từ, cụ thể là cả trong văn học. J.Kristeva ghi nhận điều này, đi vào xem xét nó và định danh nên một bản chất của văn bản, vốn là kết quả của hành động tư duy ngôn ngữ, đó là tính liên văn bản. Theo Bakhtin, không ngôn ngữ nào lại không gắn liền với một quan niệm, một ngữ cảnh và một hiện tượng nhất định. Như vậy, ngôn ngữ là thứ luôn luân chuyển, vận động ở bên trong và bên ngoài sự sống. Khác với các nghiên cứu của Saussure chú ý vào các quy ước và quy luật trừu tượng của cái gọi là ngôn ngữ nói chung, tạo nên chiều nghiên cứu đồng đại về ngôn ngữ, Bakhtin đi vào các quan hệ có tính lịch đại, mà theo ông, luôn chi phối dòng chảy ngôn ngữ xuyên suốt. Trọng tâm trong hệ thống Saussure là khái niệm cái biểu đại (signifier), cái được biểu đạt (signified) và quan hệ giữa chúng quyết định sự vận hành ngôn ngữ, với bản chất là tính khác biệt. Trong khi đó, Bakhtin nhìn nhận rằng, quan hệ ấy không chỉ một chiều, quy chiếu lẫn nhau, mà tồn tại vô cùng đa dạng phức tạp dưới sự giao thoa không biên giới giữa các ý niệm, khuynh hướng, niềm tin vốn đã, đang và sẽ tồn tại. Do vậy, đặc trưng của ngôn ngữ, chính là tính đối thoại, khi ý nghĩa của nó tùy thuộc vào những diễn ngôn đã có trước và phương thức tiếp nhận, diễn giải cách nói ấy sau đó. Chính sự phát hiện tính đối thoại đa thanh trong ngôn ngữ đã mở ra hướng nghiên cứu về ý thức liên văn bản trong văn học và những khía cạnh khác nhau của đời sống. Hai năm sau tiểu luận của J.Kristeva, Roland Barthes, trong bài viết Cái chết của tác giả, đã khai triển khái niệm liên văn bản một cách hệ thống và đầy đặn hơn. Theo đó, ông quan niệm, “mọi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn bản khác, nhưng không nên hiểu tính liên văn bản này theo kiểu là văn bản có một nguồn gốc nào đó; mọi sự tìm kiếm “cội nguồn” và “ảnh hưởng” là phù hợp với huyền thoại về quan hệ huyết thống của tác phẩm, văn bản thì lại được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm bắt được nhưng đồng thời lại đã từng được đọc – những trích đoạn không để trong ngoặc kép” [109]. Văn bản, theo R.Barthes, không phải là một tổ hợp ngôn ngữ tự trị, cố định, mà ngược lại, là không gian đa nguyên chứa đựng vô số các văn bản đến từ vô số các hiểu biết, niềm tin, văn hóa khác nhau. Tất cả chúng hòa trộn vào trong nhau, gối chồng ý tưởng vào nhau, và không có một văn bản nào là hoàn toàn độc sáng hay là cội nguồn gốc. Ý nghĩa của văn bản, không chỉ có từ chính nó, mà còn nằm ở khoảng giao thoa giữa các văn bản xung quanh. Tiếp đến, khái niệm liên văn bản, được đi vào thực tiễn nghiên cứu trong lý thuyết của các nhà hậu cấu trúc luận (post-structuralist) của Pháp như Jacques Derrida, Jacques Lacan, Michel Foucault, Jean-Francois Lyotard, Gilles Deleuze, Félix Guattari, v.v, cũng như được các nhà giải cấu trúc luận (deconstructivist) của Mỹ như Paul de Man, Harold Bloom, Geoffrey Hartman, Joseph Hillis Miller, v.v, sử dụng phổ biến. Chẳng hạn, M.Foucault, quan niệm “biên giới của một cuốn sách không bao giờ thực rõ ràng: vượt ra ngoài nhan đề, dòng chữ đầu tiên và dấu chấm cuối cùng, vượt ra ngoài cấu trúc nội tại và hình thức mang tính tự trị của nó, nó bị bắt gặp quả tang là đang hòa lẫn vào một hệ thống quy chiếu đến các cuốn sách khác, các văn bản khác, các câu văn khác: nó chỉ là cái gút trong một mạng lưới lớn…” [105]. Trong khi đó, M.Riffattere đặc biệt quan tâm đến quá trình tiếp nhận của người đọc đối với tác phẩm thơ. Ông vận dụng lý thuyết liên văn bản trong việc phân tích thơ ca và độc giả sẽ hiểu được thơ ca thông qua một mạng lưới liên văn bản được xây dựng trong quá trình giáo dục và quá trình đọc ngôn ngữ. Còn H.Bloom, lại tìm hiểu khái niệm này trong quá trình nghiên cứu tu từ học và phân tâm học. Theo ông, “bất cứ bài thơ nào cũng là liên-thi (inter-poem) và bất cứ việc đọc thơ nào cũng là liên-độc (inter- reading)” [105]. Ngoài ra, G.Genette, đã mở rộng khái niệm liên văn bản thành xuyên văn bản (transtextuality) với các khái niệm nhỏ đính kèm: liên văn bản, bàng văn bản (paratextuality), siêu văn bản (metatextuality), cực đại văn bản (hypertextuality) và kiến trúc văn bản (architextuality). 1.2. Vấn đề liên văn bản 1.2.1. Những khái niệm Trước hết, cần làm rõ khái niệm chủ chốt của vấn đề nghiên cứu, đó là liên văn bản. Theo Oxford Dictionary Terms, liên văn bản là “thuật ngữ do Julia Kristeva đặt ra để chỉ những mối quan hệ khác nhau có thể có của một văn bản cho trước với những văn bản khác. Những quan hệ có tính chất liên văn bản này bao gồm sự nghịch đảo (anagram), sự ám chỉ (allusion), sự phỏng thuật (adaptation), sự dịch thuật (translation), sự biếm phỏng (parody), sự cắt dán (pastiche), sự mô phỏng (imitation) và những kiểu biến đổi khác. Trong lý thuyết văn học của chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa hậu cấu trúc, các văn bản được nhìn ở góc độ quy chiếu đến các văn bản khác (hay với bản thân chúng xét như là văn bản) hơn là với một thực tại bên ngoài. Thuật ngữ liên văn bản được dùng tùy từng trường hợp cho: một văn bản sử dụng các văn bản khác, một văn bản được sử dụng bởi một văn bản khác, và cho mối quan hệ giữa hai văn bản này” [123]. Với nội hàm khái niệm trên, J.Kristeva là người đóng vai trò tiên phong trong việc xây dựng hệ thống ý niệm và lý giải những phạm trù liên quan. Bà quy chiếu văn bản vào một biểu đồ gồm hai trục: trục ngang (horizontal axis), biểu đạt sự liên kết giữa tác giả và độc giả; trục dọc (vertical axis), thể hiện mối tương liên giữa văn bản này với các văn bản khác. Theo đó, khi quy chiếu đồng thời hai trục lên một văn bản nhất định, người đọc sẽ phát hiện một quy luật tất yếu, đó là: “mọi văn bản ngay từ khi bắt đầu đã chịu ảnh hưởng và nằm trong phạm vi tác động của những giải trình ngôn ngữ khác nhau, mà mỗi lần giải trình ngôn ngữ như thế, luôn luôn chịu sự chi phối bởi một vũ trụ gồm nhiều văn bản khác” [91]. Không văn bản nào thực sự độc lập, mà luôn nằm trong vùng ảnh hưởng của các văn bản văn hóa (cultural text), với các ý thức hệ, niềm tin và khái niệm tan loãng vào nhau. Văn bản nào, cũng là hoặc nằm trong giao điểm với những đường dây văn bản đã được đọc. Từ đấy, hình thành khái niệm giao điểm (intersection), phân biệt với điểm (point), ở chỗ, giao điểm thì không cố định, luôn vận động và di chuyển xung quanh những trục hồi ứng khác nhau theo từng biến đổi xung quanh. Giao điểm đó, là những gút thắt kết nối đường dây văn bản, là văn bản trong sự tái cấu trúc, tái sáng tạo các mảnh vụn diễn ngôn, khuôn mẫu nhịp điệu và quy ước nghệ thuật có thể hữu danh hoặc hoàn toàn vô danh trong dòng chảy thời gian. Ngoài ra, cần phải kể đến khái niệm mosaics of citations của Roland Barthes, được chuyển ngữ tương đối là “bức tranh khảm kết đính các trích dẫn”. Đây là một trong số các hình dung chủ chốt của R.Barthes về văn bản: “bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác” [103]. Bên cạnh đó, J.Kristeva còn nhắc đến tính năng sản (productivity) của văn bản như một đặc trưng cốt yếu. Văn bản không phải là một vũ trụ ngôn ngữ đứng yên, hoàn tất, mà luôn vận động không ngừng trong việc chuyển tiếp, va chạm giữa các giao điểm, luôn bổ sung những mảnh vụn ngữ nghĩa mới, những cách thông diễn mới, tức là luôn sản xuất những năng lượng mới, cả cho ý niệm của nó và cho lối đọc. Một khái niệm phổ biến khác trong nghiên cứu liên văn bản là cái ở giữa (the between-ness). Trong văn bản luôn có một khoảng không ở giữa, luôn trống trải và đòi hỏi sự bổ sung về ý tưởng liên tục từ trường liên tưởng rộng lớn của mạng lưới văn bản xung quanh. Cũng như thế, ý nghĩa thực sự của văn bản, là đa diện, đa nguyên và không bao giờ chỉ nằm gọn trong hiện thể của nó, mà nằm giữa tại nơi giao cắt của các đầu mối văn bản với nhau. 1.2.2. Tinh thần Liên văn bản là một trong những khái niệm có nội hàm và ngoại diên linh hoạt nhất trong hệ thống lý thuyết văn học, và việc xác lập yếu tính của nó tùy thuộc vào phương diện nghiên cứu mong muốn và lập trường triết học của người tiếp cận. 1.2.2.1. Liên văn bản như một hình ảnh thế giới Quay lại với quan niệm của J.Derrida: không có cái “bên ngoài văn bản”, tức là, mọi hiện tượng trong đời sống đều là những văn bản nhỏ kết cấu nên toàn bộ thế giới như một văn bản rộng lớn. Gọi là văn bản, bởi vì, không thể có một nhãn quan hay diễn giải chung cuộc, cố định khi phóng chiếu lên chân diện thế giới. Sự nhận thức về vạn vật trong đời sống là tùy thuộc vào diễn ngôn văn hóa, tư thế triết học và mục đích luận mà chủ thể tựa vào. Như vậy, diện mạo thế giới luôn là một quá trình dang dở, đang tự hoàn thiện mình nhưng vĩnh viễn không thể hoàn tác bằng hàng loạt sự bổ sung vô hạn từ phía người tư duy, người trải nghiệm. Hơn nữa, bản thân nhân loại, như đã đề cập, là giống loài tồn tại trong trường ngôn ngữ, nhận thức bằng quy ước khái niệm, do đó, thế giới, nói cho cùng, luôn là một tập hợp các kí hiệu đa nghĩa. Như thế, đặc trưng văn bản và tính kí hiệu của cấu trúc ý niệm về thế giới, khi liên kết với nhau sẽ cấu tạo nên yếu tính liên văn bản, chi phối hoàn toàn sự vận hành đời sống. Nói rõ hơn, một mạng lưới các kí hiệu, mẫu gốc, các diễn ngôn văn hóa, quy ước ngữ nghĩa đã viết nên những những văn bản riêng biệt, để rồi chúng va chạm, vỡ vụn, tan loãng trong nhau, chồng xếp lên nhau tạo thành một tổng thể chung của hình ảnh thế giới. Có thể hình dung thế giới như một thư viện vĩ đại chứa đựng vô số quyển sách, mỗi quyển sách là một văn bản, mỗi văn bản lại tựa trên các chữ cái, các quy tắc hành ngôn, các diễn ngôn văn hóa, chính trị, xã hội, cứ thế, mọi thứ tạo nên một vòng xoắn ốc đan bện vào nhau, và tất cả, vừa là đa thể, vừa là nhất thể. Liên văn bản, không gì khác, là liên ngôn ngữ, liên bản ngã, liên đới ý thức. Tất cả trong số đó đều vừa là bản năng, vừa là dạng thức tồn tại và phát triển của con người, khi mà, đa phần các kinh nghiệm sống làm nền tảng cho cuộc đời nhân loại, đều là kết quả của sự truyền thụ, giáo dục, quan sát, nhận thức từ việc học hỏi và mô phỏng cộng đồng xung quanh. Hơn nữa, theo nhãn quan của chủ nghĩa hậu hiện đại, thì tinh thần liên văn bản còn lan tỏa sâu rộng trong mọi ngóc ngách của việc thực hành nghệ thuật và thậm chí mọi lĩnh vực thực hành diễn ngôn khác: tôn giáo, sử học, xã hội học, tâm lý học, chính trị học, v.v. Điều này có thể lý giải bằng sự gắn kết chặt chẽ giữa những biểu tượng, kí hiệu, những sự trích dẫn, viết lại, so sánh, giễu nhại, thông dịch lẫn nhau, v.v, trong trường ngôn ngữ vô tận – chất liệu cấu tạo nên những văn bản nghệ thuật và tri thức đó. Cái nhìn liên văn bản tạo nên một diện mạo thế giới vô sai biệt với trùng trùng lớp lớp những tương liên, gắn kết chặt chẽ, những ý nghĩa bung nở sản sinh liên hồi các văn bản mới. Trong đó, mọi phương diện nhận thức, như những ô màu của khối vuông rubic, đều thông qua nhau để nhận diện chính mình, và trong sự phối kết đa chiều với nhau lại tạo nên những diễn giải mới mẻ. 1.2.2.2. Liên văn bản như một yếu tính của văn bản văn học “Bất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản” (R.Barthes). Đúc kết của R.Barthes, phần nào, đã ghi nhận tính chất liên văn bản như một đặc trưng phổ quát của mọi văn bản văn học. Mọi văn bản đều có tính liên văn bản, đều có những dấu vết của văn bản này và trở thành chất liệu cho văn bản khác. Theo đó, trong quan hệ giữa một số văn bản nhất định với nhau, khái niệm liên văn bản có thể dùng để chỉ các văn bản gốc, rồi cả các văn bản được sinh ra, và mối tương liên giữa hai loại yếu tố ấy. Như vậy, vấn đề đặt ra là, sự tồn tại của một văn bản luôn lệ thuộc vào những yếu tố khác bên ngoài bản thể nó, những mảnh vụn nhận thức trong bức tranh khảm đa sắc của nhận thức, trí tuệ và cảm thụ, những dấu vết đã được đọc, được ghi nhận và vận dụng xuyên không gian, thời gian. Về vấn đề này, Terry Eagleton kết luận: “Một văn bản nổi tiếng thường gắn liền với một lịch sử của những hành động đọc. Vì vậy, mọi công trình văn học đều là sản phẩm của sự viết lại, ngay cả khi không ý thức, các văn bản ấy cũng được viết lại bởi những nền văn hóa của các xã hội đã đọc chúng” [103]. Cụ thể hơn, trong nội hàm một văn bản luôn chứa đựng một tiến trình lịch sử, một câu chuyện của sự hình thành nên chính nó. Điều đặc biệt là, câu chuyện khai sinh ấy, không chỉ phụ thuộc vào chủ thể viết nên nó, mà đong đầy tiếng vọng của những chủ thể ẩn tàng, hữu danh hoặc vô danh, đã xuyên thấm vào tâm lý sáng tạo của tác giả, đã cô đọng trong vỉa tầng ngôn ngữ, khái niệm được sử dụng, đã bồi đắp cho bất kỳ văn cảnh nào mà nó được hướng tới, được đọc ra. Về tính chất này, M.Foucault ghi nhận: “Cuốn sách chỉ là một điểm nối kết nhỏ bé trong một mạng lưới vô cùng rộng lớn…Cuốn sách không phải là một vật thể độc lập mà người ta có cầm nắm một cách tách biệt trên tay mình, tính chỉnh thể thống nhất của nó rất mong manh, dễ thay đổi và hết sức tương đối” [103]. Quả thật, cùng với sự ý thức hiện tượng liên văn bản, thì quan niệm về văn bản cũng có những biến đổi sâu sắc. Văn bản, không còn được xem như một chỉnh thể hoàn thiện, với ý nghĩa do người viết toàn quyền định đoạt, mà trở thành một quá trình luôn dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung, trong đó ngữ nghĩa vận động không ngừng nghỉ mà thực chất còn vượt ngoài vòng đoán định tương đối của tác giả. Sự bổ sung ấy, là việc liên đới của các trường ngữ nghĩa do người tiếp nhận lập nên, với mạng lưới thông diễn rộng lớn của mình. Do thế, trong nội hàm của một văn bản nhất định luôn chất chứa hàng loạt các văn bản ngầm (sub-texts) thường trực tra vấn, xoáy vặn, va chạm và tái sinh lẫn nhau. Hành động tạo lập văn bản, không gì khác, là tham gia vào trò chơi ngôn ngữ, trò chơi “viết lại” một cách sáng tạo. 1.2.2.3. Liên văn bản như một phương pháp Ngoài những phạm vi rộng về khái niệm, liên văn bản còn được hiểu phổ biến dưới ngữ nghĩa hẹp hơn, đó là một loại phương pháp viết và đọc, nói cách khác, là sáng tạo và phê bình. Thực chấ
Luận văn liên quan