Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện
tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử,
nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả
các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng
Internet".
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái
Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến
hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số"
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2877 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng quan về thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 1
TIỂU LUẬN
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm TMĐT
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-
Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ
liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối
quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng
được tiến hành thông qua Internet.
1.1.1 Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện
tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử,
nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả
các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng
Internet".
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái
Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến
hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 3
1.1.2 Hiểu theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và
thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền
điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt
động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương
mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần
được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ
mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang
tính thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao
dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc
dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa
hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn,
kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả
thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công
nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường
biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử
rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động
mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện
tử.
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền
dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt
động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng;
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 4
chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương
mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực
tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng
hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như
dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền
thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương
mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu
thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng
thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế.
Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng,
trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
1.2 Những đặc trưng của TMDT
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền
thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải
với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi
lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm
xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian
vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp
nhất định.
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực
tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để
tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật
lý như: Chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo..Các phương tiện viễn
thông như: fax, telex.. chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy
nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 5
để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của một giao dịch. Từ
khi xuất hiện trên mạng máy tính mở toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin
không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa các công ty và doanh nghiệp mà các hoạt
động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới
với số lượng tham gia ngày càng tăng. Những người tham gia là cá nhân hoặc
doanh nghiệp, có thể đã biết, hoặc hoàn toàn chưa biết bao giờ.
Trong nên kinh tế số, thông tin được số hóa thành các byte, lưu giữ trong các
máy tính và truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng. Điều này tạo ra những khả
năng hoàn toàn mới làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán của con người
mà trong đó, người bán (mua) hàng có thể giao dịch với đối tác ở bất kỳ đâu
trên thế giới mà không cần qua khâu trung gian hỗ trợ của bất kỳ công ty
thương mại nào. Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các
vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi
người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao
dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết lẫn nhau.
Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới
(thị trường toàn cầu) và tác động trực tiếp đến môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Thương mại điện tử ngày càng phát triển, thì máy tính cá nhân ngày càng trở
thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường khắp nơi trên thế giới.
không chỉ các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường
mới, mà ngay cả một công ty vừa khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ và
phân phối không biên giới ngay đầu ngón tay của mình. Với thương mại điện
tử, một doanh nhân dù mới thành lập đã hoàn toàn có thể kinh doanh ở Nhật
Bản, Đức, Chilê…mà không phải đi ra nước ngoài.
Trong hoạt động thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ
thể, trong đó một chủ thể chủ chốt đó là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ
quan chứng thực.
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 6
Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch
giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là
nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực…Là những người tạo môi
trường cho các giao dịch thuơng mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và các
cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên
tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy
của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình
thành. Ví dụ: Các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng máy tính hình thành trên
các trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh doanh và tiêu
dùng, các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên
mạng máy tính.
Theo một số chuyên gia về kinh doanh trên mạng, chính những tính năng để
sử dụng và hình thức vui mắt, dễ hiểu của các trang Web dành cho Thương mại
điện tử là những yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng.
Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! American online hay Alta Vista..
đóng vai trò như các trang Web gốc khác với vô số thông tin. Các trang Web
này đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên internet. Với mỗi lần nhấn chuột,
khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ
khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao.
Tính tiện lợi và dễ sử dụng luôn được khách hàng quan tâm. Tuy nhiên,
trong thời gian tới khi các công ty kinh doanh trên mạng cạnh tranh khốc liệt
hơn và cố gắng thu hút khách hàng nhất thì sự phát triển cũng sẽ không kém so
với thị trường thực tế.
Tóm lại, trong thương mại điện tử bản chất của thông tin không thay đổi,
thương mại điện tử chỉ biến đổi cách thức khởi tạo, trao đổi bảo quản và xử lý
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 7
thông tin, hoàn toàn không thay đổi những chức năng cơ bản của thông tin đối
với các bên tham gia truyền thống của hợp đồng.
1.3 Hình thức kinh doanh điện tử:
Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham
gia:
Người tiêu dùng:
C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
Doanh nghiệp:
B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
Chính phủ:
G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C,
C2B hay C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể
đăng ký và tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 8
định được mời hay cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một
quy trình kinh doanh riêng lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh
nghiệp có thể từ các ngành khác nhau tham gia như là người mua và liên hệ với
một nhóm nhà cung cấp. Ngược lại, thị trường dọc mô phỏng nhiều quy trình
kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhất hay một nhóm người dùng duy
nhất.
Sau khi làn sóng lạc quan về thương mại điện tử của những năm 1990 qua
đi, thời gian mà đã xuất hiện nhiều thị trường điện tử, người ta cho rằng sau một
quá trình tập trung chỉ có một số ít thị trường lớn là sẽ tiếp tục tồn tại. Thế
nhưng bên cạnh đó là ngày càng nhiều những thị trường chuyên môn nhỏ.
Ngày nay công nghệ thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều.
Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thông
qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có mật
độ chào hàng cao. Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây còn được tích hợp
ngày càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng Web toàn diện.
Căn cứ vào tính chất của thị trường và khách hàng, người ta thường đề cập
đến 2 loại hình Thương mại điện tử chính là:
B2B (Business - To - Business): thương mại điện tử B2B chỉ bao gồm các
giao dịch thương mại trên Internet mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại
hình này là các doanh nghiệp mua hàng.
B2C (Business - To - Customer): Thương mại điện tử B2C là chỉ bao
gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng,
mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng.
Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản
phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử
dụng của cá nhân.
Vậy điểm khác biệt giữa Thương mại điện tử B2B và B2C là gì?
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 9
Điều thứ nhất là sự khác nhau về khách hàng:
Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Tuy nhiên cần
phải xem xét chữ C trong B2C là người tiêu dùng cuối cùng (End-user). Nghĩa
là C còn bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để tiêu dùng.
Chẳng hạn như doanh nghiệp mua bàn ghế phục vụ cho công việc văn phòng.
Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao
hơn.
Khác biệt về đàm phán, giao dịch:
Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như
đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ
thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải
bao gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng
hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu
thị trực tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện
tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn
chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá.
Khác biệt về vấn đề tích hợp:
Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống
của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các
doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp
được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu
cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua
hàng.
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 10
1.4 Những tác động của thương mại điện tử:
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể
cả chữ ký) đều ở dạng số hoá, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an
toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v... là các
rủi ro ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán, mà cả với người quản lý,
với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị kẻ xấu (thường gọi là
"hacker") xâm nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế
trên cơ sở kỹ thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu (nhất là đối
với các hệ thống có liên quan tới an ninh quốc gia). Ngoài ra, còn có nhu cầu
ngày càng tăng vì giữ gìn bí mật riêng tư.
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại
một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến
hành thanh toán tự động (trong đó "thẻ thông minh") có vai trò đặc biệt quan
trọng trong kinh doanh bán lẻ; khi chưa có hệ thống này, thì thương mại điện tử
chỉ giới hạn trong khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ
vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các phương tiện thanh toán
truyền thông; hiệu quả sẽ thấp, rất có thể không đủ bù đắp chi phí trang bị
phương tiện thương mại điện tử.
Mỗi một quốc gia, thương mại điện tử chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý
của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của
các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh toán điện tử, các
dữ liệu có xuất xứ từ các cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thông
tin trên Website, bí mật đời tư, và bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống
tội phạm xâm nhập), và có các cơ quan xác thực hoặc chứng nhận chữ ký điện
tử, v.v...; Ngoài ra, còn đòi hỏi mọi doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ đều đã
được mã hóa thống nhất; một hệ thống thuế thích hợp để xử lý các dữ liệu và
các dịch vụ mua bán qua mạng; nói cách khác, đòi hỏi phải có một môi trường
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 11
kinh tế đã tiêu chuẩn hóa ở mức cao, với các khía cạnh của thương mại điện tử
được phản ánh đầy đủ trong quan hệ nội luật. Trên bình diện quốc tế, vấn đề
môi trường pháp lý còn phức tạp hơn nữa, vì các trao đổi là xuyên quốc gia, đòi
hỏi phải có sự hài hòa giữa các hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác
nhau.
Tác động văn hóa xã hội của thương mại điện tử xuất hiện khi sử dụng
Internet làm công cụ giao tiếp, như khi tiến hành thương mại điện tử qua biên
giới (với nước khác), hoặc nếu trong một quốc gia nhưng sử dụng Iternet, Web
làm công cụ mạng. Internet có thể trở thành "hộp thư" giao dịch mua bán dâm,
ma tuý, và buôn lậu; các lực lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo,
các tuyên truyền kích dục có mục đích đối với trẻ em, các hướng dẫn làm bom
thư, làm chất nổ phá hoại, các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt
chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, v.v...; Internet cũng có thể trở thành một phương tiện
thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng để tuyên truyền, kích động lật đổ
Chính phủ và hoặc gây rối làm loạn trật tự xã hội; ngoài ra phải tính tới tác động
về cuốn hút thanh niên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hoá
dân tộc (nếu chỉ làm thương mại điện tử trong nước, thông qua nối mạng các
doanh nghiệp, sử dụng mạng quốc gia, mà không dùng Internet, thì không cần
tính tới tác động tiêu cực này; nhưng nếu không lợi dụng Internet làm công cụ
giao tiếp chung, mà thiết lập các mạng riêng thì không có tính kinh tế, và việc
làm thương mại điện tử với nước ngoài sẽ bị hạn chế).
Thương mại điện tử bao trùm một phạm vị rộng lớn các hoạt động kinh tế xã
hội, và hạ tầng cơ sở của nó là một tổng hòa phức hợp của hàng chục mặt vấn
đề; cho nên, tuyệt đối không nên nhìn nhận thương mại điện tử đơn thuần chỉ là
việc dùng phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán truyền thống,
mà nên hiểu rằng một khi chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử thì toàn bộ
hình thái hoạt động của một đất nước sẽ thay đổi, cả hệ thống giáo dục, cả tập
quán làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 12
CHƯƠNG 2
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO SẢN XUẤT
HẠT ĐIỀU
2.1. Giới thiệu công ty sản xuất hạt điền Tiến Nga
2.1.1 Giới thiệu chung
Thực phẩm là nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Khi cuộc sống hàng ngày
phát triển, nhu cầu của con người cũng này càng được nâng cao. Họ không
chỉ ăn sao cho bụng no mà lại tính đến việc ăn ngon miệng, ăn hợp vệ sinh,
ăn đảm bảo sức khỏe. Thực phẩm Tiến Nga có mặt trên thị trường đáp ứng
nhu cầu đó.
Sản phẩm Tiến Nga là các loại khô bò, hạt điều, thực phẩm đóng hộp rất
thích hợp cho các cuộc picnic, dã ngoại, đi chơi xa, rất dễ vận chuyển, đóng gói,
bảo quản đơn giản, thích hợp với mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ em, dùng
được ở mọi lúc, mọi nơi trong bữa tiệc, trên bàn nhậu tại mâm cơm…Chính vì
những tiện ích này mà Tiến Nga đã có mặt ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước:
hệ thống các trung tâm thương mại siêu thị lớn, đại lý, cửa hàng, các quán ăn
vỉa hè hay trong cái thúng con con, trên đôi vai kẻo kẹt của bà già bán hàng
rong, trong ngăn cặp của những cô cậu học trò. Tiến Nga đã len lỏi vào từng
ngóc nghách đường phố, trong mọi gia đình. Điều đó rất được nhiều người tiêu
dùng ưa chuộng và thương hiệu Tiến Nga đã vững bước đi lên.
GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh
SVTH: Nhóm 6 Page 13
Vâng hiện nay thương hiệu Tiến Nga không chỉ nổi tiến ở TPHCM mà đã có
mặt ở tất cả các tình thành trong cả nước. Hiện nay sản phẩm của “Tiến Nga” đã
phân phối rộng rãi khắp chiếm 98% tại các Trung Tâm Thương Mại Siêu Thị
trong cả nước, tại TPHCM có: Coopmart, Citimart, Tax, Bình An CMC… Hà
Nội có: Internex, Citi Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng tàu, Cần
Thơ, Kiên Giang…
Với diện tích xưởng 1600m2 tại Bình Dương cộng với má