Luận văn Tốt nghiệp ĐH ngoại thương - So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế (ias16,38) và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định (vas03,04)

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Thế nhưng quá trình hội nhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì và nỗ lực vượt qua. Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được. Chính nguyên nhân đó đã khiến cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu. Việc xem xét nghiên cứu những điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết trong nhiều mục đích. Mục đích thứ nhất là để giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam có thể thấy được những sự khác biệt căn bản giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán, từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện sự chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc tế (phục vụ cho mục đích báo cáo tập đoàn) một cách dễ dàng hơn. Mục đích thứ hai là khi nghiên cứu những khác biệt của chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta có thể rút ra được những vấn đề mà cần bổ sung, sửa đổi trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam để từ đó hoàn thiện hơn hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam phục vụ cho mục đích hội nhập kinh tế. Mục đích thứ ba là nghiên cứu những sự khác biệt giữa các hệ thống chuẩn mực cũng góp phần cho công tác nghiên cứu và tìm hiểu về xu thế hài hòa hóa các quy định kế toán đang diễn ra trên thế giới. Hiện nay, các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam như Deloitte, KPMG hay Ernt & Young đều đã có những nghiên cứu về so sánh các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu sâu vào một đối tượng cụ thể nào đó của báo cáo tài chính.. Tài sản cố định không chỉ là một đối tượng kế toán quan trọng trên bảng cân đối kế toán mà còn là một tư liệu lao động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Do đó, sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Chính vì những nguyên nhân trên mà tác giả bài này đã chọn nghiên cứu sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định.

doc149 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4839 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tốt nghiệp ĐH ngoại thương - So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế (ias16,38) và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định (vas03,04), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng ®¹i häc ngo¹i th­¬ng Khoa kinh tÕ & kinh doanh quèc tÕ -------( ( (------- LuËn v¨n tèt nghiÖp §Ò tµi: So s¸nh chuÈn mùc kÕ to¸n quèc tÕ vµ chuÈn mùc kÕ to¸n viÖt nam vÒ tµi s¶n cè ®Þnh Sinh viªn thùc hiÖn  :  ®Æng thanh ph­¬ng   Líp  :  Anh 14 – k45e – KT®n   Gi¸o viªn h­íng dÉn  :  Th.s nguyÔn thÞ thu h»ng   Hµ Néi – 5/2010 Danh Mục bảng biểu, hình vẽ : Bảng 1: Sơ đồ cấu trúc IASB Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế. Bảng 3 : quy trình đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: Một số vấn đề chung về chuẩn mực kế toán : 4 I. Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán: 4 1. Khái niệm về chuẩn mực kế toán : 4 2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán 4 3. Phân loại chuẩn mực kế toán : 6 II. Chuẩn mực kế toán quốc tế: 7 1. Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán thế giới : 7 1.1. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế : 7 1.2. Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế: 8 1.2.1. Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) : 8 1.2.1.1. Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh : 8 1.2.1.2. Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và duy trì vai trò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế : 9 1.2.1.3. Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC 10 1.2.1.4. Mốc son năm 2000: 11 1.2.2. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB): 12 1.3. Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 15 2. Quy trình soạn thảo nên các chuẩn mực kế toán quốc tế : 15 3. Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế : 19 3.1. Lợi ích đối với các nhà đầu tư : 19 3.2. Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia : 19 3.3. Lợi ích đối với các nước đang phát triển: 20 3.4. Lợi ích đối với các cơ quan thuế: 20 3.5. Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực: 21 3.6. Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán 21 II. Chuẩn mực kế toán Việt Nam: 21 1. Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam: 21 1.1. Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam : 21 1.2. Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam: 22 1.2.1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các chuẩn mực kế toán quốc tế : 22 1.2.2. Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương : 23 1.2.3. Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên một Khung Khái niệm (conceptual framework) : 24 2. Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam: 25 3. Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam: 27 3.1. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam : 27 3.2. Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước : 28 3.3. Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam : 29 Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ 29 I. Một số vấn đề chung về TSCĐ : 29 1. Định nghĩa, đặc điềm : 29 1.1. Định nghĩa về tài sản nói chung: 29 1.2. Khái niệm về tài sản cố định : 32 2. Phân loại TSCĐ: 32 2.1. Theo hình thái biểu hiện : 33 2.1.1. Tài sản cố định hữu hình : 33 2.1.1.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định hữu hình : 33 2.1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình: 35 2.1.2 Tài sản cố định vô hình : 36 2.1.2.1. Đặc điểm chung của tài sản cố định vô hình : 36 2.1.2.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình: 37 2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu : 38 2.3. Phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng : 39 II. Những điểm giống nhau và khác nhau trong quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ: 41 1. Về TSCĐ hữu hình : 41 1.1. Ghi nhận TSCĐ hữu hình : 41 1.1.1. Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình: 41 1.1.1.1.Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình : 41 1.1.1.2. Các điểm giống nhau giữa hai chuẩn mực : 43 1.1.1.3. Điểm khác biệt giữa hai chuẩn mực : 45 1.1.2. Áp dụng tiêu chuẩn ghi nhận cho từng trường hợp cụ thể : 46 1.2. Xác định giá trị ban đầu: 48 1.2.1 Nguyên tắc ghi nhận: 48 1.2.2. Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình : 51 1.2.2.1. TSCĐ hữu hình mua sắm: 51 1.2.2.2. TSCĐ hữu hình là do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế : 52 1.2.2.3. TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả góp: 54 1.2.2.4. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi : 55 1.2.2.5. TSCĐ hữu hình bao gồm đất và các công trình kiến trúc gắn liền 57 với đất: 57 1.3. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu: 58 1.3.1. Phương pháp giá gốc : 59 1.3.2. Phương pháp đánh giá lại : 60 1.4. Khấu hao TSCĐ hữu hình: 63 1.4.1. Khái niệm khấu hao TSCĐ và cách hạch toán khấu hao TSCĐ : 63 1.4.2.Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình : 64 1.4.3. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình : 67 1.4.5. Giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình : 73 1.4.6. Thời điểm bắt đầu và ngừng trích khấu hao: 75 1.5. Sự giảm giá trị TSCĐ hữu hình: 76 1.6. Trình bày báo cáo tài chính : 77 1.6.2. Những thông tin mà VAS 3 yêu cầu trình bày còn 16 chỉ khuyến khích trình bày: 77 1.6.3.Những thông tin mà IAS 16 yêu cầu trình bày nhưng VAS 3 không yêu cầu trình bày: 78 1.6.3.1. Những thay đổi trong ước tính kế toán: 78 1.6.3.1. Trình bày các thông tin liên quan tới đánh giá lại tài sản: 78 2. Về TSCĐ vô hình : 79 2.1. Ghi nhận TSCĐ vô hình: 79 2.1.1. Định nghĩa và các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình: 79 2.1.1.1. Định nghĩa về TSCĐ vô hình : 79 2.1.1.2. Các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình : 80 2.1.1.2.1. Tính có thể xác định được : 81 2.1.1.2.2. Khả năng kiểm soát: 83 2.1.1.2.3. Lợi ích kinh tế trong tương lai : 85 2.1.2. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: 86 2.2. Xác định giá trị ban đầu: 88 2.2.1. Trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt : 88 2.2.2. TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm: 90 2.2.3. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn : 91 2.2.4. Trường hợp mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp : 92 2.2.5. Trường hợp TSCĐ vô hình được Nhà Nước cấp hay biếu tặng : 93 2.2.6. Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi : 94 2.2.7. lợi thế thương mại được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp: 94 2.2.8. TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp : 94 2.3. Ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình: 96 2.4. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu: 98 2.5. Khấu hao TSCĐ vô hình : 100 2.5.1. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình : 100 2.5.2. Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình : 102 2.5.3. Giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình 103 2.6. Ghi giảm TSCĐ vô hình : 104 2.7. Trình bày báo cáo tài chính : 104 2.7.1. Những thông tin mà cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu trình bày: 104 2.7.2. Những thông tin mà VAS 4 yêu cầu trình bày mà IAS 38 không yêu cầu trình bày: 105 2.7.3. Những thông tin mà IAS 38 yêu cầu trình bày mà VAS 4 không yêu cầu trình bày : 106 3. TSCĐ thuê tài chính: 107 3.1. Phân loại thuê tài sản hay tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ thuê tài chính : 107 3.2. Ghi nhận tài sản thuê tài chính và nguyên giá của tài sản: 110 3.2.1. Nguyên tắc ghi nhận: 110 3.2.2. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: 111 3.2.3. Giá trị hợp lý của tài sản : 112 3.2.4. Chi phí sau ghi nhận ban đầu : 113 3.2.5. Khấu hao TSCĐ thuê tài chính : 113 Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế. 114 I. Đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế là một xu thế tất yếu tại Việt Nam : 114 II. Nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế : 115 1. Nhân tố về kinh tế : 115 1.1. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường : 115 1.2. Mức độ phát triển của nền kinh tế 116 1.3. Mức độ phát triển của thị trường vốn : 117 1.4. Nhu cầu về thông tin kế toán chất lượng cao vẫn ở mức thấp : 117 2. Nhân tố về công nghệ thông tin : 118 3. Nhân tố về hệ thống luật : 119 III. Giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế (ở đây chỉ giới hạn trong các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định): 121 1. Phương hướng đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 121 2. Các giải pháp cụ thể để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 123 2.1. Hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực : 123 2.2. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán : 124 2.2.1. Bổ sung chuẩn mực kế toán đã có trong bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà chưa có trong bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam : 124 2.2.2. Bổ sung các quy định đã có trong chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam : 125 2.2.2.1. Phương pháp đánh giá lại : 125 2.2.2.2. Giá trị hợp lý của TSCĐ : 126 2.2.2.3. Tần suất của việc đánh giá lại : 126 2.2.2.4. Nếu một tài sản trong một lớp được đánh giá lại thì toàn bộ lớp tài sản cũng sẽ được đánh giá lại. 127 2.2.3. Cập nhật cập nhật sự thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán quốc tế vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng : 127 3. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán : 128 3.1. Hoàn thiện các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định : 128 Các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực VAS 3 và VAS 4 cần được bổ sung các quy định xử lý chênh lệch khi đánh giá lại tài sản : 128 3.1.1. Nguyên tắc hạch toán : 128 3.1.2. Về tài khoản sử dụng : 130 3.1.3. Về phương pháp hạch toán : 130 3.2. Hoàn thiện quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: 132 4. Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế : 133 4.1. Sự phát triển của nền kinh tế: 133 4.1. Sự chuẩn bị của các doanh nghiệp: 135 KẾT LUẬN 136 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139 LỜI NÓI ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Thế nhưng quá trình hội nhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì và nỗ lực vượt qua. Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được. Chính nguyên nhân đó đã khiến cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu. Việc xem xét nghiên cứu những điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết trong nhiều mục đích. Mục đích thứ nhất là để giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam có thể thấy được những sự khác biệt căn bản giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán, từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện sự chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc tế (phục vụ cho mục đích báo cáo tập đoàn) một cách dễ dàng hơn. Mục đích thứ hai là khi nghiên cứu những khác biệt của chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta có thể rút ra được những vấn đề mà cần bổ sung, sửa đổi trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam để từ đó hoàn thiện hơn hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam phục vụ cho mục đích hội nhập kinh tế. Mục đích thứ ba là nghiên cứu những sự khác biệt giữa các hệ thống chuẩn mực cũng góp phần cho công tác nghiên cứu và tìm hiểu về xu thế hài hòa hóa các quy định kế toán đang diễn ra trên thế giới. Hiện nay, các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam như Deloitte, KPMG hay Ernt & Young đều đã có những nghiên cứu về so sánh các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu sâu vào một đối tượng cụ thể nào đó của báo cáo tài chính.. Tài sản cố định không chỉ là một đối tượng kế toán quan trọng trên bảng cân đối kế toán mà còn là một tư liệu lao động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Do đó, sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Chính vì những nguyên nhân trên mà tác giả bài này đã chọn nghiên cứu sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định. 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Bài luận văn này chỉ tập trung vào nghiên cứu sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế có liên quan trực tiếp tới tài sản cố định là chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3 – Tài sản cố định hữu hình; chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4 – Tài sản cố định vô hình và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 6 – Thuê tài sản; Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 – Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ; Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 – Tài sản cố định vô hình và chuẩn mực kế toán Quốc tế số 17 – Thuê tài sản. Bài luận văn này sẽ không đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến tài sản cố định và có liên quan đến các chuẩn mực trên mà được qui định chính trong các chuẩn mực khác. Như quy định về vốn hóa chi phí lãi vay được qui định chính trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 23- chi phí lãi vay hay quy định về tổn thất giá trị tài sản được quy định chính trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 36- Sự giảm giá trị tải sản. Những quy định đó có thể được đề cập nhưng chỉ là để hỗ trợ cho việc tìm hiểu sự khác biệt của các chuẩn mực được tập trung nghiên cứu. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề một cách vừa ở tính toàn diện vừa ở tính cụ thể, đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp qui nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích vấn đề, so sánh, đánh giá và rút ra vấn đề. 4. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN : Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận bao gồm : Chương 1: Một số vấn đề chung về tài sản cố định. Chương 2 : Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định. Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán Chương 1: Một số vấn đề chung về chuẩn mực kế toán : I. Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán: 1. Khái niệm về chuẩn mực kế toán : Theo khoản 1 điều 8, luật kế toán số 03/2003/QH11 thì “chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính .” Như vậy, các chuẩn mực kế toán là các văn bản tập hợp các nguyên tắc và phương pháp kế toán ở mức độ tổng quát để định hướng cho các doanh nghiệp trong việc ghi sổ kế toán các giao dịch của doanh nghiệp cũng như trong việc ;ập báo cáo tài chính. Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau : - Mục đích của chuẩn mực - Phạm vi của chuẩn mực - Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực - Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về lập và trình bày báo cáo tài chính 2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán là để thống nhất hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể là trong một quốc gia, trong một khu vực hay trên toàn cầu). Nếu như không có chuẩn mực kế toán , các công ty sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chính của mình. Ví dụ nếu như không có chuẩn mực kế toán thì sẽ có công ty thì ghi nhận chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản vào giá trị tài sản với lý do là các chi phí đó giúp tài sản duy trì được trạng thái hoạt động tốt và nhờ đó đem lại lợi ích kinh tế cho công ty. Thế nhưng sẽ có công ty lại lý luận rằng chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản chỉ giúp cho tài sản duy trì trạng thái hiện tại chứ không làm tăng thêm lợi ích kinh tế từ tài sản. Do đó, công ty không ghi nhận chi phí đó vào giá trị tài sản. Mỗi công ty đều cho rằng lý luận của mình đúng và lập báo cáo tài chính theo những cách khác nhau. Và tất yếu, hai báo cáo tài chính của hai công ty không thể đem ra so sánh với nhau được do chúng không được lập trên cùng một cơ sở. Không chỉ có thế, việc thiếu một bộ chuẩn mực kế toán sẽ là cơ hội cho các công ty sử dụng các thủ pháp kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính. Các công ty thậm chí có thể biến tình trạng thua lỗ của công ty thành có lãi. Việc thiếu chuẩn mực kế toán cũng tạo cơ hội cho các công ty được tùy ý trình bày các thông tin có liên quan đến các đối tượng kế toán trên báo cáo tài chính. Công ty có thể giấu diếm các thông tin bất lợi cho mình và chỉ trình bày những thông tin có lợi cho mình. Chính vì những vấn đề trên, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ không thể đưa ra một quyết định kinh tế hợp lý dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính được. Ví dụ như nhà đầu tư không thể đưa ra quyết định chọn lựa công ty nào để đầu tư vốn. Ngân hàng không thể đánh giá được khả năng trả nợ của các công ty trong quá trình thẩm định tín dụng để quyết định nên cho công ty nào vay. Các cơ quan thuế có thể thu không đủ thuế. Nhà Nước không thể đánh giá được một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp… Ngoài ra, việc có một bộ chuẩn mực kế toán cũng giúp ích cho người sử dụng báo cáo tài chính trong việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính được dễ dàng hơn. Người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được cấu trúc của báo cáo tài chính, bản chẩt của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, hiểu được các thuyết minh báo cáo tài chính bằng cách đọc các chuẩn mực kế toán. Từ đó, người sử dụng báo cáo tài chính mới có thể đưa ra các phân tích chính xác về hiệu quả hoạt động của công ty. Một lợi ích nữa mà người sử dụng báo cáo tài chính có thể thu được từ các chuẩn mực kế toán đó là sự đảm bảo rằng các công ty và các kiểm toán viên thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Người sử dụng có thể không có kiến thức về kế toán cũng như không đủ khả năng để hiểu được các chuẩn mực kế toán nhưng nếu họ nghi ngờ về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính thì họ có thể thuê một tổ chức chuyên nghiệp để kiểm định việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán của ban giám đốc các công ty cũng như của các kiểm toán viên có liên quan. Như vậy, việc ban hành các chuẩn mực kế toán là một cách để tăng thêm lòng tin cho người sử dụng báo cáo tài chính đối với các báo cáo tài chính và ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. 3. Phân loại chuẩn mực kế toán : Hiện nay trên thế giới đang có hai hệ thống chuẩn mực là chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia. Các chuẩn mực kế toán quốc gia được soạn thảo và ban hành theo những cơ chế rất khác nhau ở mỗi nước. Do mỗi nước có điều kiện kinh tế và chính trị rất khác nhau nên các chuẩn mực kế toán giữa các nước có nhiều sự khác biệt. Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Mục đích của việc ban hành chu
Luận văn liên quan