Trong xu thế hội nhập hiện nay, nền kinh tế thế giới đang vận động không ngừng. Để cho một nền kinh tế phát triển thì một yếu tố rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của một nước đó là vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông thuận lợi và giao thông đường thuỷ thì cảng biển là một bộ phân không thể thiếu trong hệ thống giao thông đường thuỷ trong thương mại quốc tế, 80% hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển. Chẳng hạn như hơn 30 năm trở về trước, nhờ hình thành cảng trung chuyển quốc tế đã đưa Singapore trở thành trung tâm thương mại, tài chính quốc tế, . kế hoạch đó đã là cho Singapore phát triển như bây giờ. Việt Nam cũng vậy trong việc phát triển kinh tế thì cảng là một bộ phận để giao thông, mà giao thông có thuận lợi thì đất nước mới có cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, mới giao lưu thông thương với các nước trên thế giới.
Cảng không những phục vụ cho nhu cầu đi lại cho con người mà còn là nơi trao đổi hàng hoá cho nhu cầu nội địa và cho nhu cầu xuất nhập khẩu góp phần không nhỏ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việt Nam có tiềm năng về biển, có nguồn hàng hoá dồi dào trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước đóng góp 60% sản lượng gạo , 90% kim ngạch xuất khẩu gạo, 65% kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản của cả nước (nguồn: báo điện tử kinh tế nông thôn). Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tăng nhanh nên nhu cầu vận chuyển hàng hoa ngày càng tăng cao, vị trí của các cảng biển trong hệ thống giao thông ngày càng quan trọng.
Mặt khác, với địa hình của đồng bằng sông Cửu Long thì các tuyến giao thông đường sông trở thành “mạch máu” quan trọng giúp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thông thương, giao lưu hàng hóa đến với các vùng miền trong cả nước và trên thế giới góp phần thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.
73 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3275 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp
Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ năm 2006
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Sự cần thiết nghiên cứu.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nền kinh tế thế giới đang vận động không ngừng. Để cho một nền kinh tế phát triển thì một yếu tố rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của một nước đó là vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông thuận lợi và giao thông đường thuỷ thì cảng biển là một bộ phân không thể thiếu trong hệ thống giao thông đường thuỷ trong thương mại quốc tế, 80% hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển. Chẳng hạn như hơn 30 năm trở về trước, nhờ hình thành cảng trung chuyển quốc tế đã đưa Singapore trở thành trung tâm thương mại, tài chính quốc tế,…. kế hoạch đó đã là cho Singapore phát triển như bây giờ. Việt Nam cũng vậy trong việc phát triển kinh tế thì cảng là một bộ phận để giao thông, mà giao thông có thuận lợi thì đất nước mới có cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, mới giao lưu thông thương với các nước trên thế giới.
Cảng không những phục vụ cho nhu cầu đi lại cho con người mà còn là nơi trao đổi hàng hoá cho nhu cầu nội địa và cho nhu cầu xuất nhập khẩu góp phần không nhỏ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việt Nam có tiềm năng về biển, có nguồn hàng hoá dồi dào trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước đóng góp 60% sản lượng gạo , 90% kim ngạch xuất khẩu gạo, 65% kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản của cả nước (nguồn: báo điện tử kinh tế nông thôn). Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tăng nhanh nên nhu cầu vận chuyển hàng hoa ngày càng tăng cao, vị trí của các cảng biển trong hệ thống giao thông ngày càng quan trọng.
Mặt khác, với địa hình của đồng bằng sông Cửu Long thì các tuyến giao thông đường sông trở thành “mạch máu” quan trọng giúp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thông thương, giao lưu hàng hóa đến với các vùng miền trong cả nước và trên thế giới góp phần thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO thì việc thu hút nhà đầu tư vào để phát triển nền kinh tế của đất nước, nhưng điều mà nhà đầu tư nào khi đầu tư đều phải chú trọng đó là cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật, hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển có đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá hay không khi đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó hệ thống cảng biển cũng góp phần làm ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế do chi phí vận chuyển có hợp lý hay không.
Đồng bằng sông Cửu Long có sông ngòi chằng chịt, hệ thống cảng biển cũng góp phần vào việc phát huy thế mạnh và tiềm năng vốn có của vùng của vùng không lãng phí điều kiện tự nhiên vốn có nếu khai thác đúng và hợp lý.
Hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng phát triển thì các doanh nghiệp có càng nhiều cơ hội hơn để vươn mình ra thế giới cạnh tranh với các nước trên thế giới, các doanh nghiệp ngày càng có cơ hội phát triển, ăn nên làm ra góp phần thúc đẩy nền kinh tế vùng phát triển, từ đó nền kinh tế của đất nước cũng phát triển theo.
Vì vậy hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng nói chung trong đó cảng là một phần không thể thiếu trong hệ thống giao thông và là một phần không thể thiếu trong một nền kinh tế phát triển để phát huy thế mạnh của mình so với các nước khác. Cảng hoạt động vừa mang tính chất phục vụ vừa là một đơn vị kinh tế, cùng với các doanh nghiệp khác trong cả nước góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong cả nước. Hệ thống cảng biển phát triển mạnh không những chính cảng biển đó đống góp vào sự phát triển của nền kinh tế mà còn tạo cơ hội và điều kiện cho các hoạt động khác, các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế khác phát triển và thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Hoạt động vận tải mang tính chất phục vụ, vì vậy sản phẩm của vận tải đó chính là hoạt động ấy. Cũng do đặc tính phục vụ nên sản phẩm của vận tải cũng mang tính chất khác biệt.
Hoạt động vận tải có ích lợi là do đối tượng vận chuyển (hành khách hoặc hàng hóa) được di chuyển tới nơi cần thiết. Như vậy tính sử dụng của hoạt động đưa đến việc làm thỏa mãn nhu cầu cần có. Điều lợi đem lại do đối tượng đó có tại nơi yêu cầu lại nằm ngoài phạm vi của sản xuất vận tải. Như vậy giá trị sử dụng của hoạt động vận tải thống nhất với mục đích sản xuất, phải dựa trên chính bản thân sự di chuyển.
Tóm lại, giá trị sử dụng của hoạt động vận tải phát sinh và được tiêu thụ ngay trong quá trình vận tải.
Sau hoạt động vận tải, giá trị sử dụng của vận tải không còn, nhưng giá trị của hoạt động vận tải vẫn còn tồn tại trong giá trị của đối tượng vận chuyển. Cũng giống như các sản phẩm khác giá trị của hoạt động vận tải được xác định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra quá trình hoạt động vận tải đó. Khi hàng hóa được vận chuyển đến nơi yêu cầu thì giá trị của nó tăng thêm một lượng đúng bằng giá trị của hoạt động vận tải tạo ra. Biểu hiện về mặt giá trị thành sản phẩm thì giá thành này có bao gồm chi phí cho vận tải.
Mác đã chỉ ra rằng trong sản xuất, hàng hóa nhận giá trị mới, giá trị này tồn tại độc lập và nhờ có phần đóng góp của lao động sống vào nên nó cao hơn giá trị của nguyên, vật liệu, thiết bị dùng để làm ra hàng hóa đó. Mác đã diễn đạt điều đó bằng biểu thức mô tả các giai đoạn kế tiếp liên tục biến tiền ở dưới dạng tư bản công nghiệp qua quá trình sản xuất ra giá trị mới cao hơn của hàng hóa để rồi cuối cùng lại trở lại dạng tiền với số lượng nhiều hơn.
Nếu ta coi sự phục vụ vận tải là có thể bán được thì là bán chính bản thân hoạt động phục vụ ấy chứ không thể coi đấy là hàng hóa tách rời ra khỏi quá trình sản xuất. Do đó quá trình sản xuất ra giá trị mới trong vận tải sẽ không có khâu hàng hóa mới được sản xuất ra và nó sẽ có dạng:
SLĐ
T - H ………SX - T`
TLSX
Tóm lại hoạt động vận tải là một dạng sản xuất đặc biệt, sản phẩm của nó chính là bản thân của hoạt động ấy. Sản phẩm của vận tải được sinh ra và tiêu thụ ngay trong quá trình của hoạt động vận tải.
Khối lượng của sản xuất vận tải được đo bằng các đại lượng bằng khối lượng vận chuyển nhân với quảng đường vận chuyển của hoạt động vận tải.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ qua các năm theo nhiều hướng khác nhau: theo chiều hàng, theo loại hàng, theo mặt hàng, theo thời gian và theo phương án xếp dỡ.
- Đánh giá mức độ thực hiện sản lượng so với kế hoạch đã đề ra và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của Cảng Cần Thơ.
- Tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ và biện pháp khắc phục những khó khăn, phát huy và tận dụng những thuận lợi. Xác định ưu khuyết điểm, những thuận lợi, khó khăn và điểm mạnh, điểm yếu của Cảng Cần Thơ trong việc thực hiện sản lượng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian: Cảng Cần Thơ
1.3.2. Thời gian:
- Lấy số liệu từ năm 2005, 2006, 2007
- Trực tiếp thâm nhập thực tế tại Cảng Cần Thơ từ ngày 25/02/2008 đến ngày 25/4/2008
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007
1.3.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiện cứu
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ năm 2006 ( Phạm Hoàng Trãi- Trường Đại học Giao thông vận tải Thành Phố Hồ Chí Minh)
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Các khái niệm
Sản lượng thông qua
Sản lượng thông qua là sản lượng hàng hoá thực tế vào cảng.
Sản lượng xếp dỡ
Sản lượng xếp dỡ bằng sản lượng thông qua cộng với sản lượng bốc xếp hàng hoá từ kho bãi lên phương tiện của khách hàng và từ phương tiện của khách hàng xuống kho bãi của cảng.
Sản lượng chuyển thẳng
Sản lượng chuyển thẳng là lượng hàng hoá chuyển trực tiếp từ cảng Cần Thơ lên phương tiện của khách hàng hay từ phương tiện của khách hàng lên cảng Cần Thơ.
Sản lượng lưu kho
Sản lượng lưu kho bãi là sản lượng hàng hoá thực tế đã lưu qua kho tại Cảng Cần Thơ.
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là mối quan hệ tỉ lệ của mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra với mức độ thực hiện đã đạt được ở kỳ kế hoạch trước về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ánh nhiệm vụ trong kỳ kế hoạch công ty phải phấn đấu.
Số tương đối Mức độ cần đạt theo kế hoạch
nhiệm vụ kế = x 100%
hoạch (%) Mức độ thực tế đã đạt được kỳ kế hoạch trước
Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ phần trăm
Là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Số tương đối Mức độ thực tế đạt được trong kỳ
hoàn thành = x 100%
kế hoạch (%) Mức độ đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ
Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu là biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này cho thấy mối quan hệ, vị trí và vai trò của từng bộ phận trong tổng thể.
Mức độ đạt được của bộ phận
Số tương đối kết cấu = x 100%
Mức độ đạt được của tổng thể
Số tuyệt đối
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính cá trị số khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty Cảng Cần Thơ từ phòng kế hoạch và đầu tư, phòng tổ chức hành chánh, phòng sửa chữa và công nghệ, thu thập số liệu từ các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, internet, ……
2.2.2. Các phương pháp phân tích.
Để đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ qua các năm theo nhiều hướng khác nhau ta tiến hành phương pháp phân tích là thu thập số liệu từ phòng kế hoạch và đầu tư sau đó sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối và số kết cấu để phân tích số liệu.
Để đánh giá mức độ thực hiện sản lượng so với kế hoạch đã đề ra và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của Cảng Cần Thơ thì bằng biện pháp là thu thập số liệu từ phòng kỹ thuật – công nghệ và phòng kế hoạch và đầu tư ta tiến hành dùng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phân tích.
Tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ bằng biện pháp thu thập, tổng hợp số liệu từ các phòng ban và thu thập số liệu thứ cấp từ các phương tiện đại chúng như sách, báo, mạng internet.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ CỦA CẢNG CẦN THƠ
3.1. Giới thiệu chung về cảng Cần Thơ.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cảng Cần Thơ được xây dựng năm 1960 nhằm mục đích duy nhất là tiếp nhận bom đạn phương tiện chiến tranh bằn đường thủy để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền tại miền Nam với quy mô chỉ có 60m cầu cảng, ngoài ra không có công trình phụ trợ
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhân dân Cần Thơ bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng các ngành kinh tế ổn định đời sống, chính trị, văn hóa xã hội của địa phương. Cảng Cần Thơ hình thành vào tháng 8 năm 1980 trên cơ sở tiếp nhận từ cảng quân sự thuộc tiểu đoàn vận tải thủy (D804) trung đoàn vận tải Quân Khu 9 (E 659) cho tỉnh Hậu Giang để phát triển kinh tế địa phương và sở giao thông vận tải Hậu Giang là cơ quan quản lý cấp trên của Cảng Cần Thơ
Để thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách đổi mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ra quyết định số 16/QĐ – UTB 90 ngày 10 tháng 01 năm 1990 cho phép Cảng Cần Thơ thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 1393/QĐ – UBT 92 ngày 28 tháng 11 năm 1992.
Do cơ cấu ngành có nhiều chuyển đổi, để phù hợp với xu thế phát triển và tồn tại trên thị trường khu vực. Tháng 10 năm 1993 Cảng Cần Thơ được chuyển giao về cho Cục Hàng Hải Việt Nam quản lý theo quyết định số 282/KHĐT ngày 17 tháng 9 năm1993. Năm 1997 để chuẩn bị cho tuyến vận chuyển từ Cần thơ đến Sài Gòn, Cục Hàng Hải Việt Nam đầu tư nâng cấp Cảng Cần Thơ thành bến liền bờ và duy tu nạo vét luồng Định An để tàu có trọng tải 23.000 Dwt, mơn nước 8m vào làm hàng tại Cảng Cần Thơ
Năm 1998, do yêu cầu phát triển kinh tế nhà nước theo mô hình hợp tác, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngành kinh tế vận tải trong khu vực theo quyết định số: 91/1998/QĐ – TTG, ngày 08 tháng 5 năm 1998 của thủ tướng chính phủ đồng ý chuyển Cảng Cần Thơ từ Cục Hàng Hải Việt Nam về trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, là đơn vị mạnh về kinh doanh vận tải biển, có nhiều khả năng đầu tư cho Cảng Cần Thơ phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đầu tư khai thác bến container phía thượng lưu cảng với diện tích 19.000m.
Triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Lần Thứ IX của Đảng và hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp Hành Trung Ương khóa IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp Nhà Nước. Được sự thống nhất Của Thủ Tướng Chính Phủ và Bộ Giao Thông Vận Tải, Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ban hành theo quyết định số: 631/QĐ – HĐBT ngày 30 tháng 7 năm 2002 sáp nhận Cảng Cần Thơ với công ty xếp dỡ Cần Thơ thành một dơn vị trực thuộc cảng Sài Gòn với tên chính thức là Cảng Cần Thơ, tên giao dịch là CAN THO PORT.
Đầu tháng 12-2006, Cảng Cần Thơ-đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn -chính thức được tách chuyển nguyên trạng về làm đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
-Thời tiết: 2 mùa, mùa khô: tháng 11-tháng 4; mùa mưa: tháng 5- tháng 10. Bình quân nhiệt độ 280C, độ ẩm 81%. Gió mùa Đông Bắc: tháng 10 – tháng 4; Tây Nam: tháng 5 – tháng 9.
-Thủy triều: Bán nhật triều, chênh lệch bình quân 3m-4m.
3.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh khai thác.
- Xếp dỡ, giao nhận, vận chuyển các loại hàng hóa: hàng container, sắt thép, thiết bị, hàng siêu trường siêu trọng, hàng bao, hàng xá,…
- Dịch vụ lưu kho, bảo quản hàng hóa, đóng rút ruột hàng container, cho thuê kho bãi.
- Dịch vụ hỗ trợ, lai dắt tàu biển ra vào các cảng sông Hậu.
- Dịch vụ vận tải thủy bộ tuyến Cần Thơ – TPHCM, Cần Thơ – các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, và vận chuyển hàng hóa sang Campuchia.
- Dịch vụ cung ứng tàu biển: cung cấp nước ngọt, nhiên liệu, thực phẩm, đỗ rác,…..
3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
3.1.2.1. Khu vực cầu cảng
Vị trí cảng: 10003’ vĩ Bắc 105042’ kinh Đông.
Địa chỉ: 27 đường Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Luồng vào: 65 hải lý từ cửa biển Định An. Hoa tiêu: bắt buộc, có trạm hoa tiêu tại Định An và tại khu vực cảng. Độ sâu luồng: -7,5m.
Cỡ tàu: Tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 DWT, có báo hiệu hải quan cho tàu chạy ban đêm.
3.1.2.2. Hệ thống kho bãi.
Cảng Cần Thơ có tổng diện tích mặt bằng 06 ha có 02 cầu tàu với tổng chiều dài 304m. Độ sâu trước bến từ 10 ~ 11m có 10 bến phao với độ sâu 12m.
Có 07 kho chứa hàng với tổng diện tích 10,910m2
Có 01 kho hải quan với diện tích là 500m2
Bãi chứa hàng với tổng diện tích là 29.900m2 trong đó bãi container là 19.000m2
3.1.2.3. Hệ thống điện nước
Hệ thống điện nước thiết kế phù hợp với yêu cầu an toàn và hiện đại, được đi ngầm dưới lòng đất, phục vụ ánh sáng cho công tác xếp dỡ và sinh hoạt hàng ngày của cơ quan.
3.1.2.4. Vị trí các phòng ban
Khu văn phòng làm việc nằm sát ngay cổng ra vào, tập trung các phòng ban nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi liên hệ làm việc, đối diện với khu vực hoạt động trong cảng, có thể nhìn thấy và giám sát hoạt động và xử lý các tình huống xảy ra kịp thời. Đối diện bãi B là văn phòng làm việc của đội bốc xếp cơ giới nằm ngay sát cổng cảng là văn phòng làm việc của ban khai thác.
3.1.2.5. Trang thiết bị, phương tiện xếp dỡ
STT
Tên phương tiện
Số lượng
Sức nâng / tải / công suất
1
Cần trục
13
15 Tấn – 120 Tấn
2
Xe nâng
8
2.5 Tấn – 10 Tấn
3
Xe chụp cont
2
-
4
Xe ủi – xe xúc
4
-
5
Xe đầu kéo
9
25 Tấn – 27 Tấn
6
Tàu kéo
3
135 CV – 1,200 CV
7
Xà lan
4
300 Tấn – 800 Tấn
8
Xe ben
6
7 Tấn – 12 Tấn
9
Romooc
27
-
Tổng cộng
76
-
( Nguồn: Phòng kỹ thuật – công nghệ)
Qua việc thống kê trang thiết bị hiện có của công ty và tình trạng trang thiết bị kỹ thuật hiện nay vẫn còn tốt và được tu sửa một cách có khoa học. Trang thiết bị tương đối hiện đại với công suất phù hợp và đầy đủ loại cần thiết. Từ đó cho thấy Cảng Cần Thơ có tiềm năng rất lớn và khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng tương đối cao về trang thiết bị kỹ thuật.
3.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
3.1.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
P.KHAI THÁC TH/VỤ
-Thương vụ - Marketing
-Pháp chế
- Trực ban khai thác
P.KỸ THUẬT-C/NGHỆ
- Cung ứng vật tư-kỹ thuật
- Sữa chữa cơ khí
- Công trình - ATLĐ
P.GIAO NHẬN-K/HÀNG
- Kết toán-thống kê
- Tổ giao nhận-kho hàng
- Tổ quản lý container
P.BỐC XẾP-TỔNG HỢP
- Thống kê
- Trực ban(cơ giới-bốc xếp)
P.TỔ CHỨC-H/CHÁNH
- Tổ chức-Nhân sự
-Lao động-Tiền lương
- Hành chánh
PHÒNG BẢO VỆ
-Bảo vệ
- PCCC- An ninh cán bộ
P.TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
- Tài chính
- Kế toán
P.KẾ HOẠCH-ĐẦU TƯ
-Kế hoạch tổng hợp
-Dự án đầu tư
-Thống kê-Quản lý số liệu
P.DỊCH VỤ HÀNG HẢI
- Dịch vụ hàng hải
- Trạm xăng
Đội bốc xếp cơ giới
-Tổ cẩu bờ
- Tổ xe nâng
Đội cẩu tàu
- Tổ cẩu tàu 1
- Tổ cẩu tàu 2
Đội vận tải thủy- Bộ
-Tổ vận tải thủy
-Tổ xe container-Doughlas
- Tổ xe tải - bel
PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ
PHÓ GIÁM ĐỐC KHAI THÁC
Hình 1: Sơ đồ của cảng Cần Thơ
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng đội
Ban giám đốc: ( Bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc)
Giám đốc:
Trách nhiệm:
- Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ trình tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ phưong án sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ đã được tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt và tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ trong từng thời kỳ để triển khai công tác phòng chức năng và định biên cho phù hợp, đồng thời báo cáo cho tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trước khi quyết định.
- Việc bổ nhiệm các chức danh cán bộ của Cảng Cần Thơ phải thực hiện theo quy định tại Quy chế phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ và lao động, tiền lương của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đối với các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng công ty .
- Tổ chức xây dựng và ban hành các bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng quản lý và đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Cảng Cần Thơ phù hợp với Điều lệ và tổ chức hoạt động của Cảng Cần Thơ.
Tùy theo nhu cầu thực tế và tính chất hoạt động cảu từng bộ phận trực thuộc, giám đốc cảng quyết định thành lập các tổ công tác chuyên sâu trực thuộc bộ phận đó trên cơ sở đề nghị của trưởng phòng. Đồng thời, nếu xét thấy cần thiết cũng có thể thành lập thêm một số hội đồng, tiểu ban chuyên trách khác để thực hiện các công tác riêng khác theo phân cấp của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Điều lệ Đảng.
Cảng Cần Thơ có 09 phòng tham mưu - nghiệp vụ và sản xuất kinh doanh sau:
-Phòng Tổ Chức - Hành Chánh
-Phòng Tài chính – Kế Tóan
-Phòng Kế Hoạch - Đầu Tư
-Phòng Khai Thác- Thương Vụ
-Phòng Kỹ Thuật – Công Nghệ.
-Phòng Giao Nhận – Kho Hàng
-Phòng Dịch vụ Hàng hải
-Phòng Bảo vệ
-Phòng Bốc xếp Tổng hợp.
Trưởng phòng là người chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc cảng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ công tác đã được giao cho bộ phận mình phụ trách. Tùy theo yêu cầu công việc, mỗi phòng tham mưu nghiệp vụ, sản xuất kinh doanh đều có một trưởng phòng hoặc các phó trưởng phòng làm nhiệm vụ giúp việc cho trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về lĩnh vực chuyên môn, công tác được giao.
Số lượng nhân viên, lao động trong mỗi bộ phận trực thuộc do giám đốc cả