Luận văn Trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam - Bài học cho các siêu thị Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp, dù quy mô lớn hay nhỏ đều quan tâm và coi trọng hàng đầu việc tạo lập và phát triển hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp trong thời gian gần đây đã lựa chọn một giải pháp tạo lợi thế cho mình, và đạt được hiệu quả ở mọi góc độ, đó là việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) – Corporate Social Responsibility (viết tắt là CSR). TNXHDN trong thời đại ngày nay đã trở thành triết lý kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Khảo sát do Viện Khoa học lao động và Xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp Việt Nam thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng, nhờ thực hiện các chương trình TNXHDN, doanh thu c ủa các doanh nghiệp này tăng 25% , năng su ất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu lao động /năm, tỷ lệ xuất khẩu tăng từ 94% lên 97% (Nguy ễn Châu Hà 2008) . Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp này còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp thực sự quân tâm đến TNXHDN vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bao gồm các nhà bán buôn, trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị và các siêu thị. Thế nhưng hệ thống siêu thị Big C lại là một ngoại lệ. Vận hành giữa cộng đồng, Big C luôn hiểu rằng làm tròn công việc của một nhà kinh doanh vẫn chưa đủ để trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm được cộng đồng yêu mến. Vì vậy hình ảnh “doanh nghiệp công dân gương mẫu”, gắn các hoạt động của mình với hơi thở xã hội là mục tiêu mà Big C hướng tới. Do đó, Big C đã, đang và sẽ không ngừng triển khai nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng.

pdf70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4115 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam - Bài học cho các siêu thị Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam – Bài học cho các siêu thị Việt Nam”. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp, dù quy mô lớn hay nhỏ đều quan tâm và coi trọng hàng đầu việc tạo lập và phát triển hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp trong thời gian gần đây đã lựa chọn một giải pháp tạo lợi thế cho mình, và đạt được hiệu quả ở mọi góc độ, đó là việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) – Corporate Social Responsibility (viết tắt là CSR). TNXHDN trong thời đại ngày nay đã trở thành triết lý kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Khảo sát do Viện Khoa học lao động và Xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp Việt Nam thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng, nhờ thực hiện các chương trình TNXHDN, doanh thu của các doanh nghiệp này tăng 25% , năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu lao động /năm, tỷ lệ xuất khẩu tăng từ 94% lên 97% (Nguyễn Châu Hà 2008) . Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp này còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp thực sự quân tâm đến TNXHDN vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bao gồm các nhà bán buôn, trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị và các siêu thị. Thế nhưng hệ thống siêu thị Big C lại là một ngoại lệ. Vận hành giữa cộng đồng, Big C luôn hiểu rằng làm tròn công việc của một nhà kinh doanh vẫn chưa đủ để trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm được cộng đồng yêu mến. Vì vậy hình ảnh “doanh nghiệp công dân gương mẫu”, gắn các hoạt động của mình với hơi thở xã hội là mục tiêu mà Big C hướng tới. Do đó, Big C đã, đang và sẽ không ngừng triển khai nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng. Trong suốt quãng 14 năm gia nhập vào hệ thống siêu thị Việt Nam, Big C đã thực hiện rất nhiều những chương trình, dự án hướng tới cộng đồng. Đặc biệt, Big C còn đưa những cam kết thực hiện TNXHDN vào trong đường lối, chính sách phát triển của công ty. Bởi vậy, TNXHDN đối với siêu thị không chỉ là những lời nói suông, những chương trình được tổ chức một cách lỏng lẻo và thiếu chuyên nghiệp mà ngược lại, trong bất kỳ hoạt động nào của Big C dù lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa thực tế cao đối với cộng đồng và xã hội. Chính những việc làm thiết thực với cộng đồng và toàn xã hội mà Big C đang triển khai trong giai đoạn vừa qua và sẽ còn thực hiện nhiều hơn nữa trong thời kỳ sắp tới đã là động lực thúc đẩy cho tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “ Trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam – Bài học cho các siêu thị Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu TNXHDN là vấn đề vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, bởi vậy nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa nắm rõ bản chất cũng như vai trò và tầm quan trọng của nó trong quá trình phát triển. Hiện nay, đã có một số ít các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ký kết các cam kết quốc tế về TNXHDN, nhưng con số ấy không nhiều hoặc có chăng cũng chỉ là điều kiện để có thể hợp tác với các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Vì vậy, người viết đề tài này muốn đi sâu nghiên cứu tình hình thực hiện TNXHDN tại Big C để:  Khái quát cơ sở lí luận về TNXHDN  Nắm bắt được tình hình thực hiện của các chương trình TNXHDN tại Big C.  Đánh giá hiệu quả của các chương trình đó đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng, cộng đồng và toàn xã hội.  Đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các siêu thị tại Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu tình hình thực hiện TNXHDN tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam bao gồm các trách nhiệm trên các bình diện về kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện. Trong đó, khóa luận cũng đề cập đến cơ sở lý luận của TNXHDN bao gồm: khái niệm, nguồn gốc, vai trò của nó đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng, cộng đồng và toàn xã hội. Khóa luận tập trung đi sâu xem xét hiệu quả của các chương trình trách nhiệm mà Big C đã và đang triển khai để đưa ra những nhận xét chủ quan của tác giả về hiệu quả cũng như tác động của nó đối với các bên liên quan. Từ đó, khóa luận đưa ra một số bài học kinh nghiệm với mong muốn các siêu thị Việt Nam có thể từ tấm gương của Big C mà tăng cường công tác thực hiện TNXHDN trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu bao gồm: - Phạm vi về thời gian nghiên cứu đối tượng: từ năm 2007 đến nay. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu cụ thể tình hình thực hiện TNXHDN tại siêu thị Big C thông qua các chương trình, hoạt động mà Big C đã thực hiện và có ý nghĩa thực tiễn cao. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện khóa luận này, tác giả đã thực hiện việc nghiên cứu qua các bước: Bước 1: Thu thập số liệu và thông tin của siêu thị bằng việc đến làm việc tại Big C Nam Định trong khoảng thời gian hai tháng từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2012. Nhờ có thời gian thực tế tại siêu thị, tác giả có dịp tìm hiểu kỹ các hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện TNXHDN tại siêu thị, đồng thời có được những thông tin đáng tin cậy từ bộ phận truyền thông của siêu thị. Bước 2: Tìm hiểu thông tin lý luận về TNXHDN cũng như tình hình thực hiện tại các siêu thị Việt Nam thông qua các sách tham khảo, bài viết nghiên cứu, tạp chí, website để có những kiến thức, thông tin, dẫn chứng cụ thể làm phong phú cho nội dung bài viết. Bước 3: Phân tích, tổng hợp các tài liệu sau khi đã thu thập được sau đó sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm có cái nhìn vừa chi tiết về các hoạt động của Big C trong việc thực hiện TNXHDN, từ đó đưa ra bài học cho các siêu thị Việt Nam. 5. Kết cấu của bài Khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài khóa luận có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Chương 2: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại hệ thống Big C Việt Nam Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho các siêu thị Việt Nam trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Casino và hệ thống Big C Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu về Tập đoàn Casino Năm 1892, tại thành phố Saint-Etienne, Pháp, ông Geofroy Guichard trở thành chủ cửa hàng tạp hóa nằm trên đường Rue des Jardins. Nơi đây đã từng là một sòng bạc giải trí, khi sòng bạc bị giải tán, cửa hàng tạp hóa xây dựng trên nền đất cũ nên được đặt tên là Casino. Đây cũng chính là nơi đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển vượt bậc của một tập đoàn phân phối hàng đầu của Châu Âu: Tập đoàn Casino. Trải qua quá trình phát triển trên 100 năm với những đổi mới không ngừng để phục vụ khách hàng, Tập đoàn Casino đã khẳng định vị thế vững chắc của mình trên thị trường bán lẻ thế giới. Với tầm nhìn “Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng”, chìa khóa thành công của tập đoàn Casino đến từ khả năng đón đầu và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng qua từng thời kỳ phát triển của thị trường cũng như những cam kết mạnh mẽ vì sự phát triển bền vững. Tập đoàn Casino hiện nay thu hút khoảng 200.000 lao động trên toàn bộ thế giới, có mặt tại nhiều nước gồm có: Pháp, Colombia, Brasil, Argentina, Urugoay, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Madagasca, Mauritius tổ chức tới 11.700 điểm bán lẻ khác nhau theo nhiều mô hình khác nhau với diện tích lên tới 7,3 triệu m2 diện tích kinh doanh. Mỗi năm doanh thu của tập đoàn lên tới 41,6 tỷ USD/năm. Là đơn vị tiên phong trong việc phát triển các nhãn hàng độc quyền nhà (sản phẩm đầu tiên ra đời năm 1901), Tập đoàn Casino sở hữu nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực này. Từ 3 nhãn hiệu chính là Casino, Monoprix và Leader Price, Tập đoàn Casino cho ra đời nhiều dòng sản phẩm độc quyền thật sự đáp ứng được những xu hướng tiêu dùng mới nhất. Các sản phẩm độc quyền vô cùng phong phú đã đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng trên thế giới gồm những dòng sản phẩm đến từ ngành nông nghiệp hữu cơ và cân bằng sinh thái, sản phẩm ẩm thực cao cấp, sản phẩm giúp sống khỏe, sản phẩm giá rẻ, sản phẩm đảm bảo thương mại công bằng. Tập đoàn Casino cam kết vào sự phát triển bền vững Là một trong những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, Casino hiểu rằng sự phát triển bền vững luôn là nền tảng căn bản để duy trì danh tiếng cũng như tạo ra những bước đột phá trong kinh doanh. Tư tưởng này được các nhà quản lý tại Tập đoàn thể hiện qua những cam kết dưới đây: Chính sách nguồn nhân lực mở mang, mang tính sáng tạo: Casino chú trọng đào tạo và thực hành quản lý cho tập thể trên 230.000 nhân viên đến từ nhiều nền văn hóa, kỹ năng và cách sống khác nhau. Năm 2009, Casino vinh dự là nhà bán lẻ đầu tiên nhận danh hiệu Label diversity của Pháp trao tặng nhờ những hành động thiết thực và hiệu quả trong việc đảm bảo tính đa dạng của đội ngũ cũng như chống phân biệt đối xử tại môi trường làm việc. Hoạt động tích cực vì Trẻ em và Quyền con người: đảm bảo thu mua hàng hóa được sản xuất trong điều kiện đúng với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, quỹ Casino ra đời năm 2009 có nhiệm vụ đẩy mạnh các hoạt động xã hội hướng đến trẻ em và giáo dục tại Pháp cũng như tại các nước đang phát triển nơi Tập đoàn có mặt. Hướng đến các phương thức sản xuất có trách nhiệm: tập đoàn tăng cường thu mua và kinh doanh các gam hàng hữu cơ, quảng bá các sản phẩm đến từ ngành thương mại công bằng. Nhiều dự án bảo vệ môi trường cũng đã được triển khai : tiết kiệm năng lượng, thu gom và xử lý nhiều loại rác thải độc hại, sử dụng năng lượng mặt trời, xây dựng các trung tâm thương mại xanh. 2.1.2 Hệ thống siêu thị Big C Việt Nam 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Big C trên thị trường Việt Nam Big C lần đầu có mặt tại Việt Nam với sự xuất hiện của siêu thị Big C Đồng Nai. Năm 1998, từ một khu đất trống tại ngã ba Vũng Tàu, Big C Đồng Nai đã khai trương với diện tích bán lẻ 6.000m2 và một hành lang thương mại rộng 3.000m2. Từ đó đến nay, Big C không ngừng mở rộng và phát triển chuỗi 18 siêu thị có mặt hầu hết các tỉnh trọng yếu trên toàn quốc bao gồm 8 siêu thị ở miền Bắc, 4 siêu thị ở miền Trung và 6 siêu thị ở miền Nam. Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”. Theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ Thương mại năm 2004, “trung tâm thương mại loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng”. Các đại siêu thị Big C được tổ chức theo mô hình kinh doanh tự chọn, diện tích từ 4.000m2 đến 10.008 m2, kinh doanh gần 50.000 mặt hàng trong đó 95% là hàng Việt Nam. Với tiêu chí “ Giá rẻ cho mọi nhà”, thế mạnh của các siêu thị Big C là giá luôn cạnh tranh nhờ các chương trình giảm giá kéo dài, khuyến mại lớn và những nỗ lực bình ổn giá. 2.1.2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực tại Big C 2.1.2.3 Cơ cấu sản phẩm kinh doanh tại siêu thị Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao. Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau: Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì. Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện. Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách. Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học. Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi. 2.1.3 Mối quan hệ giữa Big C và tập đoàn Casino Big C là một thương hiệu có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan, thuộc sự sở hữu của Tập đoàn Casino. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu có mặt ở thị trường Việt Nam năm 1998, Big C lại có tên là Cora, một thương hiệu của Tập đoàn Cora tại Pháp. Nguyên nhân của sự đổi tên này là vì Cora ban đầu được sở hữu bởi Tập đoàn Bourbon (nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và lưu thông). Tập đoàn Bourbon đã ký kết một hợp đồng mượn tên với tập đoàn Cora. Cho đến năm 2003, bản hợp đồng này chấm dứt. Tổng giám đốc hệ thống Cora của Bourbon quyết định chọn Big C làm thương hiệu thay thế bởi cho rằng thương hiệu này đã rất nổi tiếng tại Thái Lan. Trong khi đó Casino và Bourbon lại đang chia sẻ cổ phần tại công ty Videmia nên việc hợp tác sử dụng thương hiệu Big C sẽ giúp thắt chặt quan hệ giữa hai hãng. Và từ đó, Big C Việt Nam thuộc sở hữu của Tập đoàn Casino. 2.2 Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam Là một nhà phân phối bán lẻ quy mô lớn, phục vụ hàng chục triệu lượt khách đến mua sắm mỗi năm, Big C cùng đội ngũ của mình luôn cố gắng nỗ lực để làm hài lòng khách hàng bằng chính sách kinh doanh năng động với giá cả tốt nhất, hàng hóa chất lượng và dịch vụ phân phối hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vận hành giữa cộng đồng, trung tâm thương mại Big C luôn hiểu rằng làm tròn công việc của một nhà kinh doanh vẫn chưa đủ để trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm được cộng đồng tin tưởng và yêu mến. Vì vậy, hình ảnh “doanh nghiệp công dân gương mẫu”, gắn các hoạt động của mình với hơi thở xã hội là mục tiêu mà Big C hướng tới. Trong kinh doanh, ngoài những nỗ lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng với giá cả tốt nhất mỗi ngày, Big C còn luôn cố gắng nắm bắt những trăn trở của khách hàng để kịp thời đưa ra những giải pháp hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và sức mua của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, với các dịch vụ tiện ích như xe buýt Big C miễn phí, Big C tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân ở các vùng xa có thể đến tham quan mua sắm tại siêu thị hoặc tổ chức nhiều hoạt động hoạt náo, vui chơi, giải trí… để tạo ra không khí mua sắm thoải mái và vui tươi cho khách hàng. Trong công tác cộng đồng, Big C luôn lắng nghe, theo dõi những sự kiện, diễn biến hằng ngày của cộng đồng, tích cực tham gia hưởng ứng phong trào, lời kêu gọi của chính quyền, chung tay góp phần vào sự phát triển và tiến bộ của cộng đồng. Bên cạnh đó, Big C cũng hết sức quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững thể hiện qua nhiều hoạt động, dự án đầu tư bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng… Thông qua những hoạt động đã thực hiện, Big C đã bước đầu xây dựng được niềm tin yêu của cộng đồng, thể hiện rõ qua kết quả khảo sát của Neilsen năm 2010 công bố Big C là một trong ba thương hiệu được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và là nhà bán lẻ dẫn đầu. Đây chính là những thành quả từ những nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ, nhân viên Big C. Đồng thời nó cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược và nhạy bén của ban lãnh đạo trong việc đưa Big C thành một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Nó cũng đồng thuận với giá trị mà Big C đặt ra và định hướng trong quá trình kinh doanh đó là : trách nhiệm và tương trợ. Tầm nhìn này một lần nữa khẳng định chiến lược kinh doanh của hệ thống Big C nói riêng và tập đoàn Casino nói riêng. Hình ảnh Big C - doanh nghiệp công dân gương mẫu đã dần khẳng định trong lòng cộng đồng. 2.2.1 Trách nhiệm kinh tế Big C cũng như tất cả các doanh nghiệp khác đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên đầu. Đây là chân lý tất yếu, đi hợp với xu hướng tất yếu của thị trường. Lợi nhuận đem đến cho doanh nghiệp một tiềm năng phát triển vô hạn. Các công dù có mong muốn tăng trưởng mạnh mẽ, gia tăng thị phần đến đâu chăng nữa cũng chỉ có mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Nhắc đến lợi nhuận người ta thường nghĩ đến những chiêu bài kinh doanh máy móc, những công thức dập khuôn. Vẫn còn rất nhiều tách biệt giữa lợi nhuận và chất lượng của dịch vụ và sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Cái lợi một chiều không thể giữ chân doanh nghiệp lâu dài. Muốn đứng vững trên thị trường hiện nay, doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa mục tiêu lợi nhuận với việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả phải chăng nhất. Nắm bắt được nhu cầu ấy, Big C đã đưa ra phương châm kinh doanh: Giá rẻ cho mọi nhà cùng việc cung ứng một loạt các sản phẩm đa dạng giá rẻ để phục vụ người tiêu dùng. Big C đã biết dùng yếu tố giá đánh vào tâm lý người tiêu dùng Việt Nam với mong muốn sử dụng nhiều mặt hàng có tên tuổi với giá cả phải chăng. Sự khác biệt này không những tạo cho Big C một lợi thế mà còn giúp cho doanh nghiệp thực hiện được nhiệm vụ của một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng khi đã biết đặt lợi ích của người tiêu dùng lên trên lợi ích của công ty. 2.2.1.1 Big C với chương trình giá rẻ cho mọi nhà. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều đề ra một tiêu chí riêng cho bản thân mình. Ở Big C khẩu hiệu “giá rẻ cho mọi nhà” đã trở nên khá quen thuộc. Nếu nhìn nhận từ góc độ kinh doanh, thì đó chính là phương châm hoạt động. Khách hàng mà Big C nhắm đến là tầng lớp bình dân, với nguồn chi tiêu vừa phải và hợp lý. Chính sách giá rẻ này giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được với nguồn hàng giá cả phải chăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Nhưng nhìn nhận từ góc độ khác, thì chính sách “Giá rẻ cho mọi nhà” lại là công cụ tiếp cận đầu tiên để siêu thị thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Việt Nam là một thị trường lớn, người lao động có mức thu nhập trung bình và trung bình khá chiếm chủ yếu trong dân số. Nhu cầu của họ về tiêu dùng là rất lớn. Thế nhưng trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc giá cả các mặt hàng liên tục leo thang đã khiến cho đời sống của người dân chịu ảnh hưởng nặng nề. Người tiêu dùng ngày càng thắt chặt chi tiêu, hạn chế tối đa việc sử dụng các mặt hàng xa xỉ, lựa chọn hàng hóa kỹ lưỡng và thận trọng hơn. Hiểu được tâm lý bất an ấy, chính sách “Giá rẻ cho mọi nhà” như là một liều thuốc cứu nguy cho tình trạng chi tiêu hạn hẹp của người dân. Chữ nhân trong kinh doanh đã được Big C áp dụng một cách hợp lý, biến việc kinh doanh đã không còn là lợi ích của doanh nghiệp mà hướng toàn vẹn đến lợi ích của cả cộng đồng. Cách đây gần 5 năm, khi khẩu hiệu “Big C - Giá rẻ cho mọi nhà” ra đời, nhiều người tự hỏi sao Big C lại lấy cái khẩu hiệu dân giã quá như vậy. Thế nhưng, nếu ngẫm kỹ lại thì mới thấy được hết ý nghĩa và những gì nó mang lại cho Big C: Giá rẻ đã thay đổi diện mạo, vị thế của Big C trên thị trường, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Big C, thu hút hàng vạn lượt khách hàng đến với Big C mỗi ngày, và cũng là một điểm nhấn để Big C thực hiện trách nhiệm đối với xã hội về một siêu thị luôn đảm bảo cho người tiêu dùng đạt được thặng dư cao nhất vềgiá.Thị trường nguyên vật liệu có nhiều biến động, lạm phát rình rập, cạnh tranh gay gắt trong thị trường người tiêu dùng…làm cho việc tạo sự khác biệt về giá quả thật không mấy dễ dàng. Nhưng với nỗ lực, quyết tâm cùng với sự chung lòng chung sức của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên tại đây, Big C đã khẳng định được vị trí vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Tầm nhìn sâu xa cùng với những suy nghĩ thiết thực cho người tiêu dùng đã giúp cho hình ảnh
Luận văn liên quan