Luận văn Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là then chốt” và “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [6]. Để thực hiện được sứ mệnh to lớn đó, Giáo dục và Đào tạo phải quan tâm đến việc phát triển con người toàn diện cả đức và tài đáp ứng tốt yêu cầu về người lao động trong thời kỳ mới. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Nói đến “đức” là nói đến phẩm chất của con người còn nói đến “tài” là nói đến năng lực của người ấy. Trong hệ thống năng lực không thể không nói đến trí thông minh - yếu tố quan trọng giúp con người có thể lĩnh hội nhanh chóng và hiệu quả kinh nghiệm xã hội – lịch sử của loài người, giúp con người tư duy trừu tượng để nhận thức và thích ứng tốt hơn với thế giới xung quanh. Do vậy, việc nghiên cứu về trí thông minh và xây dựng các biện pháp nâng cao mức độ trí thông minh cho con người là một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm.

pdf227 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Tô Thị Minh Tâm TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Tô Thị Minh Tâm TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ THU MAI Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Tô Thị Minh Tâm LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy (Cô) giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và quý Thầy (Cô) giáo trực tiếp giảng dạy lớp cao học Tâm lý khóa 23 đã tận tâm hướng dẫn chúng tôi học tập trong suốt thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị Thu Mai – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý Thầy (Cô) giáo cùng các em học sinh khối lớp 4 ở trường tiểu học Thị trấn Ba Tơ và trường tiểu học Ba Vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi vừa học tập vừa công tác và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, những người thân trong gia đình và bạn bè về sự động viên, giúp đỡ to lớn dành cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu này. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4 .......................................................................................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu trí thông minh ................................................................................. 7 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................... 11 1.2. Trí tuệ, trí thông minh .................................................................................................... 14 1.2.1. Định nghĩa trí tuệ, trí thông minh ................................................................... 14 1.2.2. Cấu trúc trí thông minh ................................................................................... 19 1.2.3. Sự hình thành và phát triển trí thông minh ..................................................... 24 1.2.4. Các giai đoạn phát triển trí thông minh ........................................................... 26 1.3. Trí thông minh của học sinh lớp 4 ................................................................................ 28 1.3.1. Định nghĩa trí thông minh của học sinh lớp 4 ................................................. 28 1.3.2. Sự phát triển trí thông minh của học sinh lớp 4 .............................................. 28 1.3.3. Một số biểu hiện cơ bản ở trí thông minh của học sinh lớp 4 ......................... 29 1.3.4. Vai trò của trí thông minh đối với hoạt động học tập và một số hoạt động khác trong đời sống của học sinh lớp 4 .......................................................... 34 1.3.5. Đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh lớp 4 .................................................... 35 1.3.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của học sinh lớp 4 ................................................................................................................ 40 1.3.7. Đo lường mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ...................................... 52 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 56 Chương 2. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI .............................................................................. 57 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................................... 57 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ..................................... 67 2.2.1. Kết quả chung về mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ........................................ 67 2.2.2. Kết quả mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi theo các phương diện so sánh ..................... 76 2.2.3. Đánh giá một số biểu hiện trong trí thông minh của học sinh lớp 4 .............. 89 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng mức độ trí thông minh học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi .................................... 93 2.3.1. Giáo viên và vấn đề nâng cao mức độ trí thông minh cho học sinh lớp 4 ...... 93 2.3.2. Phụ huynh học sinh lớp 4 và vấn đề nâng cao mức độ trí thông minh cho trẻ ........................................................................................................... 102 Tiểu kết Chương 2 ..................................................................................................... 109 Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH LỚP 4 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI .............................................. 110 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................................... 110 3.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 110 3.1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 110 3.2. Biện pháp nâng cao mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ............................................................... 111 3.2.1. Biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh lớp 4 thông qua phương pháp dạy học khám phá theo lý thuyết kiến tạo phối hợp với các phương pháp khác một cách hiệu quả .................... 111 3.2.2. Biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 4 đa dạng, phong phú ........................................................................................... 112 3.2.3. Biện pháp hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng giải quyết một số dạng bài tập cơ bản nhất ở các môn học trong chương trình, sách giáo khoa lớp 4 ..................................................................................................... 113 3.3. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................................. 115 3.3.1. Giới thiệu khái quát về tổ chức thực nghiệm ................................................ 115 3.3.2. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................... 122 3.3.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .................................................................. 126 Tiểu kết Chương 3 ..................................................................................................... 141 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 146 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự Viết đầy đủ Viết tắt 1 Chỉ số trí thông minh IQ 2 Điểm trung bình ĐTB 3 Độ lệch chuẩn ĐLC 4 Giáo viên GV 5 Học sinh HS 6 Đối chứng ĐC 7 Thực nghiệm TN 8 Rất xuất sắc RXS 9 Xuất sắc XS 10 Thông minh TM 11 Trung bình TB 12 Tầm thường TT 13 Kém K 14 Đần độn ĐĐ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu chính ..................................................................... 58 Bảng 2.2. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm Raven màu ............... 69 Bảng 2.3. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm bài tập ...................... 72 Bảng 2.4. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua 2 trắc nghiệm ............................... 75 Bảng 2.5. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo trường học qua trắc nghiệm Raven màu ............................................................................................................. 76 Bảng 2.6. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo trường học qua trắc nghiệm bài tập..................................................................................................................... 78 Bảng 2.7. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo dân tộc qua trắc nghiệm Raven màu ............................................................................................................. 79 Bảng 2.8. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo dân tộc qua trắc nghiệm bài tập ......... 80 Bảng 2.9. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo giới tính qua trắc nghiệm Raven màu ............................................................................................................. 82 Bảng 2.10. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo giới tính qua trắc nghiệm bài tập..................................................................................................................... 83 Bảng 2.11. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo học lực qua trắc nghiệm Raven màu ............................................................................................................. 84 Bảng 2.12. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo học lực qua trắc nghiệm bài tập ......... 85 Bảng 2.13. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo thành phần gia đình qua trắc nghiệm Raven màu ......................................................................................... 87 Bảng 2.14. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 theo thành phần gia đình qua trắc nghiệm bài tập................................................................................................. 88 Bảng 2.15. Đánh giá của giáo viên tiểu học về mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. ............................ 94 Bảng 2.16. Đánh giá của giáo viên tiểu học về mức độ một số phẩm chất tư duy (chỉ số biểu hiện trí thông minh) của học sinh lớp 4. ................................................... 94 Bảng 2.17. Đánh giá của giáo viên tiểu học về ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 .......................................................................... 96 Bảng 2.18. Đánh giá của giáo viên tiểu học về những khó khăn thường gặp của họ trong việc nâng cao mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ............................. 99 Bảng 2.19. Mức độ sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao mức độ trí thông minh cho học sinh lớp 4 của giáo viên tiểu học .................................................................. 101 Bảng 2.20. Mức độ quan tâm của phụ huynh đối với việc nâng cao mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 ....................................................................................... 103 Bảng 2.21. Những khó khăn thường gặp của phụ huynh học sinh lớp 4 trong việc nâng cao mức độ trí thông minh cho trẻ. ...................................................................... 104 Bảng 2.22. Mức độ thực hiện một số việc làm cơ bản của phụ huynh trong quá trình nâng cao mức độ trí thông minh cho học sinh lớp 4 ............................................ 106 Bảng 3.1. Phân bố khách thể thực nghiệm ........................................................................... 115 Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá tính định hướng ....................................................................... 124 Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá tính khái quát hóa .................................................................... 125 Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá tính tiết kiệm tư duy ................................................................ 125 Bảng 3.5. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm....... 126 Bảng 3.6. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm.......... 127 Bảng 3.7. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN trước và sau thực nghiệm .......... 128 Bảng 3.8. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm .......... 130 Bảng 3.9. Mức độ một số phẩm chất tư duy của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm qua hệ thống bài tập thứ 2 ..................................................... 131 Bảng 3.10. Mức độ một số phẩm chất tư duy của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm qua hệ thống bài tập thứ 2............................................................... 134 Bảng 3.11. Mức độ một số phẩm chất tư duy của học sinh nhóm TN trước và sau thực nghiệm qua hệ thống bài tập thứ 2 ....................................................................... 135 Bảng 3.12. Mức độ một số phẩm chất tư duy của học sinh nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm qua hệ thống bài tập thứ 2 ....................................................................... 138 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm Raven màu ............................................................................................. 69 Biểu đồ 2.2. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua trắc nghiệm bài tập ...... 73 Biểu đồ 2.3. Mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 qua hai trắc nghiệm ............ 75 Biểu đồ 3.1. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm ......................................................................................... 126 Biểu đồ 3.2. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm ......................................................................................... 127 Biểu đồ 3.3. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm TN trước và sau thực nghiệm ......................................................................................... 129 Biểu đồ 3.4. Mức độ trí thông minh của học sinh nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm ......................................................................................... 130 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là then chốt” và “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [6]. Để thực hiện được sứ mệnh to lớn đó, Giáo dục và Đào tạo phải quan tâm đến việc phát triển con người toàn diện cả đức và tài đáp ứng tốt yêu cầu về người lao động trong thời kỳ mới. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Nói đến “đức” là nói đến phẩm chất của con người còn nói đến “tài” là nói đến năng lực của người ấy. Trong hệ thống năng lực không thể không nói đến trí thông minh - yếu tố quan trọng giúp con người có thể lĩnh hội nhanh chóng và hiệu quả kinh nghiệm xã hội – lịch sử của loài người, giúp con người tư duy trừu tượng để nhận thức và thích ứng tốt hơn với thế giới xung quanh. Do vậy, việc nghiên cứu về trí thông minh và xây dựng các biện pháp nâng cao mức độ trí thông minh cho con người là một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Tiểu học là cấp học nền tảng của bậc giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản khác. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, trẻ có các đặc trưng tâm lý: tìm tòi và khám phá trực tiếp thế giới xung quanh; hiếu động và vận động liên tục; thích thú lĩnh hội những tri thức khoa học; quan tâm đến phương pháp, công cụ nhận thức. Với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập đã tạo ra những biến đổi lớn trong nhận thức, tình cảm, hành động của trẻ. Hoạt động học tập đã giúp học sinh tiểu học chiếm lĩnh hệ thống tri thức khoa học sơ đẳng, nền tảng nhất về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội. Những nội dung học tập mà trẻ chiếm lĩnh được sẽ trở thành công cụ, phương tiện để trẻ tiếp tục học lên các cấp học, bậc học tiếp theo. 2 Lớp 4 là khối lớp gần cuối cấp tiểu học, đây là khối lớp quan trọng chuẩn bị nhiều kiến thức cho trẻ bước vào lớp 5 – khối lớp cuối cùng của cấp học nền tảng giúp trẻ có hệ thống kiến thức cơ bản và những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết nhất để tiếp tục bước vào các cấp học tiếp theo của bậc giáo dục phổ thông. Trong quá trình học tập, trí thông minh có liên quan mật thiết với việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và kết quả học tập của học sinh lớp 4. Do vậy, việc xác định trí thông minh hiện thời của trẻ, từ đó xây dựng các biện pháp nhằm rèn luyện, nâng cao mức độ trí thông minh giúp trẻ học tập và thích ứng tốt hơn có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Song việc tìm hiểu, đo lường trí thông minh của học sinh lớp 4 một cách chính xác, nghiêm túc không phải là vấn đề dễ dàng. Vì thế, ở nhiều trường tiểu học hiện nay, công tác đánh giá mức độ trí thông minh của học sinh lớp 4 chưa được tổ chức thường xuyên, khoa học, từ đó dẫn đến hiệu quả đánh giá trí thông minh của trẻ chưa thật sự cao. Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền trung, có diện tích 5135,2km2, dân số 1295608 người (tính đến tháng 31/12/2006), gồm có các dân tộc Kinh, Hre, Cor, Ca – Dong sinh sống với 13 huyện (trong đó 06 huyện đồng bằng, 06 huyện miền núi, 01 huyện đảo) và 1 thành phố. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra sự phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và giáo dục nhất là ở thành phố Quảng Ngãi và các huyện đồng bằng. Nhưng ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có huyện Ba Tơ, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã ở vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí còn khá thấp, con em người đồng bào thường không đến trường hoặc nghỉ học rất sớm. Do vậy, lực lượng cán bộ giáo dục ở các huyện, giáo viên ở các trường tiểu học này phải thường xuyên làm công tác vận động trẻ đến lớp học tập để trẻ có thể đọc thông, viết thạo, có được những kiến thức ban đầu về tự nhiên – xã hội để có thể học tiếp lên cấp trung học cơ sở hoặc bước vào đời sống lao động sản xuất cho thuận tiện hơn. Ở các trường tiểu học miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chất lượng giáo dục còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, minh chứng rõ
Luận văn liên quan