Phát triển và hội nhập là một trong những xu thế lớn của thời đại. Đối
với Việt Nam, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
đưa nền kinh tế đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập cùng nền
kinh tế thị trường thế giới là nhiệm vụ rất quan trọng. Đó không chỉ là thời cơ,
điều kiện cần thiết để sản phẩm hàng hoá của Việt Nam được có mặt nhiều
hơn trên thị trường quốc tế mà còn là thử thách lớn về nhiều mặt đối với các
doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam.
Tại Đại hội VI ban chấp hành trung ương Đảng đã quyết định một bước
ngoặt vĩ đại đối với đất nước đặc biệt là việc quyết định đưa nền kinh tế
chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN. Để khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trong
phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã và đang khuyến khích thành lập các doanh
nghiệp theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định. Nhưng khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp rất nhiều khó
khăn trong việc sản xuất, lưu thông, tìm kiếm đối tác và thị trường, đòi hỏi
nhà nước phải có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Sản
xuất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, trong đó ba
vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đặt ra các
doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, vốn, hàng hoá hoạt
động hiệu quả hay không là do quá trình sản xuất, lưu thông có tuần hoàn
không. Vai trò sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất quan trọng, nó
tạo ra một cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội cho nên đòi hỏi nhà nước phải
có sự quản lý hợp lý tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp cạnh tranh được
trên thị trường quốc tế. Khó khăn rất nhiều và đòi hỏi phải có một cơ sở lý
luận để dẫn đường có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng.
Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu
chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với
việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyểnsang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN” cho đề án Kinh tế chính trị.
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản - Ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và
chu chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút
ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với
việc quản lý các doanh nghiệp của nước
ta khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN
1
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Phát triển và hội nhập là một trong những xu thế lớn của thời đại. Đối
với Việt Nam, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
đưa nền kinh tế đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập cùng nền
kinh tế thị trường thế giới là nhiệm vụ rất quan trọng. Đó không chỉ là thời cơ,
điều kiện cần thiết để sản phẩm hàng hoá của Việt Nam được có mặt nhiều
hơn trên thị trường quốc tế mà còn là thử thách lớn về nhiều mặt đối với các
doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam.
Tại Đại hội VI ban chấp hành trung ương Đảng đã quyết định một bước
ngoặt vĩ đại đối với đất nước đặc biệt là việc quyết định đưa nền kinh tế
chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN. Để khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trong
phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã và đang khuyến khích thành lập các doanh
nghiệp theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định. Nhưng khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp rất nhiều khó
khăn trong việc sản xuất, lưu thông, tìm kiếm đối tác và thị trường, đòi hỏi
nhà nước phải có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Sản
xuất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, trong đó ba
vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đặt ra các
doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, vốn, hàng hoá hoạt
động hiệu quả hay không là do quá trình sản xuất, lưu thông có tuần hoàn
không. Vai trò sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất quan trọng, nó
tạo ra một cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội cho nên đòi hỏi nhà nước phải
có sự quản lý hợp lý tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp cạnh tranh được
trên thị trường quốc tế. Khó khăn rất nhiều và đòi hỏi phải có một cơ sở lý
luận để dẫn đường có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng.
Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu
chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với
việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN” cho đề án Kinh tế chính trị.
2
2
Bài viết được chia làm ba phần chính:
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
C. Phần kết bài.
Với kiến thức bản thân còn hạn chế, em tự thấy mình còn nhiều thiếu xót
em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo cho bài viết của em được
hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
3
B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN TƯ
BẢN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN CỦA TƯ
BẢN.
1. Quan điểm của Mác - Lênin về tuần hoàn của tư bản.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tư bản luôn luôn vận động và
trong quá trình vận động, nó lớn lên không ngừng. Để đạt được hiệu quả sản
xuất kinh doanh nhà tư bản không được để tư bản nhàn rỗi, mà phải sử dụng
triệt để dưới nhiều hình thức, chức năng khác nhau. Tư bản phải được tuần
hoàn và chu chuyển liên tục, hợp lý để kết quả sản xuất kinh doanh thu được
lượng tư bản lớn hơn lượng đầu tư ban đầu. Theo Mác - Lênin thì: “Tuần
hoàn của tư bản là sự biến chuyển liên tiếp của tư bản qua ba giai đoạn, trải
qua ba hình thức, thực hiện ba chức năng tương ứng, để trở về hình thái ban
đầu với lượng giá trị lớn hơn”(1).
2. Ba hình thức tuần hoàn của tư bản.
2.1. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ.
Công thức chung của tuần hoàn của tư bản tiền tệ:
T - H...SX... H’ - T’
Giai đoạn đầu T - H tức là nhà tư bản dùng tư bản tiền tệ ứng ra ban đầu
để mua hàng hoá ở trên hai thị trường đó là thị trường sức lao động và thị
trường tư liệu sản xuất (đó là những nhân tố của sản xuất).
Slđ (sức lao động)
T - H
TLSX(tư liệu sản xuất)
(1) Kinh tế chính trị: NXB giáo dục - 1998, trang 102
4
4
Như vậy tiền của nhà tư bản phải chia làm hai phần theo tỷ lệ thích hợp:
Một phần mua sức lao động, một phần mua tư liệu sản xuất. Sau khi mua
được hàng hoá (Slđ - TLSX) thì tư bản đã trút bỏ hình thái tiền tệ mà mang
hình thức hiện vật. Với hình thức hiện vật đó nó không thể tiếp tục lưu thông
được. Nhà tư bản phải đưa hàng hoá vào trong quá trình sản xuất, để tạo ra
hàng hoá cung cấp cho thị trường thì toàn bộ công nhân phải tham gia vào
quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Kết quả là nhà tư bản có được một số
hàng hoá mới mà giá trị của chúng lớn hơn giá trị của những nhân tố đã dùng
để sản xuất ra số hàng hoá đó. Hàng hoá này (H’) có thể cạnh tranh được ở
trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng tức là có giá trị sử
dụng cao. Nhà sản xuất mang hàng hoá (H’) đó ra thị trường để bán nhằm thu
về được vốn và lợi nhuận tức là T’ - T’ là hình thái chuyển hoá của H’, sự
chuyển hoá này được thực hiện là do một hành vi đơn giản của lưu thông
hàng hoá, do sự đổi chỗ giữa hình thức hàng hoá và tiền, hình thái lặp lại ở
điểm kết thúc là hình thái bị gây nên, nhưng xét về mặt lượng phải lớn hơn
hình thái ban đầu. Sau một chu kỳ sản xuất nhà tư bản thu về cả vốn lẫn lãi từ
T’ một phần trả lương cho công nhân, một phần dự trữ để tiếp tục đầu tư sản
xuất. Quá trình đó cứ lặp đi lặp lại, tuần hoàn một cách liên tục và hiệu quả
sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận thu về ngày càng tăng nó được quy
định bởi một loạt những sự biến hoá hình thái của bản thân tuần hoàn.
2.2. Tuần hoàn của tư bản sản xuất.
Công thức chung của tuần hoàn của tư bản sản xuất là:
SX... H’ - T’ - H... SX
Tuần hoàn này nói lên sự hoạt động lắp đi lắp lại một cách chu kỳ của tư
bản sản xuất, hay quá trình sản xuất của tư bản, coi là quá trình sản xuất gắn
liền với việc tăng thêm giá trị, nó không những nói lên việc sản xuất mà còn
nói lên việc tái sản xuất một cách chu kỳ giá trị thặng dư nữa, nó nói lên hoạt
động của tư bản công nghiệp đang nằm dưới hình thái sản xuất của nó, hoạt
động không phải chỉ có một lần, mà là lắp đi lắp lại một cách chu kỳ, thành
thử sự lắp đi lắp lại đã do chính điểm xuất phát quy định rồi có thể là một bộ
phận của H’ lại trực tiếp gia nhập làm tư liệu sản xuất trong quá trình lao
5
5
động đã sản xuất ra nó làm hàng hoá; do đó việc chuyển hoá giá trị của bộ
phận jđó thành tiền hiện thực, hay thành ký hiệu tiền tệ trở thành thừa. Bộ
phận giá trị ấy không đi vào lưu thông. Vậy là có những giá trị gia nhập quá
trình sản xuất mà không gia nhập quá trình lưu thông.
Trong hình thái T - T’ quá trình sản xuất, tức là chức năng sản xuất, sản
xuất làm gián đoạn lưu thông của tư bản tiền tệ và chỉ xuất hiện thành kẻ môi
giới giữa hai giai đoạn của lưu thông là T - H và H’ - T’ và là khâu trung gian
giữa tư bản sản xuất mở đầu cuộc tuần hoàn với tư cách là cực thứ nhất, và tư
bản sản xuất kết thúc tuần hoàn đó với tư cách là cực cuối dưới một hình thái
mà tuần hoàn đó mở đầu trở lại sự vận động. Mặt khác toàn bộ lưu thông biểu
hiện ra dưới hình thái ngược lại với hình thái mà nó mang tròn tuần hoàn của
tư bản tiền tệ.Nến không nói đến đại lượng giá trị thì hình thái của nó trong
tuần hoàn của tư bản tiền tệ là: T - H - T (T - H . H - T); nếu nói đến đại
dượng giá trị thì hình thái của nó là: H - T - H tức là hình thái lưu thông giản
đơn của hàng hoá.
Tái sản xuất giản đơn.
Điểm xuất phát của lưu thông giữa hai cực Sx....Sx là tư bản - hàng hoá:
H’ = H + h = Sx + h. Trước kia chức năng của tư bản hàng hoá H’ - T’ là giai
đoạn thứ hai của lưu thông bị gián đoạn và là giai đoạn kết thúc của tổng tuần
hoàn. Bây giờ nó là giai đoạn thứ hai của tuần hoàn nhưng lại là giai đoạn thứ
nhất của lưu thông. Tuần hoàn thứ nhất kết thúc bằng T’ và cũng có thể trở lại
mở đầu tuần hoàn thứ hai với tư cách là tư bản - tiền tệ. Tính chất của tuần
hoàn thay đổi các cách giải quyết để biết được công thức mà ta đang xét đại
biểu cho tái sản xuất giản đơn hay mở rộng. Nếu xét tái giản đơn của tư bản
sản xuất, nếu mọi tình hình khác không thay đổi và hàng hoá được mua vào
và bán ra theo đúng giá trị của chúng thì toàn bộ giá trị thặng dư sẽ đi vào tiêu
dùng cá nhân của nhà tư bản. Sau khi tư bản - hàng hoá H’ đã chuyển hoá
thành tiền, thì bộ phận của tổng số tiền đại biểu cho giá trị - tư bản vẫn tiếp
lưu thông trong tuần hoàn của tư bản công nghiệp; còn bộ phận kia, tức giá trị
thặng dư đã chuyển hoá thành tiền, thì đi vào lưu thông chung của hàng hoá.
6
6
Trong hành vi H’- T’ giá trị tư bản và giá trị thặng dư nằm trong H, cả
hai đều có thể tồn tại tách riêng ra được, tức là tồn tại thành những số tiền
riêng biệt; trong cả hai trường hợp T và t đều là hình thái chuyển hoá của cái
giá trị mà lúc đầu, ở H’ với tư cách là giá cả hàng hoá, có một biểu hiện riêng
của nó, một biểu hiện trên ý niệm mà thôi. Lưu thông h - t - h là một lưu
thông giản đơn của hàng hoá; giai đoạn thứ nhất của lưu thông này tức là h - t
thì nằm trong lưu thông của tư bản - hàng hoá H’ - T’, do đó nằm trong trong
tuần hoàn của tư bản; ngược lại đoạn bổ sung của nó t - h thì lại nằm ngoài
tuần hoàn ấy, được thực hiện với tư cách là một hành vi lưu thông chung của
hàng hoá tách rời khỏi tuần hoàn âý. Lưu thông H và h tức là của giá tri tư
bản và của giá trị thặng dư, sẽ tách đôi ra sau khi H’ chuyển hoá thành T’. Do
đó:
Một là: sau khi tư bản - hàng hoá được thực hiện bằng hành vi H’ - T’ =
H’ (T +t) thì vận động của giá trị - tư bản và vận động giá trị thặng dư trước
đó vẫn là một trong H’ - T’ và đều nằm trong cùng một lượng hàng hoá, sẽ có
thể tách rời nhau ra, vì từ nay trở đi cả hai giá trị đó, với tư cách là hai món
tiền, đều có hình thái độc lập.
Hai là: Nếu sự tách rời ấy diễn ra, hơn nữa nếu t bị tiêu đi với tư cách là
thu nhập của nhà tư bản, còn T với tư cách là hình thái chức năng của giá trị
tư bản, vẫn tiếp tục đi theo con đường của nó do tuần hoàn quy định, thì hành
vi thứ nhất H’ - T’ xét trong mối liên hệ của nó với các hành vi kế tiếp là T -
H và t - h, có thể biểu hiện thành hai lưu thông riêng biệt: H - T - H và h - t -
h, và cả hai xét về mặt hình thái chung đều phụ thuộc về lưu thông thông
thường của hàng hoá.
Ba là: Nếu vận động của giá trị tư bản và vận động của giá trị thặng dư,
lúc đầu còn là một trong H và T, chỉ tách rời nhau có một phần thôi (thành thử
có một phần giá trị thặng dư bị tiêu đi không phải với tư cách là thu nhập),
hoặc hoàn toàn không bị tách rời nhau thì trong bản thân giá trị - tư bản có
một sự thay đổi diễn ra trong nội bộ tuần hoàn của nó, trước khi tuần hoàn đó
hoàn thành.
7
7
H’ - T’, giai đoạn thứ hai của lưu thông và giai đoạn cuối cùng của tuần
hoàn I ( T...T’), lại là giai đoạn thứ hai của tuần hoàn của chúng ta, và là giai
đoạn thứ nhất của lưu thông hàng hoá. Do đó về mặt lưu thông mà nói thì H -
T’ cần được bổ sung bằng T’ - H’. Nhưng H’ - T’ không những đã xảy ra sau
quá trình làm tăng thêm giá trị mà còn là kết quả của nó, nhờ hành vi ấy sản
phẩm - hàng hoá H’ đã được thực hiện rồi. Như vậy là quá trình làm cho tư
bản tăng thêm giá trị, cũng như việc thực hiện sản phẩm - hàng hoá đại biểu
chio giá trị tư bản đã tăng thêm giá trị đều kết thúc bằng H’ - T’.
Trong lưu thông của thu nhập của nhà tư bản, hàng hoá đã được sản xuất
ra, tức là h trên thực tế chỉ được dùng để được chuyển hoá thu nhập ấy trước
hết thành tiền, rồi lại từ tiền thành một hàng hoá khác phục vụ cho tiêu dùng
cá nhân. Nhưng ở đây chúng ta không nên bỏ qua một việc nhỏ này: h là một
giá trị hàng hoá không tốt gì cho nhà tư bản cả, nó là hiện thân của lao động
thặng dư, chính vì thế mà nó xuất hiện lúc ban đầu với tư cách là một thành
phần của tư bản - hàng hoá H’. Bởi vậy chỉ có một sự tồn tại của thân nó, h
này cũng đã gắn liền với tuần hoàn của giá trị - tư bản đang tiến hành quá
trình của mình; nếu tuần hoàn ấy bì đình chỉ hoặc xảy ra một sự rối loạn nào
đó nói chung, thì không phải chỉ việc tiêu dùng h, mà đồng thời cả việc tiêu
thụ cái loạt hàng hoá đem trao đổi với h, cũng đều bị thu hẹp lại hoặc đình chỉ
hẳn, h - t - h chỉ gia nhập lưu thông của tư bản chừng nào mà h còn là một
phần giá trị của H’.
Mối quan hệ giữa tuần hoàn của tư bản với tư cách là một bộ phận của
lưu thông chung, và tuần hoàn của tư bản với tư cách là một trong những
khâu của một lưu thông độc lập, cũng biểu lộ ra khi chúng ta tiếp tục xem xét
lưu thông của T’ = T + t. Là tư bản tiền tệ, T tiếp tục tuần hoàn của tư bản; t
bị tiêu dùng đi với tư cách là thu nhập (t - h) thì đi vào lưu thông chung,
nhưng lại tách khỏi tuần hoàn của tư bản. Chỉ có bộ phận t hoạt động làm tư
bản - tiền tệ phụ thêm mới gia nhập tuần hoàn này mà thôi. Trong h - t - h tiền
chỉ làm chức năng tiền đúc, mục đích của lưu thông này là sự tiêu dùng cá
nhân của nhà tư bản. Khoa kinh tế chính trị tầm thường cho rằng lưu thông ấy
không gia nhập tuần hoàn của tư bản - tức là lưu thông của bộ phận sản phẩm
8
8
- giá trị bị tiêu dùng đi với tư cách là thu nhập - là tuần hoàn đặc trưng của tư
bản.
Trong giai đoạn thứ hai, T - H thì giá trị tư bản T = SX lại tái hiện nhưng
đã bị tước mất giá trị thặng dư chỉ, tức là có cùng một lượng giá trị như khi
nó ở trong giai đoạn thứ nhất của tuần hoàn của tư bản - tiền tệ T - H. Mặc dù
tư bản tiền tệ ở vào một vị trí khác trước, nhưng chức năng của số tư bản -
tiền tệ mà giờ đây tư bản hàng hoá đã chuyển hoá thành thì cũng vẫn như cũ:
chuyển hoá thành TLSX và SLĐ.
Như vậy chức năng của tư bản - hàng hoá H’ - T’, giá trị tư bản, cùng
một lúc với h - t, đã tiến hành xong giai đoạn H - T và sau đó nó đi vào giai
đoạn bổ sung:
Slđ
Tlsx;
Slđ
Tlsx;
Thứ nhất, trong hình thái tuần hoàn T...T’ tư bản tiền tệ T là hình thái
ban đầu nó xuất hiện thành một bộ phận trong giai đoạn lưu thông thứ nhất,
do đó ngay từ đầu, nó xuất hiện thành sự chuyển hoá của tư bản sản xuất sản
xuất thành tiền thực hiện được nhờ việc bán sản phẩm hàng hoá. T’ biểu hiện
thành hình thái chuyển hoá của H’, bản thân H’ này là sản phẩm hoạt động
trước đây của Sx, vì thế toán bộ số tiền T’ thể hiện thành biểu hiện tiền tệ của
một lao động đã qua. Slđ
Thứ hai, trong lưu thông H - T - H cũng những đồng tiền ấy
thay đổi vị trí hai lần:
Thoạt tiên nhà tư bản thu chúng với tư cách là người bán, rồi lại bỏ
chúng ra với tư cách là người mua, việc chuyển hoá hàng hoá thành hình thái
tiền chỉ là dùng để chuyển hoá hàng hoá đó từ hình thái tiền trở lại hình thái
hàng hoá.
T - H
H- T - H
Tlsx
Do đó tổng lưu thông của nó là
9
9
Thứ ba, vô luận là tư bản tiền tệ được dùng đơn thuần làm phương tiện
lưu thông, hay làm phương tiện thanh toán thì hoạt động của nó cũng chỉ là
thay thế H bằng Slđ và Tlsx.
Muốn cho tuần hoàn được tiến hành bình thường, thì H’ phải bán đúng
theo giá trị của nó và bán toàn bộ. Hơn nữa, H - T - H không những bao hàm
việc thay thế một hàng hoá này bằng một hàng hoá khác, mà còn bao hàm
việc thay thế hàng hoá ấy theo những tỷ lệ giá trị giống nhau. Chúng ta đã giả
định rằng ở đây tình hình diễn ra đúng như vậy. Nhưng trên thực tế, giá trị
của tư liệu sản xuất thường thay đổi; điểm cố hữu của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa là ở chỗ có sự biến đổi không ngừng của các tỷ lệ giá trị, do những thay
đổi không ngừng trong năng xuất lao động gây nên, những thay đổi này là nét
đặc trưng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự chuyển hoá của các yếu tố
sản xuất thành sản phẩm hàng hoá, tức là việc chuyển hoá từ Sx thành H’,
được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất, việc chuyển hoá ngược lại từ H’ thành
Sx được tiến hành trong lưu thông. Việc chuyển hoá trở lại này được chuyển
hoá nhờ sự biến hoá hình thái giản đơn của hàng hoá. Nhưng xét về mặt nội
dung của nó thì việc chuyển hoá trở lại này là một yếu tố của quá trình tái sản
xuất.
Trong T...T’, T là hình thái ban đầu của giá trị tư bản; giá trị tư bản trút
bỏ hình thái này đi để rồi sau đó lại mang lấy nó. Trong Sx...H’ - H...Sx, T là
một hình thái chỉ hiện ra trong quá trình tuần hoàn, rồi sau đó lại trút bỏ đi
ngay trong giới hạn của chính quá trình ấy. Nếu sự biến hoá hình thái thứ hai
T - H gặp trở ngại thì tuần hoàn tức là tiến hành của quá trình tái sản xuất, bị
đứt quãng, hoàn toàn giống như trong trường hợp tư bản bị đọng lại dưới hình
thái tư bản - hàng hoá. Khi tư bản không còn làm chức năng tư bản tiền tệ thì
nó vẫn luôn luôn là tiền; nhưng nếu nó bị giữ quá lâu trong chức năng tư bản -
hàng hoá, thì nó sẽ không còn là hàng hoá nữa và nói chung không còn là giá
trị sử dụng nữa. Slđ
Trong hình thái I, hành vi T - H Tlsx chỉ chuẩn bị cho sự chuyển
hoá đầu tiên của tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất, trong hình thái II, hành
vi ấy chuẩn bị cho sự chuyển hoá trở lại của tư bản hàng hoá thành tư bản sản
xuất. Bởi vậy, ở đây cũng như trong hình thái I, hành vi này xuất hiện thành
10
10
giai đoạn chuẩn bị cho quá trình sản xuất nhưng nó lại thể hiện như là bước
quay trở về quá trình ấy, như là việc lặp lại quá trình ấy, do đó như là bước
mở màn cho quá trình tái sản xuất, và vì vậy mở màn cho việc lặp lại quá
trình làm tăng thêm giá trị.
Một lần nữa T - Slđ là việc mua bán hàng hoá sức lao động dùng để sản
xuấta ra giá trị thặng dư, còn T - Tlsx là một công việc không thể thiếu được
về mặt vật chất để đạt được mục đích đó. Sau khi T - H Slđ
hoàn thành,thì T được chuyển hoá thành tư bản sản xuất thành Sx và tuần
hoàn lại bắt đầu trở lại.
Do đó, hình thái đầy đủ của Sx... H’ - T’ - H... Sx là:
Việc chuyển hoá tư bản - tiền tệ thành tư bản sản xuất là việc mua hàng
hoá nhằm sản xuất ra hàng hoá. Chỉ khi nào sự tiêu dùng là tiêu dùng sản xuất
như thế nào thì nó mới gia nhập vào tuần hoàn của bản thân tư bản; điều kiện
của sự tiêu dùng đó bao hàm ở chỗ nhờ các hàng hoá được tiêu dùng một cách
sản xuất mà giá trị thặng dư được tạo ra. Nhưng đó là một cái gì rất khác với
việc sản xuất, và thậm chí với việc sản xuất hàng hoá mà mục đích là đảm bảo
sự tồn tại của người sản xuất; như vậy, việc thay thế một hàng hoá này
bằng một hàng hoá khác, do việc sản xuất ra giá trị thặng dư quyết định, là
một việc hoàn toàn khác hẳn với bản thân việc trao đổi sản phẩm chỉ do tiền
làm môi giới.
Ngoài sự tiêu dùng T một cách sản xuất thì tuần hoàn của tư bản còn bao
gồm khâu thứ nhất T - Slđ, khâu này đối với người công nhân là Slđ = H - T.
Về phương diện giá trị - tư bản tiếp tục tuần hoàn của nó, và về phương diện
nhà tư bản tiếp tục tiêu dùng giá trị thặng dư, thì hành vi H’ - T’ chỉ giả định
có một điều. H’ được chuyển hoá thành tiền, được bán đi. Việc tiêu dùng
hàng hoá không nằm trong tuần hoàn của tư bản đã sản sinh ra hàng hoá ấy.
Tuần hoàn của giá trị - tư bản mà nhà sản xuất tư bản chủ nghĩa đó là đại biểu
vẫn không bị gián đoạn. Còn nếu quá trình ấy mở rộng - điều này bao hàm
H
+
h
T
+
t
-
-
- H
- h
Slđ
TLSx...Sx
TLSX
SX...
H’
11
11
việc mở rộng tiêu dùng sản xuất các tư liệu sản xuất - thì sự tái sản xuất đó
của tư bản có thể kèm theo việc mở rộng tiêu dùng cá nhân của công nhân, vì
quá trình đó sở dĩ bắt đầu được và có thể tiến hành được, là do tiêu dùng sản
xuất. Nếu như những hàng hoá Tlsx và Slđ - mà T chuyển hoá thành để hoàn
thành chức năng tư bản - tiền tệ của nó, tức là chức năng của số giá trị - tư
bản phải chuyển hoá ngược trở lại tư bản sản xuất, nếu như những hàng hoá
ấy cần được mua vào hoặc được trả tiền theo những kỳ hạn khác nhau. Trong
tuần hoàn của tư bản công nghiệp tư bản - tiền tệ không thực hiện một chức
năng nào khác ngoài chức năng tiền, và những chức năng tiền này đồng thời
có ý nghĩa là những chức năng của tư bản, chỉ là do mối liên hệ chung của
chúng với các giai đoạn khác của tuần hoàn ấy mà thôi.
Tích luỹ và tái sản xuất trên quy m