Luận văn Trung tâm tài chính Hồng Kông và bài học kinh nghiệm cho Hà Nội

1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động tài chính ngày càng có vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007, một mặt đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thử thách cho các trung gian tài chính, các doanh nghiệp và chính quyền các cấp trong việc mở rộng các giao dịch tài chính. Khi các giao dịch tài chính ngày càng nhiều, được tập trung ở mức độ cao, các trung tâm tài chính hình thành và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Thông qua các trung tâm tài chính, các giao dịch tài chính được xúc tiến, các chủ thể tham gia thị trường được tăng cường quan hệ, chi phí giao dịch giảm. Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước và còn là trung tâm kinh tế nơi tập trung nhiều dự án lớn, nhiều công trình trọng điểm mang tầm quốc gia. Hiện nay, Hà Nội hiện còn khoảng 630 dự án nước ngoài còn hiệu lực với số vốn đăng ký khoảng 9 tỷ USD. Thành phố sẽ cần tổng vốn đầu tư trên 30 tỷ USD. Vì vậy, Hà Nội rất cần một hệ thống tài chính – ngân hàng hoạt động đủ mạnh, kịp thời, kéo theo hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ sẽ là tài chính, chứng khoán, bất động sản [19]. So sánh với các địa phương trong cả nước, thành phố Hà Nội có một số ưu thế để hình thành và phát triển một trung tâm tài chính- ngân hàng. Vì thế, chủ trương của Nhà nước cũng như thành phố Hà Nội là xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính –ngân hàng. Đề án này đã được phê duyệt tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân khoá XIII ngày 10/7/2007 [18]. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường tài chính thủ đô còn quá nhỏ bé, đang trong giai đoạn hình thành nên muốn trở thành trung tâm tài chính, Hà Nội còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Xuất phát từ thực tế đó, “Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” đã được chọn làm đề tài của bản luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu: Đề án thành lập trung tâm tài chính- ngân hàng tại Quận Tây Hồ đã được phê duyệt nhưng phương hướng, nội dung cụ thể, các giải pháp của việc hình thành, xây dựng trung tâm tài chính vẫn là chủ đề đang được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lý và chính quyền Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các quy định và hoạt động thực tế tại trung tâm tài chính Hồng Công, liên hệ với thực tiễn tại thị trường tài chính ở Hà Nội, luận văn đưa ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm hình thành và xây dựng trung tâm tài chính ngân hàng tại Hà Nội, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình mở cửa khu vực dịch vụ tài chính. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động của trung tâm tài chính Hồng Công.  Phạm vi nghiên cứu: + Hoạt động tài chính tại Hồng Công, từ khi dưới sự thống trị của thực dân Anh cho tới hiện nay. + Hoạt động tài chính của Thủ đô Hà Nội trong những năm gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu:  Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin, của phép biện chứng duy vật.  Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh trên cơ sở các số liệu thống kê của Cục Thống kê và Điều tra Hồng Công và số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, số liệu thống kê của Tổng cục thống kê qua các năm để nghiên cứu. 6. Kết cấu của Luận văn: Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Trung tâm tài chính và vài nét về trung tâm tài chính Hồng Công Chương II: Hoạt động của trung tâm tài chính Hồng Công. Chương III: Bài học kinh nghiệm để xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính.

doc96 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trung tâm tài chính Hồng Kông và bài học kinh nghiệm cho Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG 3 BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: TRUNG TÂM TÀI CHÍNH VÀ VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH HỒNG CÔNG 7 1. 1. Một số vấn đề cơ bản 7 1.1.1. Khái niệm và sự hình thành trung tâm tài chính: 7 1.1.2. Đặc điểm của trung tâm tài chính: 9 1.1.3. Tiêu chí của trung tâm tài chính: 9 1.1.4. Các hoạt động chủ yếu tại trung tâm tài chính: 13 1.2. Vai trò của trung tâm tài chính đối với địa phương, quốc gia và thế giới 13 1.3. Vài nét về trung tâm tài chính Hồng Công: 15 1.3.1. Đặc điểm của trung tâm tài chính Hồng Công: 15 1.3.2. Cơ chế vận hành của nền kinh tế và trung tâm tài chính Hồng Công: 23 1.3.3. Vai trò của ngành dịch vụ tài chính đối với nền kinh tế Hồng Công 26 1.3.4. Hoạt động đầu tư ra và vào Hồng Công: 26 1.3.5. Vai trò của Hồng Công với nền kinh tế thế giới 30 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TÀI CHÍNH HỒNG CÔNG 31 2.1. Hệ thống ngân hàng: 31 2.2. Thị trường hối đoái và chính sách tỷ giá: 37 2.3. Thị trường chứng khoán: 39 2.4. Thị trường trái phiếu: 49 2.5. Thị trường phái sinh: 51 2.6. Thị trường mua bán và sáp nhập: 52 2.7. Thị trường Bảo hiểm: 54 CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HÀ NỘI THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH 57 3.1. Vài nét về hoạt động kinh tế, tài chính tại Hà Nội 57 3.2. Bài học kinh nghiệm của Trung tâm tài chính Hồng Công để xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: 65 3.2.1. Lành mạnh hoá hoạt động các định chế tài chính tài chính: 65 3.2.2.Tiến hành tự do hoá hoạt động tài chính: 69 3.2.3. Đảm bảo công bằng cho các chủ thể trên thị trường tài chính: 75 3.2.4. Các chủ thể kinh tế chủ động hội nhập: 78 3.2.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hỗ trợ ngành tài chính: 81 3. 3. Giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính 82 3.3.1. Giái pháp, kiến nghị nhằm lành mạnh hoá hoạt động các định chế tài chính hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: 82 3.3.2. Đề xuất, kiến nghị nhằm tự do hoá hoạt động tài chính hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: 84 3.3.3. Đề xuất, kiến nghị nhằm đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia thị trường để hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: 86 3.3.4. Giải pháp, kiến nghị thúc đẩy sự chủ động hội nhập của các chủ thể hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính 88 3.3.5. Đề xuất, kiến nghị chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội theo hướng hỗ trợ ngành tài chính nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: 90 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC CÁC BẢNG 1  Bảng 1.1  Số văn phòng đại diện, văn phòng địa phương và trung tâm điều hành khu vực tại Hồng Công   2  Bảng 1.2  Phân bố lao động theo ngành tại Hồng Công   3  Bảng 1.3  Tổng sản phầm quốc dân theo ngành kinh tế tại Hồng Công   4  Bảng 1.4  Giá trị gia tăng bốn ngành mũi nhọn ở Hồng Công   5  Bảng 1.5  Số liệu về hoạt động đầu tư ra và vào Hồng Công   6  Bảng 2.1  Huy động vốn và dư nợ của các loại hình Ngân hàng tại Hồng Công   7  Bảng 2.2  Dự trữ ngoại tệ tại Hồng Công   8  Bảng 2.3  Cung tiền qua các năm tại Hồng Công   9  Bảng 2.4  Thị trường chứng khoán tại Hồng Công   10  Bảng 3.1  Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ 1988-2006   11  Bảng 3.2  Số doanh nghiệp vào thời điểm ngày 31/12/2005   12  Bảng 3.3  Đóng góp của ngành dịch vụ, DNNN, DN ngoài NN vào GDP   13  Bảng 3.4.  Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế   BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTCs  Deposit- taking companies- Công ty nhận tiền gửi   GEM  Growth Enterprise Market - Thị trường Doanh nghiệp đang phát triển   HKEx  Hong Kong Exchanges and Clearing Ltd- Sở giao dịch chứng khoán Hồng Công   HKFE  Hong Kong Futures Exchange- Trung tâm giao dịch tương lai Hồng Công   HKMA  Hongkong Monetary Authority- Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Công   LBs  Ngân hàng đa năng - Licensed bank   LOs  Local Offices -Văn phòng địa phương   OCI  Office of Committee of Insurance- Văn phòng Hiệp hội Bảo hiểm   RHQs  Regional HeadQuarters- Trung tâm điều hành khu vực   RLBs  Restricted license bank- Ngân hàng giới hạn hoạt động   ROs  Regional Offices- Văn phòng đại diện khu vực   SEHK  Stock Exchang of Hong kong -thị trường chứng khoán Hồng Công   SFC  Securities and Future Committee- Uỷ ban chứng khoán và giao dịch tương lai      MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động tài chính ngày càng có vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007, một mặt đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thử thách cho các trung gian tài chính, các doanh nghiệp và chính quyền các cấp trong việc mở rộng các giao dịch tài chính. Khi các giao dịch tài chính ngày càng nhiều, được tập trung ở mức độ cao, các trung tâm tài chính hình thành và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Thông qua các trung tâm tài chính, các giao dịch tài chính được xúc tiến, các chủ thể tham gia thị trường được tăng cường quan hệ, chi phí giao dịch giảm. Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước và còn là trung tâm kinh tế nơi tập trung nhiều dự án lớn, nhiều công trình trọng điểm mang tầm quốc gia. Hiện nay, Hà Nội hiện còn khoảng 630 dự án nước ngoài còn hiệu lực với số vốn đăng ký khoảng 9 tỷ USD. Thành phố sẽ cần tổng vốn đầu tư trên 30 tỷ USD. Vì vậy, Hà Nội rất cần một hệ thống tài chính – ngân hàng hoạt động đủ mạnh, kịp thời, kéo theo hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ sẽ là tài chính, chứng khoán, bất động sản [19]. So sánh với các địa phương trong cả nước, thành phố Hà Nội có một số ưu thế để hình thành và phát triển một trung tâm tài chính- ngân hàng. Vì thế, chủ trương của Nhà nước cũng như thành phố Hà Nội là xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính –ngân hàng. Đề án này đã được phê duyệt tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân khoá XIII ngày 10/7/2007 [18]. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường tài chính thủ đô còn quá nhỏ bé, đang trong giai đoạn hình thành nên muốn trở thành trung tâm tài chính, Hà Nội còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Xuất phát từ thực tế đó, “Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” đã được chọn làm đề tài của bản luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu: Đề án thành lập trung tâm tài chính- ngân hàng tại Quận Tây Hồ đã được phê duyệt nhưng phương hướng, nội dung cụ thể, các giải pháp của việc hình thành, xây dựng trung tâm tài chính vẫn là chủ đề đang được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lý và chính quyền Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các quy định và hoạt động thực tế tại trung tâm tài chính Hồng Công, liên hệ với thực tiễn tại thị trường tài chính ở Hà Nội, luận văn đưa ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm hình thành và xây dựng trung tâm tài chính ngân hàng tại Hà Nội, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình mở cửa khu vực dịch vụ tài chính. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động của trung tâm tài chính Hồng Công. Phạm vi nghiên cứu: + Hoạt động tài chính tại Hồng Công, từ khi dưới sự thống trị của thực dân Anh cho tới hiện nay. + Hoạt động tài chính của Thủ đô Hà Nội trong những năm gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin, của phép biện chứng duy vật. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh… trên cơ sở các số liệu thống kê của Cục Thống kê và Điều tra Hồng Công và số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, số liệu thống kê của Tổng cục thống kê qua các năm để nghiên cứu. 6. Kết cấu của Luận văn: Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Trung tâm tài chính và vài nét về trung tâm tài chính Hồng Công Chương II: Hoạt động của trung tâm tài chính Hồng Công. Chương III: Bài học kinh nghiệm để xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính. CHƯƠNG I: TRUNG TÂM TÀI CHÍNH VÀ VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH HỒNG CÔNG 1. 1. Một số vấn đề cơ bản 1.1.1. Khái niệm và sự hình thành trung tâm tài chính: Trung tâm tài chính là một phận của đô thị (city) nơi có các định chế tài chính tập trung [37]. Thông thường, sự hình thành và phát triển của một trung tâm tài chính là một quá trình dần dần trong đó các hoạt động tài chính được mở rộng do sự tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh và ngược lại. Lấy trường hợp New York làm ví dụ, ban đầu nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tài chính bán buôn thuộc khu vực hải cảng của thành phố, vì thế các định chế tài chính tại New York, các công ty quốc gia đã di chuyển các hội sở chính để tìm kiếm các nguồn lợi thu được thông qua ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin và thông qua các dịch vụ tài chính chất lượng hơn… Việc tập trung các hoạt động tài chính đã giúp giảm chi phí tài trợ do giảm lãi vay, vì thế, việc kinh doanh được mở rộng. Các trung tâm tài chính quốc tế phát triển là kết quả của việc mở rộng các trung tâm tài chính quốc gia. Các trung tâm tài chính quốc gia này chính là các trung tâm có ưu thế hơn trong cung cấp các dịch vụ tài chính có chất lượng cao, có vị trí địa lý thuận lợi, dịch vụ viễn thông quốc tế có nhiều tiện ích nhất. Ở mức độ khác nhau, thông thường, các quốc gia đều có một trung tâm tài chính để gia tăng hiệu quả trong hoạt động thương mại với các quốc gia khác cũng như mong muốn trở thành các khu vực tài chính lớn trên thế giới. Tại các trung tâm tài chính quốc gia, chỉ có giao dịch một chiều là những người cho vay cung cấp vốn (thông qua các trung gian tài chính trong nước hoặc trực tiếp thông qua các thị trường chứng khoán) tới người đi vay. Trong khi đó, trong một trung tâm tài chính quốc tế ngoài giao dịch một chiều trên, có thêm ba dạng giao dịch nữa là: Giữa người cho vay nước ngoài và người đi vay trong nước Giữa người cho vay trong nước và người đi vay nước ngoài Giữa người cho vay nước ngoài và người đi vay nước ngoài Dạng giao dịch cuối cùng được gọi là giao dịch offshore. Trong trường hợp này, trung tâm tài chính chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc cho vay và đi vay nước ngoài. Tại trung tâm tài chính, các định chế tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán cung cấp các dịch vụ cho cả người cư trú trong nước và người nước ngoài được gọi là các trung tâm tài chính entrepôt. Đặc trưng lớn nhất của thị trường này là cho phép và khuyến khích người đi vay và người cho vay nước ngoài tham gia vào các thị trường tài chính trong nước. Những nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới các trung tâm tài chính dạng entrepôt -nơi có các thị trường tài chính cởi mở và phát triển và các dịch vụ đa dạng. Một trung tâm tài chính có thể tập trung vào một hay một vài dạng hoạt động tài chính. Nhưng thông thường, một trung tâm tài chính mang tầm cỡ thế giới cung cấp ba dạng hoạt động sau: cho vay vốn ra nước ngoài dạng truyền thống, dịch vụ tài chính entrepôt và ngân hàng phục vụ dịch vụ offshore. Trong những năm cuối của thập niên 1950, các trung tâm tài chính tại châu Âu chỉ đơn giản là cung cấp vốn cho những người vay vốn từ nước ngoài. Yếu tố tiên quyết là dư thừa lượng vốn trong nước, vì thế chỉ có những nền kinh tế lớn và phát triển của thế giới mới có khả năng cung cấp vốn theo cách truyền thống này như: NewYork hoặc một vài thành phố ở các nước xuất khẩu dầu mỏ. Tại các trung tâm này có lượng vốn dư thừa để cho người nước ngoài vay, có thể tại các trung tâm này có các giao dịch vay vốn của người trong nước với người nước ngoài thì về tổng thể, giá trị của người trong nước cho người nước ngoài vay phải lớn hơn giá trị người trong nước đi vay người nước ngoài. Đến cuối những năm 1960, các giao dịch offshore tăng lên và dần chiếm ưu thế, dạng trung tâm tài chính truyền thống bị thay thế nhanh chóng. Với việc quốc tế hoá một cách triệt để các giao dịch tín dụng, các trung tâm tài chính chỉ cung cấp các nguồn vốn dư thừa cho nhu cầu trong nước không còn nữa. Cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và các trung tâm tài chính mới xuất hiện thay thế dần các trung tâm tài chính truyền thống. Các khu vực nhỏ và trước đây chưa được biết tới dần trở thành các trung tâm ngân hàng quan trọng như Nassau (của Bahamas) Singapore, Luxemburg, Hồng Công. Thậm chí, một vài thành phố ở Trung Đông như Kuwait và Bahrein đã nổi tiếng với tham vọng trở thành các trung tâm tài chính quốc tế. Sức hút của một trung tâm ngân hàng cung cấp dịch vụ offshore (về phía ngân hàng và người tham gia) là sự đơn giản các thủ tục và giảm chi phí do lược bỏ các quy định mang tính hành chính, bao gồm chính sách thuế và kiểm soát các quyết định đầu tư của các ngân hàng. Thông thường thị trường tài chính trong nước- nếu tồn tại- thường được tách biệt khỏi các hoạt động ngân hàng offshore bằng các quy định kiểm soát hối đoái và vốn. Với cách làm này, mục đích của chính phủ các nước là bảo vệ thị trường trong nước nhưng việc tách ngân hàng trong nước khỏi hoạt động ngân hàng offshore không đảm bảo cho việc phát triển một trung tâm tài chính kiểu entrepôt đa dạng do các yêu cầu, điều kiện đối với một trung tâm ngân hàng cung cấp các dịch vụ offshore ít hơn so với một trung tâm tài chính kiểu entrepôt đa dạng. 1.1.2. Đặc điểm của trung tâm tài chính: Là nơi tập trung một số lượng lớn các định chế tài chính, có các định chế tài chính phát triển trong đó có các ngân hàng mạnh về vốn, uy tín cao. Là nơi tập trung các chuyên gia tài chính giỏi, có trình độ để phát triển được những kỹ năng nghiệp vụ. Là nơi có các thị trường tài chính chính thức như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu... Có khối lượng giao dịch tài chính chiếm tỷ trọng chi phối trong toàn hệ thống tài chính - ngân hàng. Các điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, mức độ phát triển về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hơn hẳn so với các khu vực khác. 1.1.3. Tiêu chí của trung tâm tài chính: Trung tâm tài chính yêu cầu có một lượng vốn dư thừa (cung) nhằm đáp ứng cho nhu cầu tài chính (cầu) và các trung gian tài chính và các hoạt động dịch vụ (để có thể giúp cung và cầu có thể gặp nhau). Đối với bất kỳ trung tâm tài chính, thị trường hay định chế tài chính nào, yếu tố cần thiết đầu tiên là có sự dư thừa vốn. Nếu không có sự dư thừa vốn sẽ không có các hoạt động trung gian để giúp cho cung và cầu gặp nhau, hay nói cách khác, sẽ không có trung tâm tài chính truyền thống hình thành. Các hoạt động môi giới tài chính là rất cần thiết để đáp ứng cầu. Các dạng hoạt động môi giới, tính hiệu quả và phạm vi hoạt động của chúng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: các quy định, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ, công nghệ, độ mở của chính sách và phụ thuộc vào chính đặc điểm của quá trình hình thành các nguồn vốn hoặc dạng của cầu trong các nơi thiếu và thừa vốn. Một trung tâm tài chính cũng đòi hỏi sự hợp tác giữa các ngân hàng trong việc đồng tài trợ cấp vốn và các giao dịch tín dụng khác. Số tiền giao dịch tại các trung tâm tài chính thông thường là khổng lồ và không ngân hàng nào có thể đảm đương một mình. Sự liên kết ngân hàng quốc tế cần sự hợp tác chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng giữa các ngân hàng. Việc điều hành các trung tâm tài chính cũng đòi hỏi phải có những chuyên gia có kinh nghiệm (người tham gia và người môi giới) và các lãnh đạo ngân hàng được tin cậy. Sự phát triển của một vài trung tâm tiềm năng bị hạn chế trong thời gian gần vì thiếu nguồn chuyên gia tương ứng. Các hoạt động tài chính chủ yếu dựa vào phương tiện công nghệ thông tin để đạt được các kết quả của giao dịch. Có lẽ đây là lĩnh vực phụ thuộc nhiều nhất vào công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin tốt là điều kiện tối cần thiết cho một ngành mà sự biến đổi theo từng phút và hoạt động phụ thuộc vào sự trao đổi thông tin và sự tin cậy lẫn nhau. Ví dụ, môi giới hối đoái là trung gian giữa người mua và người bán và nắm giữ thông tin thị trường trên cơ sở quan sát những biến động của thị trường. Môi trường pháp lý là quan trọng nhất nhằm bảo vệ người gửi tiền và nhà đầu tư nhưng đồng thời các sự kiểm soát đó không được cản trở việc chuyển vốn của các chủ thể không cư trú. Các chi phí giao dịch cần được giảm thông qua tối thiểu hoá thuế. Ngoài ra, sự thay đổi các quy định phải theo hướng dự đoán được, những thay đổi trong quản lý chính thức không được diễn ra bất thường và phải có thông báo trước. Các quy định hành chính cần phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với những thay đổi. Lấy Đức, Pháp, Nhật Bản làm ví dụ, tính chính xác nhưng thiếu linh hoạt của các chính sách quản lý đã ngăn cản các thị trường đầy tiềm năng này phát triển thị trường vốn trở thành các trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu nói chung và trở thành các trung tâm offshore nói riêng. Bằng cách áp đặt một số các biện pháp kiểm soát hạn chế, các nước này đã hạn chế các ngân hàng hoạt động trong lãnh thổ của mình. Nhưng bên cạnh đó, một số chính quyền như London, Luxemburg, Singpore, Hồng Công đã duy trì một số biện pháp linh hoạt trong việc chuyển đổi và kiểm soát tiền tệ và trở thành các trung tâm ngân hàng offshore. Cụ thể với trường hợp Singapore: Năm 1968, cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore quyết định mở rộng thị trường tiền tệ quốc tế Singapore. Quyết định này đánh dấu bước chuyển mình của Singapore thành thị trường tiền tệ Châu Á. Bởi vì Singapore không có các nguồn lực kinh tế. Ngành ngân hàng trở thành chính sách phát triển của chính quyền một cách đương nhiên, vì thế, chính quyền luôn áp dụng công nghệ cao vào ngành dịch vụ và chính sách mở cửa để phát triển của Singapore. Các chính sách đó là: Giảm thuế và lãi suất từ những khoản cho vay offshore Giảm 40% thuế trên lãi thu được từ những khoản tiền gửi bằng đô la trên thị trường Châu Á cho người không cư trú Bãi bỏ thuế tem trên các chứng chỉ tiền gửi và hối phiếu Bãi bỏ yêu cầu tỷ lệ thanh khoản 20% đối với các chủ thể tiền tệ Châu Á (đó là tất cả các định chế tài chính tham gia vào mua bán ngoại tệ). Singapore cũng có hệ thống công nghệ thông tin phát triển, hệ thống này được xây dựng từ những năm Singapore là trung tâm hàng hải entrepôt của Châu Á. Sự phát triển nhanh của thị trường tiền tệ Singapore được coi là một điển hình của một lãnh thổ trở thành trung tâm tài chính lớn. Có hai thị trường tiền tệ ở Singapore là thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Người cư trú trong nước thường bị cấm tham gia vào thị trường quốc tế (offshore) và các định chế tài chính quốc tế cũng bị hạn chế giao dịch với thị trường trong nước. Một trung tâm tài chính cũng yêu cầu các chuyên gia tài chính có trình độ và thông tin thị trường được cập nhật liên tục. Các thông tin như vậy cần có môi trường trao đổi là trung tâm tài chính. Trung tâm tài chính cũng cần có các cải tiến và trao đổi ý tưởng giữa các ngân hàng và chuyên gia tài chính. Những trung tâm tài chính hoàn chỉnh và phù hợp chỉ có thể hình thành trên cơ sở các thành viên tích cực của thị trường. Các nhà môi giới London được đánh giá là tốt nhất thế giới. Cho dù các giao dịch mua bán ngoại hối có thể diễn ra mà không cần có môi giới tiền tệ, nhưng các nhà môi giới tạo điều kiện cho những người tham gia có thể tiếp cận được với những người khác cũng tham gia trên thị trường, nhờ vậy có thể có được mức lãi suất và tỷ giá tốt hơn. Ngày nay, các trung tâm lớn tại thị trường Châu Âu thường có ít nhất một nhà môi giới từ London, trong khi các thành phố khác như New York và Toronto là nơi tập trung với mật độ cao các nhà môi giới đến từ nơi này. Thị trường tài chính ngày càng hội nhập do tác động của khoa học kỹ thuật, do đòi hỏi của các nhà đầu tư và sự tiếp diễn của các quá trình kinh tế vỹ mô
Luận văn liên quan