Luận văn Truyện cười tiếng việt nhìn từ lý thuyết hội thoại

Dụng học (pragmatics) là một bộ môn kí hiệu học đã được Ch. Morris đề xướng từ những năm 30 của thế kỉ XX nhưng mãi đến những năm 70 thì việc nghiên cứu về dụng học mới phát triển một cách mạnh mẽ. Ngữ dụng học (linguistic pragmatics) là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích giao tiếp cụ thể. Đây là một bộ môn mới, có cách tiếp cận ngôn ngữ một cách toàn diện nên việc tìm hiểu bộ môn này trở thành nhu cầu cần thiết đối với những ai quan tâm đến tiếng Việt. Hội thoại là một bộ phận của ngữ dụng học được dùng trong hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp có những cấu trúc phức tạp, có những qui định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) giao tiếp cũng sẽ không thành công.

pdf104 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện cười tiếng việt nhìn từ lý thuyết hội thoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM  TRẦN CHÂU NGỌC LUẬN VĂN THẠC SỸ UĐỀ TÀIU: TRUYEÄN CÖÔØI TIEÁNG VIEÄT NHÌN TÖØ LYÙ THUYEÁT HOÄI THOAÏI TP. HỒ CHÍ MINH - 2011 0BMỤC LỤC 7TMỤC LỤC7T ............................................................................................................................ 2 7TMỞ ĐẦU7T .............................................................................................................................. 5 7T1. Lí do chọn đề tài7T................................................................................................................................... 5 7T2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề7T .................................................................................................................... 5 7T3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu7T ............................................................................ 8 7T4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn cứ liệu7T ........................................................................................... 9 7T5. Đóng góp của luận văn7T ....................................................................................................................... 10 7T6. Cấu trúc của luận văn7T ......................................................................................................................... 10 7TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT7T .................................................................................. 12 7T1.1.Khái niệm hội thoại7T .......................................................................................................................... 12 7T1.2.Một số vấn đề chung về hội thoại7T ..................................................................................................... 12 7T1.2.1.Đặc điểm hội thoại7T .................................................................................................................... 13 7T1.2.2.Vận động hội thoại7T .................................................................................................................... 14 7T1.2.3.Qui tắc hội thoại7T........................................................................................................................ 14 7T1.3.Cấu trúc hội thoại7T ............................................................................................................................. 15 7T1.3.1.Cuộc thoại7T................................................................................................................................. 16 7T1.3.2.Đoạn thoại7T ................................................................................................................................ 17 7T1.3.3.Cặp trao đáp (cặp thoại)7T ............................................................................................................ 17 7T1.3.3.1.Cấu trúc7T ............................................................................................................................. 17 7T1.3.3.2.Tính chất7T ........................................................................................................................... 18 7T1.3.4.Tham thoại7T ................................................................................................................................ 19 7T1.3.5.Hành vi ngôn ngữ7T ..................................................................................................................... 20 7T1.4.Phương châm hội thoại7T ..................................................................................................................... 21 7T1.4.1.Phương châm hội thoại và ngữ cảnh giao tiếp7T ........................................................................... 22 7T1.4.2.Các phương châm hội thoại7T ....................................................................................................... 23 7T1.4.2.1.Phương châm về lượng7T ...................................................................................................... 23 7T1.4.2.2.Phương châm về chất 7T......................................................................................................... 24 7T1.4.2.3.Phương châm về cách thức7T ................................................................................................ 26 7T1.4.2.4.Phương châm về quan hệ7T ................................................................................................... 27 7T1.4.3.Những trường hợp vi phạm phương châm hội thoại7T................................................................... 29 7T1.4.3.1.Sự vi phạm không cố ý7T ...................................................................................................... 29 7T1.4.3.2.Sự vi phạm cố ý7T ................................................................................................................. 31 7TCHƯƠNG 2: CẤU TRÚC HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN CƯỜI7T ............................... 33 7T2.1.Đặc điểm của cuộc thoại trong Tiếng cười dân gian Việt Nam7T .......................................................... 33 7T2.1.1.Hình thức hội thoại trong các cuộc thoại7T ................................................................................... 38 7T2.1.2.Cấu trúc của các cuộc thoại7T ....................................................................................................... 45 7T2.2.Đặc điểm của cặp thoại trong Tiếng cười dân gian Việt Nam7T ............................................................ 53 7T2.2.1.Cặp thoại một tham thoại7T .......................................................................................................... 57 7T2.2.2.Cặp thoại hai tham thoại7T ........................................................................................................... 59 7T2.2.3.Cặp thoại phức tạp7T .................................................................................................................... 60 7T2.3.Đặc điểm của tham thoại trong Tiếng cười dân gian Việt Nam7T .......................................................... 62 7T2.3.1.Đặc điểm của tham thoại dẫn nhập7T ............................................................................................ 63 7T2.3.2.Đặc điểm của tham thoại hồi đáp7T .............................................................................................. 65 7T2.3.3.Đặc điểm của tham thoại hồi đáp – dẫn nhập7T ............................................................................. 66 7T2.4.Đặc điểm của hành vi ngôn ngữ trong Tiếng cười dân gian Việt Nam7T ............................................... 67 7T2.4.1.Các hành vi ngôn ngữ theo cách nói trực tiếp trong Tiếng cười dân gian Việt Nam7T ................... 68 7T2.4.1.1.Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo cách nói trực tiếp trong lời dẫn nhập7T.................. 68 7T2.4.1.2.Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo cách nói trực tiếp trong lời hồi đáp7T .................... 69 7T2.4.1.3.Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo cách nói trực tiếp trong lời hồi đáp – dẫn nhập7T .. 70 7T2.4.2.Các hành vi ngôn ngữ theo cách nói gián tiếp trong Tiếng cười dân gian Việt Nam7T ................... 71 7T2.4.2.1.Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo cách nói gián tiếp trong lời dẫn nhập7T ................. 71 7T2.4.2.2.Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo cách nói gián tiếp trong lời hồi đáp7T .................... 73 7T2.4.2.3.Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng theo cách nói gián tiếp trong lời hồi đáp – dẫn nhập7T .. 74 7TCHƯƠNG 3: VI PHẠM PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI – YẾU TỐ TẠO NÊN TIẾNG CƯỜI TRONG TRUYỆN CƯỜI7T......................................................................... 76 7T3.1.Sự vi phạm phương châm về lượng7T .................................................................................................. 76 7T3.2.Sự vi phạm phương châm về chất 7T ..................................................................................................... 80 7T3.3.Sự vi phạm phương châm về cách thức7T ............................................................................................. 87 7T3.4.Sự vi phạm phương châm về quan hệ7T ............................................................................................... 92 7TKẾT LUẬN7T ........................................................................................................................ 99 7T ÀI LIỆU THAM KHẢO7T ............................................................................................... 101 7T ÀI LIỆU TRÍCH DẪN7T .................................................................................................. 104 1BMỞ ĐẦU 8B1. Lí do chọn đề tài Dụng học (pragmatics) là một bộ môn kí hiệu học đã được Ch. Morris đề xướng từ những năm 30 của thế kỉ XX nhưng mãi đến những năm 70 thì việc nghiên cứu về dụng học mới phát triển một cách mạnh mẽ. Ngữ dụng học (linguistic pragmatics) là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích giao tiếp cụ thể. Đây là một bộ môn mới, có cách tiếp cận ngôn ngữ một cách toàn diện nên việc tìm hiểu bộ môn này trở thành nhu cầu cần thiết đối với những ai quan tâm đến tiếng Việt. Hội thoại là một bộ phận của ngữ dụng học được dùng trong hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp có những cấu trúc phức tạp, có những qui định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) giao tiếp cũng sẽ không thành công. Là một thể loại của văn học, truyện cười sử dụng một cách triệt để hình thức hội thoại. Và thông thường, khi tiếp xúc với truyện cười, chúng ta cảm thấy tức cười và bật lên tiếng cười. Nhưng nhiều lúc để trả lời vì sao chúng ta lại cười, các yếu tố gây cười, điều gì làm nên tiếng cườithì không nhiều người có thể lý giải được. Do đó, thiết nghĩ nên có những công trình nghiên cứu về truyện cười, cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học để có thể lý giải được một câu chuyện cười. Xuất phát từ những điều vừa nêu, chúng tôi chọn đề tài Truyện cười tiếng Việt nhìn từ lý thuyết hội thoại làm đề tài nghiên cứu. Vì phạm vi của đề tài khá rộng, và giới hạn chỉ dừng lại ở cấp độ luận văn nên chúng tôi chỉ xin đi vào một số vấn đề trọng tâm mà chúng tôi cho rằng đó là những yếu tố cơ bản và cần thiết để nghiên cứu truyện cười. 9B2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Truyện cười ra đời từ rất sớm và khó có thể khẳng định mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của nó. Nhưng có thể khẳng định một điều rằng, truyện cười ra đời từ khi con người có nhu cầu trao đổi tư tưởng tình cảm với nhau, nảy sinh trong quá trình giao tiếp và phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. Điểm qua các tài liệu có liên quan đến truyện cười, chúng tôi nhận thấy có khá ít công trình nghiên cứu về chúng. Phần lớn là những công trình có tính chất sưu tập, tuyển chọn và biên soạn lại theo một khuynh hướng nào đó (dưới dạng các tuyển tập). Một số tài liệu có bàn về truyện cười dưới góc nhìn văn học, nhưng cũng chỉ mang tính chất điểm qua, nêu lên. Như: Văn học dân gian Việt Nam Đinh Gia Khánh chủ biên, Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị, Tổng tập văn học dân gian của người Việt do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn, Tiếng cười dân gian Việt Nam của Trương Chính – Phong Châu...Chẳng hạn: 1) Trong quyển Văn học dân gian Việt Nam [29], các tác giả đã đi vào tìm hiểu tiếng cười trong truyện cười (tiếng cười hài hước đơn giản và tiếng cười hài hước có ý nghĩa xã hội), nội dung truyện cười (đấu tranh xã hội, chống lại mọi hành động, thái độ có hại cho xã hội...), nghệ thuật truyện cười (phóng đại, kịch tính)... 2) Trong lời nói đầu của cuốn Tiếng cười dân gian Việt Nam [70] Trương Chính – Phong Châu cũng đã nêu lên những đặc diểm khái quát về truyện cười: ý nghĩa xã hội của tiếng cười (tiếng cười là vũ khí đả kích tố cáo đối với cái xấu), đối tượng của tiếng cười (vua chúa, quan lại, địa chủ, thần linh), biện pháp gây cười (phóng đại, kịch tính), gạn đục khơi trong (giáo dục tư tưởng)Trong đó tác giả giới thiệu hai biện pháp chính để gây cười là phóng đại (phóng đại về sự việc, thói hư tật xấu của nhân vật, khai thác những hiện tượng trái lẽ tự nhiên, tạo mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức để gây cười); tạo kịch tính (kịch tính được tạo nên do sự thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh, chính yếu tố bất ngờ đã tạo nên tiếng cười). 3) Với Các phương thức lạ hóa trong nghệ thuật biểu đạt truyện cười [36], tác giả Triều Nguyên cho rằng phương thức, thủ pháp góp phần tạo nên tiếng cười gọi chung là lạ hóa. Có ba phương thức lạ hóa thường gặp trong truyện cười, đó là lạ hóa theo lối phóng đại, lạ hóa theo lối tạo sự việc bất ngờ, lạ hóa theo lối dựng hoàn cảnh thực tế. 4) Trong Tiếng cười Việt Nam [48], Văn Tân nêu ra và phân tích một số yếu tố gây cười: phương pháp phóng đại, cái tục, tính kịch, tiếu lâm không có kết luận, tính hiện thực, hình thức ngắn ngủi. 5) Còn trong Truyện tiếu lâm [42], tác giả Nguyễn Hồng Phong nhận thấy có bốn đặc điểm tạo nên tiếng cười: sự khai thác triệt để các mâu thuẫn trái tự nhiên, sự sắp đặt các mâu thuẫn trong thế tương phản để gây cười, phương pháp nói ngoa – phóng đại, lối nói thắt nút. Dưới góc nhìn ngôn ngữ học, chúng tôi nhận thấy một số bài nghiên cứu về truyện cười của các tác giả Trịnh Sâm, Trần Hoàng, Vũ Ngọc Khánh, Bùi Khắc Việnlà trong số hiếm hoi các tác giả đề cập đến vấn đề này. Có thể điểm qua: 1) Trong Nghệ thuật tổ chức văn bản trong truyện cười bác Ba Phi [44], tác giả Trịnh Sâm đã đã xem xét văn bản như một chỉnh thể trong hoạt động giao tiếp và tiến hành mô hình hóa chúng. Tác giả chỉ ra một số thủ pháp nghệ thuật về tổ chức văn bản. Qua khảo sát 56 truyện cười bác Ba Phi tác giả tìm ra được những cấu trúc trong tổ chức văn bản: cấu trúc tuyến tính, cấu trúc đảo trình tự, cấu trúc song hành, cấu trúc hỗn hợp; và các thủ pháp tổ chức văn bản: thủ pháp tăng tiến, thủ pháp khuếch đại, thủ pháp chuẩn bị ngữ cảnh. Tác giả tập trung vào phân tích, thể hiện hai loại cấu trúc đó là cấu trúc tuyến tính và cấu trúc đảo trật tự. 2) Tác giả Trần Hoàng với Những sắc thái độc đáo của tiếng cười dân gian Nam Bộ qua truyện kể Ba Phi [24] đã rút ra một số biện pháp gây cười là ngoa dụ (cường điệu, phúng dụ, khoa trương) và một số biện pháp tu từ văn bản (phương thức mở rộng), giọng điệu mang tính khẩu ngữ của người Nam Bộ (qua việc sử dụng các từ địa phương, từ xưng hô, quán ngữ, thành ngữ). Mặc dù tác giả chỉ giới hạn một số biện pháp gây cười trong truyện cười Bác Ba Phi, nhưng có thể nói đây là những biện pháp gây cười, tạo nên tiếng cười trong cuộc sống nói chung. 3) Vũ Ngọc Khánh với Hành trình đi vào xứ sở cười [30] đã nêu ra ba phương thức chính gây cười trong tiếng Việt là: Biến hóa ngôn ngữ để gây cười (chơi chữ, nói lái, nói tục), cưỡng chế logic để gây cười (lối nói phóng đại, gài bẫy, tạo bất ngờ, đưa ra một câu chuyện phi lí để gây cười) và tạo trò đùa – mẫu nhân vật để gây cười (đây là cách gây cười phổ biến nhất). Tác giả thể hiện nhận định của mình qua một số truyện cười tiêu biểu. 4) Trong Hiện tượng mơ hồ trong nghệ thuật gây cười [7], tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng “Hiện tượng mơ hồ chẳng những được dùng trong những mẩu chuyện cười, những nụ cười ngắn gọn, nó còn được dùng để xây dựng những truyện cười. Những truyện cười của các tác giả Việt Nam thường dựa trên những hiện tượng mơ hồ về từ ngữ”. 5) Bùi Khắc Viện với Tiếng cười trong phong cách ngôn ngữ của Bác qua tác phẩm bằng tiếng Việt [61] cho rằng có hai loại biện pháp gây cười: ngôn ngữ học và phi ngôn ngữ học. Biện pháp ngôn ngữ học là biện pháp đặc thù nhằm khai thác những đặc điểm riêng của ngôn ngữ để gây cười. Tác giả nêu ra một số biện pháp gây cười như: chơi chữ, tương phản...Biện pháp phi ngôn ngữ học gồm các thao tác: lựa chọn, sắp xếp các chi tiết... 6) Trong Hàm ý hội thoại trong các truyện cười dân gian: Khoe của và Hai kiểu áo [65], tác giả Nguyễn Hoàng Yến cho rằng từ góc nhìn dụng học, sự khai thác hàm ý trong các truyện này nhằm mục đích làm rõ thêm đặc tính của truyện cười. Hàm ý hội thoại là yếu tố quan trọng tạo nên tiếng cười. Tác giả thống kê có 98% truyện cười có hội thoại (thống kê qua Tiếng cười dân gian Việt Nam của Trương Chính - Phong Châu). Đặc biệt, theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì có rất ít những công trình nghiên cứu về truyện cười dưới góc nhìn ngôn ngữ học ở cấp độ luận văn, luận án. Cụ thể, đã có công trình nghiên cứu về: Đặc điểm ngữ dụng của truyện cười dân gian Việt Nam [34]; Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt [47], tác giả đã tiến hành khảo sát truyện cười và trên cơ sở đó nêu ra 26 phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt: phương thức chơi chữ, phương thức so sánh, phương thức tỉnh lược... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều nặng về sưu tầm, diễn giải cảm tính dưới góc nhìn văn hóa dân gian, có những sự diễn giải nhìn từ ngôn ngữ học nhưng rất ít và chủ yếu nghiên cứu đặc điểm của văn bản hay một số phương thức tạo nên tiếng cười. 10B3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những văn bản có tổ chức ngôn từ theo một hình thức nào đó có thể gây nên tiếng cười. Do đó, truyện cười được hiểu theo nghĩa rất rộng – từ truyện cười dân gian cho đến hiện đại đều là đối tượng nghiên cứu của đề tài này. Tuy nhiên, do danh mục truyện cười được biên tập, xuất bản khá lớn nên chúng tôi chỉ xin khảo sát ở một số tác phẩm tiêu biểu (chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong mục phương pháp nghiên cứu và nguồn cứ liệu) mà chúng tôi cho rằng chúng thể hiện rõ nét những vấn đề cần trình bày. 3.2. Mục đích nghiên cứu Với hướng nghiên cứu như trên, luận văn nhằm hướng đến mục đích là nghiên cứu hội thoại truyện cười nhằm chỉ ra các đặc điểm hội thoại dưới góc nhìn ngữ dụng học. Đồng thời luận văn cung cấp cho người tiếp nhận cách thức vận dụng những kiến thức ngôn ngữ học để có thể giải mã, giải thích về truyện cười và các yếu tố tạo nên tiếng cười. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Xác định cơ sở lí luận về ngữ dụng học đối với việc nghiên cứu hội thoại nói chung, hướng tới việc nghiên cứu hội thoại trong thể loại văn học, cụ thể là truyện cười. Đi vào tìm hiểu các khái niệm có liên quan: cấu trúc hội thoại, phương châm và việc vi phạm phương châm hội thoại... - Trên cơ sở lý thuyết đã xác định, tiến hành tập hợp, xử lí tư liệu về hội thoại trong truyện cười và phân loại theo các tiêu chí đề ra. - Miêu tả, phân tích các đặc điểm của hội thoại trong truyện cười. Chỉ ra các đặc điểm của hội thoại nói chung, hiệu quả trong giao tiếp nói riêng. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Từ góc nhìn lý thuyết hội thoại, chúng tôi nhận thấy có thể nghiên cứu truyện cười từ nhiều khía cạnh (những yếu tố chi phối vận động hội thoại, sự thể hiện các qui tắc hội thoại, cấu trúc hội thoại, sự thể hiện các quan hệ liên cá nhân, phép lịch sự...). Nhưng trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu ở một số khía cạnh sau: - Cấu trúc hội thoại trong truyện cười. - Các phương châm hội thoại trong truyện cười. - Việc vi phạm phương châm hội thoại trong truyện cười. 1B4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn cứ liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng tích hợp một số phương pháp sau: - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này dùng để miêu tả các ngữ liệu được thể hiện dưới dạng hội thoại, qua đó tìm ra những đặc điểm cụ thể của vấn đề cần trình bày. - Phương pháp thống kê – phân loại: Phương pháp này nhằm tiến hành thống kê các ngữ liệu và từ đó phân loại theo các tiêu ch
Luận văn liên quan