Luận văn Truyện dân gian Tây Ninh

Tây Ninh là một tỉnh biên giới được hình thành với thời gian khoảng 300 năm, nằm ở phía Nam, tiếp giáp với Campuchia. Tây Ninh có vị trí chiến lược trong an ninh, quốc phòng cũng như ngoại giao về kinh tế, văn hóa, Xét thấy đây là một địa phương có bề dày lịch sử văn hóa trong tổng thể của lịch sử văn hóa vùng, miền cũng như có nhiều sự giao thoa giữa các lằn ranh văn hóa giữa các tộc người, giữa các tôn giáo tạo nên một bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương. Nhưng trong thực tế, Tây Ninh chưa được các nhà nghiên cứu lưu tâm, nhận diện và đánh giá, chúng tôi có một sự phân vân và vướng mắc vì lý do nào Tây Ninh “bị lãng quên” trong các công trình nghiên cứu? Phải chăng vì vùng đất này thật sự không có gì đặc sắc về văn học dân gian, văn hóa dân gian? Hay vì một lý do nào khác phụ thuộc vào điều kiện của các nhà nghiên cứu?

pdf194 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện dân gian Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hà Thị Thới TRUYỆN DÂN GIAN TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hà Thị Thới TRUYỆN DÂN GIAN TÂY NINH Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Hà Thị Thới LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam với đề tài Truyện dân gian Tây Ninh, tôi đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, của quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Văn học Việt Nam (Cao học khóa 23 – Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình và nhiệt thành của Tiến sĩ Hồ Quốc Hùng, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Song song đó, trong quá trình điền dã, sưu tầm, nghiên cứu đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân địa phương Tây Ninh, các tổ chức văn hóa ở Tây Ninh (Thư viện tỉnh Tây Ninh, Bảo tàng tỉnh Tây Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh). Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Hồ Quốc Hùng, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy cô, các phòng ban của trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Phòng Sau đại học, Thư viện trường), các tổ chức văn hóa ở Tây Ninh và người dân Tây Ninh cũng như gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Hà Thị Thới MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 10 1.1. Những vấn đề về lý thuyết có liên quan đến đề tài .............................. 10 1.1.1. Từ lý thuyết đến ứng dụng bước đầu trong công tác sưu tầm, nghiên cứu Truyện dân gian Tây Ninh ......................................... 10 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa – tín ngưỡng ...... 18 1.2. Những vấn đề về đời sống văn hóa – tín ngưỡng của cư dân ở Tây Ninh ....... 23 1.2.1. Quá trình cộng cư giữa các tộc người ở Tây Ninh ....................... 24 1.2.2. Mối quan hệ giữa các tộc người về đời sống văn hóa – tín ngưỡng ở Tây Ninh ....................................................................... 26 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 34 Chương 2. TÌNH HÌNH TƯ LIỆU VÀ PHÂN LOẠI, MÔ TẢ TƯ LIỆU .... 36 2.1. Tình hình tư liệu ................................................................................... 36 2.1.1. Tư liệu đã được công bố ............................................................... 36 2.1.2. Tư liệu sưu tầm, điền dã ................................................................ 41 2.2. Phân loại và mô tả tư liệu ..................................................................... 45 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 61 Chương 3. ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THUYẾT TÂY NINH ................... 62 3.1. Đề tài .................................................................................................... 62 3.1.1. Truyền thuyết Tây Ninh gắn với lịch sử khai phá, hình thành vùng đất ......................................................................................... 62 3.1.2. Truyền thuyết Tây Ninh gắn với địa danh, in đậm dấu tích địa phương ............ 65 3.1.3. Truyền thuyết Tây Ninh có mối liên quan mật thiết với tín ngưỡng dân gian và tôn giáo ......................................................... 71 3.2. Cấu tạo cốt truyện ................................................................................ 76 3.2.1. Cấu tạo truyền thuyết lịch sử Tây Ninh ........................................ 78 3.2.2. Cấu tạo truyền thuyết địa danh Tây Ninh ..................................... 90 3.2.3. Cấu tạo truyền thuyết tín ngưỡng dân gian và tôn giáo Tây Ninh ..... 96 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tây Ninh là một tỉnh biên giới được hình thành với thời gian khoảng 300 năm, nằm ở phía Nam, tiếp giáp với Campuchia. Tây Ninh có vị trí chiến lược trong an ninh, quốc phòng cũng như ngoại giao về kinh tế, văn hóa, Xét thấy đây là một địa phương có bề dày lịch sử văn hóa trong tổng thể của lịch sử văn hóa vùng, miền cũng như có nhiều sự giao thoa giữa các lằn ranh văn hóa giữa các tộc người, giữa các tôn giáo tạo nên một bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương. Nhưng trong thực tế, Tây Ninh chưa được các nhà nghiên cứu lưu tâm, nhận diện và đánh giá, chúng tôi có một sự phân vân và vướng mắc vì lý do nào Tây Ninh “bị lãng quên” trong các công trình nghiên cứu? Phải chăng vì vùng đất này thật sự không có gì đặc sắc về văn học dân gian, văn hóa dân gian? Hay vì một lý do nào khác phụ thuộc vào điều kiện của các nhà nghiên cứu? Hướng nghiên cứu văn học dân gian theo vùng văn hóa, nghiên cứu văn học dân gian địa phương hiện nay được các nhà nghiên cứu dành một sự quan tâm không nhỏ, nhưng xét thấy văn học dân gian ở Tây Ninh chưa được lưu ý đúng mức. Nhất là truyện dân gian ở đây chưa được sưu tầm, gìn giữ. Mặc dù đã có những cuộc điền dã, thực tế được tổ chức ở Nam Bộ nhưng phần lớn tập trung ở các địa phương khác như Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang,Trên thực tế, truyện dân gian Tây Ninh chỉ được tồn tại một vài bản kể rải rác trong các công trình sưu tầm, tổng hợp truyện dân gian của các tác giả (vấn đề này, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần Tình hình tư liệu ở chương 2). Chúng tôi chọn đề tài này với lý do muốn góp phần tìm hiểu đặc điểm văn học dân gian Tây Ninh, đặc biệt là ở phần truyện dân gian. Bởi vì trong chỉnh thể văn học dân gian, truyện dân gian là bằng chứng lịch sử - văn hóa 2 sống động nhất, là bộ phận phản ánh rõ nét và đầy đủ nhất lịch sử - đời sống của cộng đồng. Cụ thể, chúng tôi muốn hướng đến tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của truyện dân gian trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Tây Ninh, cũng như mối quan hệ giữa bộ phận truyện dân gian (trong chỉnh thể văn học dân gian) với văn hóa dân gian Tây Ninh. Trong quá trình điền dã, sưu tầm tư liệu, chúng tôi muốn góp phần nhỏ vào công cuộc bảo tồn, lưu giữ truyện dân gian (Tây Ninh) – vốn được xem là “di sản tinh thần”, một nét đẹp văn hóa của dân gian (Tây Ninh). Ngoài ra, chúng tôi muốn đề tài nghiên cứu này sẽ là một món quà tri ân đối với quê hương Tây Ninh – cái nôi tinh thần nuôi dưỡng bản thân người nghiên cứu đề tài. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Một điều chúng tôi cần lưu ý ngay từ đầu là trong phần này chúng tôi chỉ điểm qua những công trình sưu tầm, tổng hợp có sự “góp mặt” của truyện dân gian Tây Ninh và những công trình mang tính chất nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đời sống văn hóa – tín ngưỡng, văn học dân gian ở Tây Ninh. Những công trình mang tính chất nghiên cứu, sưu tầm chung của vùng Nam Bộ, tuy Tây Ninh là một bộ phận nhưng không đề cập trực tiếp đến đề tài, tức văn hóa dân gian, văn học dân gian (truyện dân gian) Tây Ninh, chúng tôi cũng xin được phép không nhắc đến. Chúng tôi không chủ ý phân loại tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu vì xét về số lượng cũng không nhiều, nên chúng tôi chỉ điểm qua các tài liệu này với trình tự thời gian ra đời trước, sau của chúng. 1/ Tây Ninh xưa và nay (1971), Huỳnh Minh sưu khảo và tự xuất bản, sau được nhà xuất bản Thanh niên hiệu đính và xuất bản vào năm 2001 với tên gọi là Tây Ninh xưa. Công trình Tây Ninh xưa và nay được tác giả chia làm 7 phần, theo thứ tự từng phần tác giả trình bày đi từ khái quát đến cụ thể về lịch sử, văn hóa, con người Tây Ninh. Theo tuần tự, phần 1, tác giả tìm về 3 lịch sử hình thành cũng như về điều kiện tự nhiên vùng đất Tây Ninh qua các thời đại từ khi cư dân mới định hình đời sống ở đây. Phần 2, tác giả điểm qua các di tích lịch sử ở Tây Ninh, kết hợp với việc giới thiệu các di tích là việc sưu tầm các bản kể truyện dân gian gắn liền với các di tích ấy (nếu có). Phần 3, tác giả đi tìm lại hình ảnh của các nhân vật lịch sử “cận đại” nổi tiếng có công tích đối với Tây Ninh trong quá trình xây dựng, bảo vệ “lãnh thổ” cũng như công tích của họ đối với việc xây dựng đời sống, nếp sống văn hóa của cư dân Tây Ninh. Một số bản kể được tác giả sưu tầm trong phần này đã trở thành truyện dân gian lưu truyền trong địa phương Tây Ninh từ đời này sang đời khác để lớp cháu con sau còn được ngưỡng vọng về quá khứ để tự hào và biết ơn. Phần 4, tác giả ghi chép lại những “huyền thoại”, “giai thoại” Tây Ninh được chính tác giả sưu tầm từ cư dân địa phương. Phần 5, tác giả tập trung miêu tả các nơi tôn nghiêm: Chùa, Đình, Nhà Thờ, Tòa Thánh ở Tây Ninh. Chủ yếu là viết về sự ra đời của các nơi ấy, có sự kết hợp miêu tả cảnh quan và ghi chép kèm theo những mẩu chuyện linh thiêng được dân gian kể lại. Trong phần này, tác giả lược thuật khá kỹ về Đạo Cao Đài, đó là sự hình thành, hoạt động, và những bước thăng trầm của Đạo. Phần 6, tác giả viết về đời sống văn nghệ ở Tây Ninh, các nhóm văn nghệ và các nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực văn nghệ ở Tây Ninh thời bấy giờ. Phần 7, tác giả phác họa Tây Ninh “ngày nay”, tức thời gian tác giả đến Tây Ninh sưu khảo. Công trình này, Huỳnh Minh đã cung cấp cho chúng ta khá nhiều điều thú vị và cặn kẽ về vùng đất Tây Ninh. Từ công trình Tây Ninh xưa và nay, chúng tôi hiểu thêm về lịch sử Tây Ninh, chưa kể số lượng truyện được tác giả sưu tầm, biên soạn từ chuyến đi thực tế ở Tây Ninh đã giúp chúng tôi kế thừa một số lượng truyện dân gian đáng quý (sau khi chúng tôi chọn lọc) cũng như giúp chúng tôi trong việc khoanh vùng trong công tác sưu tầm, điền dã mà chúng tôi thực hiện khi nghiên cứu đề tài này. 4 2/ Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường (1994) của Lê Trí Viễn (chủ biên). Công trình này gồm 2 tập, phân ra cho 3 cấp học Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, được sử dụng trong chương trình giảng dạy thơ văn địa phương ở các trường học trực thuộc Tây Ninh. Công trình này, mỗi tập được chia làm 2 phần văn học dân gian và văn học viết. Phần văn học dân gian tập trung nhiều ở tập 1 (cấp Tiểu học và Trung học cơ sở) hơn là tập 2 (cấp Trung học phổ thông). Ở phần văn học dân gian, nhóm biên soạn đã đa dạng hóa tác phẩm văn học dân gian qua việc tuyển chọn đủ hai hình thức văn vần (ca dao, tục ngữ) và văn xuôi (truyện). Tác phẩm văn học dân gian được nhóm tác giả tiến hành sưu tầm và biên soạn lại từ lời kể của cư dân Tây Ninh. Một số truyện có ghi chú về nguồn kể của truyện (người kể, địa điểm). Các truyện này được nhóm tác giả gọi chung là truyện dân gian chứ chưa có sự phân loại thể loại. Trong công trình, có tổng cộng 8 truyện dân gian, số truyện này đã “góp mặt” vào nguồn truyện dân gian Tây Ninh của đề tài nghiên cứu (chúng tôi sẽ nói rõ trong phần Tình hình tư liệu ở chương 2). 3/ Miền Đông Nam Bộ con người và văn hóa, Phan Xuân Biên (2004), Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ở công trình này, tác giả chỉ khoanh vùng giới thiệu về lịch sử - văn hóa, con người ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nên không thể “vắng mặt” trong công trình. Ở mục bài viết riêng về Tây Ninh, tác giả đã khái quát được lịch sử hình thành và phát triển của Tây Ninh cũng như các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể ở địa phương được phát hiện và cần phải được lưu giữ, phát triển. Tuy nhiên, tác giả chưa có sự đào sâu vào mảng văn hóa phi vật thể, tức mảng văn hóa tinh thần – đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương. Nhưng một mặt nào đó, từ công trình này, chúng tôi cũng được cung cấp một vốn tư liệu quý về lịch sử hình thành vùng đất Tây Ninh. 5 4/ Tìm hiểu Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Tây Ninh, Phan Kỷ Sửu (2014), Nxb Tôn giáo. Có thể nói đây là công trình đầu tiên đi sâu vào vấn đề Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Tây Ninh. Phật giáo là một tôn giáo có một bước đường dài gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của Tây Ninh song song với tín ngưỡng dân gian ở địa phương. Tác giả chia quyển sách làm 3 phần. Phần 1 là tìm hiểu sự phát triển của Phật giáo theo chiều dài lịch sử ở Tây Ninh, phần 2 là đi sâu vào tín ngưỡng dân gian Tây Ninh, phần 3 là Những trang văn những vần thơ về những cơ sở thờ tự tín ngưỡng cũng như những ngày lễ hội – văn hóa tín ngưỡng ở Tây Ninh, có thể nói phần 3 là phần “vĩ thanh” của công trình. Riêng phần 2, tác giả trình bày 27 bài viết nhỏ, giới thiệu về các cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian, lễ hội, nhân vật được thờ cúng bởi cư dân Tây Ninh xuất phát từ tín ngưỡng dân gian. Tuy không chủ ý sưu tầm truyện dân gian Tây Ninh nhưng tác giả đã có công trong việc điểm lại và hiệu đính lại một số truyện dân gian ở Tây Ninh. Đồng thời, qua kết quả điền dã thực tế của tác giả, chúng tôi đã chọn lọc được 1 truyện dân gian vào nguồn truyện dân gian Tây Ninh (xem mục Tình hình tư liệu ở chương 2). Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến văn hóa – tín ngưỡng của người Việt và người Hoa, riêng người Khmer tác giả có một bài viết về ngày tết Chol Chnam Thmay trong phần 1. Tộc người Chăm, không thấy tác giả nhắc đến. Công trình là kết quả của chuyến khảo sát thực tế của chính tác giả. Từ công trình, chúng tôi có thể tiếp cận đời sống văn hóa - tín ngưỡng dân gian ở Tây Ninh dễ dàng hơn cũng như có thêm tư liệu để đối chiếu, so sánh với truyện dân gian (ở các công trình khác và do chúng tôi sưu tầm, điền dã) nhằm thu được một kết quả nghiên cứu chính xác nhất có thể. Tóm lại, vấn đề nghiên cứu truyện dân gian Tây Ninh chưa có một công trình nào “chính thức” bàn qua. Các công trình chỉ dừng lại ở việc sưu tầm và biên soạn truyện dân gian Tây Ninh. Vì vậy, với đề tài này, chúng tôi tiếp tục 6 thực hiện công tác sưu tầm và đi vào nghiên cứu Truyện dân gian Tây Ninh. Với số tài liệu nghiên cứu ít ỏi có liên quan đến đề tài này, khó khăn là điều đầu tiên chúng tôi gặp phải. Nhưng với sự khảo sát những công trình nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi tạo tiền đề cũng như kế thừa vốn tri thức về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, nguồn truyện dân gian, trong việc nghiên cứu đề tài Truyện dân gian Tây Ninh. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nhằm mục đích sưu tầm, hệ thống hóa và miêu tả nguồn tư liệu truyện dân gian Tây Ninh. Từ đó, rút ra mục đích sau cùng là kết luận văn học dân gian, văn hóa dân gian địa phương Tây Ninh cũng có những bản sắc riêng và chung trong dòng chảy vận hành của văn học dân gian, văn hóa dân gian của dân tộc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện dân gian Tây Ninh, những truyện do cư dân người Việt ở Tây Ninh sáng tạo và chỉ lưu truyền ở Tây Ninh. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: chúng tôi chỉ tiến hành điền dã những truyện dân gian của cư dân người Việt ở Tây Ninh, do đó phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở các truyện xuất hiện trong cộng đồng cư dân người Việt ở Tây Ninh. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, những truyện xuất hiện trong cộng đồng cư dân người Việt, nếu như có xuất hiện dị bản của cộng đồng dân tộc khác, thì những dị bản đó luận văn vẫn xét trong phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Triển khai đề tài này, chúng tôi cố gắng vận dụng một số phương pháp nghiên cứu phù hợp với khoa nghiên cứu văn học dân gian: Phương pháp sưu tầm, điền dã: đây là một phương pháp quan trọng mang tính chất cơ sở của luận văn. Chúng tôi tiến hành đi điền dã, sưu tầm, 7 lắng nghe, quan sát, ghi chép lại những bản kể của người dân địa phương. Từ đó, tìm hiểu và mô thuật lại đời sống thực tế của truyện dân gian. Phương pháp phân loại, thống kê: Là phương pháp nhóm những đối tượng có chung những đặc điểm thành từng nhóm riêng. Luận văn sử dụng phương pháp này để phân loại truyện dân gian thành những thể loại đã được các nhà lý thuyết phân chia theo đặc trưng, nội dung phản ánh. Trên kết quả phân loại, chúng tôi tiến hành thống kê, lập bảng biểu để đưa tới những kết luận mang tính khoa học, chính xác. Phương pháp phân tích cấu trúc: phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác những thành tố cấu thành chỉnh thể tác phẩm. Phương pháp này có hữu ích khi sử dụng kèm với phương pháp thống kê, mô hình hóa tác phẩm. Phương pháp so sánh được xem là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu văn học dân gian. Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành so sánh tư liệu trước và sau khi điền dã, sưu tầm, đồng thời so sánh trong tổng thể tư liệu nhằm khám phá và kiến giải những điểm giống và khác nhau của các hiện tượng, cũng như đưa ra những nhận định, đánh giá phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp tiếp cận hệ thống: đối tượng mà luận văn nghiên cứu là truyện dân gian Tây Ninh là những đơn vị tác phẩm cụ thể được nằm trong một hệ thống lớn hơn chứ không tồn tại độc lập, riêng lẻ. Sử dụng phương pháp này, luận văn sẽ chỉ ra sự vận động của bộ phận truyện dân gian Tây Ninh trong hệ thống truyện dân gian Nam Bộ và cả nước có những điểm chung và điểm riêng nào chệch ra ngoài hệ thống. Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian theo vùng văn hóa: đề tài của luận văn mang tính chất địa phương nằm trong không gian vùng văn hóa Nam Bộ nên việc sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu sẽ mang lại rất nhiều hữu ích trong việc khoanh vùng, tìm ra những nét đặc trưng riêng trong những đặc trưng chung của vùng văn hóa. 8 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ phải tiến ngành nghiên cứu các vấn đề của các ngành dân tộc học, văn hóa học, lịch sử học. Việc sử dụng phương pháp này thiết nghĩ sẽ bổ trợ rất nhiều. Phương pháp này sẽ được sử dụng kèm theo phương pháp nghiên cứu văn học dân gian theo vùng văn hóa. 6. Đóng góp của luận văn Theo chúng tôi, Luận văn với đề tài “Truyện dân gian Tây Ninh” có những đóng góp: - Hệ thống hóa nguồn tư liệu truyện dân gian trong bức tranh tổng thể văn học dân gian ở Tây Ninh. - Khám phá những nét đặc trưng trong nội dung phản ánh của truyện dân gian Tây Ninh cũng như những điểm riêng và chung trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Tây Ninh góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa địa phương Tây Ninh trong bản sắc văn hóa vùng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề chung Chương này, chúng tôi đưa ra những vấn đề chung nhất, mang tính chất cơ sở, làm tiền đề cho việc nghiên cứu đề tài. Chúng tôi kế thừa lý thuyết, kinh nghiệm của người đi trước tiến đến việc ứng dụng có tính chất giới hạn trong công tác sưu tầm, nghiên cứu đề tài. Song song đó, chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian và tín ngưỡng cũng như xác định cơ cấu tộc người ở địa phương và tái thuật lại đời sống văn hóa – tín ngưỡng của cư dân Tây Ninh. Chương 2. Tình hình tư liệu, phân loại và mô tả Chương này, chúng tôi tiến hành xác định nguồn tư liệu truyện dân gian Tây Ninh làm dữ liệu cho việc nghiên cứu của chương 3. Chúng tôi tiến hành 9 phân loại, h
Luận văn liên quan