Luận văn Truyện ngắn trang Thế Hy dưới góc nhìn văn hóa

Có những nhà văn mà khi nhắc tới tên họ, người đọc sẽ nghĩ ngay đến những vùng đất, những con người của một miền Tổ quốc. Trang Thế Hy là một nhà văn như thế, nhà văn của Nam Bộ. Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Trang Thế Hy thuộc số những nhà văn viết không nhiều. Nhưng tác phẩm của ông đã vượt qua được những thử thách của thời gian, sự sàng lọc của công chúng và để lại ấn tượng bằng một vẻ đẹp riêng. Đó là vẻ đẹp của một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, một ngòi bút viết rất tỉ mĩ và chắt lọc, thận trọng chứ không cao giọng. Đọc tác phẩm của ông, ta có thể cảm nhận được một sự gắn bó tha thiết, cao hơn là một sự trân trọng, niềm kính yêu của ông đối với vùng đất và con người Nam Bộ đẹp đẽ, ân tình. Chính vốn sống sâu sắc, sự chân thành, cái nhìn nhân hậu của Trang Thế Hy đối với con người, làng quê Nam Bộ đã tinh kết thành tác phẩm và tạo nên cái duyên cho truyện ngắn Trang Thế Hy.

pdf126 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn trang Thế Hy dưới góc nhìn văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Phan Phương Uyên TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, người viết được sự dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình của Quý Thầy Cô Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Huỳnh Như Phương, người đã nhiệt tình chỉ bảo, giới thiệu nhiều tư liệu quý giá để người viết tham khảo, người đã góp nhiều ý kiến bổ ích cho người viết trong suốt quá trình làm việc. Nay người viết trước hết xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với tất cả Quý Thầy Cô, đặc biệt là thầy Huỳnh Như Phương. Người viết xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Cán bộ Phòng KHCN& SĐH, Cán bộ quản lý Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người viết hoàn thành luận văn đúng quy định. Luận văn này chắn chắn sẽ còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự lượng thứ, những ý kiến góp ý chân tình của Quý Thầy Cô và bạn đọc. TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 - 2011 MỤC LỤC 3TLỜI CÁM ƠN3T .............................................................................................................................................. 2 3TMỤC LỤC 3T .................................................................................................................................................... 3 3TMỞ ĐẦU3T...................................................................................................................................................... 5 3T1. Lí do chọn đề tài3T ................................................................................................................................... 5 3T2. Lịch sử vấn đề3T ....................................................................................................................................... 7 3T . Mục đích, phạm vi nghiên cứu3T ............................................................................................................ 13 3T4. Phương pháp nghiên cứu3T ..................................................................................................................... 14 3T5. Đóng góp của luận văn3T ........................................................................................................................ 15 3T6. Cấu trúc luận văn3T ................................................................................................................................ 15 3TChương 1: TRANG THẾ HY VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC3T .................................................................................................................................................. 17 3T1.1 Giới thiệu đôi nét về nhà văn Trang Thế Hy3T ...................................................................................... 17 3T1.1.1 Tiểu sử3T ....................................................................................................................................... 17 3T1.1.2 Quá trình sáng tác3T....................................................................................................................... 19 3T1.1.2.1 Các giai đoạn sáng tác3T ......................................................................................................... 20 3T1.1.2.2 Tác phẩm chính3T ................................................................................................................... 22 3T1.1.2.3 Một số giải thưởng đã đạt được3T............................................................................................ 23 3T1.1.3 Quan niệm nghệ thuật3T ................................................................................................................. 23 3T1.2 Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học3T ............................................................ 27 3TChương 2: VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY3T ........................................ 36 3T2.1. Văn hóa ứng xử3T ............................................................................................................................... 36 3T2.1.1 Với môi trường tự nhiên3T ............................................................................................................. 37 3T2.1.2 Với môi trường xã hội3T ................................................................................................................ 43 3T2.2. Tiếp biến văn hóa3T ............................................................................................................................. 53 3T2.2.1 Yếu tố ổn định và kế thừa3T ........................................................................................................... 56 3T2.2.2 Yếu tố tiếp nhận và biến đổi3T ....................................................................................................... 61 3TChương 3: CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN TRANG THẾ HY3T .................................... 70 3T .1 Một số đặc điểm của con người Nam Bộ trong truyện ngắn Trang Thế Hy3T ........................................ 70 3T .1.1 Con người xả thân vì nghĩa, tranh đấu vì dân tộc3T ........................................................................ 71 3T .1.2 Con người nhân ái, giàu tự trọng, yêu cái đẹp3T ............................................................................. 75 3T .2 Những đặc điểm nghệ thuật góp phần biểu hiện văn hóa và con người Nam Bộ trong truyện ngắn Trang Thế Hy3T ......................................................................................................................................... 87 3T .2.1 Nghệ thuật trần thuật với việc thể hiện văn hóa và con người Nam Bộ 3T ....................................... 88 3T .2.1.1 Cốt truyện đơn tuyến3T ........................................................................................................... 88 3T .2.1.2 Điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ nhất 3T .................................................................................. 90 3T .2.1.3. Giọng điệu trầm tĩnh, triết lí3T ................................................................................................ 92 3T .2.1.4. Lối viết ẩn dụ3T ..................................................................................................................... 97 3T .2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật với việc thể hiện văn hoá và con người Nam Bộ 3T ....................... 102 3T .2.2.1 Nghệ thuật xây dựng tính cách3T ........................................................................................... 102 3T .2.2.2 Nghệ thuật khắc hoạ tâm lí, thể hiện nội tâm3T...................................................................... 106 3T .2.3 Nghệ thuật sử dụng phương ngữ với việc thể hiện con người Nam Bộ 3T ...................................... 107 3TKẾT LUẬN3T .............................................................................................................................................. 113 3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T......................................................................................................................... 116 3TPHỤ LỤC3T ................................................................................................................................................. 123 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Có những nhà văn mà khi nhắc tới tên họ, người đọc sẽ nghĩ ngay đến những vùng đất, những con người của một miền Tổ quốc. Trang Thế Hy là một nhà văn như thế, nhà văn của Nam Bộ. Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Trang Thế Hy thuộc số những nhà văn viết không nhiều. Nhưng tác phẩm của ông đã vượt qua được những thử thách của thời gian, sự sàng lọc của công chúng và để lại ấn tượng bằng một vẻ đẹp riêng. Đó là vẻ đẹp của một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, một ngòi bút viết rất tỉ mĩ và chắt lọc, thận trọng chứ không cao giọng. Đọc tác phẩm của ông, ta có thể cảm nhận được một sự gắn bó tha thiết, cao hơn là một sự trân trọng, niềm kính yêu của ông đối với vùng đất và con người Nam Bộ đẹp đẽ, ân tình. Chính vốn sống sâu sắc, sự chân thành, cái nhìn nhân hậu của Trang Thế Hy đối với con người, làng quê Nam Bộ đã tinh kết thành tác phẩm và tạo nên cái duyên cho truyện ngắn Trang Thế Hy. Vùng đất Nam Bộ đã cung cấp cho văn học Việt Nam hiện đại nguồn đề tài hấp dẫn. Các nhà văn Nam Bộ thuộc nhiều thế hệ đều chú ý khai thác chất liệu sáng tác từ đất phương Nam, từ Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức đến Nguyễn Ngọc Tư.Không chỉ các nhà văn sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, các nhà văn từ những vùng miền khác cũng đều để lại những trang văn đặc sắc về đất và người Nam Bộ như Trần Hiếu Minh (Nguyễn Văn Bổng), Nguyễn Thi, Tác phẩm của họ chính là “kho tư liệu sống” về con người, văn hóa, địa lý, lịch sử của vùng đất phương Nam. Viết về mảnh đất và con người Nam Bộ, Trang Thế Hy đã chọn cho mình một lối rẽ riêng, tạo nên một dấu ấn riêng, sức hấp dẫn riêng như lời nhận xét của Phạm Quang Trung trong bài viết có tựa đề Bài học sáng tạo từ văn nghiệp của Trang Thế Hy :“ (...) so với nhiều nhà văn Nam Bộ, ông tách riêng ra một cõi, vừa nghiêm cẩn vừa sâu lắng, vừa Nam Bộ vừa Việt Nam, thậm chí có những nét gặp gỡ nhân loại bao la ở tầng thẳm sâu nhất” [41, tr.15]. Lúc Trang Thế Hy bắt đầu nặng nợ với văn chương cũng là lúc mảnh đất Nam Bộ thân yêu đang rỉ máu dưới gót giày đinh của thế lực xâm lược và bán nước, cho nên cũng như bao con người Việt Nam chân chính khác, văn chương Trang Thế Hy biểu lộ thái độ bênh vực cho quyền sống của con người, chống lại sự bách hại, chà đạp con người. Dù là viết truyện ngắn, tiểu thuyết hay những bài thơ tự do, những bài thơ dịch, Trang Thế Hy vẫn bằng một cách riêng, rất thâm trầm và có phần lặng lẽ, luôn trăn trở, gìn giữ, đi tìm và góp nhặt những vẻ đẹp bị khuất lấp của cõi người dẫu có trải qua bao thăng trầm, bất hạnh, khổ đau. Dường như trong cuộc hành trình tìm kiếm và khám phá những cái đẹp ẩn giấu, ông luôn giữ được sự điềm tĩnh, không bị đánh lừa bởi vẻ hào nhoáng bên ngoài, không bị choáng ngợp bởi những vẻ đẹp rực rỡ mà ai cũng có thể nhìn thấy. Trang Thế Hy đã phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, phát hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức. Và cái đọng lại trên mỗi trang viết của Trang Thế Hy là một niềm tin chắc chắn và mãnh liệt vào việc “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”, cái thiện sẽ phục sinh con người. Ông viết văn như là cách để níu giữ cái phần thủy chung với tình người, thủy chung với niềm tin đạo lý thuộc về phía những người cùng khổ. Sống và viết cho niềm tin ấy, ông đã dồn tất cả vốn sống, vốn văn hoá đặt vào những trang văn mang đậm màu sắc Nam Bộ. Thế nhưng giá trị văn chương Trang Thế Hy trong một thời gian dài vì những lí do, những điều kiện nhất định của lịch sử, địa lí chưa được nhìn nhận đúng với giá trị của nó. Và những giá trị như thế rất cần được bổ khuyết trong bức tranh văn học nước nhà với những hướng nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó, văn hóa đang là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm. Văn hóa được hiểu là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống, và sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Ở chỗ nào, ở đâu, người ta cũng bàn đến văn hóa. Hơn lúc nào hết, các quốc gia đang lo giữ cho mình cái bản sắc văn hóa dân tộc, nó thấm sâu vào cội rễ dân tộc, nó là tinh hoa sâu lắng, ẩn hiện trong nếp sống đời thường và cả nơi tâm linh sâu thẳm của con người. Tất cả những giá trị ấy chúng ta có thể tìm thấy trong nhiều mảng khác nhau của đời sống dân tộc, trong đó văn chương giữ vai trò quan trọng. Nghiên cứu “Truyện ngắn Trang Thế Hy dưới góc nhìn văn hóa” là cách mà chúng tôi chọn để tiếp cận một trong những giá trị văn chương được nhận ra khá muộn mằn như một sự cố gắng ghi nhận, trân trọng với những tác giả có cuộc đời lao động nghệ thuật nghiêm túc, có nhiều cống hiến đáng trân trọng. Đồng thời đây là dịp để chúng tôi tìm hiểu, áp dụng phương pháp văn hoá học trong nghiên cứu văn học. Qua việc làm này, chúng tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào việc xác lập các mối liên hệ giữa hiện tượng văn học Trang Thế Hy các yếu tố văn hoá cụ thể của vùng đất Nam Bộ. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về truyện ngắn và những vấn đề liên quan đến truyện ngắn Trang Thế Hy, chúng tôi nhận thấy đã có những bài viết trên các sách nghiên cứu văn học và các trang web. Những ý kiến đánh giá từ những khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung thống nhất trong việc khẳng định những đóng góp của Trang Thế Hy ở thể loại truyện ngắn. Chúng tôi xin điểm qua những công trình, bài viết tiêu biểu nghiên cứu về tác giả Trang Thế Hy như sau: Năm 1988, các tác giả công trình Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận những đóng góp của Trang Thế Hy cho phong trào đấu tranh ở nội đô Sài Gòn giai đoạn kháng chiến chống Mỹ với thể loại truyện ngắn lẫn thể loại thơ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nét phác thảo sơ lược, chủ yếu dừng lại ở việc giới thiệu và ghi công nhà văn trong phong trào đấu tranh chung [27, tr.256]. Năm 1991, trong cuốn Địa chí Bến Tre của Nhà xuấtt bản Khoa học Xã hội, Trang Thế Hy xuất hiện với tư cách một nhà văn của địa phương, được giới thiệu về quá trình sáng tác, quá trình hoạt động cách mạng và tác phẩm tiêu biểu [29, tr.189]. Trong những năm gần đây, hiện tượng Trang Thế Hy nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình ngày càng nhiều hơn, sâu sắc hơn. Có lẽ, khi người ta bình tĩnh hơn, thận trọng hơn... thì cũng là lúc người ta dễ nhận ra những giá trị đích thực mà trong khi vội vã chưa kịp nhận ra. Trên báo Văn nghệ số ra ngày 01- 6 - 2002 có trích giới thiệu những ý kiến của các thành viên tham dự tọa đàm về tập truyện ngắn Nợ nước mắt của Trang Thế Hy. Cuộc tọa đàm có một số tham luận dài ngắn khác nhau về tập truyện . Trong bài viết Phong cách Trang Thế Hy, nhà văn Lê Minh Khuê đã có nhận định khá tinh tế về dấu ấn riêng của truyện ngắn Trang Thế Hy: “Ông là tác giả Nam Bộ, văn chương Nam Bộ dường như một mình ông một phong cách. Ông không bình dân, không nhiều sôi nổi. Ông hiện lên trong các trang viết với sự tinh tường, thấu hiểu và điềm tĩnh trước cuộc sống, trước cảnh sắc. (...) Ông viết về tâm sự của những con người bé nhỏ mà trong sạch. (...) Họ cũng là con người không giản đơn. Nhân vật trí thức - nghệ sĩ chiếm phần lớn trong tác phẩm của ông. Nhiều nhân vật sống qua các thứ “mốc” giữa hôm nay và hôm qua. Bao giờ tác giả cũng lựa cho họ cách sống thanh thản nhất. (...) Truyện ngắn của ông không có sự thay đổi hình thức. Các truyện kể với phương pháp như nhau - dường như ông luôn có cách bắt đầu câu chuyện bằng giọng nhẩn nha, nhưng luôn báo hiệu ngay từ những dòng đầu rằng đây là câu chuyện thú vị. (...) Truyện của ông không có tình huống phức tạp. Tình huống ẩn chứa trong cảm xúc và chữ nghĩa. Nhiều câu chuyện khiến ta hồi hộp. Đó là cách viết khó. Cách viết của một người trọng nghề, trọng chữ...” [72, tr.143-144]. Tương tự, Trịnh Đình Khôi cũng nhấn mạnh nét độc đáo trong phong cách Trang Thế qua bài viết Truyện ngắn của Trang Thế Hy toát lên vẻ đẹp văn hóa. Tác giả cho rằng: “Văn Trang Thế Hy điềm đạm (...). Trang Thế Hy không cố ý triết lý. Tính triết lý toát lên từ nhân vật, từ ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật”. “Trang Thế Hy là một nhà văn hóa viết văn. Trong ông có văn hóa Á Đông kết hợp với những ý tưởng phương Tây hiện đại” [72, tr.149] Trong Ít có tập truyện ngắn nào được viết kỹ lưỡng như thế này, Nguyễn Khắc Trường đã nhận xét về đề tài chiến tranh, con người và cảnh sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Trang Thế Hy như sau: “Văn của Trang Thế Hy không đọc nhanh được, không đọc vội được. Ông viết bình tĩnh, ngẫm ngợi, và ta cũng phải bình tĩnh đọc. Mỗi truyện của ông là một gửi gắm, một nỗi niềm. Ông nặng lòng với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nặng lòng với những người những cảnh vùng sông nước quê hương Bến Tre và những nơi ông đã qua của đồng bằng Nam Bộ. (...) Ông viết, những hồi ức chiến tranh và thực tại bây giờ đan dệt vào nhau...” [72, tr.146]. Trần Huy Quang cũng thống nhất với nhận định của nhà văn Nguyễn Khắc Trường qua bài viết Tôi học được nhiều ở Trang Thế Hy về nghề văn với nhận xét khá ngắn gọn: “Văn Trang Thế Hy kỹ càng, đẹp, đầy tính triết lý, nên đọc chậm thì mới hiểu hết, mới hưởng hết được cái hay” [72, tr.149]. Trần Đình Sử thể hiện ấn tượng sâu sắc của mình đối với truyện ngắn Trang Thế Hy qua bài viết Nên đọc kỹ để thấy công phu của tác giả như sau: “Truyện của Trang Thế Hy đề cao tình nghĩa, khẳng định tình nghĩa là giá trị lâu bền nhất, nhắc người đời đừng quên tình nghĩa. (...) Truyện của Trang Thế Hy triết lý nhiều, cả nhân vật bình thường cũng triết lý, đó là nét độc đáo. Đó là triết lý của nhân dân” [72, tr.150]. Trong Bốn điều rút ra từ tập truyện ngắn, Hồng Diệu cho rằng truyện ngắn Trang Thế Hy thường viết về hai mảng đề tài chính, đó là đời sống cách mạng và trách nhiệm của nhà văn. Bên cạnh đó, tác giả còn bàn về phong cách nghệ thuật Trang Thế Hy: “Văn của Trang Thế Hy phần nhiều là văn kể chuyện - hoặc do tác giả kể, hoặc do nhân vật kể - Đó là những cách kể chuyện có duyên, nhiều khi hóm hỉnh, với những triết lý giản dị, có sức thuyết phục (...) Truyện Trang Thế Hy giàu lòng nhân ái. Văn ông hiểu rõ bản sắc của một vùng đất, từ ngôn ngữ địa phương đến cảnh sắc thiên nhiên, cây cỏ, và con người ở đấy (...)” [72, tr.151]. Nhà văn Trung Trung Đỉnh trong Mỗi truyện ngắn là một đoạn đời nặng nhọc của nhà văn đã đề cập đến nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôi thứ nhất của Trang Thế Hy. Ông viết: “Nhân vật của ông đều là chỗ bạn bè tình nghĩa. Họ là bạn đời của ông trước khi ông nhập vào trang viết, cho nên tôi thấy ông dùng ngôi thứ nhất rất đắc địa” [72, tr.153]. Trung Trung Đỉnh cũng khẳng định ý thức trách nhiệm của Trang Thế Hy đối với nghề viết. Trung Trung Đỉnh nhận thấy Trang Thế Hy là nhà văn luôn “đau đáu với nghề, căm ghét thứ văn chương nghệ thuật bịa tạc khoa trương ồn ã. Các nhân vật là nghệ sĩ của ông đều bộc lộ quan điểm sáng tác của ông rất rõ...” [72, tr.153]. Bùi Việt Thắng trong bài viết Trang Thế Hy kể chuyện có duyên cho rằng chính hiệu quả của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã mang lại cái duyên riêng cho truyện ngắn Trang Thế Hy. Theo Bùi Việt Thắng thì: “Đây là cách kể chuyện có hiệu quả mà nhà văn thường vận dụng vì đứng kể ở ngôi vị ấy, người kể chuyện sẽ tự do hơn, dễ chân thành hơn. Tuy nhiên trong những truyện còn lại, dù kể ở ngôi thứ ba và có khi “giả tên” “đóng vai khác” thì cái tôi vẫn cư ngụ trong đó” [72, tr.155]. Những ý kiến được đưa ra trong buổi tọa đàm là những gợi ý quí báu đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Ngoài các bài viết kể trên còn có một số bài viết khác được tập hợp và in chung trong cuốn sách có tựa đề Đi chỗ khác chơi. Đây là cuốn sách lưu hành nội bộ mừng nhà văn Trang Thế Hy 80 tuổi do nhà thơ Cao Xuân Sơn tuyển chọn. Trong đó có một số bài viết khác đáng chú ý như: Trong bài viết Trang Thế Hy, nhà văn chắt chiu từng chữ từng câu, Nguyễn Quang Sáng cũng đưa ra nhận xét về nhân vật xưng “tôi” trong truyện của Trang Thế Hy, ông viết: “Cái “tôi” trong truyện của anh chính là anh, anh không né tránh, anh là nhà văn, là nhà văn đối thoại với nhân vật của mình”. Ông cho rằng việc sử dụng cái “tôi” ấy cho phép nhà văn toàn quyền với nhân vật của mình.
Luận văn liên quan