Từ xa xưa, chúng ta đã nghe nói rất nhiều về Voi. Con Voi là đối tượng
miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau trong thần thoại và là biểu tượng đặc
biệt ở châu Á và châu Phi. Kể từ thời kì đồ đá, Voi đã được khắc họa bởi bức
tranh khắc đá cổ trong hang động nghệ thuật. Theo thời gian, chúng được mô tả
trong nghệ thuật dưới những hình thức khác nhau. Voi đã thuần hóa là con vật
nuôi có ích và rất thân thiện với con người. Từ hàng nghìn năm nay Voi đã được
thuần hóa để làm những công việc như: kéo gỗ, kéo cày và để biểu diễn trong
các lễ hội. Người châu Á cũng dùng Voi làm loài vật chiến đấu như: Ấn Độ,
Thái Lan, Lào, Việt Nam Người Việt từ lâu đã biết sử dụng Voi để phục vụ
cho đời sống, đặc biệt là trong quân sự. Từ người Việt, Chăm, Khơ - me cho đến
các tộc người ở Tây Nguyên đều có nhiều huyền thoại, truyện cổ về loài Voi.
Voi là biểu tượng của sức mạnh, của quyền uy và của sự chiến thắng. Voi có
mặt trên mọi miền của mảnh đất hình chữ S. Đặc biệt, ở vùng đất Tây Nguyên,
chú Voi là hình ảnh quen thuộc gắn bó mật thiết với cuộc sống, lao động và văn
hóa của con người nơi đây. Nó có một vị trí rất quan trọng. Những trang sử hào
hùng của dân tộc với Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi .đều có sự góp sức của
những chú Voi dũng mạnh.
117 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyền thuyết về voi ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Na
TRUYỀN THUYẾT VỀ VOI Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Na
TRUYỀN THUYẾT VỀ VOI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình khoa học này là của riêng tôi. Các kết quả
đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn
Lê Na
LỜI CẢM ƠN
Để có được những thành quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
qua.
Đặc biệt, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự
chỉ bảo tận tình, chu đáo từ phía giảng viên, TS. Hồ Quốc Hùng. Thầy đã
giúp tôi lựa chọn đề tài, định hướng, hướng dẫn cách trình bày, giải quyết
vấn đề.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Ngữ Văn
trường Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh, những người đã nhiệt tình giảng
dạy để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường,
phòng Sau Đại học đã tạo những điều kiện tốt nhất cho học viên cao học
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014
Lê Na
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. VOI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CON NGƯỜI ................... 5
1.1. Voi trong văn hóa thế giới .......................................................................... 5
1.2. Voi trong văn hóa Đông Nam Á ............................................................... 12
1.3. Voi trong văn hóa Việt Nam ..................................................................... 16
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 24
Chương 2. THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI TRUYỀN THUYẾT VỀ VOI
Ở VIỆT NAM ................................................................................ 25
2.1. Tình hình tư liệu ........................................................................................ 25
2.1.1. Đánh giá tình hình tư liệu ................................................................... 25
2.1.2. Kết quả thống kê ................................................................................. 26
2.1.3. Vấn đề dị bản ...................................................................................... 28
2.2. Phân loại .................................................................................................... 31
2.2.1. Nhóm truyền thuyết về địa danh gắn liền với Voi .............................. 32
2.2.2. Nhóm truyền thuyết về Voi chiến ....................................................... 36
2.2.3. Nhóm truyền thuyết về Voi trong lao động sản xuất .......................... 41
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 44
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỐT TRUYỆN TRUYỀN
THUYẾT VỀ VOI Ở VIỆT NAM ............................................... 45
3.1. Cốt truyện các nhóm truyền thuyết ở Việt Nam ....................................... 45
3.1.1. Nhóm truyền thuyết về địa danh gắn liền với Voi .............................. 45
3.1.2. Nhóm truyền thuyết về Voi chiến ....................................................... 48
3.1.3. Nhóm truyền thuyết Voi trong lao động sản xuất .............................. 52
3.2. Các kiểu nhân vật Voi ............................................................................... 55
3.2.1. Kiểu nhân vật Voi trung thành với chủ ............................................... 55
3.2.2. Kiểu nhân vật Voi phản chủ ............................................................... 62
3.2.3. Kiểu nhân vật Voi kiêu ngạo .............................................................. 65
3.2.4. Kiểu nhân vật Voi tình nghĩa .............................................................. 66
3.3. Các mô típ tiêu biểu .................................................................................. 68
3.3.1. Mô típ đàn Voi .................................................................................... 70
3.3.2. Mô típ Voi trắng một ngà ................................................................... 71
3.3.3. Mô típ Voi hướng đầu về núi .............................................................. 74
3.3.4. Mô típ Voi khóc .................................................................................. 76
3.3.4. Mô típ Voi hóa đá ............................................................................... 79
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 80
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 83
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa, chúng ta đã nghe nói rất nhiều về Voi. Con Voi là đối tượng
miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau trong thần thoại và là biểu tượng đặc
biệt ở châu Á và châu Phi. Kể từ thời kì đồ đá, Voi đã được khắc họa bởi bức
tranh khắc đá cổ trong hang động nghệ thuật. Theo thời gian, chúng được mô tả
trong nghệ thuật dưới những hình thức khác nhau. Voi đã thuần hóa là con vật
nuôi có ích và rất thân thiện với con người. Từ hàng nghìn năm nay Voi đã được
thuần hóa để làm những công việc như: kéo gỗ, kéo cày và để biểu diễn trong
các lễ hội. Người châu Á cũng dùng Voi làm loài vật chiến đấu như: Ấn Độ,
Thái Lan, Lào, Việt NamNgười Việt từ lâu đã biết sử dụng Voi để phục vụ
cho đời sống, đặc biệt là trong quân sự. Từ người Việt, Chăm, Khơ - me cho đến
các tộc người ở Tây Nguyên đều có nhiều huyền thoại, truyện cổ về loài Voi.
Voi là biểu tượng của sức mạnh, của quyền uy và của sự chiến thắng. Voi có
mặt trên mọi miền của mảnh đất hình chữ S. Đặc biệt, ở vùng đất Tây Nguyên,
chú Voi là hình ảnh quen thuộc gắn bó mật thiết với cuộc sống, lao động và văn
hóa của con người nơi đây. Nó có một vị trí rất quan trọng. Những trang sử hào
hùng của dân tộc với Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi.đều có sự góp sức của
những chú Voi dũng mạnh. Voi tuy hung dữ nhưng lại có rất nhiều lợi ích nên
nó được mọi người yêu mến. Vì vậy, trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều câu
chuyện về Voi. Đặc biệt trong thể loại truyền thuyết. Hình ảnh những chú Voi
chiến dũng mãnh, trung thành xuất hiện trong các cuộc khởi nghĩa đã để lại
nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Với đề tài này, chúng tôi muốn khảo sát
những truyền thuyết về Voi ở Việt Nam để từ đó có cái nhìn toàn vẹn và đầy đủ
hơn về loài vật này cũng như vị trí, vai trò của Voi trong đời sống tinh thần của
người Việt.
2
2. Lịch sử vấn đề
Trong cuốn “Hành trình vào thế giới folklore Việt Nam”, tác giả Vũ Ngọc
Khánh đã đề cập đến hình tượng Voi chiến trong các triều đại phong kiến. Từ
những con Voi chiến từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo đến con Voi
già của vua Hàm Nghi ở thời Cần Vương, rồi những chú Voi được phong hàm
trong quân đội vào thời chống Pháp và chống Mĩ. Tất cả đều oai phong và có
những hành động đẹp. Tác giả cũng đề cập đến việc thuần hóa, huấn luyện và sử
dụng Voi. Tuy nhiên, công trình chỉ trình bày một cách sơ lược chứ chưa đi sâu
vào tìm hiểu hình tượng con Voi. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đi tìm hiểu và
khám phá những đặc trưng của truyền thuyết về Voi ở Việt Nam để qua đó thấy
được những sự tích, sự gắn bó của Voi với con người Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam thì Voi xuất hiện khá nhiều.
Có truyện xoay quanh loài Voi nhưng có truyện Voi chỉ xuất hiện như một tình
tiết. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung khảo sát những truyền
thuyết về Voi ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát những truyền thuyết
trong các tuyển tập đã xuất bản thời xưa và nay. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo
thêm những tài liệu về đời sống tâm linh có liên quan đến thể loại truyền thuyết
về loài Voi. Để đảm bảo dung lượng của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tập
trung vào hệ thống Voi trong truyền thuyết người Việt (Kinh). Tuy vậy, một số
truyền thuyết của dân tộc ít người có tương tác về mặt văn hóa với người Việt
nếu thấy đề cập đến Voi cũng được chúng tôi khảo sát.
3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi muốn khảo sát những truyền thuyết về Voi trong
hệ thống truyền thuyết của Việt Nam để thấy rõ được kết cấu, tổ chức cốt truyện
để từ đó có thể hiểu thêm về truyện loài vật dưới góc nhìn thể loại.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, miêu tả
- Sử dụng số liệu thống kê làm cơ sở phát hiện sự tồn tại của loài Voi
trong hệ thống truyền thuyết Việt Nam.
- Miêu tả kết cấu, đặc điểm nội dung từng mảng, nhóm của truyền thuyết
về Voi ở Việt Nam.
5.2. Phương pháp loại hình lịch sử
Phương pháp này giúp chúng tôi khảo sát từng văn bản truyền thuyết và
cả hệ thống truyền thuyết dân gian về Voi. Đặt tác phẩm trong bối cảnh lịch sử -
xã hội để thấy được biểu hiện và vị trí của nó qua các thời đại.
5.3. Phương pháp cấu trúc
Phương pháp này giúp chúng tôi chú trọng phân tích kết cấu tác phẩm
dưới góc độ cốt truyện, kiểu nhân vật Voi và các mô típ tiêu biểu.
5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tác động của văn hóa,
lịch sử, đặc biệt là ngành dân tộc học vào các thành tố của truyền thuyết để tạo
cơ sở cho việc lí giải những vấn đề đặt ra trong đề tài.
5.5. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được sử dụng để mổ xẻ, tìm hiểu rõ về tính cách, biểu
hiện của hành động và vai trò của Voi trong mỗi nhóm tác phẩm.
5.6. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi hệ thống lại toàn bộ các tư liệu đã tìm
kiếm được một cách lô gic và khoa học để thuận lợi cho việc nghiên cứu.
4
6. Đóng góp mới của luận văn
- Tìm hiểu tính phổ quát của Voi trong thể loại truyền thuyết .
- Hệ thống, phân loại và mô tả kết cấu nhóm truyền thuyết về Voi ở
Việt Nam.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết về Voi với đời sống tinh thần
người Việt.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 3 phần
Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm có 3 chương
Chương 1. Voi trong đời sống văn hóa con người
Trong chương này, chúng tôi nêu lên những tiền đề cơ bản về xã hội, thời đại
lịch sử để nghiên cứu Voi trong truyền thuyết cũng như nghiên cứu mối quan hệ
giữa Voi với đời sống, văn hóa , tinh thần trên thế giới, ở khu vực Đông Nam Á
và ở Việt Nam.
Chương 2. Thống kê, phân loại truyền thuyết về Voi ở Việt Nam
Chương này có nhiệm vụ thống kê, phân loại Voi trong truyền thuyết Việt
Nam. Để thực hiện chương này, chúng tôi tiến hành khảo sát các nguồn tư liệu
có liên quan và đánh giá tình hình của chúng để có được kết quả thống kê một
cách khách quan. Vấn đề dị bản cũng được chúng tôi đưa ra như một đối chứng
cần thiết cho việc thống kê, phân loại. Từ đó, luận văn sẽ tổng hợp, khái quát,
phân loại, mã hóa những tiểu loại truyền thuyết.
Chương 3. Đặc điểm cấu tạo cốt truyện truyền thuyết về Voi ở Việt Nam
Trong chương này, chúng tôi tiến hành mô tả và phân tích cấu tạo truyền
thuyết về Voi dựa trên các tiêu chí: cốt truyện, kiểu nhân vật và một số mô típ.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
Chương 1. VOI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CON NGƯỜI
1.1. Voi trong văn hóa thế giới
Từ xa xưa, Voi đã có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con
người. Mỗi một nơi đều có cái nhìn và các đánh giá khác nhau về loài Voi.
Trong “Từ điển văn hóa thế giới” của Jean Chevalier, Alain Gheer brant (Nxb
Đà Nẵng, Trường Viết Văn Nguyễn Du, 2002), giới thuyết về Voi như sau:
Nếu đối với các nước phương Tây, con Voi là hình ảnh sống động của sự
nặng nề và vụng về thì người Châu Á lại nhìn nhận con Voi một cách khác
hẳn. Con Voi là vật cưỡi của các vua chúa và trước hết là của thiên vương
Indra. Như vậy, Voi tượng trưng cho uy quyền đế vương. Voi còn là tên gọi
của thần Civa khi nói về những chức năng tối thượng của thần đó. Tác
động của vương quyền khi ổn định là mang lại hòa bình, thịnh vượng, uy
quyền của Voi(mâtangi) là ban cho những ai cầu khấn nó có được tất cả
những gì họ mong muốn. Tại nhiều khu vực, nhất là tại các khu vực có gió
mùa, sự ban ơn đó là mưa, là phước lành Trời cho.
Voi còn là biểu tượng , không phải sự nặng nề mà là sự ổn định của tính
cách bất di bất dịch. Trong Yoga, Voi thuộc luân xa 1(Chakramuladhara),
tương ứng với nguyên tố đất và với màu đất son. Voi còn đi cùng Đức Bồ
Tát bất biến (Boddhisattva Akshobhya). Trong một số biểu tượng vũ
trụ(mandala) của giáo phái Mật tông, ta thấy Voi chầu ở các cổng hướng
ra bốn phương; ở Ăngkor, ở miền Đông Mebon và nhất là ở Băng Cốc, Voi
cũng được đặt ở những vị trí như vậy. Điều đó biểu thị quyền thống trị của
trung tâm vương quyền đối với mọi phương trên thế gian. Cùng với những
biểu tượng khác, Voi được ở gần thần Vishnu, chúa tể của ba thế giới,
chứng tỏ con vật này có quyền tối thượng trên thế gian.
Voi còn gợi lên hình ảnh thần Ganesha, biểu tượng của tri thức. Phần thân
của thần này còn là tiểu vũ trụ, là sự biểu hiện, nhưng cái đầu Voi của thần
6
đã là đại vũ trụ, là cái không hiển hiện. Theo cách giải thích này thì Voi
chính là sự khởi đầu và sự kết thúc; vừa có thể hiểu là quá trình phát triển
của thế giới hình tượng bắt đầu từ âm tiết “om”(tức là cái không hiển
hiện), và vừa có thể hiểu là sự đắc đạo của người luyện Yoga. Ga-ja, con
Voi, là alpha mà cũng là omega.
Trong các hình thức của đạo Phật cũng rất hay dùng biểu tượng con Voi:
Hoàng hậu Maya thụ thai từ một con Voi, sinh ra Đức Phật. Ở đây, Voi đóng vai
trò của một thiên thần, ta có thể ngỡ ngàng về điều này nếu như ta chưa biết
rằng Voi là công cụ của hành động và của việc ban phước lành của Trời. Đôi
khi, Voi cũng được thể hiện đứng một mình để biểu thị sự “đầu thai” đức Phật.
Khi Voi đứng trên một trụ cột thì đó là hình ảnh của sự giác ngộ, nó đưa trở về
biểu tượng tri thức, hiện thân bằng Ganesha. Cuối cùng, Voi là vật cưỡi của Bồ
Tát Samantabhadra, với một ý nghĩa rất gần, nhằm diễn đạt một cách không kém
mạnh mẽ uy lực của tri thức. Cũng như con bò đực, con rùa con cá sấu và một
số con vật khác ở Ấn Độ và Tây Tạng; Voi còn là con vật cõng thế giới; vũ trụ
nằm trên lưng con Voi với tư cách là con vật cõng vũ trụ; Voi hiện hình thành
cột tượng của rất nhiều đền đài. Voi được coi là con vật vũ trụ vì nó có cấu trúc
của vũ trụ: bốn cây cột chống đỡ một khối cầu. Voi được xem là con vật cõng
thế giới, cả vũ trụ nằm trên lưng con Voi . Voi còn là hiện hình thành cột tượng
của rất nhiều đền đài. Voi được coi là con vật vũ trụ vì nó có cấu trúc của vũ trụ:
bốn cây cột chống đỡ một khối cầu.
Ở Châu Phi, theo tín ngưỡng của bộ tộc Baoule, Voi tượng trưng cho sức
mạnh, sự thịnh vượng, tuổi thọ và đạo lí. Bộ tộc Ekoi lại coi Voi là biểu tượng
của bạo lực và xấu xí.
Ở cấp độ ẩn dụ, nếu chỉ xét thân hình đồ sộ của nó thì Voi là biểu hiện của
uy quyền vua chúa, với bản tính đa nghi và cảnh giác; Voi gợi lên hình ảnh một
ông Vua biết tránh những sự dại dột, bất cẩn và nếu ta tin lời Phine và Elien thì
Voi thể hiện lòng sùng đạo: “Khi trăng thượng tuần mới mọc, theo lời người ta
7
kể cho tôi nghe thì đàn Voi, không rõ là do một trí khôn tự nhiên hay huyền bí
nào liền mang những cành lá mà chúng vừa nhổ nơi chúng tới ăn, chúng giơ cao
những cành lá ấy và ngước mắt lên nhìn trời nhè nhẹ khua như thể nói lên lời
cầu nguyện vị nữ thần phù hộ và ban phước lành cho chúng. Và Voi cũng là
biểu hiện của tiết hạnh nếu sự thực là như Aristote nói, khi con cái mang thai hai
năm, con đực không “gần gũi” con cái và cũng không “phủ” một con cái nào
khác; và người ta còn cho là Voi biết trừng trị tội ngoại tình. Có một bức tranh
khắc thuộc thế kỉ XVII minh họa những chuyện huyễn hoặc này; trên bức tranh,
một con Voi đang đọ sức với một con lợn lòi như là tiết hạnh đấu tranh với nhục
dục.(TERS, 153-155).
Ở Ấn Độ, người ta kể rằng, trong một vòng luân hồi, Phật từng là con Voi
lớn, sống cô đơn trong rừng. Cánh rừng đó cách xa vùng dân cư bởi sa mạc
mênh mông. Có lần, khi đi qua mé rừng, Voi nghe thấy tiếng kêu từ phía sa mạc.
Đi theo hướng tiếng kêu, Voi nhìn thấy mọi người, dáng vẻ mệt mỏi, đói và
khát. Voi-Bồ Tát đã chỉ cho mọi người đi về hướng có hồ nước, ở đó họ có thể
uống, đồng thời thông báo cho họ biết rằng, ở đó có thịt con Voi to, có thể giúp
họ qua cơn đói để đi hết sa mạc. Sau khi nói ra điều đó, tự ngài đi theo con
đường khác và đến bờ vực của hồ, rồi từ đó, lao xuống tảng đá và chết. Khi đến
hồ nước, mọi người tìm thấy ở đó con Voi đã chết. Họ nhận ra đó chính là con
Voi-Bồ Tát, và mọi người đều tỏ lòng biết ơn vị cứu tinh của mình.
Trong văn hóa Ấn Độ giáo thì con Voi là hình tượng phổ biến. Voi là biểu
tượng vật linh trong Ấn Độ giáo vì nó là vật cưỡi của thần Inđra hay còn gọi là
Thần Sấm Sét – Thần Chiến tranh hay Thần Hộ mệnh. Hình tượng Voi trong
kiến trúc Ấn Độ được thể hiện rất phong phú, sinh động với nhiều tư thế khác
nhau, mang ý nghĩa và màu sắc tôn giáo, Voi thường được khắc tạc cùng với
thần Inđra.
Ganesha là một vị thần đáng kính trong Ấn Độ giáo, nhân dạng của thần
kì dị, với đầu Voi mình người. Thần Ganesha là biểu tượng của tài trí, hạnh
8
phúc và thành công. Theo truyền thuyết kể lại rằng: Một lần nọ, nữ thần Parvati
trong khi tắm đã dùng đất có được do kì cọ trên cơ thể của mình tạo ra một cậu
bé. Sau đó bà giao cho cậu bé này nhiệm vụ canh giữ phòng tắm của bà. Khi
thần Shiva - chồng của nữ thần Parvati lúc đi ra ngoài trở về, đã vô cùng ngạc
nhiên khi nhìn thấy một kẻ lạ hoắc không biết ở đâu tới đã ngang nhiên chặn cửa
không cho mình vào. Đùng đùng nổi giận, thần Shiva đã chặt đứt đầu cậu bé.
Khi hay biết sự việc , nữ thần Parvati vô cùng buồn đau. Để an ủi vợ, thần Shiva
bèn phái đội quân của ngài đi lấy đầu của bất cứ con vật nào mà họ gặp nếu con
vật đó đang ngủ mà mặt quay về hướng Bắc. Đội quân của thần đi tìm, thấy một
con Voi đang ngủ thì chặt đầu mang về. Thần Shiva sau đó gắn đầu Voi vào
thân hình cậu bé, hồi sinh lại mạng sống và giao cho cậu nhiệm vụ lãnh đạo đội
quân của mình. Cậu bé này do đó có tên Ganesha(Ganesha có nghĩa là người cai
quản hay chúa tể của một nhóm). Và thần Shiva cũng ban cho cậu bé thêm một
đặc ân, rằng dân chúng sẽ thờ phụng và đọc tên của cậu bé này trước khi thực
hiện một công việc nguy khó. Đó là những gì được mô tả trong Shiva Purana.
Còn trong Brahma Vaivarta Purana thì câu chuyện lại được kể rằng: thần
Shiva khuyên vợ mình là nữ thần Parvati nên chay tịnh một năm để cầu thân
Vishnu ban cho họ một đứa con. Nữ thần Parvati làm theo lời chồng và ước
nguyện của họ đã trở thành hiện thực. Khi cậu bé chào đời, các thần linh ở khắp
nơi đã tụ hội về để chúc mừng và ngắm nhìn cậu bé. Thần Shani, con trai của
thần Surya (Thần Mặt Trời) cũng có mặt nhưng không chịu ngắm nhìn đứa bé
này. Thần Parvati thấy lạ thì hỏi nguyên cớ; thần Shani bèn nói rằng nếu ngài
nhìn vào cậu bé thì đầu cậu bé sẽ lập tức rơi lìa khỏi cổ. Nghe vậy nhưng nữ
thần Parvati vẫn không tin, vẫn nài nỉ thần Shani ngắm nhìn cậu bé một lần, và
kết quả là đầu cậu bé đã rơi lìa khỏi cổ. Trước tình cảnh thảm thương ấy, các vị
thần đều cùng nhau than khóc, riêng thần Vishnu đã vội vàng đi đến sông
Pushpabhadra, mang đầu một con Voi về và