Luận văn Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả Lục Ngạn - Bắc Giang
1.1. Lịch sử của mỗi dân tộc luôn gắn liền với quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc. Dân tộc Việt Nam trong dòng chảy 4000 năm đã từng đƣơng đầu với bao thác ghềnh, chông gai bởi giặc ngoại xâm, bởi thiên tai địch hoạ để rồi từ đó kết đọng lớp phù sa văn hoá với những nét tiêu biểu nhất đó là: Truyền thống yêu nƣớc, tinh thần bất khuất với các tên tuổi còn lƣu danh và trở thành bất tử. Để ghi nhớ công ơn của những vị anh hùng đã có công dựng nƣớc và giữ nƣớc nhân dân ta không chỉ thêu dệt nên những truyền thuyết mang nhiều yếu tố huyền thoại mà còn phong thần để thờ phụng, hàng năm còn tổ chức lễ hội thể hiện lòng biết ơn đồng thời ôn lại truyền thống. Điều này làm cho hình ảnh những anh hùng luôn toả sáng và sống mãi trong lò ng nhân dân qua bao thế hệ. Do vậy, nghiên cứu truyền thuyết về ngƣời anh hùng chống giặc ngoại xâm kết hợp với việc tìm hiểu lễ hội để tƣởng niệm họ là công việc vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn bản chất của thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian Việt Nam. 1.2. Vũ Thành - sinh ra và lớn lên trên quê hƣơng Lục Ngạn- Bắc Giang. Giặc phƣơng Bắc xâm lƣợc, vốn có lòng yêu nƣớc, căm thù giặc sâu sắc, Vũ Thành đã góp sức mình cùng dân tộc đánh giặc, lập lên những chiến công vang dậy. Công lao và đức độ của ông đƣợc nhân dân ghi nhớ, truyền tụng thể hiện qua việc lập ngôi đền với tên gọi là đền Hả ở xã Hồng Giang -huyện Lục Ngạn- tỉnh Bắc Giang. Hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội để ghi nhớ những chiến công cùng đức độ của ông, nhắc nhở các thế hệ con cháu lòng biết ơn, tiếp nối truyền thống của cha ông. Câu chuyện về con ngƣời này trong tiềm thức của nhân dân trở thành ngƣời anh hùng có công trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc, đem lại cuộ c sống yên bình cho nhân dân, việc lập đền thờ cùng với tổ chức lễ hội khiến cho câu chuyện đã trở thành truyền thuyết làm phong phú thêm tính địa phƣơng, về ngƣời anh hùng, những nhân vật lịch sử trong kho tàng văn học dân gian của tỉnh Bắc Giang nói riêng và kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam nói chung. Đi sâu vào tìm hiểu truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả sẽ giúp ta thấy đƣợc ảnh hƣởng của con ngƣời này trong tiềm thức dân gian, lòng ngƣỡng mộ của nhân dân với anh hùng dân tộc. Qua đó, góp thêm những lý giải về nguồn cội của các yếu tố tạo nên cốt cách ngƣời anh hùng lịch sử trong quan niệm theo kiểu tƣ duy dân gian. 1.3. Cơ cấu của xã hội Việt Nam cổ t