Khu vực dịch vụ nói chung và thương mại dịch vụ nói riêng ngày càng đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Sự phát triển các
lĩnh vực dịch vụ có nhiều hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao cũng như sự
liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ với các ngành công nghiệp và nông nghiệp là một
nhân tố quyết định đảm bảo khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế.
Cũng như các ngành kinh tế khác, thương mại dịch vụ không thể đứng ngoài
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Mở cửa thị trường dịch vụ tạo ra những cơ hội to
lớn trong tiếp cận thị trường thế giới, thu hút đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý
mới từ bên ngoài, song cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt đối với các doanh
nghiệp trong nước. Cách thức mở cửa thị trường dịch vụ cũng có những điểm khác
biệt so với mở cửa thị trường hàng hoá. Nhiều lĩnh vực dịch vụ còn thường được
xem là “nhạy cảm” về mặt chính trị, văn hoá, xã hội. Lợi thế so sánh trong các lĩnh
vực dịch vụ có nhiều hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao nghiêng hẳn về phía
các nước phát triển. Chính vì vậy, mở cửa thị trường dịch vụ luôn là điểm nóng trên
các bàn đàm phán về tự do hoá thương mại, nhất là giữa các nước phát triển và đang
phát triển. Cam kết và thực hiện cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi phải
có các luận cứ khoa học và thực tiễn xác đáng.
Trung Quốc và Việt Nam là hai nền kinh tế khác biệt về qui mô, song có
nhiều điểm tương đồng, nhất là về thể chế chính trị, kinh tế và xã hội. Trung Quốc
đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kể từ năm 2001. Việt
Nam cũng đang thực hiện những bước đi cuối cùng để có thể gia nhập tổ chức này
trong thời hạn sớm nhất. Việc nghiên cứu kinh nghiệm tự do hoá thương mại dịch
vụ của Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có những bài học kinh nghiệm trong việc
đàm phán gia nhập WTO và thực hiện các cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ.
Chính vì vậy, vấn đề “Tự do hoá thương mại dịch vụ của Trung Quốc với tư
cách là thành viên của WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đã được lựa
chọn làm đề tài của luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế này.
148 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tự do hóa thương mại dịch vụ của Trung Quốc với tư cách là thành viên của WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
ĐOÀN VIỆT THUỶ
TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA TRUNG QUỐC VỚI TƯ
CÁCH LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà Nội - 2006
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------------
ĐOÀN VIỆT THUỶ
TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA
TRUNG QUỐC VỚI TƯ CÁCH LÀ THÀNH VIÊN
CỦA WTO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh
Hà Nội - 2006
LỜI CẢM ƠN
Tác giả của bản luận văn xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Phúc
Khanh, mặc dù rất bận với công tác chuyên môn, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2006.
Tác giả
Đoàn Việt Thuỷ
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng I: NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA WTO VỀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ
VÀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ ............................................... 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về thƣơng mại dịch vụ .......................................... 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thương mại dịch vụ .................................. 4
1.1.2 Các hình thức cung cấp thương mại dịch vụ ................................. 12
1.1.3 Phân loại dịch vụ ........................................................................... 13
1.2 Tự do hoá thƣơng mại dịch vụ trong WTO............................................. 14
1.2.1 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) .......................... 14
1.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với các nước trong quá trình tự do hoá
thương mại dịch vụ ................................................................................ 24
Chƣơng II: TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA TRUNG QUỐC
VỚI TƢ CÁCH LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO ........................................... 31
2.1 Đánh giá thực trạng phát triển thƣơng mại dịch vụ của Trung Quốc trƣớc
khi gia nhập WTO .......................................................................................... 31
2.1.1 Thực trạng phát triển của các ngành thương mại dịch vụ ............... 31
2.1.2 Những cơ hội và thách thức đối với thương mại dịch vụ của Trung
Quốc sau khi gia nhập WTO .................................................................. 42
2.2 Tự do hoá thƣơng mại dịch vụ của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO .. 50
2.2.1 Những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Trung Quốc .......... 50
2.2.2 Tình hình thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của
Trung Quốc............................................................................... 64
Chƣơng III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM QUA NGHIÊN
CỨU TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA TRUNG QUỐC ....... 69
3.1 Tình hình thƣơng mại dịch vụ ở Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO ...... 69
3.1.1 Thực trạng thương mại dịch vụ ở Việt Nam .................................. 69
3.1.2 Những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam khi gia
nhập WTO ............................................................................................. 74
3.2 Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc ....................................................... 80
3.2.1 Kinh nghiệm trong đàm phán gia nhập WTO ................................ 80
3.2.2 Kinh nghiệm sau khi gia nhập WTO và thực hiện các cam kết về
thương mại dịch vụ ................................................................................ 86
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Khu vực dịch vụ nói chung và thương mại dịch vụ nói riêng ngày càng đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Sự phát triển các
lĩnh vực dịch vụ có nhiều hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao cũng như sự
liên kết chặt chẽ giữa dịch vụ với các ngành công nghiệp và nông nghiệp là một
nhân tố quyết định đảm bảo khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế.
Cũng như các ngành kinh tế khác, thương mại dịch vụ không thể đứng ngoài
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Mở cửa thị trường dịch vụ tạo ra những cơ hội to
lớn trong tiếp cận thị trường thế giới, thu hút đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý
mới từ bên ngoài, song cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt đối với các doanh
nghiệp trong nước. Cách thức mở cửa thị trường dịch vụ cũng có những điểm khác
biệt so với mở cửa thị trường hàng hoá. Nhiều lĩnh vực dịch vụ còn thường được
xem là “nhạy cảm” về mặt chính trị, văn hoá, xã hội. Lợi thế so sánh trong các lĩnh
vực dịch vụ có nhiều hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao nghiêng hẳn về phía
các nước phát triển. Chính vì vậy, mở cửa thị trường dịch vụ luôn là điểm nóng trên
các bàn đàm phán về tự do hoá thương mại, nhất là giữa các nước phát triển và đang
phát triển. Cam kết và thực hiện cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi phải
có các luận cứ khoa học và thực tiễn xác đáng.
Trung Quốc và Việt Nam là hai nền kinh tế khác biệt về qui mô, song có
nhiều điểm tương đồng, nhất là về thể chế chính trị, kinh tế và xã hội. Trung Quốc
đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kể từ năm 2001. Việt
Nam cũng đang thực hiện những bước đi cuối cùng để có thể gia nhập tổ chức này
trong thời hạn sớm nhất. Việc nghiên cứu kinh nghiệm tự do hoá thương mại dịch
vụ của Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có những bài học kinh nghiệm trong việc
đàm phán gia nhập WTO và thực hiện các cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ.
Chính vì vậy, vấn đề “Tự do hoá thương mại dịch vụ của Trung Quốc với tư
cách là thành viên của WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đã được lựa
chọn làm đề tài của luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế này.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
Mục đích của luận văn:
Nghiên cứu quá trình tự do hoá Thương mại dịch vụ của Trung Quốc với tư
cách là thành viên của WTO đồng thời nêu bật những cơ hội và thách thức của quá
trình này nhằm rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc tự do hoá
Thương mại dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO của Việt Nam.
Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của tự do hoá thương mại dịch vụ.
- Nghiên cứu quá trình tự do hoá thương mại dịch vụ của Trung Quốc sau
khi gia nhập WTO.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tự do hoá
thương mại dịch vụ trong bối cảnh Việt Nam tích cực đàm phán để chủ động gia
nhập Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) từ đó gia nhập WTO.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những mối quan hệ liên quan đến xu
hướng tự do hoá thương mại dịch vụ của thế giới nói chung và của Trung Quốc nói
riêng. Đối tượng nghiên cứu còn bao gồm cả những quy định, những nguyên tắc
pháp lý của GATS/WTO về thương mại dịch vụ.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu quá
trình tự do hoá thương mại dịch vụ của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là chủ nghĩa Mác-Lê nin về duy vật
biện chứng và duy vật lich sử. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên
cứu tổng hợp như thống kê, phân tích định tính, so sánh và sử dụng số liệu minh
hoạ. Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong và
3
ngoài nước cũng như tham khảo và tổng hợp các ý kiến rộng rãi của giới nghiên
cứu thông qua các hội thảo, hội nghị quốc tế.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu
và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chƣơng I: Những qui định của WTO về thƣơng mại dịch vụ và
tự do hoá thƣơng mại dịch vụ
Chƣơng II: Tự do hoá thƣơng mại dịch vụ của Trung Quốc với
tƣ cách là thành viên của WTO
Chƣơng III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc nghiên
cứu tự do hóa thƣơng mại dịch vụ ở Trung Quốc
4
Chƣơng I: NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA WTO VỀ THƢƠNG MẠI
DỊCH VỤ VÀ TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ
1.1 Những vấn đề cơ bản về thƣơng mại dịch vụ
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thƣơng mại dịch vụ
1.1.1.1 Khái niệm thƣơng mại dịch vụ:
a. Khái niệm dịch vụ:
* Khái niệm:
Trên thế giới ngày nay, nền kinh tế không chỉ đơn thuần có các sản phẩm vật
chất cụ thể mà bên cạnh đó còn tồn tại các sản phẩm dịch vụ. Tổng thu nhập quốc
dân của một quốc gia cũng như doanh thu của một doanh nghiệp không thể không
tính đến sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ. Vậy dịch vụ là gì?
Các Mác cho rằng: dịch vụ là con đẻ của nền sản xuất hàng hoá. Khi mà kinh
tế hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên
tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển.
Như vậy, bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Các Mác đã chỉ ra nguồn
gốc ra đời và động lực phát triển của dịch vụ. Từ lý luận của Các Mác đã xuất hiện
rất nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ mà điển hình là hai cách hiểu sau:
Cách hiểu thứ nhất :
- Theo nghĩa rộng thì dịch vụ được coi là một ngành kinh tế thứ ba. Theo
cách hiểu này thì các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông
nghiệp được coi là thuộc ngành dịch vụ.
- Theo nghĩa hẹp thì dịch vụ là phần mềm của sản phẩm hỗ trợ cho khách
hàng trước, trong và sau khi bán.
Cách hiểu thứ hai:
- Theo nghĩa rộng thì dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết
quả của chúng không tồn tại dưới dạng vật chất.
- Theo nghĩa hẹp thì dịch vụ là một công việc mà hiệu quả của nó là đáp ứng
nhu cầu của khách hàng bằng các hoạt động tiếp xúc giữa người cung cấp với
khách hàng, và các hoạt động nội bộ của người cung cấp.
5
Như vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất là: dịch vụ là những hoạt
động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thức
vật chất mà việc cung cấp và tiêu thụ không thể tách rời nhau nhằm thoả mãn nhu
cầu của con người.
* Đặc điểm:
Để hiểu rõ khái niệm dịch vụ, có thể nghiên cứu một số đặc điểm nổi bật và
khác biệt của dịch vụ so với hàng hoá như sau:
- Tính vô hình và phi vật chất
Tính vô hình thể hiện ở chỗ dịch vụ "là những thứ mà khi đem bán không
thể rơi vào chân bạn" (Liberalizing International Transactions in Services, tr1.).
Quá trình sản xuất hàng hoá tạo ra những sản phẩm hữu hình có tính chất cơ, lý,
hoá học,... nhất định, có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và do đó có thể sản xuất theo
tiêu chuẩn hoá. Khác với hàng hoá, sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật
chất bằng những vật phẩm cụ thể, không nhìn thấy được và do đó không thể xác
định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hoá.
Người tiêu dùng chỉ có thể tìm kiếm các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng dịch vụ
cung ứng như: thương hiệu, danh tiếng người cung ứng, biểu tượng, giá cả hay qua
sự mô tả về dịch vụ đó của các khách hàng khác đã tiêu dùng dịch vụ hoặc qua
thông tin quảng cáo.
- Quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất hàng hoá tách khỏi lưu thông và tiêu
dùng hàng hoá. Khác với hàng hoá, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu
dùng dịch vụ. Thí dụ với dịch vụ tư vấn đầu tư, khi chuyên gia về đầu tư tư vấn
cho khách hàng cũng là lúc khách hàng tiếp nhận và tiêu dùng xong dịch vụ tư vấn
do chuyên gia này cung ứng.
- Tính không thể lưu trữ được của dịch vụ
Sự khác biệt này là do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên
không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu giữ trong kho sau đó mới tiêu dùng.
6
Khác với thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ không tách ra khỏi quá
trình sản xuất (cung ứng) và tiêu dùng dịch vụ. Thương mại hàng hoá thực hiện
chức năng tiếp tục quá trình sản xuất hàng hoá trong khâu lưu thông, là cầu nối
giữa sản xuất với tiêu dùng. Nhưng do đối tượng của thương mại dịch vụ là sản
phẩm dịch vụ nên quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ diễn ra đồng thời với trao
đổi và tiêu dùng dịch vụ. Bởi sản phẩm dịch vụ không thể được sản xuất (cung
ứng) từ trước rồi sau đó mới đem đi trao đổi trên thị trường.
- Tính đồng nhất và khó xác định chất lượng
Chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rộng, tuỳ thuộc vào hoàn
cảnh tạo ra dịch vụ như người cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng. Ví dụ, một
ca phẫu thuật thẩm mỹ có thể thành công với khách hàng này nhưng lại không
thành công với khách hàng khác bởi mức độ thành công của nó không chỉ phụ
thuộc vào tay nghề của những người thực hiện ca phẫu thuật, các phương tiện kỹ
thuật trợ giúp mà còn phụ thuộc vào tâm trạng và các yếu tố tâm lý của họ. Sự
không ổn định chất lượng là lý do giải thích tại sao người mua dịch vụ thường hỏi
ý kiến người đã tiêu dùng trước trong khi lựa chọn người cung cấp dịch vụ.
- Tính không hư hỏng
Dịch vụ sản xuất ra được tiêu dùng ngay nên không thể lưu trữ được do đó
khả năng hư hỏng là không có.
- Tính không có sự di chuyển hoàn toàn quyền sở hữu
Người sở hữu dịch vụ thường dưới dạng tay nghề hay kinh nghiệm hoặc
trình độ nhất định nên không thể vì ý thích hay vì lý do gì khác mà chuyển quyền
chiếm hữu và định đoạt nó cho người khác được. Khi cung cấp dịch vụ người này
chỉ chuyển quyền sử dụng dịch vụ đó cho người tiêu dùng dịch vụ. Do vậy, trong
việc cung cấp dịch vụ không có sự di chuyển hoàn toàn quyền sở hữu.
b. Khái niệm thƣơng mại dịch vụ
Cùng với sự phát triển của thương mại, dịch vụ đã ngày càng tỏ rõ vị trí quan
trọng của nó, làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế. Lúc này dịch vụ không vòng tồn
7
tại với tính chất là một ngành bổ trợ, là dẫn xuất trong thương mại nữa mà trở thành đối
tượng của thương mại, từ đó mà hình thành khái niệm về thương mại dịch vụ.
Vấn đề quan trọng nhất không phải là bản thân định nghĩa thế nào là dịch
vụ hay hàng hoá mà lại là tính chất thương mại của chúng. Thương mại hàng hoá
là thương mại các sản phẩm hữu hình, còn thương mại dịch vụ về cơ bản là thương
mại các sản phẩm vô hình. Nếu như thương mại hàng hoá là việc trao đổi những
cái cụ thể và nhìn thấy được, thì thương mại dịch vụ về cơ bản là trao đổi những
“sản phẩm” không thể nhìn thấy, cầm nắm hay tích trữ được. Tuy nhiên, không
phải tất cả các loại dịch vụ đều có thể trao đổi hay mua bán đặc biệt là trong trao
đổi quốc tế, ví dụ như các dịch vụ công cộng, dịch vụ thuộc chức năng quản lý của
Nhà nước… Xu hướng thương mại hoá dịch vụ là một trong những vấn đề đặc biệt
quan tâm của WTO. Trong điều 1 của Hiệp định GATS, thương mại dịch vụ được
định nghĩa như là việc cung cấp một dịch vụ:
- Từ lãnh thổ của một nước thành viên sang lãnh thổ của một nước thành
viên khác (cung cấp qua biên giới)
- Trong lãnh thổ một nước thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của một
nước thành viên khác (tiêu dùng ở nước ngoài)
- Bởi một người cung cấp dịch vụ của một nước thành viên thông qua hiện
diện thương mại trong lãnh thổ của một nước thành viên khác (hiện diện thương mại)
- Bởi một người cung cấp dịch vụ của một nước thành viên thông qua sự
hiện diện của thể nhân của một nước thành viên trong lãnh thổ của bất cứ thành
viên nào khác (hiện diện của thể nhân)
1.1.1.2 Đặc điểm của thƣơng mại dịch vụ hiện nay
* Gia tăng thương mại dịch vụ có sự di chuyển các yếu tố như con người,
vốn, tri thức và công nghệ qua biên giới
Đây là một đặc điểm quan trọng của thương mại dịch vụ. Nếu như việc trao
đổi hàng hoá giữa các quốc gia đòi hỏi sản phẩm phải có sự vượt ra khỏi biên giới
tự nhiên của nước xuất khẩu để vào được lãnh thổ hải quan của nước nhập khẩu thì
việc trao đổi dịch vụ gần như không cần phải có sự di chuyển của bản thân sản
8
phẩm mà thay vào đó là sự di chuyển của chính nhà cung cấp dịch vụ hay nhà tiêu
thụ dịch vụ. Từ năm 1985, việc cung cấp dịch vụ quốc tế được chia theo bốn
phương thức: i) cung cấp qua biên giới, ii) tiêu dùng ở nước ngoài, iii) hiện diện
thương mại và iv) di chuyển của thể nhân [46]. Sự di chuyển của vốn, tri thức và
công nghệ trong hai phương thức đầu tiên là không đáng kể. Hai phương thức cuối
cùng đều là sự di chuyển qua biên giới của nhà cung cấp dịch vụ gia tăng. Theo
phương thức iii, một phương thức cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, người
cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ tại nước ngoài thông qua hiện diện
thương mại của mình như các công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện... Thành lập
hiện diện thương mại của mình ở nước ngoài tức là các nhà cung cấp dịch vụ đã
đầu tư trực tiếp vào nước của người tiêu dùng dịch vụ. Khi đó nước của người tiêu
dùng dịch vụ sẽ nhận được vốn đầu tư, tri thức cũng như công nghệ tiên tiến của
người cung cấp dịch vụ nước ngoài. Trong phương thức iv, cùng với sự di chuyển
qua biên giới của các cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ với trình độ và chuyên
môn của mình là sự di chuyển của vốn, tri thức và công nghệ vào nước của người
tiêu dùng.
* Thương mại dịch vụ ngày càng chịu ảnh hưởng của các quy định trong
nước của một quốc gia
Do việc tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời với việc cung cấp trên lãnh thổ
của một quốc gia nên Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động thương mại dịch vụ
thông qua việc làm cản trở khả năng cung cấp của người cung cấp dịch vụ hoặc
khả năng tiêu dùng của người tiêu dùng dịch vụ. Giao dịch về dịch vụ trong
thương mại quốc tế được thực hiện thông qua 4 phương thức cung cấp dịch vụ do
đó các quy định trong nước của một quốc gia cũng ảnh hưởng khác nhau theo 4
phương thức đó:
Trong phương thức i) thì các quy định trong nước chỉ ảnh hưởng đến sự
tiêu dùng của bản thân người tiêu dùng dịch vụ của nước mình. Nhà nước có thể
ra các quy định giám sát và ngăn chặn các loại dịch vụ bất hợp pháp như dịch
vụ sử dụng dịch vụ viễn thông không qua hệ thống truyền dẫn trong nước, dịch
9
vụ cung cấp các thông tin có nội dung xấu. Nhà nước có thể thừa nhận hoặc
không thừa nhận một giao dịch là hợp pháp để ra các quy định cho phép hoặc
không cho phép thực hiện thanh toán quốc tế để từ đó hạn chế sự phát triển của
một số loại dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích
Trong phương thức ii) thì các quy định trong nước chỉ ảnh hưởng đến sự
tiêu dùng của bản thân người tiêu dùng dịch vụ của nước mình. Nhà nước có thể
can thiệp sự tiêu dùng của người tiêu dùng dịch vụ của nước mình bằng các quy
định hạn chế việc sử dụng ngoại tệ đối với người tiêu dùng nước mình tại nước
ngoài hay ngược lại là khuyến khích người nước ngoài phát triển tiêu dùng tại
nước mình.
Trong phương thức iii) và iv): Đây là phương thức quan trọng nhất để dịch
vụ có thể được sản xuất và tiêu dùng có hiệu quả. Do đó, các quy định trong nước
có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung cấp và khả năng tiêu dùng dịch vụ.
Trong phương thức iii), Nhà nước có thể hạn chế khả năng cung cấp của các nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài thông qua các quy định về hình thức hiện diện
thương mại, về địa lý, về phạm vi kinh doanh và giấy phép của các nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài.
Các nước đều hạn chế rất lớn đối với hình thức cung cấp dịch vụ theo
phương thức iv) do sức ép thất nghiệp trong nước. Do đó, nước của người tiêu
dùng dịch vụ có thể khuyến khích hay hạn chế khả năng cung cấp dịch vủa của các
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài bằng các quy định về nhập cảnh, quá cảnh với
các thể nhân người nước ngoài. Từ việc ảnh hưởng đến khả năng cung cấp của các
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, Nhà nước có thể điều tiết được khả năng tiêu
dùng dịch v