Luận văn Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay

Từ xưa đến nay, việc tìm hiểu bản chất, vai trò của con người luôn là một vấn đề trung tâm trong lịch sử tư tưởng nói chung và lịch sử triết học nói riêng, trong đó có triết học Trung Quốc cổ đại. Khác với con người trong triết học phương Tây, con người trong triết học Trung Quốc cổ đại thường được tìm hiểu dưới góc độ chính trị, xã hội. Các nhà triết học Trung Quốc cổ đại thường đi vào nghiên cứu số phận của con người và con đường giải phóng, phát triển cho con người. Với những tư tưởng đó, triết học phương Đông để lại cho nhân loại nhiều bài học quý giá về xây dựng và phát triển con người. Tiểu biểu cho những đặc trưng và giá trị đó trong triết học Trung Quốc là học thuyết triết học của Khổng Tử. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, rất nhiều vấn đề đang được đặt ra, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xây dựng và phát triển con người. Bởi, con người không chỉ là mục tiêu và động lực của sự nghiệp đổi mới mà hơn nữa, con người còn là chủ thể của sự nghiệp đó. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định, con người là nguồn lực quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam, là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" [27, tr.85]. Đến Đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá " [28, tr.201]. Tuy nhiên, con người, với tư cách là chủ thể của sự nghiệp đổi mới, không phải là con người chung chung, mà chính là con người mới phát triển toàn diện. Những đặc trưng của con người mới trong giai đoạn hiện nay được Đảng ta chỉ ra là “con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi; sống có văn hoá và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính” [30, tr.322-323]. Đó là những đức tính cần thiết và phù hợp với yêu cầu khách quan của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

pdf89 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5033 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa đến nay, việc tìm hiểu bản chất, vai trò của con người luôn là một vấn đề trung tâm trong lịch sử tư tưởng nói chung và lịch sử triết học nói riêng, trong đó có triết học Trung Quốc cổ đại. Khác với con người trong triết học phương Tây, con người trong triết học Trung Quốc cổ đại thường được tìm hiểu dưới góc độ chính trị, xã hội. Các nhà triết học Trung Quốc cổ đại thường đi vào nghiên cứu số phận của con người và con đường giải phóng, phát triển cho con người. Với những tư tưởng đó, triết học phương Đông để lại cho nhân loại nhiều bài học quý giá về xây dựng và phát triển con người. Tiểu biểu cho những đặc trưng và giá trị đó trong triết học Trung Quốc là học thuyết triết học của Khổng Tử. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, rất nhiều vấn đề đang được đặt ra, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xây dựng và phát triển con người. Bởi, con người không chỉ là mục tiêu và động lực của sự nghiệp đổi mới mà hơn nữa, con người còn là chủ thể của sự nghiệp đó. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định, con người là nguồn lực quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam, là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" [27, tr.85]. Đến Đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá " [28, tr.201]. Tuy nhiên, con người, với tư cách là chủ thể của sự nghiệp đổi mới, không phải là con người chung chung, mà chính là con người mới phát triển toàn diện. Những đặc trưng của con người mới trong giai đoạn hiện nay được Đảng ta chỉ ra là “con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi; sống có văn hoá và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính” [30, tr.322-323]. Đó là những đức tính cần thiết và phù hợp với yêu cầu khách quan của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng con người mới là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức to lớn, tuy nhiên, trong thời gian qua, sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là sự suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ nhân dân và sự khủng hoảng của hệ thống giáo dục. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng con người mới. Nếu đạo đức là cái gốc của con người mới thì giáo dục là phương tiện quan trọng nhất để xây dựng con người mới. Ở nước ta, Khổng học có lịch sử tồn tại hàng nghìn năm. Là một học thuyết chính trị - đạo đức, lấy con người làm trung tâm, Khổng học đã đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền và đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Với vị trí đó, Khổng học đã len lỏi vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ tư tưởng chính trị đến đạo đức, từ kinh tế cho đến văn hoá, giáo dục biểu hiện tập trung trong nhân cách con người... Vì lẽ đó, có thể nói dấu ấn của tư tưởng Khổng học ở con người Việt Nam là sâu sắc, biểu hiện qua thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập quán... Ở góc độ nào đó, Khổng học là bộ phận của truyền thống, thậm chí là một trong những cốt lõi của truyền thống. Trong những tư tưởng của Khổng học có ảnh hưởng lớn tới con người và xã hội Việt Nam, thì tư tưởng giáo dục có vị trí rất quan trọng. Giá trị trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử là ông đã đề cao vai trò của giáo dục và yếu tố đạo đức đối với việc xây dựng và phát triển con người. Dưới tác động của tư tưởng giáo dục của Khổng học, chế độ phong kiến ở nước ta đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, góp phần củng cố, vun trồng đạo lý, gia phong Việt Nam. Mặc dù một số nội dung không còn phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay nhưng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nhiều ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng con người mới . Từ vai trò và thực trạng của con người mới, cũng như những giá trị to lớn trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, tôi quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục con người, cũng như vấn đề xây dựng con người mới đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, hiện có một số tác phẩm như: Khổng học đăng của Sào Nam, Nxb Văn hoá thông tin; Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá thông tin; Nhà giáo họ Khổng của Nguyễn Hiến Lê, Nxb Tp Hồ Chí Minh; hay Khổng Tử của Lý Tường Hải, Nxb Văn Học;… Các công trình này về cơ bản đã đề cập khá đầy đủ những nội dung trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. Tuy nhiên, những công trình trên chưa tập trung đi sâu nghiên cứu tư tưởng giáo dục mà chỉ xem xét nó như một bộ phận cấu thành của hệ thống triết học của Khổng Tử. Bên cạnh những tác phẩm đi vào nghiên cứu về Khổng Tử ở trên, còn có rất nhiều tác phẩm khác cũng đề cập đến tư tưởng giáo dục của Khổng Tử như: Nho giáo của Trần Trọng Kim, Nxb Văn học; Bàn về đạo Nho của Nguyễn Khắc Viện, Nxb Thế giới; Nho học ở Việt Nam giáo dục và thi cử của Nguyễn Thế Long, Nxb giáo dục;… Hầu hết các công trình này cũng đã đề cập đến các nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng chỉ xem xét tư tưởng giáo dục của Khổng Tử như là một bộ phận cấu thành trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo, và là giai đoạn trong sự phát triển hàng ngàn năm của giáo dục Nho giáo, do đó, không có điều kiện đi vào nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc. Ngoài ra còn có rất nhiều bào báo, tạp chí nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, nhưng trong phạm vi hạn hẹp của một bài báo không cho phép những công trình đó đi sâu vào toàn bộ nội dung của tư tưởng giáo dục mà chỉ tập trung bàn luận đến một phần nào đó của tư tưởng đó như đối tượng giáo dục, phương pháp giáo dục,… Về mảng nghiên cứu ý nghĩa của tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với việc xây dựng con người ở nước ta hiện nay, cũng được nhiều tác giả nghiên cứu như cuốn Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người của hai tác giả Nguyễn Thị Nga và Hồ Trọng Hoài. Trong đó, hai tác giả cũng đã có sự phân tích, trình bày và đánh giá những tư tưởng cơ bản của Nho giáo về con người và đào tạo con người, từ đó phân tích những ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc giáo dục con người Việt Nam trong lịch sử và trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Trong công trình này, hai tác giả chỉ đề cập đến tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo nói chung mà chưa đi sâu phân tích tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với con người Việt Nam hiện nay. Bên cạnh công trình này, cũng có nhiều bài viết của nhiều tác giả đăng trên các tạp chí như: Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam của Lê Ngọc Anh đăng trên Tạp chí Triết học, số 3, năm 1999; Nho giáo với vấn đề phát triển kinh tế và hoàn thiện con người của Nguyễn Thanh Bình đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận, số 5, năm 2000; Khổng giáo với vấn đề hiện đại hoá xã hội của Lê Thanh Sinh đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội, số 1, năm 2003,… Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về xây dựng con người mới có thể kể tới cuốn Về xây dựng con người mới của Nguyễn Huy Hoan; Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đạo hoá của Phạm Minh Hạc;… Tuy nhiên, các công trình trên đây mới chỉ nghiên cứu một cách khái lược về ý nghĩa của tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với sự phát triển đất nước nói chung, hay đi vào từng mảng riêng như văn hoá, giáo dục,… mà chưa đi sâu phân tích ý nghĩa, giá trị trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. Như vậy, hiện đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, cũng như việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay. Song, cho đến nay, còn rất ít những nghiên cứu chuyên sâu, hay trong phạm vi một luận văn thạc sĩ về đề tài vận dụng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vào việc xây dựng con người, đặc biệt là xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, đây là nội dung chủ yếu mà tôi tập trung bàn luận trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn đi vào làm rõ những nội dung chủ yếu trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử , từ đó làm rõ ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. * Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đi vào thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Trình bày và phân tích có hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử; - Làm rõ ý nghĩa của tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Những nội dung chủ yếu trong nội dung tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và vai trò của nó đối với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người mới và về chiến lược xây dựng con người mới. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời luận văn còn sử dụng các phương pháp lịch sử và logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, … 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn trình bày tương đối có hệ thống và đánh giá khách quan những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, để trên cơ sở đó góp phần làm rõ hơn ý nghĩa của những tư tưởng này đối với việc xây dựng con người ở nước ta hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy về tư tưởng Khổng Tử; cũng như làm tài liệu tham khảo trong một số nghiên cứu về xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. Chương 1 TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ 1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ 1.1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ đại với việc hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử Như chúng ta đã biết, sự xuất hiện của mỗi học thuyết, tư tưởng không phải một cách ngẫu nhiên hay từ hư vô, mà luôn có cơ sở khách quan của nó. Một trong những cơ sở khách quan quan trọng mà trên đó nó ra đời, tồn tại và phát triển là những điều kiện kinh tế - xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa tư tưởng và những điều kiện kinh tế - xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi học thuyết luôn nảy sinh trên những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. C.Mác từng viết: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [63, tr.156]. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng giáo dục của Khổng Tử cũng không phải là một ngoại lệ, nằm ngoài quy luật trên. Do đó, muốn nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Khổng Tử chúng ta không thể không đi vào nghiên cứu, tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, chính trị của thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc - thời đại mà tư tưởng Khổng Tử nói chung cũng như tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nói riêng nảy sinh, hình thành và phát triển. Khổng Tử sống trong thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc (770-221T.CN). Đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc đang có những chuyển biến hết sức căn bản và lớn lao. Chế độ chiếm hữu nô lệ theo kiểu phương Đông mà đỉnh cao là chế độ “tông pháp” nhà Chu đang suy tàn, chế độ phong kiến sơ kỳ đang hình thành. Trong xã hội Trung Quốc thời kỳ này diễn ra những biến đổi hết sức sâu sắc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, tạo điều kiện cho sự giải phóng tư tưởng của con người thoát khỏi thế giới quan mang tính chất thần bí, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của tư tưởng triết học. Thời kỳ Xuân thu được đánh dấu bằng sự kiện Chu Bình Vương dời đô về phía Đông đến Lạc Ấp (năm 771 T.CN). Về mặt kinh tế, thời kỳ này nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời kỳ đồ đồng sang thời kỳ đồ sắt. Sự ra đời của đồ sắt đã tạo ra một cuộc cách mạng trong công cụ sản xuất. Nó thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực. Trong đó nông nghiệp là một ngành kinh tế có truyền thống lâu đời và giữ vai trò hết sức quan trọng ở Trung Quốc. Với sự xuất hiện của đồ sắt, đã đem lại cho người Trung Quốc những tiến bộ mới trong cải tiến công cụ sản xuất và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.… Chính nhờ vậy, vào thời kỳ này, hệ thống thuỷ lợi đã trải rộng khắp khu vực Trường Giang; diện tích canh tác được mở rộng; kỹ thuật trồng trọt được cải tiến đã giảm được đáng kể sức sản xuất trong nông nghiệp và năng suất lao động tăng. Với sự ra đời của đồ sắt và những cải tiến mạnh mẽ trong công cụ sản xuất nông nghiệp tất yếu dẫn đến những thay đổi trong quan hệ sản xuất cổ truyền. Người ta thấy không cần thiết phải chia lại ruộng đất công theo định kỳ căn cứ vào đất tốt hay xấu như trước nữa. Giờ đây công xã giao hẳn đất công cho từng gia đình nông nô cày cấy trong thời gian lâu dài. Vì vậy, nông nô có thể dùng phương pháp lưu canh hay luân canh để tăng năng suất cây trồng. Mặt khác, một số người bình dân do có chút công trạng trong chiến trận mà có quyền lực đã ỷ vào đó để chiếm ruộng đất công thành ruộng tư; một số khác là nhà buôn giàu có đã giành tiền để mua ruộng đất; một số khác nữa là những người nghèo khổ đã tập hợp nhau lại để tiến hành khai khẩn ruộng hoang và trở thành chủ sở hữu lớn về ruộng đất... Tình hình trên, một mặt, đã làm cho chế độ “tỉnh điền” dần tan rã, chế độ tư hữu ruộng đất từng bước được hình thành và được nhà nước thừa nhận; mặt khác, đã hình thành trong xã hội một giai cấp mới - giai cấp địa chủ. Giai cấp này vừa giàu có về kinh tế, vừa đòi hỏi quyền lực về chính trị. Họ tham gia vào giai cấp thống trị xã hội, sánh vai cùng giai cấp chủ nô. Cùng với việc thay đổi quan hệ sản xuất, phương thức thu thuế cũng được thay đổi. Trước đây, theo chế độ “tỉnh điền”, ruộng đất của công xã được chia đều cho nông nô, nông nô phải nộp một phần sản lượng nông phẩm thu hoạch được cho công xã để nộp lên triều đình. Khi chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, số lượng ruộng đất của nông dân sở hữu không bằng nhau, nhà nước đã bãi bỏ hình thức thu thuế cũ mà thi hành chế độ thu thuế mới, đánh thuế vào từng mẫu ruộng (gọi là thuế sơ mẫu). Nước đầu tiên thi hành chế độ thuế mới này là nước Lỗ vào năm 594 (T.CN). Đồ sắt ra đời không chỉ thúc đẩy nền nông nghiệp Trung Quốc phát triển mà còn thúc đẩy nền thủ công nghiệp phát triển. Đồ sắt được sử dụng phổ biến làm cho sự phân công lao động trong sản xuất thủ công nghiệp đạt tới trình độ cao hơn, chuyên nghiệp hơn, thúc đẩy một loạt các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển, như nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc, nghề làm đồ gốm,… Chẳng hạn, vào cuối thời Xuân thu, nước Ngô dựng lò luyện sắt với hơn 300 thợ. Nước Tấn trưng thu sắt để đúc đỉnh hình. Trong sách Chu lễ có viết về sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp rằng: “thợ mộc chiếm bảy phần, thợ kim khí chiếm sáu phần, thợ thuộc da chiếm năm phần, thợ nhuộm chiếm năm phần, thợ nề chiếm hai phần…”. Về mặt kinh tế, sự phát triển đa dạng của nhiều ngành nghề thủ công nghiệp đã có ý nghĩa tích cực trong việc giải phóng sức lao động, góp phần phá vỡ nền kinh tế thuần nông, nâng cao đời sống của nhân dân Trung Quốc thời cổ đại, nhưng về mặt chính trị, mặc dù số thợ thủ công nghiệp đông nhưng do trình độ còn thấp nên họ chưa có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Cùng với nông nghiệp và thủ công nghiệp, đồ sắt ra đời và trở nên phổ biến còn tạo cơ sở cho thương nghiệp phát triển hơn trước, hoạt động giao lưu buôn bán diễn ra sôi động. Tiền tệ đã xuất hiện. Do nhờ buôn bán mà giàu có, trong xã hội hình thành một lớp thương nhân ngày càng có thế lực như Huyền Cao nước Trịnh, Tử Cống (vốn là học trò Khổng Tử)… Tầng lớp này thường kết giao với các bậc chư hầu, công khanh đại phu, tìm cách leo lên giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ, gây nhiều ảnh hưởng đối với chính trị đương thời. Tuy nhiên, do tình trạng xã hội rối ren, lãnh thổ chia năm xẻ bảy do nạn chư hầu cát cứ, phương tiện giao thông thô sơ, đường sá đi lại khó khăn, do đó việc kinh doanh không phải ai cũng làm được mà chỉ những người nào có quen biết, kết giao với quan lại, người có đầu óc tháo vát và lòng quả cảm thì mới làm được. Hơn nữa, trong quan niệm của người Trung Quốc luôn xem thường, khinh rẻ nghề buôn bán, coi đó là nghề rẻ mạt nhất với tư duy “nông bản, thương mạt”, “trọng nông, ức thương”. Chính vì thế, nghề buôn bán ở Trung Quốc thời kỳ này chưa thực sự phát triển. Nhưng sự hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã tạo ra trong cơ cấu giai cấp xã hội một tầng lớp mới - tiền thân của một bộ phận giai cấp địa chủ sau này. Về chính trị, những biến đổi về mặt kinh tế tất yếu dẫn đến những biến đổi về mặt chính trị trong thời Xuân thu. Nếu như trong thời Tây Chu chế độ tông pháp, “phong hầu, kiến địa” vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị, rằng buộc về huyết thống, có tác dụng tích cực làm cho nhà Chu giữ được sự hưng thịnh trong một thời gian dài, thì đến thời Xuân thu, chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, đầu mối các quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự giữa thiên tử và các nước chư hầu trở nên lỏng lẻo, huyết thống ngày càng xa, trật tự lễ nghĩa nhà Chu không còn được duy trì như trước. Thiên tử nhà Chu hầu như không còn quyền uy gì đối với các nước chư hầu. Thiên tử không còn xét xử được những cuộc tranh chấp giữa các nước chư hầu. Các lãnh chúa nhỏ và vừa xưa nay vẫn dựa vào quyền uy của Thiên tử thì giờ đây đã trở nên thất vọng, không còn muốn phụ thuộc vào Thiên tử nữa. Nhiều nước chư hầu mượn tiếng khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu đã đưa ra khẩu hiệu “tôn vương bài di”, nhưng thực chất là mưu cầu lợi ích cá nhân, mở rộng thế lực và đất đai, thôn tính các nước nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ đã đua nhau xuất binh đánh nhau suốt mấy trăm năm. Thời Xuân thu có khoảng 242 năm nhưng đã xảy ra tới 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nước, đến cuối thời Xuân thu chỉ còn hơn một trăm nước. Trong đó có những nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá chủ thiên hạ như nước Tề, Tấn, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tần. Để tập trung tất cả tài lực và vật lực cho các cuộc chiến tranh, các quốc gia này đều thi hành chính sách “bá đạo” dựa trên sức mạnh và ra sức bóc lột nhân dân và các nước khác, điều này hoàn toàn khác với chính sách nhân nghĩa “vương đạo” của thánh nhân xưa. Chính sách “bá đạo” đã làm cho đời sống nhân dân hết sức khổ cực. Người dân phải phải tham gia vào quân đội thực hiện các cuộc chinh phạt của các tập đoàn quý tộc, đồng thời phải chịu sưu cao thuế nặng, phu phen, lao dịch nặng nề. Thiên tai thường xuyên xảy ra, nạn cướp bóc lại hoành hành khắp nơi. Đồng ruộng bỏ hoang, cuộc sống nhân dân trăm bề khốn khổ. Cùng với các cuộc thôn tính lẫn nhau của các quốc gia thì ngay bên trong mỗi quốc gia cũng nổ ra không ít các cuộc tranh giành quyền lực và đất đai giữa quý tộc với nhau. Điển hình là nước Tấn, năm 403
Luận văn liên quan