Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà giáo dục vĩ
đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời Người là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ muôn đời
sau noi theo. Tư tưởng của Người có vai trò, ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với cách
mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng
định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng nước Việt Nam theo con đường xã hội
chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [21, tr. 20].
Với cách nhìn khách quan khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai
trò, vị trí, khả năng của thanh niên (TN) đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc. Người cho rằng: “TN là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh
hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các TN” [49, tr.185]. Chính vì thế trước lúc đi
xa Người không quên căn dặn Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết” [56, tr. 510]
Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh đặt lên
hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, để
xứng đáng là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cha anh thì phẩm
chất hàng đầu cần có ở TN là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng, ý chí kiên định đấu
tranh cho thắng lợi của lý tưởng và đạo đức cách mạng để làm gương lôi cuốn quần
chúng. Lý tưởng mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho TN là suốt đời làm cách mạng
phấn đấu cho đất nước hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ
nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới. Tuy nhiên, lý tưởng
và ý chí cách mạng chỉ có thể duy trì và phát triển trên nền tảng đạo đức cách mạng.
Thiếu đi nền tảng này, tuổi trẻ chưa trải qua dạn dày đấu tranh sẽ không đủ sức vượt qua
những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh để kiên trì phấn đấu đến cùng cho lý tưởng.
Trong Di chúc, Người lưu ý “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,
đào tạo họ thành những ng ười thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”” [56, tr.
510].
110 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8296 | Lượt tải: 11
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho
thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các
trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà giáo dục vĩ
đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời Người là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ muôn đời
sau noi theo. Tư tưởng của Người có vai trò, ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với cách
mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng
định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng nước Việt Nam theo con đường xã hội
chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [21, tr. 20].
Với cách nhìn khách quan khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai
trò, vị trí, khả năng của thanh niên (TN) đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc. Người cho rằng: “TN là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh
hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các TN” [49, tr.185]. Chính vì thế trước lúc đi
xa Người không quên căn dặn Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết” [56, tr. 510]
Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh đặt lên
hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, để
xứng đáng là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cha anh thì phẩm
chất hàng đầu cần có ở TN là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng, ý chí kiên định đấu
tranh cho thắng lợi của lý tưởng và đạo đức cách mạng để làm gương lôi cuốn quần
chúng. Lý tưởng mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho TN là suốt đời làm cách mạng
phấn đấu cho đất nước hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ
nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới. Tuy nhiên, lý tưởng
và ý chí cách mạng chỉ có thể duy trì và phát triển trên nền tảng đạo đức cách mạng.
Thiếu đi nền tảng này, tuổi trẻ chưa trải qua dạn dày đấu tranh sẽ không đủ sức vượt qua
những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh để kiên trì phấn đấu đến cùng cho lý tưởng.
Trong Di chúc, Người lưu ý “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,
đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”” [56, tr.
510].
Lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993) khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có
thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ
nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng TN, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế
hệ TN, công tác TN là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng” [18, tr.82].
Cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước diễn biến rất
phức tạp. Nhiều nhân tố tiêu cực từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến TN nói chung và
sinh viên (SV) nói riêng. Trước hết là sự khủng hoảng niềm tin vào tương lai của
CNXH sau sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Sau 20 năm đổi mới chuyển
sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đạt được
nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có mặt trái. Đây là
mảnh đất màu mỡ nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực. Các tác động của kinh tế thị trường đã
can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu
đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân – kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạng
theo cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giờ đây có cơ hội trỗi dậy và phát triển. Chủ
nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định giữ vị trí chủ đạo
trong đời sống tinh thần của xã hội, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam cho hành động
của Đảng đang bị các thế lực thù địch chống phá, công kích. Ngoài tư tưởng, chúng còn
đẩy mạnh tiến công trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống mà đối tượng chủ yếu là
SV – đội ngũ trí thức tương lai. Tất cả những điều đó đã tác động xấu đến việc hình
thành và phát triển nhân cách của SV.
Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII của Đảng (1997) đã gióng lên hồi chuông
báo động toàn xã hội khi cho rằng tình trạng một bộ phận học sinh, SV suy thoái đạo
đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp
vì tương lai của bản thân và đất nước là điều “đặc biệt đáng lo ngại” [19, tr.24]. Trong
xu thế chung của SV cả nước, một bộ phận không nhỏ SV các trường đại học ở Thành
phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi đạo đức như:
xác định động cơ học tập không đúng. Mục đích của việc học không phải là nâng cao
kiến thức mà nhằm kiếm điểm cao để có học bổng. Hiện tượng bỏ học không lý do, đi
muộn, quay cóp trong thi cử đã trở nên khá phổ biến, cá biệt còn có một số SV tham gia
đường dây thi thuê, thi hộ trong các mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng. SV thờ ơ với các
vấn đề chính trị, các hoạt động xã hội, còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ham ăn chơi
đua đòi chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, xa rời đạo đức truyền thống, tiếp thu
lối sống, văn hóa phương Tây không chọn lọc, quá coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ
giá trị tinh thần, sùng bái đồng tiền, có hành vi vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã
hội: trộm cướp, rượu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm…
Trong khi đó, do yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới toàn diện, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thế hệ
SV đã, đang và nhất định sẽ gánh vác những trọng trách to lớn nhưng vô cùng khó khăn
phức tạp. Chính vì thế, tại Đại hội IX, Đảng ta lại nhấn mạnh: “Đối với thế hệ trẻ, chăm
lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối
sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức
sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21,
tr.126].
Như vậy, trước yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc đổi mới, việc giáo
dục đạo đức cách mạng cho TN, SV theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng
hàng đầu trong việc rèn luyện nhân cách tuổi trẻ, là sự chuẩn bị cực kỳ hệ trọng giúp họ
vào đời, lập thân, lập nghiệp.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối
sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Hồ Chí Minh
học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề TN và giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho TN, SV được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu theo những khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau.
+ Nhóm tác giả đề cập đến vai trò TN và tầm quan trọng của công tác giáo dục TN:
- Lê Duẩn, Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1978.
- Đỗ Mười, Lý tưởng của Thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb
Thanh niên, Hà Nội, 1995.
- Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Đoàn Nam Đàn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con
người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Phạm Đình Nghiệp, Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong
tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000.
- Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò Thanh niên trong cách mạng
Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2004 (in lần thứ hai).
- Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau, Nxb Giáo dục, 2004.
- Đặng Quang Thành, Xây dựng lối sống có văn hóa của Thanh niên Thành phố Hồ
Chí Minh, Luận án tiến sĩ, 2005, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,
2005 (Chương XV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục – đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau).
- Văn Tùng, Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 1999…
+ Nhóm các công trình nghiên cứu về đạo đức và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
- Nguyễn Trọng Chuẩn–Nguyễn Văn Phúc, Mấy vấn đề về đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Vũ Khiêu, Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, 1974.
- Trần Hậu Kiêm – Đoàn Đức Hiếu, Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục
đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
- Tương Lai, Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới, Nxb Sự thật, 1983.
- Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001.
- Trần Sỹ Phán, Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, 1999, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đinh Xuân Lâm – Bùi Đình Phong (1995), “Giá trị trường tồn của tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh trong lòng nhân loại tiến bộ”, Tạp chí Thông tin lý luận, (12).
- Lâm Quốc Tuấn – Trần Văn Toàn (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
đạo đức vừa “hồng” vừa “chuyên” cho thanh niên trí thức”, Tạp chí Lý luận chính trị,
(10).
- Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,
2005 (Chương XIII: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh).
- Nguyễn Văn Truy (chủ biên), Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1993…
Những tài liệu trên của các tác giả là nguồn tư liệu quý giúp chúng tôi tiếp thu tham
khảo, làm định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình. Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, việc
nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho SV hiện nay vẫn
chưa có tác giả nào đề cập một cách cơ bản và có hệ thống dưới giác độ Hồ Chí Minh
học. Vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với lòng mong muốn góp phần nhỏ
bé vào việc luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo
đức, lối sống cho TN; làm rõ lý luận và thực tiễn công tác giáo dục đạo đức, lối sống
cho SV các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó đưa ra
một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức,
lối sống cho đối tượng này theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, vai trò
TN và việc giáo dục đạo đức, lối sống cho TN, SV.
- Phân tích thực trạng đạo đức, lối sống của SV và thực tiễn công tác giáo dục đạo đức,
lối sống cho SV các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng 5 năm gần đây
(2000 – 2005).
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tiếp tục tiến hành công việc giáo dục đạo đức,
lối sống cho đối tượng này theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; đạo đức, lối sống SV và
giáo dục đạo đức, lối sống cho SV theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho TN; đạo đức, lối sống SV và vấn đề giáo dục
đạo đức, lối sống cho SV các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: luận văn được triển khai trên nền tảng các quan điểm của chủ nghĩa
Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về đạo đức, TN và giáo dục
đạo đức, lối sống cho TN.
Phương pháp nghiên cứu: ngoài phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp lôgíc, phương pháp lịch sử – cụ thể, phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học …
+ Đối với phương pháp khảo sát thực tiễn, chúng tôi đã tiếp xúc với Thành
Đoàn, Thành Hội, Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng công tác chính trị, Đoàn trường, Hội
SV, các giáo viên và SV để tìm hiểu tình hình đạo đức, lối sống SV và công tác giáo
dục đạo đức, lối sống cho SV.
+ Đối với phương pháp điều tra xã hội học, chúng tôi đã chọn mẫu điều tra là 6
trường đại học đóng trên địa bàn Thành phố như: Đại học Sư phạm, Đại học An Ninh,
Đại học dân lập Hồng Bàng, Đại học Bách Khoa, Khoa Kinh Tế thuộc Đại học Quốc
gia, Đại học Bán công Marketing. Mỗi trường 50 SV. Với 6 trường mà chúng tôi tiến
hành khảo sát có những đặc điểm sau:
- Về loại hình trường và đối tượng: có cả công lập, dân lập, bán công, SV năm
thứ nhất và năm cuối.
- Về ngành học có đủ các lĩnh vực khoa học khác nhau như: kinh tế, khoa học
xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục đạo đức cho TN.
- Nhận định đúng đắn, khách quan về đạo đức, lối sống của SV và công tác giáo dục đạo đức,
lối sống cho SV ở các trường đại học thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao trong giáo dục đạo đức, lối sống cho SV.
- Luận văn cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp các cấp Đoàn, Hội Liên
hiệp TN, Hội SV, Phòng công tác chính trị thuộc các trường đại học trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động
của mình. Ngoài ra, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu và
giảng dạy ở các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn, công tác SV.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 02 chương, 07 tiết.
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG,
LỐI SỐNG MỚI CHO THANH NIÊN
1.1. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VÀ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
1.1.1. Đạo đức
Ở phương Tây, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos, moris, nghĩa là
phong tục, tập quán. Đạo đức còn có gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos, cũng có nghĩa là
thói quen, tập quán. Như vậy, theo phần gốc của khái niệm khi nói đến đạo đức là nói
đến những thói quen, tập quán sinh hoạt và ứng xử của con người trong cộng đồng,
trong xã hội.
Ở phương Đông, theo các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại,
đạo có nghĩa là con đường, đường đi, là đường sống của con người trong xã hội. Đức
dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo
nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Theo đó, đạo đức chính là những yêu cầu, những nguyên
tắc do cuộc sống đặt ra mà con người phải tuân theo.
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác–Lênin, đạo đức xét đến cùng là sự phản
ánh của các quan hệ xã hội. Giá trị đạo đức được xác định ở chỗ nó phục vụ cho tiến bộ xã
hội vì hạnh phúc của con người. “Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình độ cao
hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động” [40, tr.371]. Bàn về đạo đức cộng sản chủ nghĩa, Lênin
cho rằng: “Đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết
tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của
những người cộng sản” [41, tr. 214]. Đây là một quan niệm mang tính cách mạng và khoa
học về đạo đức mà quan niệm của các tôn giáo và các nền đạo đức khác không thể đạt tới.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt
đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và
tinh thần quốc tế trong sáng…
Theo Hồ Chí Minh, tiêu chí để đánh giá chính xác đạo đức con người là ở hành
động, ở việc làm, ở cách đối nhân xử thế. Đạo đức phải được xem xét trong 3 mối quan
hệ cơ bản: với mình, với người và với công việc. Trong 3 mối quan hệ đó, hoạt động
của con người hình thành nên những hành vi, chuẩn mực đạo đức. Đó là việc mình có
nghiêm khắc với chính bản thân hay không? Thái độ của mình đối với ông bà, bố mẹ,
anh chị, em, đối với đồng chí, đồng đội, cấp trên, cấp dưới, đối với quần chúng nhân
dân, đối với Đảng, với Nhà nước, đối với kẻ thù như thế nào? Mình có hết lòng, toàn
tâm, toàn ý đối với công việc hay không? Điều đó xác định đạo đức của mỗi con người.
Trong thư gửi đồng chí Hoàng Mai - Giám đốc Sở công an Khu XII, Người viết:
Tư cách người công an cách mạng là:
Đối với tự mình, phải cần, kiệm, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Đối với công việc, phải tận tụy.
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo [49, tr.406-407].
Đạo đức được xác định trong mối quan hệ với mình, với người và với công việc.
Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đạo đức không phải chỉ là những lý tưởng
cao xa mà còn là những thái độ, hành vi, việc làm cụ thể của mỗi người hàng ngày,
hàng giờ trong cuộc sống sinh hoạt, trong học tập, trong lao động và trong chiến đấu.
Mặt khác, ở đây Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng đạo đức cách mạng và đạo đức đời
thường là hoàn toàn thống nhất với nhau, sẽ không có đạo đức đời thường tách rời với
đạo đức cách mạng và cũng không thể có đạo đức cách mạng đứng ngoài với đạo đức
đời thường. Vì vậy, không thể bào chữa cho khuyết điểm của bản thân mình, “cái đó là
việc riêng của tôi, gia đình tôi không liên quan gì với cái chung”. Cái riêng mà phù hợp
với cái chung (của Đảng, của cách mạng, của Tổ quốc, của nhân dân) thì đó là đạo đức.
Cái riêng mà đi ngược với cái chung là chủ nghĩa cá nhân, là vi phạm đạo đức.
Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đặt ra và xem xét một cách toàn diện trong tất
cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ việc tư đến việc công, từ lao động sản xuất
ở hậu phương đến chiến đấu ngoài mặt trận, từ học tập, công tác đến sinh hoạt hàng
ngày. Hồ Chí Minh cũng bàn đến đạo đức ở mọi phạm vi từ gia đình tới ngoài xã hội, từ
giai cấp đến dân tộc, từ quốc gia đến quốc tế. Việc Hồ Chí Minh xem xét vấn đề đạo
đức một cách toàn diện là một cách nhìn mang tính khách quan, phù hợp với hoạt động
phong phú đa dạng của đời sống xã hội và mỗi con người.
Hồ Chí Minh đã nêu những nội dung, những chuẩn mực chung có ý nghĩa cơ bản
và có tính phổ cập đối với mọi người, mọi tầng lớp, đồng thời Người cũng chỉ rõ những
chuẩn mực cụ thể đối với từng tầng lớp như: công nhân, nông dân, TN, phụ nữ, thiếu
niên, nhi đồng, bộ đội, công an … Song đối tượng Người chú ý nhiều nhất là đạo đức
của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên.
Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng và cùng với
Đảng ta dày công xây dựng, bồi đắp khác với đạo đức cũ về chất, ngược lại nó hoàn
toàn thống nhất với đạo đức của chủ nghĩa Mác–Lênin. Đó là kết hợp truyền thống đạo
đức tốt đẹp của dân tộc với đạo đức mang bản chất giai cấp công nhân và tinh hoa đạo
đức của nhân loại. Hồ Chí Minh đã làm cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức. Người
nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như
người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” [50, tr.320-321]. Đạo đức
cũ - đạo đức thực dân, phong kiến, là thứ đạo đức ích kỷ, nó kìm hãm trói buộc con
người, tàn phá con người. Còn đạo đức mới là vì nước, vì dân; là “dĩ công vi thượng”.
Đây là đạo đức vĩ đại. Bởi lẽ, đạo đức đó “không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi
ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [49, tr.252].
Hồ Chí Minh xem đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc
của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Người còn ví đạo đức đối với người cách mạng
như là sức khỏe của người gánh nặng và