Trong thực tiễn, chúng ta thường gặp những hiện tượng ngẫu nhiên. Đó là những
hiện tượng (biến cố) mà chúng ta không thểdựbáo một cách chắc chắn là nó xảy ra
hay không xảy ra. Lýthuyết xác suất là bộmôn toán học nghiên cứu các hiện tượng
ngẫu nhiên. Năm 1812, nhà toán học Laplace đã dựbáo rằng: “Môn khoa học bắt
đầu từviệc xem xét các trò chơi may rủi này sẽhứa hẹn trởthànhmột đối tượng
quan trọng nhất của tri thức loài người”. Ngày nay, lýthuyết xác suất đã trởthành
một ngành toán học quan trọng, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của khoa
học tựnhiên, khoa học xã hội, côngnghệ, kinh tế, y học, sinh học. Gần gũi với xác
suất là bộmôn thống kê. Thống kê giúp ta phân tích các sốliệu một cách khách
quan và rút ra các tri thức, thông tin chứa đựng bên trong các sốliệu đó. Trên cơsở
này, chúng ta mới có thể đưa ra được những dựbáo và quyết định đúng đắncho
một hiện tượng cụthể. Thống kê cần thiết cho mọi lực lượng lao động, đặc biệt rất
cần cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách. Ngay từ đầu thếkỷXX, nhà khoa
học người Anh, H. G. Well đã dựbáo: “Trong một tương lai không xa, kiến thức
thống kê và tưduy thống kê sẽtrởthành một yếu tốkhông thểthiếu được trong học
vấn phổthông của mỗi công dân, giống nhưlà khảnăng biết đọc, biết viết vậy.
77 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tương tác tích cực của mô hình động trong hỗ trợ học sinh kiến tạo tri thức xác suất thống kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐĂNG MINH PHÚC
TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC CỦA MÔ HÌNH ĐỘNG
TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH
KIẾN TẠO TRI THỨC XÁC SUẤT THỐNG KÊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Huế, Năm 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐĂNG MINH PHÚC
TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC CỦA MÔ HÌNH ĐỘNG
TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH
KIẾN TẠO TRI THỨC XÁC SUẤT THỐNG KÊ
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Toán
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S. TRẦN VUI
Huế, Năm 2007
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả
Nguyễn Đăng Minh Phúc
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu
nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
iii
LỜI CẢM ƠN
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đến thầy giáo, TS. Trần Vui đã
giúp đỡ và hướng dẫn tận tình chu đáo cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
+ Khoa Toán, trường ĐHSP Huế
+ Phòng Đào tạo sau Đại học, trường ĐHSP Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành luận văn này.
+ Các thầy cô giáo tổ Toán trường THPT Hai Bà Trưng
+ Các thầy cô giáo tổ Tự nhiên trung tâm GDTX Huế
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp 11A1, lớp 11B5 trường THPT Hai Bà Trưng, Giáo viên
chủ nhiệm lớp 11/5 trung tâm GDTX Huế.
+ Các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớn Cao học khóa XIV chuyên ngành
phương pháp giảng dạy Toán.
+ Bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn
này.
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự hướng dẫn và
góp ý.
Huế, tháng 11 năm 2007
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa........................................................................................................ i
Lời cam đoan ....................................................................................................... ii
Lời cảm ơn.......................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU........................................................................................................ 3
Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 4
1. Giới thiệu..................................................................................................... 4
1.1. Nhu cầu nghiên cứu.................................................................................. 4
1.2. Đề tài nghiên cứu ..................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 5
3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Định nghĩa các thuật ngữ............................................................................. 5
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ....................................................................... 6
6. Cấu trúc luận văn......................................................................................... 6
Chương 2: NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......................... 8
1. Giới thiệu..................................................................................................... 8
2. Nền tảng lịch sử........................................................................................... 8
2.1. Lịch sử hình thành khái niệm xác suất ..................................................... 8
2.2. Các cách tiếp cận khái niệm xác suất ..................................................... 10
2.3. Lịch sử hình thành khái niệm thống kê .................................................. 11
3. Khung lý thuyết ......................................................................................... 13
4. Các kết quả nghiên cứu có liên quan......................................................... 14
5. Tóm tắt ...................................................................................................... 17
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 18
1. Giới thiệu................................................................................................... 18
2. Thiết kế quá trình nghiên cứu.................................................................... 18
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 19
2
4. Công cụ nghiên cứu................................................................................... 19
5. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 19
6. Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................. 20
7. Các hạn chế ............................................................................................... 21
8. Tóm tắt ...................................................................................................... 21
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 22
1. Giới thiệu................................................................................................... 22
2. Các kết quả ................................................................................................ 22
2.1. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất ............................................... 22
2.2.Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai .................................................. 30
2.3. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba .................................................. 33
2.4. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu thứ tư................................................... 41
3. Tóm tắt ...................................................................................................... 52
Chương 5: KẾT LUẬN, LÝ GIẢI VÀ ỨNG DỤNG ....................................... 53
1. Giới thiệu................................................................................................... 53
2. Kết luận ..................................................................................................... 53
2.1. Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất.............................................. 53
2.2. Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai................................................ 55
2.3. Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba................................................. 56
2.4. Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ tư ................................................. 59
3. Lý giải ....................................................................................................... 60
3.1. Lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất ................................................ 60
3.2. Lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai .................................................. 61
3.3. Lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba ................................................... 61
3.4. Lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ tư.................................................... 62
4. Ứng dụng................................................................................................... 62
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 65
PHỤ LỤC .......................................................................................................... P1
3
GIỚI THIỆU
Nhiệm vụ của việc dạy học toán ở nhà trường là giúp người học kiến tạo các kiến
thức toán qua mỗi giờ dạy của giáo viên. Do đó chúng ta cần quan tâm đến việc
nâng cao hiệu quả của mỗi tiết dạy. Kết quả của việc học phụ thuộc nhiều vào
phương pháp tổ chức các hoạt động học tập trong lớp của giáo viên cũng như sự
tham gia tích cực của mỗi người học.
“Con người học như thế nào?” là một câu hỏi cốt yếu mà lý thuyết kiến tạo trong
giáo dục muốn trả lời. Thực tiễn cho thấy rằng, giáo viên không thể dạy học bằng
cách làm đầy kiến thức cho học sinh như kiểu đổ đầy một chai nước mà chính mỗi
học sinh phải tự kiến tạo tri thức theo cách của riêng mình với sự hỗ trợ của giáo
viên. Việc dạy và học toán ở nước ta hiện nay không phải lúc nào cũng phát huy hết
năng lực tự học và tính chủ động trong học tập của học sinh. Mỗi người giáo viên
vẫn còn chịu nhiều áp lực, áp đặt từ trên xuống và mất đi tính chủ động và sáng tạo
trong việc xây dựng những môi trường học tập phù hợp với đối tượng mà mình
đang giảng dạy.
Hơn nữa việc chưa nhất quán trong cách thi cử, ra đề thi, số lượng các kỳ thi đã làm
học sinh và giáo viên lúng túng trong việc định hướng dạy học. Ngoài ra áp lực thi
cử vẫn còn quá lớn khi chỉ khoảng 20% hoặc hơn thí sinh đỗ tốt nghiệp được vào
đại học đã làm cho việc học trở nên thay đổi cho kịp thời vụ: chỉ học những gì có
thể sẽ ra trong đề thi. Sẽ có nhiều sự thay đổi để việc dạy và học toán tập trung vào
phát triển tư duy giải quyết vấn đề cho học sinh cùng với những kỹ năng cần thiết
của một công dân trong tương lai.
Mảng kiến thức xác suất thống kê bắt đầu được đưa vào chương trình dạy học trong
đợt thay sách giáo khoa trung học phổ thông mới đây. Với luận văn này, trên nền
tảng lý luận là lý thuyết kiến tạo, chúng tôi mong muốn thiết kế được những mô
hình động tạo ra những tương tác tích cực để hỗ trợ học sinh kiến tạo tri thức toán,
đặc biệt là tri thức xác suất thống kê.
4
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Trong thực tiễn, chúng ta thường gặp những hiện tượng ngẫu nhiên. Đó là những
hiện tượng (biến cố) mà chúng ta không thể dự báo một cách chắc chắn là nó xảy ra
hay không xảy ra. Lý thuyết xác suất là bộ môn toán học nghiên cứu các hiện tượng
ngẫu nhiên. Năm 1812, nhà toán học Laplace đã dự báo rằng: “Môn khoa học bắt
đầu từ việc xem xét các trò chơi may rủi này sẽ hứa hẹn trở thành một đối tượng
quan trọng nhất của tri thức loài người”. Ngày nay, lý thuyết xác suất đã trở thành
một ngành toán học quan trọng, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của khoa
học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kinh tế, y học, sinh học... Gần gũi với xác
suất là bộ môn thống kê. Thống kê giúp ta phân tích các số liệu một cách khách
quan và rút ra các tri thức, thông tin chứa đựng bên trong các số liệu đó. Trên cơ sở
này, chúng ta mới có thể đưa ra được những dự báo và quyết định đúng đắn cho
một hiện tượng cụ thể. Thống kê cần thiết cho mọi lực lượng lao động, đặc biệt rất
cần cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách. Ngay từ đầu thế kỷ XX, nhà khoa
học người Anh, H. G. Well đã dự báo: “Trong một tương lai không xa, kiến thức
thống kê và tư duy thống kê sẽ trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong học
vấn phổ thông của mỗi công dân, giống như là khả năng biết đọc, biết viết vậy.”
1.1. Nhu cầu nghiên cứu
Xác suất và thống kê là hai mảng kiến thức mới được đưa vào chương trình phổ
thông. Khi giảng dạy, giáo viên thiếu các mô hình minh họa, đặc biệt là các mô hình
động. Với sự hỗ trợ của máy tính và các phần mềm dạy học, các mảng kiến thức
khác trong chương trình phổ thông đã được khai thác, giảng dạy và học tập có hiệu
quả. Hơn nữa, trong xác suất, máy tính có thể cho phép thực hiện các phép thử
nhiều lần ở tốc độ cao. Vì vậy cần ứng dụng các thế mạnh của công nghệ thông tin
một cách khoa học trong việc hỗ trợ học sinh kiến tạo tri thức xác suất thống kê.
1.2. Đề tài nghiên cứu
Các mô hình toán học động tỏ ra có hiệu quả trong việc kiến tạo tri thức toán học
cho học sinh. Việc xây dựng các mô hình này cũng như áp dụng chúng vào giảng
dạy đang ngày càng phổ biến trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Vấn đề quan
trọng là phải xây dựng và sử dụng mô hình sao cho nó tạo ra được các tương tác
5
tích cực trong hỗ trợ học sinh trong kiến tạo tri thức. Chúng tôi chọn đề tài: Tương
tác tích cực của mô hình động trong hỗ trợ học sinh kiến tạo tri thức xác suất thống
kê.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là xây dựng các mô hình động tạo ra các tương tác tích
cực dựa trên hai phần mềm toán học phổ thông là The Geometer’s Sketchpad và
Fathom, nhằm giúp cho học sinh lớp 10, 11 kiến tạo tri thức xác suất thống kê.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là xây dựng các mô hình động tạo ra các tương tác tích
cực. Do đó việc nghiên cứu sẽ nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Áp dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học xác suất
thống kê sẽ có hiệu quả như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Phần mềm động tạo ra các tương tác như thế nào
trong việc hỗ trợ học sinh lớp 10, lớp 11 kiến tạo tri thức xác suất thống kê?
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Sử dụng hàm ngẫu nhiên của máy tính như thế nào để
tạo được các mô hình động có tính tương tác tích cực trong việc kiến tạo tri thức
xác suất thống kê?
Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Xây dựng những mô hình xác suất thống kê nào để
giáo viên và học sinh có thể sử dụng nhằm đạt được hiệu quả trong giảng dạy và
học tập?
4. Định nghĩa các thuật ngữ
Nghiên cứu trường hợp: Là nghiên cứu trong đó nhà nghiên cứu làm việc trên một
nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu, thậm chí chỉ trên một đối tượng. Nguyên bản
tiếng Anh của nghiên cứu trường hợp là Case Study.
Nghịch lý: Là những gì trái với tự nhiên hay những điều hiển nhiên đúng được công
nhận. Trong toán học, đôi khi nghịch lý mang nghĩa “kết quả không trực quan” hơn
là “mâu thuẫn dễ thấy”. Việc sử dụng nghịch lý trong dạy học xác suất được xem là
một phương pháp có hiệu quả khi mà tạo ra được những mâu thuẫn để rồi giải quyết
các mâu thuẫn đó sẽ giúp học sinh kiến tạo tri thức. Nguyên bản tiếng Anh:
Paradox.
6
Chướng ngại: Một hay nhiều những khó khăn mà học sinh gặp phải khi tham gia
các hoạt động học tập và mong muốn vượt qua. Chướng ngại cũng có thể là những
kiến thức mà học sinh đã có, chúng làm cản trở việc tiếp nhận những kiến thức mới
hơn.
Đồng khả năng: Một thuật ngữ được dùng nhiều trong xác suất, nói về những kết
quả, biến cố có cùng khả năng xảy ra.
Mô hình động: Là những mô hình chủ yếu được xây dựng bằng các phần mềm trên
máy tính nhằm mô phỏng những mô hình trong thực tế mà người sử dụng có thể
thao tác, sửa đổi. Mô hình động về toán được xây dựng để hỗ trợ cho người học
kiến tạo tri thức toán.
Tương tác: Những tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng, giữa chủ thể và
khách thể.
Kiến tạo: Xây dựng một cách tích cực và chủ động. Kiến tạo cũng là một động từ
dùng chỉ hoạt động của chủ thể tác động lên đối tượng nhằm thực hiện mục đích đề
ra.
Đồng hóa: Là quá trình khi chủ thể tiếp nhận thông tin mới từ khách thể và những
thông tin này có thể kết hợp trực tiếp vào sơ đồ nhận thức đang tồn tại. Như thế,
đồng hóa là một quá trình chủ thể sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải
quyết tình huống mới.
Điều ứng: Là quá trình điều chỉnh sự mất cân bằng về nhận thức khi chủ thể tiếp
nhận thông tin từ khách thể. Khi quá trình này kết thúc là lúc mà chủ thể tạo nên sự
cân bằng mới về nhận thức ở mức độ cao hơn.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Các kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho học sinh tự kiến tạo tri thức xác suất thống
kê cho mình, từ đó biết cách áp dụng vào các bài toán thực tế, giải quyết vấn đề và
ra quyết định.
6. Cấu trúc luận văn
Phần này sẽ giới thiệu cấu trúc của luận văn, bao gồm 5 chương.
Chương 1 - GIỚI THIỆU: Giới thiệu, nêu nhu cầu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu,
mục đích nghiên cứu và đưa ra những câu hỏi nghiên cứu cho luận văn. Một số
7
thuật ngữ dùng trong luận văn cũng được định nghĩa. Ngoài ra trong chương này
cũng trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Chương 2 - NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN: Sau khi trình bày
lịch sử hình thành các khái niệm xác suất và thống kê, khung lý thuyết là lý thuyết
kiến tạo, chương này sẽ giới thiệu những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận văn.
Chương 3 - PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: Chương này giới
thiệu thiết kế quá trình nghiên cứu, đối tượng và công cụ nghiên cứu; phương pháp
thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu làm định hướng và quy trình cho quá trình
nghiên cứu.
Chương 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Nêu các kết quả nghiên cứu cho từng câu
hỏi nghiên cứu đã được đề ra ở chương 1.
Với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, chương này nêu lên các hiệu quả có thể khi áp
dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học xác suất.
Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai, chương này nêu lên các tác động tích cực của phần
mềm động trong việc hỗ trợ học sinh kiến tạo tri thức xác suất thống kê.
Với câu hỏi nghiên cứu thứ ba, chương này trình bày cơ sở khoa học của hàm ngẫu
nhiên trong máy tính bắt đầu từ ý tưởng xây dựng đến kỹ thuật rồi những cải tiến
trong quá trình tạo số ngẫu nhiên. Cách tạo số ngẫu nhiên đơn giản cũng được trình
bày trong chương này trên hai phần mềm The Geometer’s Sketchpad và Fathom.
Với câu hỏi nghiên cứu thứ tư, chương này giới thiệu các mô hình hỗ trợ học sinh
kiến tạo tri thức xác suất thống kê trên cả hai phần mềm. Mỗi mô hình đều được
trình bày chi tiết cách thiết kế và sử dụng. Các kết quả thực nghiệm sư phạm khi sử
dụng một số mô hình đã xây dựng được trình bày ở cuối chương này.
Chương 5 - KẾT LUẬN, LÝ GIẢI VÀ ỨNG DỤNG: Nêu các kết luận cho từng
câu hỏi nghiên cứu dựa trên những kết quả nghiên cứu có được ở chương 4 rồi đưa
ra những lý giải cho các kết quả nghiên cứu đó. Ứng dụng của luận văn bao gồm
ứng dụng cho thực hành và cho các nghiên cứu sau này cũng được trình bày trong
chương 5.
8
CHƯƠNG 2: NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1. Giới thiệu
Trong chương này chúng tôi sẽ xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu; tổng quan
nền tảng lịch sử của vấn đề cần nghiên cứu, khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu;
xác định, nhận biết các mâu thuẫn, kẻ hở trong các tài liệu; tóm tắt sơ lược các
nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài và khẳng định rằng nghiên cứu này sẽ
là bước đi hợp lôgíc tiếp theo trong việc tìm ra một lời giải tối ưu cho vấn đề cần
nghiên cứu.
2. Nền tảng lịch sử
Phân tích các tài liệu, bài báo, kết quả nghiên cứu toán học liên quan để đưa ra các
bước hình thành và phát triển các khái niệm trong xác suất cũng như trong thống kê.
2.1. Lịch sử hình thành khái niệm xác suất
Lý thuyết xác suất chỉ thực sự hình thành và phát triển trong khoảng 3 thế kỷ rưỡi
vừa qua. Chính việc giải bài toán chia tiền cược khi cuộc chơi bị gián đoạn giữa
chừng đã dẫn đến sự hình thành khái niệm xác suất vào đầu thế kỷ XVII, sau đó các
phép tính về xác suất phát triển dần thành lý thuyết hiện đại được xây dựng theo
một hệ tiên đề vào thế kỷ XX.
Tuy nhiên, có thể nói rằng mầm mống của lý thuyết xác suất đã có từ thế kỷ thứ III
trước công nguyên, với các trò chơi may rủi. Những con súc sắc hình lập phương và
đồng chất bằng đất nung được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ chứng tỏ rằng các trò
chơi liên quan đến phép thử ngẫu nhiên đã có từ rất lâu qua các trò chơi với
astragales, với súc sắc... rất phổ biến ở vùng Lưỡng Hà từ thời Ai cập cổ đại (tức thế
kỷ III trước Công nguyên).
Vào thời Hy Lạp cổ đại, đạo luật cấm các trò chơi cờ bạc với súc sắc đã được ban
hành. Nhà thờ Thiên chúa giáo cũng lên án các trò chơi đó. Dù vậy, chúng vẫn có
sức hấp dẫn mãnh liệt và tồn tại một cách dai dẳng. Các trò chơi may rủi đã có
những khai thác đầu tiên về đại số tổ hợp. Bài thơ có tựa đề De Vetula (của Richard
de Fournival (1201 – 1260)), một tu sĩ uyên bác người Pháp, đã được ghi nhận là có
từ khoảng năm 1250) là một bằng chứng về điều đó. Bài