Luận văn Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông

Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục là phương pháp Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất, khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều thông báo các kiến thức có sẵn. Là một môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, hóa học có rất nhiều khả năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Việc vận dụng những kiến thức lý thuyết này vào cuộc sống, việc giải các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn sẽ làm phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, óc sáng kiến, những hứng thú nhận thức, tinh thần vượt khó, tức là những phẩm chất quí báu đối với cuộc sống, lao động sản xuất. - Giải bài tập hóa học là lúc học sinh hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thức hóa học của mình. Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức. Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Thực tế dạy học cho thấy, bài tập hóa học nói chung có tác dụng giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy. Thông qua việc giải những bài tập có những điều kiện và yêu cầu thường gặp trong thực tiễn (bài tập gắn với thực tiễn) như: bài tập về cách sử dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm; cách xử lí tai nạn do hoá chất; bảo vệ môi trường; sản xuất hoá học; xử lí và tận dụng các chất thải sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh. Việc tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học hoá học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”. Tuy nhiên, trong các sách giáo khoa hoá học ở Việt Nam, số lượng các bài tập gắn với thực tiễn chưa đa dạng, chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan hóa học trong đời sống và sản xuất của GV cũng như học sinh. Học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì các em lại rất lúng túng. Trên quan điểm đó cùng với sự mong muốn xây dựng được hệ thống bài tập hóa học có chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học phổ thông, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học, tôi đã chọn đề tài “TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT”.

pdf134 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ KIM THOA TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT Chuyên ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học môn hoá học Mã số : 60. 14. 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 Lời cảm ơn Luận văn được hoàn thành vào tháng 7 năm 2009. Để hoàn thành được luận văn tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo là  PGS. TS. Nguyễn Xuân Trường, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.  TS. Trịnh Văn Biều, người đã góp ý xây dựng đề cương luận văn và đồng thời cũng hướng dẫn tôi nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.  Các thầy cô giảng dạy lớp Cao học Khoá 17 đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quí báu. Xin chân thành cám ơn các bạn bè và đồng nghiệp giảng dạy ở các trường THPT Trường Chinh, THPT Trung Phú, THPT Marie Curie đã nhiệt tình giúp tôi tiến hành thực nghiệm đề tài luận văn này. Lê Thị Kim Thoa DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Bài tập hóa học BTHH Dung dịch DD Dạy học DH Điều kiện tiêu chuẩn đktc Đối chứng ĐC Giáo viên GV Học sinh HS Trung học Phổ thông THPT Thực nghiệm TN Trắc nghiệm tự luận TNTL Trắc nghiệm khách quan TNKQ Thành phố Hồ Chí Minh Tp.HCM Sách giáo khoa SGK MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục là phương pháp Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất, khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều thông báo các kiến thức có sẵn. Là một môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, hóa học có rất nhiều khả năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Việc vận dụng những kiến thức lý thuyết này vào cuộc sống, việc giải các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn sẽ làm phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, óc sáng kiến, những hứng thú nhận thức, tinh thần vượt khó, tức là những phẩm chất quí báu đối với cuộc sống, lao động sản xuất. - Giải bài tập hóa học là lúc học sinh hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thức hóa học của mình. Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức. Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Thực tế dạy học cho thấy, bài tập hóa học nói chung có tác dụng giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy. Thông qua việc giải những bài tập có những điều kiện và yêu cầu thường gặp trong thực tiễn (bài tập gắn với thực tiễn) như: bài tập về cách sử dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm; cách xử lí tai nạn do hoá chất; bảo vệ môi trường; sản xuất hoá học; xử lí và tận dụng các chất thải… sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh. Việc tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học hoá học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”. Tuy nhiên, trong các sách giáo khoa hoá học ở Việt Nam, số lượng các bài tập gắn với thực tiễn chưa đa dạng, chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan hóa học trong đời sống và sản xuất của GV cũng như học sinh. Học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì các em lại rất lúng túng. Trên quan điểm đó cùng với sự mong muốn xây dựng được hệ thống bài tập hóa học có chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học phổ thông, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học, tôi đã chọn đề tài “TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tuyển chọn và xây dựng hệ thống các dạng bài tập hoá học gắn với thực tiễn. - Phát triển, nâng cao chất lượng bài tập hoá học THPT hiện nay. - Nghiên cứu cách sử dụng bài tập hoá học gắn với thực tiễn sao cho có hiệu quả nhất. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu : Bài tập hoá học dạng trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận có nội dung gắn với thực tiễn. 4. Phạm vi nghiên cứu - Các bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn dùng trong dạy học ở trường THPT. - Thời gian thực hiện đề tài: từ 01/05/2008 đến 30/07/2009. 5. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu lí luận về vấn đề giáo dục kỹ thuật tổng hợp theo nguyên lí giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam. - Nghiên cứu lí luận về bài tập hoá học. - Tìm hiểu các nội dung hóa học có liên quan đến đời sống, sản xuất và môi trường. - Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học ở trường THPT. - Nghiên cứu cách sử dụng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn trong dạy học. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng. 6. Giả thuyết khoa học Trong quá trình dạy học, nếu GV xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn phù hợp thì sẽ giúp học sinh giải đáp được những tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, sản xuất, làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng : “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”. 7. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận : +Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà Nước, của Bộ giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề tài. + Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và về bài tập hóa học. - Nghiên cứu thực tiễn: + Quan sát sư phạm, sử dụng phương pháp chuyên gia. + Thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học dùng để xử lí số liệu. 8. Cấu trúc của luận văn MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong quá trình dạy và học môn hóa học, nếu giáo viên chỉ ra được sự gần gũi giữa môn học với thực tế cho học sinh thấy thì các em sẽ yêu thích môn hóa học hơn. Bộ Sách giáo khoa mới hiện nay có rất nhiều các tư liệu kèm theo các hình ảnh sống động phần nào đó đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc gắn bài học với các nội dung có liên quan đến thực tiễn còn rất hạn chế. Nhiều bài tập hóa học còn xa rời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính toán phức tạp. Để phần nào đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập môn hóa học phổ thông theo hướng gắn bó với thực tiễn, đã có một số sách tham khảo được xuất bản như: (1) Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng (2002), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế hóa học 12, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục. (2) Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ 2006), Câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn trung học phổ thông, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục. (3) Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống, Nhà xuất bản giáo dục. Bên cạnh đó, một số học viên cao học cũng đã nghiên cứu và bảo vệ luận văn theo hướng đề tài này như: (4) Đỗ Công Mỹ (2005), Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hóa học Trung học phổ thông (phần hóa học đại cương và vô cơ), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. (5) Nguyễn Thị Thu Hằng (2007), Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập hóa học thực tiễn Trung học phổ thông (phần hóa học hữu cơ), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. (6) Ngô Thị Kim Tuyến (2004), Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn hóa học lớp 11 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. (7) Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm TP. HCM. Ngoài ra còn một số bài báo về dạng bài tập này được đăng trên tạp chí Hóa học & Ứng dụng (8) Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiển (2007), “Xây dựng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học phổ thông”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng (số 64). Với mong muốn đóng góp thêm nhiều bài tập gắn với thực tiễn nên trong luận văn này chúng tôi sẽ tuyển chọn và xây dựng thêm một số bài tập dạng này, đồng thời đưa các bài tập đó vào trong dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học. 1.2. GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP Giáo dục kĩ thuật tổng hợp là trong và bằng toàn bộ quá trình đào tạo làm cho HS lĩnh hội được cả về lí thuyết lẫn thực hành, những cơ sở khoa học của nền sản xuất hiện đại, nền công nghệ tiên tiến và nền kinh tế quốc dân đang đổi mới; chuẩn bị tốt cho HS tự giác, tích cực, tự lực bước vào thế giới lao động. Thông qua việc học môn hoá học, HS sẽ được: - Tìm hiểu về sản xuất hoá học, công nghệ hoá học (tham quan, tìm hiểu các công nghệ, các dây chuyền sản xuất, các nhà máy sản xuất có dùng đến những chất hoá học được học trong chương trình phổ thông). - Biết được vai trò của hoá học và cách vận dụng khoa học hoá học vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm: sử dụng các nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, tận dụng chất thải của dây chuyền sản xuất này thành nguyên liệu của dây chuyền sản xuất khác, áp dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng… - Trang bị những kĩ năng, kĩ xảo lao động theo phong cách công nghiệp hiện đại, mang tính tổng hợp, khái quát, áp dụng được cho nhiều lĩnh vực hoạt động đồng thời mang tính đặc thù của ngành nghề hoá học tương lai. - Hình thành và phát triển ở HS tư duy khoa học kĩ thuật có tính chuyển tải cao, vừa thích hợp với hoạt động hoá học, vừa có thể vận dụng vào những tình huống thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào trong hoạt động sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường: cách sử dụng và bảo quản phân bón, thuốc chữa bệnh, cách xử lí tai nạn hoá chất, cách xử lí chất thải… Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp thông qua dạy - học hoá học sẽ giúp cho HS thấy được lợi ích của việc học môn hoá học, thêm yêu và hứng thú học hoá học từ đó càng kích thích sự quan sát thực tiễn để giải đáp thắc mắc nảy sinh và cải tạo thực tiễn ngày càng tốt đẹp hơn cho bản thân, cho xã hội. 1.3. TRẮC NGHIỆM 1.3.1. Khái niệm trắc nghiệm Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông [40]: “Trắc nghiệm là khảo sát và đo lường khi làm các thí nghiệm khoa học trong phòng”. Theo GS Dương Thiệu Tống [19]: “Trắc nghiệm là một loại dụng cụ đo lường khả năng của người học, ở bất cứ cấp học nào, bất cứ môn học nào, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội”. 1.3.2. Chức năng của trắc nghiệm Với người dạy, sử dụng trắc nghiệm nhằm: - Cung cấp thông tin ngược chiều để điều chỉnh phương pháp nội dung cho phù hợp. - Khảo sát kết quả học tập của một số đông HS, có thể sử dụng lại bài khảo sát vào thời điểm khác. - Nắm bắt được trình độ của HS, từ đó đưa ra quyết định nên dạy những gì và dạy bắt đầu từ đâu. - Ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận của HS. - Muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc phần lớn vào chủ quan của người chấm bài. - Khuyến khích HS học đều, rèn luyện tính năng động, chủ động, sáng tạo trong học tập. - Chấm nhanh và có kết quả sớm. - Nâng cao hiệu quả giảng dạy. Với người học, sử dụng trắc nghiệm nhằm: - Tự kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc trong học tập. - Nâng cao hiệu quả của quá trình tự học. - Dễ dàng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Rèn luyện các kỹ năng tư duy như so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, ghi nhớ, lựa chọn và phán đoán nhanh. - Rèn luyện khả năng xử lý nhiều loại thông tin (có khi là trái nguợc nhau). 1.3.3. Phân loại câu trắc nghiệm Có hai loại trắc nghiệm là TNTL (thường gọi tắt là tự luận) và TNKQ (thường gọi tắt là trắc nghiệm) 1.3.3.1. Trắc nghiệm tự luận  Khái niệm TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, HS trả lời dưới dạng bài viết trong một khoảng thời gian đã định trước. TNTL đòi hỏi HS phải nhớ lại kiến thức, phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác rõ ràng. Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan, điểm bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận thường có ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời. Khi viết câu hỏi tự luận, GV cần phải diễn đạt câu hỏi một cách rõ nghĩa, đầy đủ, cần làm rõ những yêu cầu trong câu trả lời cả về độ dài của nó; việc chấm bài tốn thời gian.  Các dạng câu hỏi TNTL a) Câu hỏi tự luận có sự trả lời mở rộng: loại câu này có phạm vi tương đối rộng và khái quát, HS được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức trong câu trả lời nên có thể phát huy óc sáng tạo và suy luận. Loại câu trả lời này được gọi là tiểu luận. b) Câu tự luận với sự trả lời có giới hạn. Loại này thường có nhiều câu hỏi với nội dung tương đối hẹp. Mỗi câu trả lời là một đoạn ngắn nên việc chấm điểm dễ hơn. Có 3 loại câu trả lời có giới hạn.  Loại câu điền thêm và trả lời đơn giản. Đó là một nhận định viết dưới dạng mệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi được đặt ra mà HS phải trả lời bằng một câu hay một từ (trong TNKQ được gọi là câu điền khuyết). TRẮC NGHIỆM TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (câu tự luận) TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (câu trắc nghiệm) Câu điền khuyết Câu ghép đôi Câu đúng sai Câu nhiều lựa chọn (hay dùng nhất) Câu hỏi bằng hình vẽ  Loại câu từ trả lời đoạn ngắn trong đó HS có thể trả lời bằng hai hoặc 3 câu trong giới hạn của GV.  Giải bài toán có liên quan tới trị số có tính toán số học để ra một kết quả cụ thể đúng theo yêu cầu của đề bài.  Ưu, nhược điểm của TNTL a) Ưu điểm: - Cho phép kiểm tra được nhiều người trong một thời gian ngắn, tốn ít thời gian và công sức cho việc chuẩn bị của GV. - Rèn cho HS khả năng trình bày, diễn tả câu trả lời bằng chính ngôn ngữ của họ, đo được mức độ tư duy (khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh); TNTL không những kiểm tra được mức độ chính xác của kiến thức mà còn kiểm tra được kỹ năng giải bài định tính cũng như định lượng của HS. - Có thể kiểm tra – đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết những ý niệm, sở thích và khả năng diễn đạt tư tưởng của HS. - Hình thành cho HS kỹ năng sắp đặt ý tưởng, suy diễn, phân tích, tổng hợp khái quát hoá…; phát huy tính độc lập tư duy sáng tạo của HS. b) Nhược điểm: - Bài kiểm tra theo kiểu tự luận khó đại diện đầy đủ cho nội dung môn học do số lượng nội dung ít. - Vì lượng câu hỏi ít nên không thể kiểm tra hết các nội dung trong chương trình học. - Việc chấm điểm phụ thuộc vào người đặt thang điểm và chủ quan của người chấm. - Điểm số có độ tin cậy thấp và nhiều nguyên nhân như: phụ thuộc vào tính chất chủ quan, trình độ người chấm, HS có thể học tủ, học lệch. 1.3.3.2. Trắc nghiệm khách quan  Khái niệm TNKQ là phương pháp kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của HS bằng hệ thống câu hỏi TNKQ gọi là "khách quan" vì hệ thống cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm. Một bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi với nội dung kiến thức khá rộng, mỗi câu trả lời thường chỉ thể hiện bằng một dấu hiệu đơn giản. Nội dung bài TNKQ cũng có phần chủ quan vì không khỏi bị ảnh hưởng tính chủ quan của người soạn câu hỏi.  Các dạng câu hỏi TNKQ Câu hỏi TNKQ có thể chia làm 5 loại chính sau: a) Câu trắc nghiệm "đúng- sai” Câu này được trình bày dưới dạng câu phát biểu và HS trả lời bằng cách lựa chọn một trong hai phương án đúng hoặc sai. * Những lưu ý khi xây dựng dạng câu đúng, sai: - Đúng cũng phải đúng hoàn toàn, sai cũng phải sai hoàn toàn. - Tránh những điều chưa thống nhất. * Ưu điểm: Câu trắc nghiệm đúng-sai là loại câu đơn giản dùng để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, vì vậy soạn loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm. * Nhược điểm: HS có thể đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho HS học thuộc lòng hơn là hiểu, ít phù hợp với đối tượng HS giỏi. b) Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được dùng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi nhiều câu trả lời (câu dẫn) đòi hỏi HS tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều khả năng trả lời có sẵn, các khả năng, các phương án trả lời khác nhau nhưng đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu). * Ưu điểm: GV có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra-đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau. Chẳng hạn như: + Xác định mối tương quan nhân quả. + Nhận biết các điều sai lầm + Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau + Định nghĩa các khái niệm + Tìm nguyên nhân của một số sự kiện + Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật + Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện + Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật + Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.  Độ tin cậy cao hơn khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, HS buộc phải xét đoán, phân biệt kỹ trước khi trả lời câu hỏi.  Tính giá trị tốt hơn với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để chọn có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật…, tổng quát hoá… rất có hiệu quả.  Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của HS hoặc chủ quan của người chấm. * Nhược điểm:  Loại câu này khó soạn và phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra phải soạn câu hỏi sao cho có thể đo được các mức trí nâng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.  Không thoả mãn với những HS có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án.  Các câu TNKQ nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu TNTL soạn kĩ.  Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để HS đọc nội dung câu hỏi. * Những lưu ý khi soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn Câu TNKQ loại này có thể dùng thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi soạn câu hỏi loại này cần lưu ý: - Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng một cách không tranh cãi được, còn các câu nhiễu đều phải có vẻ hợp lý. - Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các HS có năng lực tốt và tác động thu hút các HS kém hơn. - Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề.
Luận văn liên quan