Việt Nam là nước đang phát triển, từ nước nông nghiệp lúa nước chuyển dần sang công nghiệp hóa từ chính sách CNH-HDH đất nước thúc đẩy sự phát triển của du lịch.
Việt Nam là nước nằm ở vùng Đông Nam Á có nền văn hóa phương Đông, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình có hình chữ”S” với đường bờ biển dài 3260km. Địa hình đa dạng.Tất cả yếu tố trên đã tạo cho Việt Nam nhiều danh lam thắng cảnh, văn hóa, phong tục, lễ hội.
Thu nhập người dân tăng làm cho nhu cầu về du lịch ngày càng tăng. Để phục vụ nhu cầu đó thì người ta đã khai thác, tạo ra các tuyến điểm du lịch nhằm thỏa mãn người dân, và cả du khach quốc tế hình thành nguồn lợi cho quốc gia.
Sau đây là tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long mình đã làm vào tháng 10/2012. Với sự giúp đỡ của GVHD Trần Văn Tâm, em xin chân thành cảm ơn.
62 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5050 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyến điểm du lịch TP Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long
Lời nói đầu
Việt Nam là nước đang phát triển, từ nước nông nghiệp lúa nước chuyển dần sang công nghiệp hóa từ chính sách CNH-HDH đất nước thúc đẩy sự phát triển của du lịch.
Việt Nam là nước nằm ở vùng Đông Nam Á có nền văn hóa phương Đông, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình có hình chữ”S” với đường bờ biển dài 3260km. Địa hình đa dạng......Tất cả yếu tố trên đã tạo cho Việt Nam nhiều danh lam thắng cảnh, văn hóa, phong tục, lễ hội....
Thu nhập người dân tăng làm cho nhu cầu về du lịch ngày càng tăng. Để phục vụ nhu cầu đó thì người ta đã khai thác, tạo ra các tuyến điểm du lịch nhằm thỏa mãn người dân, và cả du khach quốc tế hình thành nguồn lợi cho quốc gia.
Sau đây là tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long mình đã làm vào tháng 10/2012. Với sự giúp đỡ của GVHD Trần Văn Tâm, em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
I. tổng quan cùng đồng bằng sông Cửu Long
1.Lịch sử 1
2.Điều kiên tự nhiên 2
3.Dân tộc 3
a.Người Việt 3
b.Người khmer 4
c. Người Hoa 4
d. Người Chăm 5
4.Dân cư 6
5.Kinh tế 6
6.Tiềm năng kinh tế 7
II Tổng quan các tỉnh trong vùng 7
1.Tỉnh Long An 7
2.Tỉnh Tiền Giang 12
3.Tỉnh Vĩnh Long 18
4.Cần Thơ 21
III Cung đường 25
IV Tuyến điểm du lịch 31
1.Phân đoạn 31
2.Thuyết minh trên tuyến 31
a. TP.Hồ Chí Minh 31
b.Long An 33
c.Tiền Giang 34
d.Vĩnh Long 35
e.Cần Thơ 37
3.Thuyết minh trên điểm 35
a.Long An 37
b.Tiền Giang 40
c.Vĩnh Long 50
d.Cần Thơ 52
TP.HỒ CHÍ MINH – MỸ THO – CẦN THƠ
I.Tổng quan vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương.
An Giang(2.151.000 người)
Bến Tre(1.258.800 người)
Bạc Liêu(873.300 người)
Cà Mau(1.214.900 người)
Thành phố Cần Thơ(1.200.300 người)
Đồng Tháp(1.673.200 người)
Hậu Giang(769.200 người)
Kiên Giang(1.714.100 người)
Long An(1.449.600 người)
Sóc Trăng(1.303.700 người)
Tiền Giang(1.682.600 người)
Trà Vinh(1.012.60 người)
Vĩnh Long(1.028.600 người)
1. Lịch sử:
Người ta nói “Miền” Đồng Bằng Sông Cửu Long để tách bạch một địa phương, tuy rộng lớn, trên một phạm vi rộng lớn hơn, đó là “vùng”, như “vùng” Nam Thái Bình Dương, “vùng” Đông Nam Á, mà Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ là một “đơn vị” nằm trong vùng địa lý văn hóa Đông Nam Á .
Chúng ta ai cũng biết miền Nam Việt Nam chạy dài tận mũi Cà Mau thành hình theo bước Nam tiến của tiền nhơn .
Năm 1658, di thần nhà Minh, “Phản Thanh phục Minh”, với 3000 quân tinh nhuệ, với chiến thuyền và võ trang hùng hậu, đến Thuận Hóa để xin được Chánh quyền Việt Nam giúp đỡ. Chúa Nguyễn, Hiền Vương, nghĩ nếu từ chối và đuổi đi, thì đám tàn quân nầy vì cùn đường có thể đánh phá ta, nên tiếp đãi niềm nở, còn khoản đãi, phong chức và cho phép vào phía nam khẩn hoang, lập nghiệp ở Biên Hòa, Cù Lao Phố, và Định Tường với lời chỉ dẫn “đó là vùng đất mới của ta”.
Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Địch là hai tướng nhà Minh chỉ huy lực lượng hải thuyền di tản về phương nam với lòng mưu cầu phục Minh sau này .
Tướng Trần Thắng Tài vâng lệnh Chúa Nguyễn dẩn một đoàn quân với chiến thuyền đi về vùng Biên Hòa để khai phá và định cư lập nghiệp. Họ mở mang thương mãi và chỉ trong ít lâu biến Cù Lao Phố thành một trung tâm thương mãi trù phú . Đến khi Tây Sơn tiến đánh vào Nam, một phần dân cư ở đây di tản về Bến Nghé sanh sống . Họ chuyên thu mua và bán nông phẩm từ phía Định Tường chở tới . Bến Nghé sau này trở thành Chợ Lớn và hoạt động kinh tế vẫn còn nằm trong tay người Tàu .
Trong lúc đó, tướng Dương Ngạn Địch dẫn một đoàn quân kéo về Định Tường định cư lập nghiệp. Cánh nầy chuyên vê nông nghiệp . Họ lập ra chín nông trại, dần dần mở mang ra thành Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày nay .
Người Việt Nam theo chơn người Tàu tiếp tục bước Nam tiến và thành lập Chánh quyền ở những nơi dân cư ổn định đời sống . Nơi nào có Chánh quyền Việt Nam, nơi đó lập tức được hợp thức hóa trở thành lãnh thổ của Việt Nam . Tức nước Việt Nam định hình . Sự kiện lịch sử này hoàn toàn phù hợp với tinh thần công phàp ngày nay .
Người học sử có nhận xét đặc biệt về lịch sử lập quốc của Việt Nam, không giống lịch sử lập quốc của phần nhiều các quốc gia khác bởi “chính người Việt Nam từng bước lập thành nước Việt Nam”. Chúng ta có thể mường tượng lịch sử lập quốc Việt Nam như một dòng nước từ trên vùng đất cao chảy loang ra vùng đất thấp . Nước chảy đến đâu thì đất thắm nước là đất của dòng nước ấy. Mà Việt Nam cũng tắm mình trong dòng nước Nam Hải với các quốc gia khác trong Vùng Đông Nam Á .
Đất trong Nam là đất của Nhà Nguyễn, nên khi Gia Long tẩu quốc, chạy vào Định Tường, Ba Giồng, được dân chúng miền Nam khắp nơi niềm nở đón tiếp và phục vụ nhà vua tận tình . Cũng vào thời gian ấy, Mạc Cữu từ Thái Lan qua, đặt chơn ở Hà Tiên, lập ra thương cảng, một thời buôn bán phồn thịnh . Sau nhiều lần bị Thái Lan và Cao Miên uy hiếp, Mạc Cữu chấp nhận thuần phục Nhà Nguyễn và được chúa Nguyễn phong chức quan, cai quản phần đất Hà Tiên để về sau nầy nối liền với Rạch Giá . Và lãnh thổ Nhà Nguyễn từ đó chạy dài tận mũi Cà Mau .
2. điều kiện tự nhiên :
Địa lí
Các điểm của vùng trên đất liền cực tây 106 26´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh°Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106 Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 85°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Việt Nam như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai.
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40.548,2 km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tíchphù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Khí hậu
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa, Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
3.Dân tộc :
Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc, người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm… trong những năm gần đây, một số ít dân tộc ở phía bắc cũng có mặt trên vùng đất này
a. Người Việt
Người Việt, hiện nay là dân tộc chiếm đa số ở đồng bầng sông Cửu Long. Số liệu đều tra dân tộc học và dân số ngày l-4-1999, có 16.130.675 người Việt trên tổng số dân ở ĐBSCL.
Khoảng đầu và giữa thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt từ Bắc và Bắc Trung Bộ đã vượt biển tìm đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Nhóm lưu dân người Việt đã mở rộng dần vùng đất khai khẩn từ miền Đông sang miền Tây Nam Bộ. Những lưu dân Việt phần lớn là những nông dân, thợ thủ công nghèo đói ở phía Bắc phải rời bỏ quê hương đi tìm đất mưu sinh. Một số ít khác là quân lính của nhà nước phong kiến được phái đi đồn trú, một số quan lại bị cử đi miền biên viễn, và cả những tội phạm bị lưu đày, những kẻ du đảng trốn tránh lệnh truy nã...
Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh, theo lệnh của chúa Nguyễn đến Nam Bô, xác lập cơ cấu hành chính và hệ thống quản lý vùng đất cực Nam. Thực chất, đây là một sự chính thức công nhận kết quả của những cư dân Việt đã đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ từ nhiều thập niên trước đó. Những thế hệ tiền bối của cư dân người Việt đã đến ĐBSCL khai khẩn đất đai, tạo lập ruộng vườn, hình thành xóm ấp. Xóm ấp ở là sự tái lập lai mô hình làng xóm ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mà lưu dân người Việt mang theo đến vùng đất mới. Tuy nhiên, làng xóm ở Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng có những nét khác biệt. Đó là cảnh quan, không gian, mối quan hệ xã hội, nếp sống… của xóm ấp ở ĐBSCL. Ban đầu cư dân làng xóm là quan hệ láng giềng của những nông dân nghèo khổ tụ cư để cùng nhau khai khẩn đất đai, lập làng xóm cũng là lúc xây cất đình chùa, làm nơi thờ cúng, đáp ứng nhu cầu tâm linh, làm vững lòng người trung công cuộc chống chọi với thiên nhiên gian khó.
Sau hơn ba thế kỷ khai khẩn vùng ĐBSCL, cộng đồng người Việt ngày thêm đông đúc, hiện diện hầu như khắp đồng bằng cho đến biên giới, hải đảo. làng xóm được lập khắp nơi, cùng với những phố thị trung tâm thương mại - địch vụ. Cùng với những thành tựu kinh tế, chinh phục thiên nhiên, cộng đồng cư dân người Việt còn tạo nên một đời sống văn hóa phong phú vừa thống nhất trong cả nước, vừa có những nét riêng của Nam Bộ, của vùng ĐBSCL.
b.Người Khmer
ĐBSCL là nơi tụ cư đông đảo của của người Khmer Việt Nam, theo số liệu điều tra năm 1999 dân số người Khmer có hơn một triệu người, chiếm tỷ lệ 6,4% dân số toàn vùng. Người Khmer có mặt khá sớm ở Nam Bộ, nhiều ngôi chùa của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng được xây dựng từ bốn, năm thế kỹ về trước. Người Khmer là cư dân nộng nghiệp, hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước và một ít loại hoa màu. Buổi đầu người Khmer sống tàhnh các phum, sóc (như các xóm, ấp cảu người Việt) trên các giồng đất cao. Đó là các gò phù sa cổ, có nguồn nước ngọt, cao ráo, khí hậu thoáng mát, tránh được nước ngập vào mùa lũ của sông Cửu Long
Người Khmer ở đồng bằng sông Cừu Long có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc và phong phú. Phật giáo là tôn giáo gần như độc nhất và có ảnh hưởng đến đời sống nhiều mặt của người Khmer. Mỗi sóc của người Khmer có ít nhất một ngôi chùa. Ngôi chùa là bộ mặt xã hội, là trung tâm tôn giáo, văn hóa của cộng đồng cư dân Khmer trong các sóc. Các vị sư sãi có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, văn hóa của người Khmer. Mặc dù các sư sãi lo việc thực thi tôn giáo, nhưng tiếng nói của các vị góp phần vào công việc quản lý của phum sóc. Mỗi người Khmer vừa là một thành viên của phum sóc vừa là một tím đồ Phật giáo. Phật giáo Khmer thuộc phái Nam Tông, một số quy tắc tu hành có khác với Phật giáo Bắc tông của người Việt, người Hoa.
Người Khmer ở ĐBSCL có mối quan hệ về mặt lịch sử và văn hóa dân tộc khá mật thiết với người Khmer ở Campuchia. Người Khmer ở ĐBSCL là một dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt , là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt .
c. Người Hoa
Vào thế kỷ XVII, và những thế kỷ tiếp theo, một luồng di cứ khá đông đảo của người Trung Hoa ở duyên hải phía Nam Trung Quốc tìm đến định cư ở miền Nam Việt . Một bộ phận đông đảo những di dân Trung Hoa này đã được chính quyền phong kiến đương thời do các chúa Nguyễn cai trị đã cho phép đến định cư và sinh sống ở Nam Bộ, trong đó có vùng ĐBSCL. Trong các tài liệu thư tịch, thường nhắc đến cuộc định cư của nhóm người Hoa do Mạc Cửu thống lĩnh đến khai khẩn vùng Hà Tiên và các địa phương kế cận. Một nhóm người Hoa khác do sự hướng dẫn của Dương Ngạn Địch đến định cư ở vùng đất Mỹ Tho, Cần Thơ ngày nay. Những di dân Trung Hoa đến ĐBSCL phần lớn là nông dân, thợ thủ công, một số đáng kể là các binh lính và quan lại cùng gia đình. Họ rời bỏ đất nước Trung Hoa vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do nghèo đói, loạn lạc, dịch bệnh... đi tìm đất mưu sinh. Một số các quan lại và và binh lính Trung Hoa phải lưu vong vì họ không chịu thần phục nhà Thanh vừa thay thế nhà Minh thống trị Trung Hoa. Những người này hy vọng vùng đất Nam Bộ là nơi họ nương náo chờ ngày ''phản Thanh phục Minh''
Những người di dần Trung Hoa ban đầu đến Nam Bộ với tư cách kiều dân, nhưng dần dần trong quá trình định cư và tham dự công cuộc khẩn hoang họ đã hội nhập vào công đồng các cư dân Việt Nam, và trở thành công dân Việt Nam với tên gọi người Hoa. Hoạt động kinh tế của người Hoa tập trung chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công, thương nghiệp và thương mại dịch vụ. Ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long, người Hoa còn sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và các loại hoa màu đặc sần. Một bộ phận đông đảo người Hoa tập trung cư trú ở các đô thị, thành phổ, thị trấn, thị tứ nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của họ. Trong quá trình hội nhập và sinh sống ở Nam Bộ, người Hoa đã định hình một đời sống văn hóa riêng của mình- Văn hóa Hoa là sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Trung Hoa (khu vực duyên hải phía nam Trung Hoa) trên vùng đất Nam Bộ và trong quan hệ giao lưu văn hóa với các dần tộc anh em cùng cộng cư như Việt, Khmer, Chăm...
d.Người chăm
Người Chăm tập trung cư trú ở một số huyện đầu nguồn sông Hậu thuộc tình An Giang như Châu Phú, Tân Châu, TX Châu Đốc... Dân số người Chăm ở ĐBSCL có khoảng 12.500 người. Người Chăm ở ĐBSCL vốn thuộc nhóm của người Chăm ở Trung Bộ Việt di chuyển sang Campuchia vào khoảng thế kỷ thứ XV-XVI (Hiện nay vẫn còn một bộ phận đang sinh sống ở Công pông Chăm Campuchia). Đến khoảng đầu thế kỷ XVIII, một số người Chăm này từ Campuchia theo sông Hậu và định cư ở tỉnh Châu Đốc trước đây (nay thuộc tỉnh An Giang).
Nghề làm gốm, một nét văn hóa truyền thống của người Chăm
Hoạt động kinh tế của người Chăm ở ĐBSCL khá đa dạng, một số ít là đánh cá, chài lưới trên sông Hậu và các sông nhánh. Một số người Chăm dệt thủ công các loại vải, và buôn bán dạo hàng vải các loại. Một số ít người Chăm khác lai sản xuất nông nghiệp gieo trồng lúa nước, các loại hoa màu, cây ăn trái.
Người Chăm ở ĐBSCL vẫn giữ hình thức cư trú kiểu các paiây Chăm (làng Chăm) giống như ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Đó là các cụm dân cư bố trí dọc Sông Hậu và các chi lưu. ở đây người Chăm sinh sống trên những ngôi nhà sàn có sàn khá cao, tránh được nước ngập mùa lũ. Hồi giáo là tôn giáo duy nhất và hầu hết của người chăm ở ĐBSCL. Các nghi lễ và giáo lý Hối giáo ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt cuộc sống của họ, đặc biệt trong việc quản lý các palây.
Vai trờ người đàn ông chăm ở An Giang được đề cao hơn so với đàn ông Chăm Trung Bộ. Mỗi pa/ay chăm An Giang thường có một thánh đường và nhiều nhà nguyện nhỏ. Đàn ông Chăm An Giang tuân thủ nghiêm ngặt các qui định, nghi lễ theo kinh Koran và giáo luật Hơi giáo. Các vị chức sắc Hồi giáo, thường tham dự công việc quản lý và điều hành các palây Chăm.
4.Dân cư
Theo số liệu tổng cục thống kê năm 2011. Dân số đồng bằng sông Cửu Long trung bình là 17330,9 ( nghìn người ), Mật độ dân số là 427 người/ km2
5.Kinh Tế
Nông nghiệp:
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.[4] Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang , Kiên Giang , Long An , Đồng Tháp , Sóc Trăng , Tiền Giang . Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước . Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước . Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước . Ngoài ra vùng này còn trồng mía , rau đậu , xoài , dừa , sầu riêng , cam , bưởi ... Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh .Nuôi nhiều ở Bạc Liêu ,Cà Mau ,Sóc Trăng,Vĩnh Long.Trà vinh Sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau , Kiên Giang , An Giang . Đặc biệt là Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản ( năm 2000 ) , An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn thủy sản ( năm 2000 ) .Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh . Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện
Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng , đặc biệt trồng rừng ngập mặn ven biển Cà Mau , đảo Phú Quốc , quần đảo Thổ Chu , hòn Khoai . Vì đây là nghề giữ vai trò trong việc bảo vệ môi trường , sinh học , các loài sinh vật và môi trường sinh thái đa dạng .
Công nghiệp:
Phát triển rất thấp . Chế biến lượng thực chiếm nhiều nhất của cả vùng . Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các ngành : nhiệt điện , chế biến lương thực , luyện kim đen, cơ khí , hóa chất , dệt may và vật liệu xây dựng .Thành phố Cần Thơ còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa , khách du lịch trong và ngoài nước
6. Tiềm năng phát triển du lịch :
Đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiều rừng ngập mặn ở Bạc Liêu, Cà Mau chủ yếu là đước với diện tích 150.000ha, còn ở Kiên Giang chủ yếu là rừng chàm. Rừng U Minh có diện tích 170.000ha (cây cao tới 3-4m, có 14 loại cây có tinh dầu, 30 loại thân gỗ, 24 loại cây làm phân xanh, 14 loại làm thức ăn cho người, gia súc, 5 loại làm thuốc, 21 loại cho hoa để nuoii ong mật)
Với địa hình đồng bằng đất phù sa, khí hậu mang tính chất cận xích đạo, hệ thống kênh rạch dày đặc, đã tạo cho vùng tây nam bộ có nguồn tài nguyên phong phú, mang lại những sắc thái riêng để phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sông nước...
Trên cạn có 366 loài chim sống tại các sân chim nổi tiếng như Ngọc Hiền, Cái Nước, Vĩnh Lộc ( Bạc Liêu, Cà Mau ), vườn cù lao đất Bến Tre, U Minh ( Cà Mau ).
Vùng có 4 VQG là U Minh Thượng, Phú Quốc ( Kiên Giang) , Tràm Chim ( Đồng Tháp ) , Đất Mũi ( Cà Mau)
II.Tồng quan các tỉnh trong vùng.
1.Tỉnh Long An :
Dân số: 1.446,2 nghìn người (2010)Diện tích: 4.493,8 km²Tỉnh lỵ: Thành phố Tân An.Các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa, Tày…
Lịch sử :
Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hóa Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể Cụm di tích Bình Tả. Đây là quần thể di tích văn hóa Óc Eo - văn hóa Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hóa và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hóa kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bót của người Pháp. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Điều kiện tự nhiên :
Địa lý
Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài : 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấ