1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thực tế vận hành hệ thống điện, tổn thất điện năng và tổn thất điện áp là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để kiểm soát và duy trì các tổn thất này ở mức tối thiểu, trong giới hạn cho phép nhằm mang lại những lợi ích tối đa thì cần phải có sự đầu tư đồng bộ từ cơ sở vật chất, thiết bị đến quá trình quy hoạch, tính toán thiết kế và vận hành hệ thống điện. Vấn đề giảm tổn thất và nâng cao chất lượng điện năng đã và đang được quan tâm bởi vì chúng là những vấn đề mang tính sống còn đối với ngành Điện. Đặc biệt, nó trở nên quan trọng hơn từ khi nước ta ra nhập WTO và nền kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động của nền kinh tế thế giới.
Theo các thống kê của ngành Điện, tổn thất điện năng chủ yếu ở lưới phân phối, chiếm khoảng tổng tổn thất trong hệ thống điện. Để giảm bớt tổn thất trong lưới phân phối và đảm bảo điện áp lưới trong phạm vi cho phép, người ta thường sử dụng các giải pháp kỹ thuật như: cải tạo lưới, thay thế dây dẫn, nâng điện áp, bù công suất phản kháng, v.v. Trong các giải pháp đó, bù công suất phản kháng là một giải pháp với nhiều ưu điểm vượt trội như đơn giản, rẻ tiền, khả thi và hiệu quả cao.
Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề bù công suất phản kháng trong lưới phân phối lại chưa được quan tâm đúng mức, chưa có những tính toán và đầu tư thỏa đáng nên hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn. Lưới phân phối với đặc điểm quy mô rộng lớn và rất phức tạp của các đường dây và trạm, phụ tải đa dạng, mang tính ngẫu nhiên cao, biến đổi theo thời gian, v.v. nên các phương pháp tính toán thông thường gặp nhiều khó khăn để đưa ra những quy hoạch chính xác cho sự vận hành kinh tế lưới phân phối nói chung và tính toán bù công suất phản kháng nhằm giảm tổn thất và nâng cao chất lượng điện năng nói riêng. Đề tài “ Ứng dụng lý thuyết tập mờ giải quyết bài toán tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối” ra đời hứa hẹn khả năng mang lại những đóng góp hữu ích cho việc quy hoach, tính toán thiết kế nhằm vận hành lưới phân phối một cách kinh tế nhất với lượng giảm chi phí vận hành lớn nhất và chất lượng điện năng cao nhất.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp tính toán sử dụng tụ điện tĩnh bù công suất phản kháng trong lưới phân phối nhằm giảm thiểu tổn thất công suất tác dụng, tổn thất điện năng và tổn thất điện áp trên lưới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Xây dựng và giải quyết bài toán tối ưu hóa vị trí và dung lượng của tụ điện bù trong lưới phân phối trên cơ sở ứng dụng lý thuyết tập mờ nhằm mục tiêu cực tiểu hóa chi phí hàng năm với điều kiện điện áp các nút phụ tải nằm trong phạm vi cho phép.
Nghiên cứu sử dụng các công cụ trong phần mềm MATLAB:
- SimPowerSystems để mô phỏng và tính chế độ xác lập của lưới điện,
- FIS Editor để tính toán các biến mờ.
4. Bố cục luận văn:
Tên đề tài: “ Ứng dụng lý thuyết tập mờ giải quyết bài toán tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối”
Mở đầu
Chương I: Tổng quan về bù công suất phản kháng và các phương pháp giải bài toán tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối.
Chương II: Lý thuyết tập mờ và phạm vi ứng dụng trong tính toán và điều khiển hệ thống điện.
Chương III: Ứng dụng lý thuyết tập mờ giải quyết bài toán tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối.
Chương IV: Giải quyết bài toán thực tế: Tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối Hà Nội.
Kết luận
146 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng lý thuyệt tập mờ giải quyết bài toán tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phan Đăng Khải- người thầy đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo và động viên, khích lệ tôi trong quá trình làm làm luận văn. Được làm việc với thầy là một vinh dự cho tôi- Thầy đã truyền cho tôi những kinh nghiệm làm việc quý báu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và cán bộ Khoa Điện- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong những năm học tập vừa qua.
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi ở Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Kỹ thuật điện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè- những người luôn động viên tôi trong hai năm học tập và trong thời gian làm luận văn.
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
ViÕt t¾t
TiÕng Anh
TiÕng ViÖt
Danh mục các bảng biểu
Néi dung b¶ng
Trang
Danh mục các hình vẽ và đồ thị
Néi dung h×nh vÏ/®å thÞ
Trang
Mở đầu
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thực tế vận hành hệ thống điện, tổn thất điện năng và tổn thất điện áp là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để kiểm soát và duy trì các tổn thất này ở mức tối thiểu, trong giới hạn cho phép nhằm mang lại những lợi ích tối đa thì cần phải có sự đầu tư đồng bộ từ cơ sở vật chất, thiết bị đến quá trình quy hoạch, tính toán thiết kế và vận hành hệ thống điện. Vấn đề giảm tổn thất và nâng cao chất lượng điện năng đã và đang được quan tâm bởi vì chúng là những vấn đề mang tính sống còn đối với ngành Điện. Đặc biệt, nó trở nên quan trọng hơn từ khi nước ta ra nhập WTO và nền kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động của nền kinh tế thế giới.
Theo các thống kê của ngành Điện, tổn thất điện năng chủ yếu ở lưới phân phối, chiếm khoảng tổng tổn thất trong hệ thống điện. Để giảm bớt tổn thất trong lưới phân phối và đảm bảo điện áp lưới trong phạm vi cho phép, người ta thường sử dụng các giải pháp kỹ thuật như: cải tạo lưới, thay thế dây dẫn, nâng điện áp, bù công suất phản kháng, v..v... Trong các giải pháp đó, bù công suất phản kháng là một giải pháp với nhiều ưu điểm vượt trội như đơn giản, rẻ tiền, khả thi và hiệu quả cao.
Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề bù công suất phản kháng trong lưới phân phối lại chưa được quan tâm đúng mức, chưa có những tính toán và đầu tư thỏa đáng nên hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn. Lưới phân phối với đặc điểm quy mô rộng lớn và rất phức tạp của các đường dây và trạm, phụ tải đa dạng, mang tính ngẫu nhiên cao, biến đổi theo thời gian, v..v... nên các phương pháp tính toán thông thường gặp nhiều khó khăn để đưa ra những quy hoạch chính xác cho sự vận hành kinh tế lưới phân phối nói chung và tính toán bù công suất phản kháng nhằm giảm tổn thất và nâng cao chất lượng điện năng nói riêng. Đề tài “ Ứng dụng lý thuyết tập mờ giải quyết bài toán tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối” ra đời hứa hẹn khả năng mang lại những đóng góp hữu ích cho việc quy hoach, tính toán thiết kế nhằm vận hành lưới phân phối một cách kinh tế nhất với lượng giảm chi phí vận hành lớn nhất và chất lượng điện năng cao nhất.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp tính toán sử dụng tụ điện tĩnh bù công suất phản kháng trong lưới phân phối nhằm giảm thiểu tổn thất công suất tác dụng, tổn thất điện năng và tổn thất điện áp trên lưới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Xây dựng và giải quyết bài toán tối ưu hóa vị trí và dung lượng của tụ điện bù trong lưới phân phối trên cơ sở ứng dụng lý thuyết tập mờ nhằm mục tiêu cực tiểu hóa chi phí hàng năm với điều kiện điện áp các nút phụ tải nằm trong phạm vi cho phép.
Nghiên cứu sử dụng các công cụ trong phần mềm MATLAB:
- SimPowerSystems để mô phỏng và tính chế độ xác lập của lưới điện,
- FIS Editor để tính toán các biến mờ.
4. Bố cục luận văn:
Tên đề tài: “ Ứng dụng lý thuyết tập mờ giải quyết bài toán tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối”
Mở đầu
Chương I: Tổng quan về bù công suất phản kháng và các phương pháp giải bài toán tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối.
Chương II: Lý thuyết tập mờ và phạm vi ứng dụng trong tính toán và điều khiển hệ thống điện.
Chương III: Ứng dụng lý thuyết tập mờ giải quyết bài toán tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối.
Chương IV: Giải quyết bài toán thực tế: Tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối Hà Nội.
Kết luận
Do còn nhiều hạn chế về sự hiểu biết nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo, đồng nghiệp và tất cả mọi người quan tâm tới lĩnh vực này.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRONG LƯỚI PHÂN PHỐI.
Chương I đề cập đến một số vấn đề:
Lưới phân phối
Công suất phản kháng
Các phụ tải điện
Bù công suất phản kháng cho phụ tải
Khái quát một số bài toán tối ưu hóa bù công suất phản kháng trong lưới phân phối
Lưới phân phối
Vai trò của lưới phân phối
Lưới phân phối thực hiện nhiệm vụ phân phối điện cho một địa phương (thành phố, quận, huyện …v..v), có bán kính cung cấp điện nhỏ ( thường dưới 50 km).
Lưới phân phối nhận điện từ các trạm phân phối khu vực, gồm:
Lưới điện có các cấp điện áp 110/35 kV; 110/22 kV; 110/10 kV; 110/6 kV.
Lưới điện có các cấp điện áp 35/22 kV; 35/10 kV; 35/6 kV
Phương thức cung cấp điện của lưới phân phối thường có hai dạng: Phân phối theo một cấp điện áp trung áp và phân phối theo hai cấp điện áp trung áp.
Phân phối theo một cấp điện áp trung áp (hình 1.1)
Trạm nguồn có thể là trạm tăng áp của các nhà máy địa phương hoặc trạm phân phối khu vực có các dạng CA/TA (110/35-22-10-6 kV)
Trạm phân phối nhận điện từ trạm nguồn qua lưới trung áp, sau đó điện năng được phân phối tới các hộ phụ tải qua mạng điện hạ áp, có dạng TA/HA (35-22-10-6/0.4 kV)
Mạng trung áp
(Trạm nguồn)
Trạm phân phối
Mạng hạ áp
(Hộ phụ tải)
Mạng trung áp
Mạng hạ áp
Hình 1.1. Phân phối theo một cấp điện áp trung áp
Phân phối theo hai cấp điện áp trung áp (hình 1.2)
Mạng phân phối 1 và phân phối 2
Hình 1.2. Phân phối theo hai cấp điện áp trung áp
Trạm nguồn
Trạm phân phối hạ áp
Hộ phụ tải
Mạng phân phối 1
Trạm phân phối trung gian
Mạng phân phối 2
Mạng hạ áp
Trạm nguồn là trạm tăng áp của các nhà máy điện địa phương hoặc trạm phân phối khu vực, thường có các dạng CA/TA (110/35 kV) hoặc TA1/TA2 (35/22-10-6 kV).
Trạm phân phối trung gian có dạng TA1/TA2 (35/22-10-6 kV).
Trạm phân phối hạ áp có dạng TA/HA (22-10-6/0.4 kV).
Kết cấu lưới phân phối có ảnh hưởng rất lớn tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của toàn hệ thống điện như:
Độ tin cậy cung cấp điện
Độ dao động điện áp tại các hộ phụ tải
Tổn thất điện năng: ở lưới phân phối thường có tổn thất điện năng gấp 3 tới 4 lần ở lưới truyền tải
Chi phí đầu tư xây dựng: chi phí đầu tư xây dựng ở lưới phân phối thường từ 1.5 tới 2.5 lần so với lưới truyền tải
Xác suất ngừng cung cấp điện: Xác suất ngừng cung cấp điện ở lưới phân phối thường lớn hơn nhiều lần ở lưới truyền tải do kết cấu lưới phân phối rất phức tạp.
Đặc điểm chung của lưới phân phối
Lưới phân phối có một số đặc điểm chung như sau:
Phụ tải của lưới phân phối đa dạng và phức tạp.
Lưới phân phối thường có dạng hinh tia. Chế độ vận hành bình thường của lưới phân phối là vận hành hở.
Để tăng cường độ tin cậy cung cấp điện người ta có thể sử dụng cấu trúc mạch vòng nhưng thường vận hành ở chế độ hở. Trong mạch vòng các đường dây thường được liên kết với nhau bằng dao cách ly, hoặc máy cắt điện. Các thiết bị này vận hành ở vị trí mở. Khi cần sửa chữa hoặc sự cố thì việc cung cấp điện không bị gián đoạn lâu dài nhờ việc chuyển đổi phương thức cung cấp điện.
So với mạng hình tia, mạng mạch vòng có chất lượng điện tốt hơn. Tuy nhiên mạch vòng lại tồn tại nhiều vấn đề phức tạp về bảo vệ rơle và hiệu quả khai thác mạch vòng kín so với mạch hình tia thấp hơn với cùng lượng vốn đầu tư.
Trong những năm gần đây, do sự phát triển nhanh chóng các thiết bị có công nghệ cao và các thiết bị tự động, việc giảm bán kính cung cấp điện – tăng tiết diện dẫn và bù công suất phản kháng nên chất lượng điện năng trong mạng hình tia đã được cải thiện đáng kể. Kết quả của các công trình nghiên cứu và thống kê từ thực tế vận hành cho thấy rằng hiện nay lưới phân phối hình tia vẫn còn được sử dụng phổ biến.
Đặc điểm của lưới phân phối Việt Nam hiện nay
Do lịch sử phát triển, lưới phân phối Việt Nam hiện nay còn tồn tại rất nhiều cấp điện áp phân phối như 35, 22, 10, 6 kV làm cho kết cấu lưới rất phức tạp. Phương thức cấp điện hỗn hợp cả hai mô hình một cấp điện áp và hai cấp điện áp trung áp cũng góp phần tăng thêm độ phức tạp của lưới phân phối. Ngoài ra quy hoạch và phát triển lưới điện chưa có được mô hình tổng thể và sự thống nhất. Do vậy chất lượng cung cấp điện còn thấp: Độ sụt áp và các loại tổn thất lớn, sự cố xảy ra nhiều.
Các thiết bị điện, phụ tải điện vận hành trên lưới chưa được quy định chặt chẽ về các chỉ tiêu kỹ thuật ( các thông số kỹ thuật, hiệu suất, hệ số công suất, chế độ làm việc, sóng hài, các chương trình quản lý, …v..v..) để đảm bảo chất lượng lưới.
Các đường dây thường có khoảng cách lớn, mang tải lớn vượt quá khả năng tải của cấp điện áp đang sử dụng.
Những đặc điểm nêu trên dẫn tới chất lượng cung cấp điện chưa cao, chất lượng điện năng không đảm bảo: Độ sụt áp lớn, sóng hài cao, tổn thất lớn, sự cố xảy ra nhiều.
Vì vậy việc nghiên cứu tổng thể về lưới phân phối hiện nay là rất cần thiết, trong đó nghiên cứu việc bù công suất phản kháng để giảm tổn thất công suất, giảm tổn thất điện năng, cải thiện điện áp, hệ số công suất, hạn chế các dao động điện áp lớn và các nhiễu loạn trên lưới điện nhằm cải thiện chất lượng cung cấp điện và tăng hiệu quả kinh tế, từ đó đưa ra những quy hoạch phát triển chi tiết, tổng thể để đảm bảo và đáp ứng tốt tốc độ tăng trưởng kinh tế là công việc đang được ngành điện quan tâm.
Công suất phản kháng
Khái niệm công suất phản kháng
Công suất phản kháng của điện cảm
Trong mạch điện có tải là điện trở và điện cảm (hình 1.3) được cung cấp bởi điện áp u = Umsinwt, dòng điện i chậm pha sau so với điện áp u góc j
i = Im.sin(wt-j)
i = Im(sinwt.cosj - sinj.coswt)
R
u
L
i
Hình 1.3. Mạch điện với tải có tính điện cảm
i = ia + ir
Trong đó:
ia = Imcosj.sinwt
ir = - Im.sinj.coswt = Im.sinj.sin(wt - p/2)
Có thể coi dòng điện i là tổng của hai thành phần:
+ ia có biên độ Imcosj cùng pha với điện áp u, được hiểu là thành phần tác dụng của dòng điện.
+ ir có biên độ Imsinj chậm pha với điện áp u góc p/2, được hiểu là thành phần phản kháng của dòng điện.
Công suất tương ứng với thành phần ia :
P = UIcosj gọi là công suất tác dụng, đặc trưng cho cường độ của quá trình tiêu tán năng lượng.
Công suất tương ứng với thành phần ir :
, (với nên ) gọi là công suất phản kháng của điện cảm, đặc trưng cho cường độ của quá trình dao động năng lượng giữa nguồn với từ trường của điện cảm.
Biểu diễn quan hệ P và QL (hình 1.4):
Hình 1.4. Quan hệ giữa P và Q ở mạch tải có tính điện cảm
Công suất phản kháng của điện dung
Trong mạch điện có tải là điện trở và điện dung (hình 1.5) được cung cấp bởi điện áp u = Umsinwt, dòng điện i vượt trước so với điện áp u góc j
i = Im.sin(wt+j)
i = Im(sinwt.cosj + sinj.coswt)
i = ia + ir
R
u
C
i
Hình 1.5. Mạch điện với tải có tính điện dung
Trong đó:
ia = Im.cosj.sinwt
ir = Im.sinj.coswt = Imsinj.sin(wt + p/2)
Có thể coi dòng điện i là tổng của hai thành phần:
+ ia có biên độ Im.cosj cùng pha với điện áp u, được hiểu là thành phần tác dụng của dòng điện.
+ ir có biên độ Im.sinj vượt trước so với điện áp u góc p/2, được hiểu là thành phần phản kháng của dòng điện.
Công suất tương ứng với thành phần ia :
P = U.I.cosj gọi là công suất tác dụng, đặc trưng cho cường độ của quá trình tiêu tán năng lượng.
Hình 1.6. Quan hệ giữa P và Q ở mạch tải có tính điện dung
Công suất tương ứng với thành phần ir :
, (với nên ) gọi là công suất phản kháng của tụ điện, đặc trưng cho cường độ của quá trình dao động năng lượng giữa nguồn và điện trường của tụ điện.
Biểu diễn quan hệ P và QC (hình 1.6):
QL
QC
Q
j1
j2
Hình 1.7. Sự giảm CSPK của mạch điện nhờ có QC
P
Trong mạch điện gồm có cả điện cảm và điện dung, công suất phản kháng điện dung ngược dấu với công suất phản kháng điện cảm, có tác dụng giảm bớt công suất phản kháng của mạch điện (Hình 1.7):
Năng lượng tích luỹ trong điện trường của điện dung còn gọi là năng lượng tĩnh điện, dấu của nó luôn luôn ngược với dấu năng lượng điện từ trong từ trường của điện cảm.
- Năng lượng điện từ là năng lượng phản kháng dương
- Năng lượng tĩnh điện là năng lượng phản kháng âm.
Các nguồn phát công suất phản kháng
Máy điện đồng bộ
Trong hệ thống điện, các nguồn công suất phản kháng gồm có: Máy điện đồng bộ (máy phát điện, máy bù, động cơ đồng bộ), tụ điện tĩnh và các đường dây tải điện (đường dây có điện áp cao hoặc cáp điện).
Khả năng phát công suất phản kháng của nhà máy điện rất hạn chế do cosjđm của máy phát thường không được thấp hơn 0.8. Vì lý do kinh tế người ta hạn chế sử dụng các máy bù đồng bộ và động cơ điện đồng bộ. Chúng chỉ sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, không thể thay thế. Các máy điện đồng bộ nói chung chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu công suất phản kháng của phụ tải (chủ yếu tập trung ở phía lưới truyền tải), phần còn lại do các tụ điện tĩnh đảm trách. Các tụ điện tĩnh dùng làm nguồn phát công suất phản kháng có thể được sử dụng ở cả phía lưới truyền tải và lưới phân phối.
Đường dây tải điện
Trong hệ thống điện có thể kể đến một nguồn công suất phản kháng nữa đó là các đường dây, nhất là các đường dây siêu cao áp. Tuy nhiên, với lưới phân phối, lưới có điện áp thấp, công suất phản kháng phát ra có số lượng đáng kể ở các đường cáp có chiều dài lớn.
Tụ điện tĩnh
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả chỉ tập trung đề cập đến nguồn công suất phản kháng trong lưới phân phối được sinh ra từ các tụ điện tĩnh cùng các ưu nhược điểm của nó.
Ưu điểm:
- Chi phí tính theo một đơn vị công suất phản kháng (kVAr) ở tụ điện rẻ hơn máy bù đồng bộ, ưu điểm này càng rõ nét khi lượng công suất phản kháng phải cung cấp càng lớn.
- Tổn thất công suất tác dụng trong tụ điện rất nhỏ, chỉ W/kVAr; trong khi đó máy điện đồng bộ tương đối lớn, khoảng W/kVAr tuỳ theo công suất định mức của máy.
- Tụ điện vận hành đơn giản, độ tin cậy cao hơn máy bù đồng bộ.
- Tụ điện lắp đặt đơn giản, có thể phân ra nhiều cụm để lắp rải trên lưới phân phối, hiệu quả là cải thiện tốt hơn đường cong phân bổ điện áp. Không cần người trông nom, vận hành . Việc bảo dưỡng sửa chữa đơn giản.
Nhược điểm:
- Tụ điện không cho phép điều chỉnh dung lượng bù một cách liên tục như máy bù đồng bộ mà dung lượng bù được điều chỉnh theo từng cấp.
- Tụ điện chỉ có khả năng phát ra công suất phản kháng mà không có khả năng thu nhận công suất phản kháng như máy bù đồng bộ.
- Công suất phản kháng do tụ điện phát ra phụ thuộc vào điện áp vận hành. Tuổi thọ không cao, độ bền thấp, dễ hư hỏng (khi bị ngắn mạch, quá áp).
Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật điều khiển, công nghệ chế tạo vật liệu bán dẫn cùng các thiết bị điều khiển, điện tử công suất, người ta đã chế tạo ra các thiết bị bù tĩnh có khả năng khắc phục các nhược điểm của tụ điện nhưng giá thành còn khá cao nên chưa được sử dụng phổ biến, đặc biệt ở lưới phân phối.
- Để điều chỉnh trơn dung lượng bù người ta dùng bù công suất phản kháng có điều khiển SVC (Static Var Compensator).
- Để có thể phát hay nhận công suất phản kháng người ta dùng SVC gồm tổ hợp TCR và TSC.
- Để bảo vệ quá áp và kết hợp điều chỉnh tụ bù theo điện áp, người ta lắp đặt các bộ điều khiển để đóng cắt tụ theo điện áp.
Nhu cầu công suất phản kháng ở một số phụ tải điện
Các phụ tải điện có nhu cầu lớn về công suất phản kháng gồm có: động cơ không đồng bộ, máy biến áp, trên đường dây tải điện và mọi nơi có từ trường. Công suất phản kháng đóng vai trò tạo ra từ trường, yếu tố trung gian cần thiết trong quá trình chuyển hoá biến đổi điện năng.
Nhu cầu công suất phản kháng của từng phụ tải điện trong tổng nhu cầu công suất phản kháng của hệ thống có thể được phân chia một cách gần đúng theo tỉ lệ:
- Động cơ không đồng bộ sử dụng từ 60 đến 65% tổng công suất phản kháng của hệ thống.
- Máy biến áp sử dụng từ 22 đến 25% tổng công suất phản kháng của hệ thống.
- Đường dây tải điện và các phụ tải khác sử dụng 10% tổng công suất phản kháng của hệ thống.
Động cơ không đồng bộ
Động cơ không đồng bộ là thiết bị sử dụng nhiều nhất lượng công suất phản kháng của hệ thống. Công suất phản kháng ở động cơ không đồng bộ bao gồm 2 thành phần:
Phần lớn công suất phản kháng được sử dụng để tạo ra từ trường khe hở. Từ thông móc vòng từ mạch stato sang mạch rôto qua môi trường khe hở không khí có từ trở lớn nên cần dòng điện từ hóa lớn dẫn đến nhu cầu công suất phản kháng lớn.
Phần nhỏ công suất phản kháng sinh ra từ trường tản trong mạch sơ cấp. Từ trường tản không đóng vai trò gì trong quá trình chuyển hóa năng lượng.
Máy biến áp
Các máy biến áp sử dụng khoảng 22 đến 25% lượng công suất phản kháng của hệ thống, do không có khe hở không khí nên không cần dòng điện từ hóa lớn dẫn đến nhu cầu công suất phản kháng nhỏ hơn động cơ không đồng bộ. Nhưng do số lượng lớn cả về dung lượng và số thiết bị do vậy nhu cầu tổng công suất phản kháng của máy biến áp cũng đáng kể:
Công suất phản kháng tiêu thụ bởi máy biến áp gồm hai thành phần:
Công suất phản kháng dùng để từ hoá lõi thép không phụ thuộc vào tải
Công suất phản kháng tạo ra từ trường tản, phụ thuộc vào tải.
Đèn huỳnh quang
Đa số các đèn huỳnh quang vận hành cần có một chấn lưu điện từ để tạo điện áp mồi ban đầu cho đèn và hạn chế dòng điện trong quá trình đèn làm việc bình thường. Với cấu tạo là cuộn dây – lõi thép, chấn lưu điện từ cần sử dụng một lượng công suất phản kháng để từ hóa lõi thép, tạo ra từ trường biến thiên. Tuỳ theo điện cảm của chấn lưu, hệ số công suất chưa được hiệu chỉnh của chấn lưu vào khoảng 0,5.
Bù công suất phản kháng cho phụ tải
Bù công suất phản kháng
Các phụ tải dân dụng và công nghiệp phần lớn là có tính cảm kháng, điện áp vượt trước dòng điện. Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện càng lớn thì hệ số công suất của lưới điện càng nhỏ.
Bù công suất phản kháng có mục tiêu là giảm bớt góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp. Với cùng một công suất tác dụng cung cấp cho phụ tải, khi hệ số công suất càng thấp dẫn đến công suất phản kháng truyền tải trên đường dây để cung cấp cho phụ tải càng lớn, tạo ra tổn thất công suất tác dụng và tổn thất năng lượng càng cao.
Bù công suất phản kháng có nghĩa là sử dụng các thiết bị có khả năng phát công suất phản kháng đặt ở phía tải để đáp ứng trực tiếp nhu cầu công suất phản kháng của phụ tải.
Trong lưới phân phối chủ yếu sử dụng tụ điện tĩnh mắc song song với các phụ tải sử dụng công suất phản kháng (còn được gọi là các tụ bù ngang). Công suất phản kháng phát ra từ các tụ điện tĩnh này sẽ cung cấp trực tiếp cho các phụ tải, tránh phải truyền tải đi xa, gây ra nhiều tổn thất trong quá trình truyền tải.
Xét mạng điện với phụ tải (Hình 1.8)
R + jX
P + jQ
P + jQ
Hình 1.8. Lưới điện khi chưa đặt thiết bị bù
Tổn thất công suất tác dụng (DP) và công suất phản kháng (DQ) trên đường dây với tổng trở được xác định một cách gần đúng:
(1.1)
Giá trị hiệu dụng của tổn thất điện áp trên đường dây:
(1.2)
Sử dụng tụ điện tĩnh đặt ở phía tải, lượng công suất phản kháng do tụ điện phát ra la là Qbù thì công suất phản kháng cần truyền tải trên đường dây chỉ còn là (Q-Qbù) (Hình 1.9)
R + jX
P + j(Q-Qbù)
P + jQ
Qbù
Hình 1.9. Lưới điện đã đặt tụ bù
Tương tự, tổn thất công suất tác dụng và công suất phản kháng trên đường dây sau khi đặt tụ bù đã được xác định:
(1.3)
Giá trị hiệu dụng của tổn thất điện áp trên đường dây khi có tụ bù:
(1.4)
Lượng tổn thất công suất tác dụng , tổn thất công suất phản kháng và tổn thất điện áp đã giảm đi so với khi chưa có tụ bù.
Các lợi ích khi thực hiện bù công suất phản kháng:
Giảm được công suất tác dụng yêu cầu ở chế độ max (công suất đỉnh) của hệ thống điện, do giảm được tổn thất