Luận văn Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Tân Bình

Xâydựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN)tập trung đang là xuhướng chungcủa nhiềunước trên thế giới, đặc biệt là đốivới cácnước đang phát triển, nhằmtạo bước chuyển biến tíchcực trongnền kinhtếcủamỗi quốc gia.Tại Việt Nam, việc đầutư phát triển các KCN để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước đang làmục tiêu chiếnlượccủa quốc giatừ nay đếnnăm 2010 và 2020. Cùngvới các KCN,cơsởhạtầngkỹ thuậtcủa Việt Nam như:cảng biển, đường xá cũng phát triển theo. Qua 17năm,hạtầng KCNcũng như những vùng xung quanh KCN phát triểnrất nhanh. Đã hình thành đượcmột đội ngũ công nhân có tác phong công nghiệp và ý thứckỷ luật cao. Hiện nay, các KCN đã thu hút đượcmộtlựclượng lao động trực tiếp.Từ KCN, qua làm việcvớinước ngoài, đội ngũ lao động đã đượccải thiệnrất nhiều, cảvề tác phong công nghiệp, cũng nhưkỹnăng làm việc và trình độ quản lý. KCN thựcsự là trường đàotạotốt cho đội ngũ công nhân Việt Nam. Tại TP.Hồ Chí Minh, khởi đầutừnăm 1991, KCX Tân Thuận được hình thành. Sau 17năm quy hoạch phát triển, thành phốHồ Chí Minh đã có 3 KCX, 12 KCNvớitổng diện tích là 2.354 ha. Hiệu quả hoạt độngcủa KCX - KCN 17năm qua cho thấy hiệu suất đầutư theo diện tích liêntụctăng trong các giai đoạn phát triển. Hiện 15 khu đã giải quyết việc làm cho 211.437 lao động.

pdf89 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Tân Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TISEMIZ VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN TÂN BÌNH, TP HCM GVHD: TSKH. BÙI TÁ LONG SVTH: HOÀNG THÙY DƯƠNG TP Hồ Chí Minh, tháng 1/2009 “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 1 Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA. Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. --------------- ------------- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA: MÔI TRƯỜNG. BỘ MÔN: QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG. HỌ TÊN: HOÀNG THÙY DƯƠNG MSSV: 90300531 NGÀNH: QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG. LỚP: MO03QLMT 1. Tên đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TISEMIZ VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN TÂN BÌNH, TP HCM 2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): - Tìm hiểu một số vấn đề về cơ sở khoa học xây dựng hệ thống công cụ tin học phục vụ quản l ý các vấn đề môi trường cho KCN. - Nghiên cứu khả năng ứng dụng phần mềm TISEMIZ cho công tác quản lý môi trường cho KCN Tân Bình. - Nhập liệu các dữ liệu liên quan tại KCN Tân Bình vào TISEMIZ. - Thử nghiệm, đánh giá kết quả và báo cáo tại KCN Tân Bình 3. Ngày giao nhiệm vụ luận án: 15/9/2008. 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/12/2008. 5. Họ tên người hướng dẫn:TSKH. Bùi Tá Long. Phần hướng dẫn: Toàn bộ. Nội dung và yêu cầu LATN đã được thông qua Bộ môn. Ngày 15 tháng 9 năm 2008 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN. NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH. (Ký và ghi rõ họ tên) Bùi Tá Long PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: Người duyệt (chấm sơ bộ): Đơn vị: Ngày bảo vệ: Điểm tổng kết: Nơi lưu trữ luận án: “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 2 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời biết ơn đến tập thể các Thầy Cô Khoa Môi trường, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Tp. HCM đã trang bị kiến thức, quan tâm và tạo điều kiện cho em được tiếp thu những kiến thức mới trong suốt quá trình học tại Khoa. Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, em xin gứi lời cảm ơn sâu sắc đến TSKH. Bùi Tá Long, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành ý tưởng, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá cho luận văn tốt nghiệp của em. Em xin chân thành cảm ơn đến Th.S Phạm Đức Phương - Tổ trưởng tổ môi trường Khu Công Nghiệp Tân Bình, người đã hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong việc cung cấp thông tin về công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Tân Bình và cung cấp các số liệu có liên quan đến đề tài em đang thực hiện, và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị của tổ môi trường KCN Tân Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của em tại nhà máy. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh chị Phòng Tin học Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả. TPHCM, 31 tháng 12 năm 2008 Hoàng Thùy Dương “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 3 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày tháng năm 2009 Giáo viên hướng dẫn “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 4 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Ngày tháng năm 2009 Giáo viên phản biện “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 5 TÓM TẮT Luận văn tốt nghiệp tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp (KCN) Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở ứng dụng phần mềm TISEMIZ và nhập liệu, kiểm nghiệm dữ liệu tại KCN Tân Bình, luận văn có mục tiêu làm rõ tính hiệu quả của phần mềm TISEMIZ trong công tác quản l ý môi trường cho KCN. Luận văn đã cố gắng liên kết được hai lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đó là quản lý môi trường và tin học môi trường để tạo ra một sản phẩm có tính ứng dụng trong thực tiễn. Kết quả bước đầu cho phép khẳng định tính tiện ích của phần mềm TISEMIZ với cơ sở dữ liệu được chọn là KCN Tân Bình. Phần mềm TISEMIZ triển khai vào thực tế sẽ giúp các nhà quản lý nâng cao năng lực quản lý môi trường trong các KCN bằng những tư duy mới, tạo ra một sự thay đổi về chất trong công tác quản lý môi trường. Thông qua kết quả nghiên cứu, Luận văn đã đề xuất những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình TP.Hồ Chí Minh. “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 6 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………...ii TÓM TẮT …………………………………………………………………………… …v MỤC LỤC ………………………………………………………………………………vi CHỮ VIẾT TẮT .……………………………………………………………………..viii DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………….. ix DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………...x MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................14 1.1 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN .........................14 1.1.1 Hiện trạng hệ thống tổ chức quản lý môi trường .................................................14 1.1.2 Nội dung công tác quản lý môi trường ................................................................15 1.1.3 Đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường............................................17 1.2 HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KCN 19 1.2.1 Hạ tầng công nghệ thông tin ...............................................................................19 1.2.2 Cơ sở dữ liệu môi trường ....................................................................................20 1.2.3 Công tác Báo cáo môi trường..............................................................................22 1.2.4 Nguồn nhân lực ..................................................................................................23 1.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin ............................................................................24 1.2.6 Đánh giá chung...................................................................................................24 1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN.....................................................................................................................24 1.3.1 Cơ sở pháp lý xây dựng công cụ tin học..............................................................24 1.3.2 Tính cấp thiết phải xây dựng các hệ thống thông tin môi trường .........................26 1.3.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................................27 1.3.4 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................28 1.4 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐIẠ LÝ (GIS) ....................Error! Bookmark not defined. 1.5 HỆ THỐNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG (HTTTMT).............................................29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................36 2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH...............................................36 2.1.1 Sự ra đời và phát triển của KCN Tân Bình ..........................................................36 2.1.2 Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, cơ sở hạ tầng KCN Tân Bình.............................37 2.1.3 Phân khu chức năng - Cơ cấu ngành nghề ...........................................................40 2.1.4 Hiện trạng môi trường ở KCN Tân Bình .............................................................42 2.1.5 Công tác quản lý môi trường ở KCN Tân Bình ...................................................46 “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 7 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................49 2.2.1 Mô tả tổng quan các phương pháp được áp dụng ................................................50 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ứng dụng cho từng nội dung đề tài...............................50 2.2.3 Phân tích hệ thống xây dựng công cụ tin học TISEMIZ ......................................51 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................57 3.1 CHƯƠNG TRÌNH TISEMIZ .......................................Error! Bookmark not defined. 3.2 Mô hình vẬn hành của chương trình TISEMIZ ............Error! Bookmark not defined. 3.3 Mô tẢ các chức năng của TISEMIZ ...........................................................................57 3.4 ChỨc năng thống kê của TISEMIZ ............................................................................63 3.5 ChỨc năng làm báo cáo trong TISEMIZ ......................Error! Bookmark not defined. 3.6 ỨNG DỤNG TISEMIZ CHO KCN TÂN BÌNH...........Error! Bookmark not defined. 3.6.1 Đối tượng sử dụng ................................................Error! Bookmark not defined. 3.6.2 Các bước chính trong vận hành TISEMIZ.............Error! Bookmark not defined. 3.7 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH.......................................Error! Bookmark not defined. 3.8 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT KẾT QUẢ.........................................................................74 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………………………………………...78 “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 8 CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CSSX Cơ sở sản xuất CNTT Công nghệ thông tin CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại CSDL Cơ sở dữ liệu DN Doanh nghiệp GIS Hệ thống thông tin địa lý HEPZA Ban quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp TP.Hồ Chí Minh HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất QLMT Quản lý môi trường TISEMIZ Tool for Improving Strength Environmental Management for Industrial Zone TNHH Trách nhiệm hữu hạn TCMT Tiêu chuẩn môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TANIMEX Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Tân Bình XLNT Xử lý nước thải Web môi trường Là một trang web có các dữ liệu liên quan đến môi trường, bao gồm các dữ liệu bản đồ, các đối tượng có thuộc tính địa lí (trạm quan trắc, các cơ sở sản xuất,..). Web thường Là một trang web không có các dữ liệu liên quan đến GIS. “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 9 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) tập trung đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, việc đầu tư phát triển các KCN để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang là mục tiêu chiến lược của quốc gia từ nay đến năm 2010 và 2020. Cùng với các KCN, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam như: cảng biển, đường xá… cũng phát triển theo. Qua 17 năm, hạ tầng KCN cũng như những vùng xung quanh KCN phát triển rất nhanh. Đã hình thành được một đội ngũ công nhân có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cao. Hiện nay, các KCN đã thu hút được một lực lượng lao động trực tiếp. Từ KCN, qua làm việc với nước ngoài, đội ngũ lao động đã được cải thiện rất nhiều, cả về tác phong công nghiệp, cũng như kỹ năng làm việc và trình độ quản lý. KCN thực sự là trường đào tạo tốt cho đội ngũ công nhân Việt Nam. Tại TP.Hồ Chí Minh, khởi đầu từ năm 1991, KCX Tân Thuận được hình thành. Sau 17 năm quy hoạch phát triển, thành phố Hồ Chí Minh đã có 3 KCX, 12 KCN với tổng diện tích là 2.354 ha. Hiệu quả hoạt động của KCX - KCN 17 năm qua cho thấy hiệu suất đầu tư theo diện tích liên tục tăng trong các giai đoạn phát triển. Hiện 15 khu đã giải quyết việc làm cho 211.437 lao động. Các KCN ở Việt Nam đã được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế chung của đất nước. Song hành với những đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, các KCN ngày càng làm tăng áp lực các vấn đề ô nhiễm đến môi trường. Mặc dù có sự nỗ lực của các cấp quản lý nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường. Để hỗ trợ công tác quản lý tốt môi trường tại các KCN trong gian đoạn hiện nay, trước tiên cần phải xây dựng tốt các công cụ quản lý dựa trên cơ sở ứng dụng “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 10 những thành tựu mới nhất của công nghệ tin học bởi công cụ tốt sẽ giúp hình thành hệ thống quản lý có hiệu quả. · Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN hiện nay, có thể rút ra một số nhận xét sau đây: v Hiện nay, việc quản lý các dữ liệu môi trường tại các KCN vẫn chưa được tin học hóa theo kịp yêu cầu của công tác quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay. Cách quản lý như vậy có nhiều hạn chế thể hiện ở chỗ: - Việc tìm kiếm thông tin cần thiết trong núi dữ liệu chậm; - Việc khai thác dữ liệu khó khăn, chưa được tự động hóa gây khó khăn cho việc qui hoạch, theo dõi biến động và làm báo cáo về môi trường. - Công tác dự báo, tính toán tải lượng, phục vụ đánh giá tác động môi trường và thu phí nước thải chưa được đầy đủ và khoa học v Công tác quản lý môi trường tại các KCN trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải quản lý một khối lượng lớn các dữ liệu. Việc lưu trữ, truy cập, chia sẻ thông tin … hiện nay rất khó khăn nếu không có giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) một cách hữu hiệu. v Do chưa được hệ thống hoá nên hiện tại công việc xây dựng các báo cáo và phân tích đánh giá hiện trạng môi trường hàng năm cho các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện rất khó khăn. Sự tham gia của các cấp chính quyền vào quá trình thông qua quyết định môi trường còn nhiều hạn chế do việc tổng hợp số liệu chưa được thực hiện một cách tự động. v Sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời gian qua đã cho ra đời những mô hình quản lý và xử lý dữ liệu không gian mới có nhiều ưu việt hơn: bản đồ số, cơ sở dữ liệu bản đồ và công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Công nghệ GIS kết nối với thông tin môi trường sẽ tạo ra một công cụ hỗ trợ bảo vệ môi trường rất mạnh. “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 11 · Từ đó tính cấp thiết của Luận văn là: v Quản lý dữ liệu môi trường cho các KCN chưa được tin học hóa cao: - Dữ liệu rời rạc, chưa theo kịp yêu cầu của công tác quản lý môi trường. - Tìm kiếm thông tin cần thiết trong núi dữ liệu chậm. - Khai thác dữ liệu khó khăn. - Báo cáo môi trường tốn nhiều thời gian. - Công tác theo dõi biến động và dự báo chưa được đầy đủ và khoa học. - Đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại các KCN là rất khó khăn. v Yêu cầu công tác quản lý môi trường tại các KCN hiện nay: - Đòi hỏi phải quản lý một khối lượng lớn các dữ liệu. - Việc lưu trữ, truy cập, chia sẻ thông tin …luôn gắn liền với giải pháp ứng dụng CNTT. - Cần tiến hành nhiều phân tích khác nhau trên những cơ sở dữ liệu được lưu trữ để đánh giá và lập kế hoạch điều chỉnh kịp thời. v Giải quyết vấn đề truy cập, chia sẻ thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau như nhóm các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà nghiên cứu và người dân thì cần thiết phải ứng dụng các phần mềm được xây dựng. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Ưng dụng phần mềm TISEMIZ để lưu trữ và truy vấn các dữ liệu liên quan đến quản lý môi trường KCN Tân Bình trên cơ sở đó đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý môi trường cho KCN được lựa chọn. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu cần thực hiện trong Luận văn gồm: “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 12 - Tìm hiểu một số cơ sở khoa học xây dựng hệ thống công cụ tin học phục vụ quản l ý các vấn đề môi trường cho KCN. - Tìm hiểu phần mềm TISEMIZ, xem xét khả năng ứng dụng cho KCN Tân Bình. - Vận hành TISEMIZ với số liệu thực tế từ KCN Tân Bình. - Thử nghiệm, đánh giá hiệu quả và báo cáo triển khai phần mềm tại KCN Tân Bình 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý môi trường của KCN Tân Bình ở TP.HCM. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu ứng dụng với từng nội dung của đề tài được trình bày tóm tắt như sau: - Thu thập tài liệu liên quan tới đề tài. - Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn các chuyên gia về môi trường và tin học để có thể ứng dụng được phần mềm TISEMIZ - Tìm hiểu về phần mềm TISEMIZ để xem xét khả năng ứng dụng cho KCN Tân Bình. - Nhập liệu, kiểm tra phần mềm TISEMIZ. 6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI v Liên kết được hai lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đó là quản lý môi trường và tin học môi trường. Triển khai vào thực tế một sản phẩm đã được nghiên cứu xây dựng bởi các nhà khoa học Việt Nam. v Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình, TP.HCM. 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN · Ý nghĩa khoa học “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 13 - Từ thực tế công tác quản lý môi trường tại KCN Tân Bình, đề tài đã làm rõ các vấn đề về hệ thống quản lý môi trường, các vấn đề môi trường, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong KCN Tân Bình. - Ứng dụng phần mềm TISEMIZ (Tool for Improving Strength Environmental Management for Industrial Zone) quản lý môi trường khu công nghiệp tập trung Tân Bình. Phần mềm này được nghiệm thu bởi Hội đồng khoa học cấp TP.HCM và đang từng bước triển khai vào thực tế. · Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài triển khai vào thực tế sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý môi trường trong các KCN bằng những tư duy mới, làm tiền đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường cho cơ quan quản lý môi trường, tạo ra một sự thay đổi về chất trong công tác quản lý môi trường. - Với sự phát triển mạnh mẽ các KCN hiện nay, việc ứng dụng TISEMIZ - một công cụ tin học hỗ trợ công tác quản lý môi trường sẽ giúp lưu trữ, thống kê, phân tích dữ liệu theo thời gian và có khả năng truy xuất các báo cáo môi trường cho KCN Tân Bình. “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 14 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN 1.1.1 Hiện trạng hệ thống tổ chức quản lý môi trường Tổ chức hệ thống quản lý môi trường KCN hiện đang được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách chính sau đây /nguồn [ 1],[ 3], [ 13], [ 7] – [ 10]/: - Cấp trung ương: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (trực tiếp là Tổng cục Bảo vệ môi trường) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho tất cả các KCN ở Việt Nam. - Cấp tỉnh/thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh/thành phố có KCN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các KCN trên địa bàn tỉnh/thành phố. Ban quản lý KCN tỉnh/thành phố kết hợp cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi truờng đối với các KCN trên địa bàn tỉnh/thành phố. Đối với TP.HCM, công tác quản lý môi trường các nhà máy trong KCN được giao quyền quản lý cho HEPZA theo tinh thần quyết định số 76/2002/QĐ – UB. Kèm theo quyết định này là qui chế về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các KCX – KCN tại TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên từ sau khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì qui chế này có một số chồng chéo trong công tác tổ chức quản lý mà hiện nay đang cần có sự kết hợp để tháo gỡ. - Cấp quận/huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp quận huyện theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Cấp Cơ sở sản xuất: Về nguyên tắc thì mỗi cơ sở sản xuất phải có bộ phận quản lý môi trường chuyên trách, tuy nhiên trong thực tế rất ít có cơ sở có bộ “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ