Y học hạt nhân (YHHN) là một chuyên khoa đặc biệt sử dụng các chất phóng xạ có yêu cầu
an toàn cao, không gây đau cùng những công nghệ tiên tiến để xây dựng hình ảnh của cơ thể để
chẩn đoán hoặc để điều trị bệnh. Trên cơ sở dựa vào các tác động vật lý và sinh lý của tia phóng xạ
khi được hấp thụ vào tổ chức sinh học, một trong những ứng dụng quan trọng của YHHN là điều trị
bằng bức xạ ion hoá. Gồm:
- Điều trị chiếu ngoài (teletherapy): sử dụng các tia X, tia gamma cứng và các máy gia tốc để
diệt tế bào ung thư.
- Xạ trị áp sát (brachtherapy): các nguồn phóng xạ được áp lên da hoặc được đưa vào sát vị trí
cần điều trị qua một hệ thống ống dẫn: nguồn được đặt trong hốc (intracavitary) gần khối u hoặc
trong kẽ (interstitial) của khối u và có thể ở lại vĩnh viễn trong khối u hoặc được lấy ra sau đó
106 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng phantom để tính liều trong y học hạt nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ ANH ĐÀO
ỨNG DỤNG PHANTOM ĐỂ TÍNH LIỀU
TRONG Y HỌC HẠT NHÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ NGUYÊN TỬ HẠT NHÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ ANH ĐÀO
ỨNG DỤNG PHANTOM ĐỂ TÍNH LIỀU
TRONG Y HỌC HẠT NHÂN
Chuyên ngành:
VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN & NLC
Mã số:
60.44.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ NGUYÊN TỬ
HẠT NHÂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÔNG SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình,
chu đáo của các thầy cô giáo Khoa Vật lý–Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh cùng
sự động viên giúp đỡ của gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Nguyễn Đông Sơn, phân viện Y Sinh
thành phố, giảng viên bộ môn Y Học Hạt Nhân là người đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Vật lý Hạt Nhân, các thầy trong hội đồng xét duyệt
đề cương luận văn – những người đã đưa ra những lời khuyên bổ ích cho tôi trong quá trình nghiên
cứu.
Tôi xin cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn trong lớp Vật lý hạt nhân khoá 19 đã giúp đỡ,
hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các bạn bè đã luôn bên tôi, tin tưởng và cổ vũ
cho tôi suốt thời gian qua.
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T ...................................................................................................................... 3
0TMỤC LỤC0T ............................................................................................................................ 1
0TDANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT0T ........................................................... 4
0TCHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU0T ...................................................................................................... 5
0T1.1. NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TRONG Y HỌC HẠT
NHÂN [1,2]0T ............................................................................................................................................. 5
0T1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TRONG Y HỌC HẠT NHÂN
[1,2]0T ......................................................................................................................................................... 5
0T1.3. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TRONG Y HỌC HẠT NHÂN TẠI VIỆT
NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI0T .................................................................................................................... 6
0T1.4. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI0T ................................................................................................................ 7
0TCHƯƠNG 2 - CƠ SỞ CỦA PHÉP ĐO VÀ TÍNH LIỀU TRONG ĐIỀU TRỊ BẰNG
ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ0T ........................................................................................................ 9
0T2.1. MÔ HÌNH TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG THEO MIRD0T .................................................................... 9
0T2.1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN0T .................................................................................................... 10
0T2.1.2. PHƯƠNG PHÁP MIRD CƠ BẢN0T ......................................................................................... 13
0T2.1.3. PHANTOM MIRD0T .................................................................................................................. 19
0T2.1.4. XÁC ĐỊNH TỈ LỆ HẤP THỤ VÀ TỈ LỆ HẤP THỤ RIÊNG [67]0T........................................... 21
0T2.1.4.1.Phương pháp tính toán Monte Carlo [65]0T ........................................................................... 22
0T2.1.4.2.Phương pháp sử dụng hệ số tích lũy năng lượng hấp thụ0T .................................................... 25
0T2.1.4.3.Các kĩ thuật tính xấp xỉ0T ...................................................................................................... 26
0T2.4.1.4.Sự ngoại suy tỉ lệ hấp thụ riêng0T .......................................................................................... 26
0T2.2. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT TÍNH LIỀU TRONG YHHN Ở MỨC VOXEL [84]0T ...................... 28
0T2.2.1. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ TÍCH LUỸ Ở MỨC VOXEL HIỆN NAY 0T
.......................................................................................................................................................... 30
0T2.2.2. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN LIỀU HIỆN NAY Ở MỨC VOXEL0T ........................ 30
0TCHƯƠNG 3 - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHANTOM TRONG TÍNH LIỀU0T ................... 34
0T3.1. PHANTOM VẬT LÝ0T ...................................................................................................................... 34
0T3.2. PHANTOM MÁY TÍNH0T ................................................................................................................. 35
0T3.2.1. PHANTOM HÌNH HỌC0T .......................................................................................................... 36
0T3.2.1.1. PHANTOM DO REDDY, CALLAHAN VÀ BROWNELL PHÁT TRIỂN [3,4]0T .............. 37
0T3.2.1.2. PHANTOM MIRD – 50T ..................................................................................................... 37
0T3.2.1.3. GIA ĐÌNH PHANTOM HÌNH HỌC0T ................................................................................ 38
0T3.2.1.4. PHANTOM HÌNH HỌC GSF ADAM và EVA0T ................................................................ 40
0T3.2.1.5. KẾT LUẬN0T ...................................................................................................................... 41
0T3.2.2. PHANTOM VOXEL0T ............................................................................................................... 41
0T3.2.2.1. PHANTOM VOXEL GSF [5,14,13,47,10,11,6]0T................................................................ 41
0T3.2.2.2. PHANTOM VOXEL VIPMAN0T ........................................................................................ 46
0T3.2.2.3. PHANTOM VOXEL FAX06 VÀ MAX060T ...................................................................... 50
0T3.2.2.4. PHANTOM THAM KHẢO ICRP0T ................................................................................... 56
0T3.2.2.5. PHANTOM MÁY TÍNH NHẬT BẢN0T ............................................................................ 61
0T3.2.2.6. PHANTOM MÁY TÍNH VOXEL HÀN QUỐC0T ............................................................... 67
0T3.2.2.7. PHANTOM MÁY TÍNH VOXEL TRUNG QUỐC0T ......................................................... 73
0TCHƯƠNG 4 - SO SÁNH CẤU TRÚC VÀ TỶ LỆ HẤP THỤ RIÊNG CỦA PHANTOM
VOXEL ICRP 110 VÀ PHANTOM TRONG PHẦN MỀM OLINDA0T ........................... 82
0T4.1. SO SÁNH CẤU TRÚC PHANTOM VOXEL THAM KHẢO ICRP 110 VÀ PHANTOM TRONG
PHẦN MỀM OLINDA0T .......................................................................................................................... 83
0T4.1.1. PHANTOM VOXEL THAM KHẢO ICRP 110 [83]0T ............................................................... 83
0T4.1.2. PHANTOM HÌNH HỌC TRONG PHẦN MỀM OLINDA [82]0T ............................................... 84
0T4.1.3. SO SÁNH CẤU TRÚC PHANTOM VOXEL THAM KHẢO ICRP 110 VÀ PHANTOM
OLINDA0T ........................................................................................................................................... 85
0T4.2. SO SÁNH CÁC HỆ SỐ SAF CỦA PHANTOM VOXEL THAM KHẢO ICRP 110 VÀ PHANTOM
OLINDA0T ................................................................................................................................................ 88
0T4.3. KẾT LUẬN0T ..................................................................................................................................... 94
0TKẾT LUẬN0T ........................................................................................................................ 95
0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ................................................................................................. 98
0BDANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÍ HIỆU
A Hoạt độ phóng xạ
A% Hoạt độ tích luỹ
D Liều hấp thụ
D& Suất liều
τ Thời gian lưu trú
∆ Năng lượng trung bình trên một đơn vị hoạt độ tích luỹ
ϕ Tỉ lệ hấp thụ
φ Tỉ lệ hấp thụ riêng
B Hệ số tích luỹ năng lượng
E Năng lượng
f Tỉ lệ hoạt độ phóng xạ hấp thụ
S Giá tị S
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3D 3 – Dimensions
AFs Absord Fators
CT Computed Tomography
DCPX Dược Chất Phóng Xạ
ĐVPX Đồng Vị Phóng Xạ
GSF German ReSearch Center For Environment and Health
IAEA International Atomic Energy Agency
ICRP International Commission on Radiological Protection
LET Linear Energy Transfer
MIRD Medical International Radiation Dose
MR Magnetic Resonance
MRI Magnetic Resonance Image
YHHN Y Học Hạt Nhân
CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU
1.1. NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TRONG Y
HỌC HẠT NHÂN [1,2]
Y học hạt nhân (YHHN) là một chuyên khoa đặc biệt sử dụng các chất phóng xạ có yêu cầu
an toàn cao, không gây đau cùng những công nghệ tiên tiến để xây dựng hình ảnh của cơ thể để
chẩn đoán hoặc để điều trị bệnh. Trên cơ sở dựa vào các tác động vật lý và sinh lý của tia phóng xạ
khi được hấp thụ vào tổ chức sinh học, một trong những ứng dụng quan trọng của YHHN là điều trị
bằng bức xạ ion hoá. Gồm:
- Điều trị chiếu ngoài (teletherapy): sử dụng các tia X, tia gamma cứng và các máy gia tốc để
diệt tế bào ung thư.
- Xạ trị áp sát (brachtherapy): các nguồn phóng xạ được áp lên da hoặc được đưa vào sát vị trí
cần điều trị qua một hệ thống ống dẫn: nguồn được đặt trong hốc (intracavitary) gần khối u hoặc
trong kẽ (interstitial) của khối u và có thể ở lại vĩnh viễn trong khối u hoặc được lấy ra sau đó.
- Điều trị bằng đồng vị phóng xạ (radionuclide therapy): các chất phóng xạ được đưa trực tiếp
vào các bộ phận, cơ quan để trị liệu. Kỹ thuật điều trị bằng dược chất phóng xạ (DCPX) hay đồng vị
phóng xạ (ĐVPX) dựa trên nguyên tắc đó là chất phóng xạ được gắn vào một phân tử có khả năng
hấp thụ mạnh trong mô cần điều trị (bia) và được đưa vào bằng đường máu hay uống, sau một thời
gian chất này được mô bia hấp thụ rồi sẽ bài tiết dần ra ngoài. Cơ sở của việc điều trị bằng ĐVPX là
hiệu ứng sinh vật học của bức xạ trên cơ thể sống. Các tổ chức sinh học trong cơ thể khi bị chiếu xạ,
các tia phóng xạ gây ra hiện tượng ion hoá thông qua cơ chế tác động trực tiếp hay gián tiếp. Quá
trình này dẫn đến những tác động lý – hoá gây tổn thương nguyên tử, phân tử, tế bào, cơ quan hoặc
toàn cơ thể ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc liều chiếu, năng lượng tia, độ rộng của diện tích cơ
thể bị chiếu, độ nhạy cảm phóng xạ của tế bào cơ quan bị chiếu và các yếu tố bên trong và bên
ngoài khác. Hậu quả là tế bào của tổ chức cơ quan bị tổn thương hay chết.
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TRONG Y
HỌC HẠT NHÂN [1,2]
Sự ra đời và phát triển của YHHN gắn liền với thành tựu và tiến bộ khoa học trong nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là của Vật lý hạt nhân (VLHN) , kỹ thuật điện tử, tin học và hoá dược phóng xạ. Điểm
qua các mốc lịch sử đó ta thấy:
- Năm 1896, Becquerel đã phát minh ra hiện tượng phóng xạ qua việc phát hiện bức xạ từ quặng
Uran. Tiếp theo là các phát minh trong lĩnh vực Vật lý hạt nhân của ông bà Marie và Pierre Curie và
nhiều nhà khoa học khác.
- Một cột mốc quan trong trong kỹ thuật đánh dấu phóng xạ là năm 1931, George Hevesy bằng thực
nghiệm trong hoá học đã dùng một ĐVPX để theo dõi phản ứng. Từ đó có nguyên lý Hevesy: “sự
chuyển hoá của các đồng vị của một nguyên tố trong tổ chức sinh học là giống nhau”.
- Năm 1934 được đánh giá là một mốc lịch sử của VLHN và YHHN. Năm đó hai nhà bác học Irena
và Frederick Curie bằng thực nghiệm dùng hạt α bắn phá vào hạt nhân nguyên tử nhôm, lần đầu
tiên tạo ra ĐVPX nhân tạo 30P và hạt neutron. Nhờ phát hiện ra hạt neutron đã có nhiều tiến bộ
trong xây dựng các máy giá tốc, một phương tiện hiện nay có ý nghĩa to lớn trong việc điều trị ung
thư và sản xuất các đồng vị phóng xạ ngắn ngày.
- Năm 1941 lần đầu tiên Hamilton dùng 131I để điều trị bệnh tuyến giáp, mở đầu cho việc sư dụng
rộng rãi các ĐVPX nhân tạo vào điều trị bệnh.
- Đầu tiên YHHN chỉ có các hợp chất vô cơ để sử dụng. Sự tiến bộ của các kỹ thuật sinh hoá, hoá
dược làm xuất hiện nhiều khả năng gắn các ĐVPX vào các hợp chất hữu cơ phức tạp, kể cả các kỹ
thuật sinh tổng hợp (Biosynthesis). Ngày nay, chúng ta đã có rất nhiều hợp chất hữu cơ với các
ĐVPX mong muốn để ghi hình và đeiều trị kể cả các enzyme, các kháng nguyên, các kháng thể
phức tạp
1.3. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TRONG Y HỌC HẠT
NHÂN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Bức xạ gamma và tia X đã được ứng dụng vào ngành Y tế nước ta từ lâu khi hình thành
ngành quang tuyến học và thành lập Viện Radium ở Hà Nội. Các nguồn đồng vị phóng xạ hở được
đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm 1970 với các cơ sở ở Hà Nội và Sài Gòn cũ. Từ đó đến
nay chuyên ngành YHHN được phát triển khá nhanh, cho đến nay nước ta có hơn 20 cơ sở YHHN ở
các quy mô khác nhau. Tuy chưa được trang bị đầy đủ nhưng họ đã góp phần chẩn đoán và điều trị
cho hàng chục ngàn bệnh nhân trong một năm. Hiện có hơn 10 cơ sở trong cả nước dùng các nguồn
phóng xạ hở và hàng chục cơ sở khác dùng nguồn phóng xạ kín trong điều trị. Chúng ta có Hội
chuyên khoa YHHN kết hợp với hội chuẩn đoán hình ảnh Y học. Đặc điểm tình hình điều trị bằng
đồng vị phóng xạ tại Việt Nam hiện nay [2]:
Có vai trò và hoạt động tốt ở một số bệnh viện lớn.
Có một đội ngũ cán bộ chuyên môn tuy chưa nhiều.
Trang bị chưa đồng bộ và còn nghèo.
Dược chất phóng xạ còn phải nhập là chủ yếu.
Kiểm chuẩn, sữa chữa, sản xuất trang thiết bị còn yếu.
Trên thế giới, mức độ phát triển của YHHN các nước tuỳ vào trang bị ghi đo phóng xạ, khả
năng cung cấp DCPX và cán bộ chuyên môn. Đặc biệt ngày nay việc phát triển điều trị ung thư
không thể không sử dụng bức xạ ion hoá. Tuy nhiên trình độ phát triển chuyên ngành YHHN các
nước rất khác nhau: mức độ cao ở các nước tiên tiến, mức độ trung bình ở các nước đang phát triển,
mức độ thấp hoặc chưa sử dụng các nguồn phóng xạ hở ở các nước nghèo và khó khăn.
Tuy vậy tình hình đó sẽ thay đổi nhanh chóng theo sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ
thuật từng nước.
1.4. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Một trong các bước quan trọng của quá trình điều trị bằng ĐVPX đó là tính phân bố liều
trong cơ thể bệnh nhân. Việc đo đạc mức độ tập trung chất phóng xạ trong các vùng của cơ thể là
cần thiết cho việc tính liều hấp thụ một cách chính xác và ước lượng được hiệu quả điều trị cũng
như đánh giá các biến chứng có thể gặp cho các mô lành. Tuy nhiên công tác này đã và đang đặt ra
không ít khó khăn và thách thức cho các nhà khoa học và đội ngũ y bác sĩ bởi trên thực tế, việc đo
đạc liều phóng xạ trực tiếp bằng các detector (đầu dò phóng xạ) trong cơ thể người là không khả thi,
vì vậy hiện nay việc ước tính liều cho các cơ quan thường được dựa vào các mô hình cơ thể người
vật lý hay máy tính (physical or computational anthropomorphic models), gọi chung là Phantom Vật
lý và Phantom máy tính.
Từ những năm 1960, các phantom đại diện cho cơ thể người ứng dụng trong các nghiên cứu
về bức xạ ion hoá đã được phát triển rộng rãi trong cộng đồng khoa học bức xạ, đặc biệt các
phantom máy tính không chỉ chứa những đặc điểm bên ngoài mà còn bao gồm các chi tiết giải phẫu
cơ quan nội tạng trong cơ thể. Những phantom này được kết hợp với phương pháp Monte Carlo để
mô phỏng các tương tác bức xạ phức tạp, năng lượng tích tụ trong cơ thể bệnh nhân và thực hiện
ước tính liều cho các cơ quan nội tạng trong những điều kiện chiếu xạ khác nhau.
Tuy nhiên cho đến nay, việc định liều cho bệnh nhân trong điều trị bằng đồng vị phóng xạ
dựa trên các phantom một cách chính xác, khoa học và có tính hệ thống chỉ mới được phát triển và
việc áp dụng phương pháp khoa học này vào trong ứng dụng lâm sàng tại các cơ sở điều trị Y học
hạt nhân trên thế giới còn khá hạn chế. Đặc biệt ở Việt Nam việc xây dựng và ứng dụng phantom
vào điều trị bằng đồng vị phóng xạ vẫn còn khá mới mẻ, do vậy mục đích thực hiện của luận văn đó
là tìm hiểu quá trình phát triển và xây dựng các mô hình cơ thể người – phantom – trong cộng đồng
nghiên cứu khoa học, với tinh thần học hỏi để xây dựng một mô hình đại diện đơn giản và áp dụng
vào tính liều trong một số trường hợp bệnh cụ thể. Tuy nhiên do nhiều hạn chế về thời gian và điều
kiện nghiên cứu, cũng như tính phức tạp cao của vấn đề nên luận văn chỉ tập trung vào việc thực
hiện các nghiên cứu về quá trình xây dựng một số phantom tiêu biểu và thiết lập so sánh các giá trị
tỷ lệ hấp thụ riêng – SAF – hệ số cần thiết để tính liều hấp thụ, được xác định bởi tỷ số giữa năng
lượng hấp thụ bởi vùng bia và năng lượng phát xạ bởi vùng nguồn trong một số trường hợp cụ thể.
Quá trình nghiên cứu bắt đầu bằng tìm hiểu các kiến thức tổng quan về khái niệm và nguyên
tắc điều trị bằng đồng vị phóng xạ ở chương một – chương mở đầu. Chương hai bao gồm các
phương pháp cơ sở để xác định liều điều trị trong Y học hạt nhân. Chương ba sẽ khái quát quá trình
phát triển, xây dựng các phantom trong tính liều điều trị. Chương cuối – Chương 4 trình bày những
so sánh về cấu trúc và các giá trị tỷ lệ hấp thụ riêng SAF của phantom hình học trưởng thành
OLINDA và phantom voxel tham khảo trưởng thành ICRP 110.
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ CỦA PHÉP ĐO VÀ TÍNH LIỀU TRONG ĐIỀU TRỊ
BẰNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ
Mục đích của điều trị bằng ĐVPX là cung cấp cho tổ chức bệnh lý trong cơ thể một lượng
liều hấp thụ vừa đủ để tiêu diệt được chúng mà không gây tác hại đến các mô lành xung quanh, tức
phải đảm bảo ATBX cho bệnh nhân. Do đó đánh giá liều hấp thụ nhận bởi bệnh nhân với độ chính
xác cao là đòi hỏi quan trọng trong điều trị, có tính chất quyết định cho hiệu quả điều trị.
Chương này trình bày những hiểu biết về cơ sở của kỹ thuật đo và tính liều trong YHHN. Cơ
sở kỹ thuật này được phát triển chủ yếu bởi Ủy ban Liều Bức Xạ Chiếu Trong trong Y Học của hội
Y Học Hạt Nhân của Mỹ (Medical Internal Radiation Dose Commitee), gọi tắt là MIRD. Việc đánh
giá liều chiếu trong trong YHHN thường sử dụng các kĩ thuật, các phương trình, và các nguồn tư
liệu cung cấp bởi tổ chức này. Suốt 3 thập kỉ gần đây, những xuất bản của ủy ban MIRD đã giải
quyết những khía cạnh khác nhau về phép đo liều chiếu trong. Những mô hình được phát triển bởi
MIRD đã được thế giới công nhận rộng rãi [60,61]. Do đó, luận văn sẽ tìm hiểu và trình bày chi tiết
về phương pháp MIRD.
2.1. MÔ HÌNH TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG THEO MIRD
Do không thể thực hiện phép đo trực tiếp trong cơ thể bệnh nhân, liều hấp thụ chỉ có thể
được tính toán gián tiếp dựa trên các phantom (vật giả người) hay các mô hình toán học mô tả cơ
thể người.
Phương pháp MIRD tính toán liều hấp thụ của vùng (region) hay cơ quan (organ) nhận bức
xạ từ cơ quan hoặc vùng phát bức xạ. Trong nhiều trường hợp, ‘vùng’ đồng nghĩa với ‘cơ quan’
(như gan hoặc tủy xương). Trong một số trường hợp, ‘vùng’ có thể là một bộ phận của cơ quan (như
nhân có đuôi trong não) hay một bộ phận của mô (nghĩa là voxel), cách tính toán cho những trường
hợp cụ thể này được xem xét riêng biệt. Vùng hay cơ quan nhận bức xạ được gọi là vùng bia (target
region) hay cơ quan bia (target organ), kí hiệu rk, gọi tắt là bia. Vùng hay cơ quan phát bức xạ được
gọi là vùng nguồn (source region) hay cơ quan nguồn (source organ), kí hiệu rh, gọi tắt là nguồn.
Bia và nguồn có thể là hai cơ quan riêng biệt và cũng có thể trùng nhau. Dạng hình học của các cơ
quan bia và cơ quan nguồn được mô phỏng bằng mô hình giải phẫu chuẩn (standard a