Lý thuyết điểm bất động là một trong những lý thuyết quan trọng của
Giải tích, với rất nhiều thành tựu mà nổi bật là các nguyên lý điểm bất động
Brouwer (1912), Banach (1922) và Schauder (1930).
Nguyên lý điểm bất động Brouwer được Brouwer chứng minh dựa trên lý
thuyết bậc tôpô của ánh xạ liên tục trong không gian hữu hạn chiều. Đây
cũng là một định lý được xem là thành tựu sớm nhất của tôpô đại số và làm
nền móng cho các hướng nghiên cứu tiếp theo của nhiều nhà Toán học, dẫn
đến các kết quả cơ bản khác. Định lý điểm bất động Schauder chính là một
mở rộng của nguyên lý điểm bất động Brouwer cho không gian vô hạn chiều
(áp dụng cho không gian Banach). Một mở rộng khác là định lý Tychonoff
(1935, áp dụng cho không gian vectơ tôpô lồi địa phương),v.v. Định lý điểm
bất động Brouwer còn được mở rộng cho ánh xạ đa trị bởi các nhà Toán
học như Kakutani (1941), Bohnenblust và Karlin (1950), Ky Fan (1960/61).
Năm 1929, ba nhà Toán học Knaster, Kuratowski và Mazurkiewicz đã chứng
minh một kết quả quan trọng, Bổ đề KKM, đem đến một cách chứng minh
đơn giản nguyên lý điểm bất động Brouwer và đặc biệt hơn nữa, bổ đề KKM
và nguyên lý điểm bất động Brouwer là hai kết quả tương đương nhau. Từ
sự xuất hiện của bổ đề KKM, cùng những kết quả sâu sắc trong các công
trình nghiên cứu của Ky Fan làm nền tảng, lý thuyết KKM hình thành, phát
triển và được sử dụng rộng rãi như một công cụ hữu ích cho lý thuy
136 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng phương pháp điểm bất động trong sự tồn tại nghiệm của phương trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
-------------------------
LEÂ THÒ PHÖÔNG NGOÏC
ÖÙNG DUÏNG PHÖÔNG PHAÙP ÑIEÅM BAÁT ÑOÄNG
TRONG SÖÏ TOÀN TAÏI NGHIEÄM CUÛA PHÖÔNG TRÌNH
Chuyeân ngaønh: TOAÙN GIAÛI TÍCH
Maõ soá : 1. 01. 01
LUAÄN AÙN TIEÁN SÓ TOAÙN HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: PGS. TS. LEÂ HOAØN HOAÙ
THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH - 2007
LÔØI CAM ÑOAN
Toâi xin cam ñoan ñaây laø coâng trình nghieân cöùu cuûa toâi. Caùc keát quaû vaø
soá lieäu trong luaän aùn laø trung thöïc vaø chöa töøng ñöôïc ai coâng boá trong baát kyø
moät coâng trình naøo khaùc.
Taùc giaû luaän aùn
Leâ Thò Phöông Ngoïc
LÔØI CAÙM ÔN
Toâi voâ cuøng bieát ôn PGS. TS. Leâ Hoaøn Hoaù, Khoa Toaùn - Tin hoïc, Tröôøng Ñaïi hoïc
Sö phaïm Thaønh phoá Hoà Chí Minh, Thaày ñaõ giaûng daïy, hướng dẫn vaø taän tình giuùp ñôõ toâi
veà moïi maët trong hoïc taäp vaø nghieân cöùu khoa hoïc. Thaày thaät söï laø Ngöôøi Cha nghieâm
khaéc cuûa toâi trong vieäc chæ baûo vaø reøn luyeän cho toâi nhöõng ñöùc tính caàn coù cuûa ngöôøi laøm
khoa hoïc.
Toâi bieát ôn saâu saéc TS. Nguyeãn Thaønh Long, Khoa Toaùn - Tin hoïc, Tröôøng Ñaïi
hoïc Khoa hoïc Töï nhieân, ÑHQG Tp. HCM, veà söï giuùp ñôõ taän tình vaø söï chæ baûo voâ cuøng
quyù baùu cuõng nhö raát nghieâm khaéc cuûa Thaày cho toâi trong nghieân cöùu khoa hoïc. Thaày ñaõ
cho toâi cô hoäi ñeå tham gia ñeà taøi nghieân cöùu Khoa hoïc Cô baûn vaø sinh hoaït hoïc thuaät theo
caùc höôùng nghieân cöùu maø Thaày ñang chuû trì, taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho toâi hoaøn thaønh toát
luaän aùn.
Toâi xin pheùp baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán caùc Nhaø Khoa hoïc laø caùc thaønh vieân
trong caùc Hoäi ñoàng chaám luaän aùn tieán só caáp Boä moân vaø caáp Nhaø nöôùc, laø caùc chuyeân gia
Phaûn bieän ñoäc laäp vaø chính thöùc cuûa luaän aùn, ñaõ cho toâi nhöõng nhaän xeùt, ñaùnh giaù vaø bình
luaän quyù baùu cuøng vôùi nhöõng chæ baûo, ñeà nghò quan troïng taïo ñieàu kieän ñeå toâi hoaøn thaønh
luaän aùn moät caùch toát nhaát.
Toâi kính göûi ñeán Quyù Thaày Coâ trong vaø ngoaøi Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Thaønh phoá
Hoà Chí Minh ñoàng kính göûi ñeán Ban Toå chöùc caùc hoäi nghò khoa hoïc veà Toaùn hoïc lôøi caùm
ôn traân troïng, trong suoát thôøi gian qua, toâi luoân nhaän ñöôïc söï giuùp ñôõ cuûa Quyù Thaày Coâ
trong hoïc taäp, trong nghieân cöùu cuõng nhö cho toâi ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå tìm kieám taøi lieäu
vaø tham döï caùc hoäi nghò khoa hoïc.
Toâi kính göûi ñeán Ban Giaùm hieäu, Ban Chuû nhieäm Khoa Toaùn - Tin hoïc, Boä moân
Toaùn Giaûi tích vaø Phoøng Khoa hoïc Coâng ngheä - Sau Ñaïi hoïc cuûa Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm
Thaønh phoá Hoà Chí Minh, ñaõ giuùp ñôõ toâi raát nhieàu trong quaù trình hoïc taäp vaø baûo veä luaän
aùn, nhöõng lôøi caùm ôn chaân thaønh vaø traân troïng.
Toâi chaân thaønh vaø traân troïng caùm ôn Quyù Thaày Coâ vaø caùc chuyeân vieân ôû Vuï Ñaïi
hoïc vaø Sau Ñaïi hoïc cuûa Boä Giaùo duïc vaø Ñaøo taïo ñaõ taän tình giuùp ñôõ toâi hoaøn taát caùc thuû
tuïc quan troïng trong quaù trình baûo veä luaän aùn.
Toâi kính göûi ñeán Ban Giaùm hieäu, Ban Chaáp haønh Coâng Ñoaøn Tröôøng, Ban Chuû
nhieäm Khoa Töï nhieân vaø caùc Phoøng Ban khaùc cuûa Tröôøng Cao ñaúng Sö phaïm Nha Trang,
nôi toâi giaûng daïy, ñaõ taïo nhieàu ñieàu kieän thuaän lôïi veà vaät chaát cuõng nhö tinh thaàn ñeå toâi
hoaøn thaønh toát caùc nhieäm vuï cuûa nghieân cöùu sinh, nhöõng lôøi caùm ôn saâu saéc vaø traân troïng.
Toâi thaønh thaät caùm ôn caùc Anh Chò ñoàng nghieäp vaø caùc Ngöôøi thaân cuûa toâi ñaõ giuùp
ñôõ toâi veà moïi maët. Gia ñình toâi cuõng laø nguoàn ñoäng vieân to lôùn cuûa toâi.
Toâi thaät söï kính troïng vaø bieát ôn saâu saéc taát caû nhöõng Ngöôøi ñaõ chæ baûo, quan taâm,
ñoäng vieân vaø giuùp ñôõ toâi veà moïi maët.
Nghieân cöùu sinh
Leâ Thò Phöông Ngoïc
BẢNG CÁC KÝ HIỆU ĐÃ SỬ DỤNG
N Tập hợp các số tự nhiên.
N∗ Tập hợp các số tự nhiên khác 0.
R Tập hợp các số thực.
R+ Tập hợp các số thực không âm.
Rn Không gian Euclide thực n-chiều.
∂Ω Biên của Ω.
Ω Bao đóng của Ω.
coM Bao lồi của M .
A×B Tích Đềcác của hai tập hợp A và B.
(X, |.|n) Không gian vectơ X với họ nửa chuẩn đếm được |.|n.
(X, d) Không gian metric X với metric d.
(E, |.|) Không gian Banach E với chuẩn |.|.
‖ · ‖X Chuẩn trên không gian Banach X.
X ′ Không gian đối ngẫu của X.
C[a, b] Không gian các hàm số thực liên tục trên đoạn [a, b].
C1[a, b] Không gian các hàm số thực khả vi liên tục trên đoạn [a, b].
C0(Ω) ≡ C(Ω) Không gian gồm các hàm số u : Ω→ R liên tục trên Ω,
Ω là tập mở trong Rn.
Cm(Ω) Không gian các hàm số u ∈ C0(Ω) sao cho Dαu ∈ C0(Ω),
với mọi đa chỉ số α, |α| ≤ m.
Cm(Ω) Không gian các hàm số u ∈ Cm(Ω) sao cho Dαu bị chặn
và liên tục đều trên Ω, với mọi đa chỉ số α, |α| ≤ m.
C([a, b];E) Không gian các hàm liên tục u : [a, b]→ E.
C(R+;E) Không gian các hàm liên tục u : R+ → E.
f : X → Y, f |A Ánh xạ thu hẹp của ánh xạ f trên tập A ⊂ X.
L1[a, b] Không gian các hàm số thực x(t) sao cho
|x(t)| khả tích Lebesgue trên [a, b].
Lp(0, T ;X), 1 ≤ p ≤ ∞ Không gian các hàm đo được u : (0, T )→ X sao cho
‖u‖Lp(0,T ;X) =
( ∫ T
0
‖u(t)‖pXdt
)1/p
<∞ với 1 ≤ p <∞,
‖u‖L∞(0,T ;X) = ess sup0<t<T ‖u(t)‖X với p =∞.
u′′ + f(t, ut, u′(t)) = 0 Phương trình vi phân hàm cấp hai được xét trong chương 2,
u là ẩn hàm theo t, ut là hàm có đối số chậm,
u′, u′′ lần lượt chỉ đạo hàm cấp 1, đạo hàm cấp 2 của u theo t.
u(t) ≡ u(r, t) Hàm theo hai biến r, t xét trong chương 3,
u′(t) = ut(t) = u˙(t) ∂u∂t (r, t),
u′′(t) = utt(t) = u¨(t) ∂
2u
∂t2
(r, t),
ur(t) = ∇u(t) ∂u∂r (r, t),
urr(t)
∂2u
∂r2
(r, t).
Kết thúc chứng minh.
? Kết luận của chương.
1MỞ ĐẦU
Lý thuyết điểm bất động là một trong những lý thuyết quan trọng của
Giải tích, với rất nhiều thành tựu mà nổi bật là các nguyên lý điểm bất động
Brouwer (1912), Banach (1922) và Schauder (1930).
Nguyên lý điểm bất động Brouwer được Brouwer chứng minh dựa trên lý
thuyết bậc tôpô của ánh xạ liên tục trong không gian hữu hạn chiều. Đây
cũng là một định lý được xem là thành tựu sớm nhất của tôpô đại số và làm
nền móng cho các hướng nghiên cứu tiếp theo của nhiều nhà Toán học, dẫn
đến các kết quả cơ bản khác. Định lý điểm bất động Schauder chính là một
mở rộng của nguyên lý điểm bất động Brouwer cho không gian vô hạn chiều
(áp dụng cho không gian Banach). Một mở rộng khác là định lý Tychonoff
(1935, áp dụng cho không gian vectơ tôpô lồi địa phương),v.v. Định lý điểm
bất động Brouwer còn được mở rộng cho ánh xạ đa trị bởi các nhà Toán
học như Kakutani (1941), Bohnenblust và Karlin (1950), Ky Fan (1960/61).
Năm 1929, ba nhà Toán học Knaster, Kuratowski và Mazurkiewicz đã chứng
minh một kết quả quan trọng, Bổ đề KKM, đem đến một cách chứng minh
đơn giản nguyên lý điểm bất động Brouwer và đặc biệt hơn nữa, bổ đề KKM
và nguyên lý điểm bất động Brouwer là hai kết quả tương đương nhau. Từ
sự xuất hiện của bổ đề KKM, cùng những kết quả sâu sắc trong các công
trình nghiên cứu của Ky Fan làm nền tảng, lý thuyết KKM hình thành, phát
triển và được sử dụng rộng rãi như một công cụ hữu ích cho lý thuyết điểm
bất động của ánh xạ đa trị, lý thuyết biến phân, toán kinh tế, v.v.
Với việc chỉ ra tồn tại duy nhất điểm bất động của ánh xạ co trong không
gian mêtric đầy đủ và thiết lập được một dãy lặp hội tụ về điểm bất động
đó, nguyên lý điểm bất động Banach cùng các hệ quả và các mở rộng của nó
đã được vận dụng rất phổ biến và thành công trong chứng minh tồn tại duy
nhất nghiệm và tính xấp xỉ nghiệm của các bài toán thuộc nhiều lĩnh vực
của giải tích.
Trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng của các định lý điểm bất động và tìm cách
mở rộng chúng để giải các bài toán trong các lớp không gian khác nhau, lý
thuyết điểm bất động được phát triển không ngừng thành một lý thuyết đa
dạng, phong phú bao gồm nhiều định lý điểm bất động của các ánh xạ như
ánh xạ co, nén, ánh xạ không giãn, ánh xạ tăng, v.v., cùng nhiều mở rộng
2của các nguyên lý điểm bất động cho ánh xạ đa trị, trong mối liên hệ chặt
chẽ với nguyên lý biến phân Ekland, nguyên lý min-max, lý thuyết KKM, lý
thuyết bậc tôpô, v.v., tổng quan về các vấn đề này có thể tìm thấy trong các
tài liệu như [12, 17, 18, 44] và trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà
Toán học mà tiêu biểu là S. Park [48, 50, 54], S. Park, Đ. H. Tân [51, 52], S.
Park , B.G. Kang [49], L.A.Dung, Đ. H. Tân [15].
Chính từ sự phát triển đó, cùng với các tác động tích cực của các lý thuyết
khác, mà lý thuyết điểm bất động luôn được xem là công cụ quan trọng trong
việc nghiên cứu định lượng và định tính nhiều lớp phương trình xuất phát từ
vật lý học, hoá học, sinh học, cơ học. Việc ứng dụng lý thuyết điểm bất động
để chứng minh tồn tại nghiệm của các phương trình vi phân và tích phân
được mở đầu bằng những kết quả nổi tiếng của Picard và Peano vào cuối thế
kỷ 19, trong đó xét bài toán Cauchy cho phương trình vi phân với vế phải
thoả mãn điều kiện Lipschitz (định lý Picard) hoặc điều kiện liên tục (định
lý Peano). Ứng với hai bài toán này, hai định lý điểm bất động của Banach
và Schauder thật sự là công cụ hữu hiệu.
Nguyên lý ánh xạ co của Banach: [17]
Cho (M,ρ) là không gian metric đầy đủ và T : M → M là ánh xạ co,
nghĩa là: Tồn tại k ∈ [0, 1) sao cho ρ(Tx, Ty) ≤ kρ(x, y),∀x, y ∈M. Khi đó
T có duy nhất một điểm bất động x∗ ∈ M. Hơn nữa với mỗi x0 ∈ M cho
trước, dãy lặp {T nx0} hội tụ về x∗.
Định lý Schauder: [25]
Cho K là tập con khác rỗng, lồi, đóng của không gian Banach E và T :
K → K là ánh xạ liên tục sao cho bao đóng T (K) của T (K) là tập compact.
Khi đó T có ít nhất một điểm bất động.
Kết hợp hai định lý đó, Krasnosel’skii đã chứng minh được:
Định lý Krasnosel’skii: [61]
ChoM là tập con khác rỗng, lồi, đóng và bị chặn của không gian BanachX.
Giả sử U : M → X là ánh xạ co và C : M → X là toán tử compact, nghĩa là:
C liên tục và C(M) chứa trong một tập compact, sao cho U(x) +C(y) ∈M,
∀x, y ∈M. Khi đó U + C có điểm bất động.
Sau khi xuất hiện định lý Krasnosel’skii, người ta đã xét đến sự tồn tại
nghiệm của các phương trình tích phân chứa tổng hai số hạng với các hàm
dưới dấu tích phân tương ứng thoả điều kiện Lipschitz và điều kiện liên
tục, mở ra nhiều công trình nghiên cứu về các định lý điểm bất động kiểu
3Krasnosel’skii và ứng dụng, chẳng hạn như [3, 4, 7, 8, 13, 21, 53].
Áp dụng định lý Schauder, lý thuyết bậc và lý thuyết dựa trên các ánh
xạ cốt yếu - "Topological Transversality", Leray và Schauder đã chứng minh
các định lý điểm bất động kiểu Leray-Schauder, trong đó nguyên lý về sự loại
trừ phi tuyến cho ánh xạ compact "Nonlinear alternative" là công cụ quan
trọng để thiết lập các nguyên lý tồn tại nghiệm của một số bài toán giá trị
biên [46].
Các ứng dụng cụ thể khác của các định lý điểm bất động trong việc nghiên
cứu tính giải được của các lớp phương trình như phương trình vi phân, tích
phân, đạo hàm riêng đã được trình bày trong nhiều tài liệu, chẳng hạn như
[12, 17, 18, 25, 46, 61], trong các công trình khoa học công bố trên nhiều tạp
chí của rất nhiều tác giả, như: Abdou [1], Avramescu [3, 4], Burton [7, 8],
Henriquez [20], Liu, Naito, N.V. Minh [28], Pavlakos, Stratis [55], Raffoul [13],
còn có thể tìm thấy nhiều công trình khác đăng trên các tạp chí Toán học
trong và ngoài nước đã sử dụng phương pháp điểm bất động để chứng minh
tồn tại nghiệm. Để dễ truy cập, chúng tôi xin nêu các bài số 06/2000, 24/2001,
71/2002, 04/2003, 22/2004, 79/2005, hay 3, 8, 13, 19, 21, 22, 24, 34, 36, 57
thuộc Vol. 2006, v.v., trong "Electronic J. Differential Equations" làm ví dụ,
ở đó các định lý ánh xạ co, định lý Schauder, định lý Krasnosel’skii trên một
nón, định lý Darbo, v.v., được áp dụng. Ngoài ra, còn có các tạp chí chuyên
về lĩnh vực này mới được xuất bản gần đây, chẳng hạn như "Fixed Point
Theory and Applications" năm 2004 của nhà xuất bản Hindawi, "Journal of
Fixed Point Theory and Applications" năm 2007 của nhà xuất bản Springer.
Chính vì vậy, đề tài luận án của chúng tôi nghiên cứu là cần thiết và có ý
nghĩa về mặt lý thuyết và áp dụng.
Trong luận án này, chúng tôi áp dụng phương pháp điểm bất động kết
hợp với lý luận về tính compact thông dụng để khảo sát sự tồn tại nghiệm
và các vấn đề liên quan đến nghiệm cho ba bài toán thuộc lý thuyết phương
trình tích phân, vi phân và đạo hàm riêng sau đây:
- Phương trình tích phân phi tuyến dạng Volterra;
- Bài toán giá trị biên và giá trị đầu cho phương trình vi phân hàm cấp
hai có đối số chậm;
- Bài toán hỗn hợp cho phương trình sóng phi tuyến chứa toán tử Kirchhoff
trên màng tròn đơn vị.
Sau đây là phần giới thiệu tổng quát về ba bài toán nói trên.
41. Bài toán thứ nhất đề cập đến phương trình tích phân phi tuyến dạng
Volterra:
x(t) = q(t) + f(t, x(t)) +
∫ t
0
V (t, s, x(s))ds
+
∫ t
0
G(t, s, x(s))ds, t ∈ R+,
(0.0.1)
ở đây E là không gian Banach với chuẩn |.|,R+ = [0,∞), q : R+ → E;
f : R+ × E → E;G, V : ∆ × E → E được giả sử là các hàm liên tục và
∆ = {(t, s) ∈ R+ × R+, s ≤ t}.
Trường hợp E = Rd và hàm V (t, s, x) tuyến tính theo biến thứ ba, phương
trình (0.0.1) đã được nghiên cứu bởi Avramescu và Vladimirescu [4]. Các tác
giả đã áp dụng một định lý điểm bất động kiểu Krasnosel’skii trong [3, Định
lý K”’] để chứng minh sự tồn tại nghiệm ổn định tiệm cận của phương trình
tích phân:
x(t) = q(t) + f(t, x(t)) +
∫ t
0
V (t, s)x(s)ds
+
∫ t
0
G(t, s, x(s))ds , t ∈ R+,
(0.0.2)
q : R+ → Rd; f : R+ × Rd → Rd;V : ∆→Md(R), G : ∆× Rd → Rd được giả
sử là liên tục, ∆ = {(t, s) ∈ R+ × R+, s ≤ t} và Md(R) là tập hợp các ma
trận thực cấp d× d.
Trường hợp (0.0.1) có f = 0 và V (t, s, x(s)) = V (s, x(s)), sự tồn tại nghiệm
của phương trình đã được nghiên cứu bởi Hóa và Schmitt [21], cũng bằng
cách sử dụng một định lý điểm bất động kiểu Krasnosel’skii.
Phương trình (0.0.1) có tính tổng quát hơn cho lớp phương trình tích phân
phi tuyến dạng Volterra được xét trong [4, 21]. Để thu được sự tồn tại nghiệm
và tồn tại nghiệm ổn định tiệm cận, chúng tôi đã chứng minh một định lý
kiểu Krasnosel’skii làm công cụ kết hợp với việc sử dụng định lý Banach
trong không gian Fréchet và giải các bất phương trình tích phân Volterra
phi tuyến. Kết quả này chứa các kết quả tương ứng trong [4, 21] như các
trường hợp riêng và đã được công bố trong [N4]. Một ví dụ minh hoạ về sự
tồn tại nghiệm và tồn tại nghiệm ổn định tiệm cận của (0.0.1) trong không
gian Banach E = C[0, 1], trong đó f 6= 0, V (t, s, x) không tuyến tính theo
biến thứ ba, cho thấy kết quả đạt được mạnh hơn kết quả trước đó.
5Ngoài ra, áp dụng định lý Krasnosel’skii - Perov về tính compact và liên
thông của tập các điểm bất động, chúng tôi nghiên cứu tính compact và liên
thông của tập nghiệm hay còn gọi là tính chất Hukuhara-Kneser. Kiểu cấu
trúc này của tập nghiệm cũng được nghiên cứu trong [5, 11, 43, 58, 59] dựa
trên định lý Aronszajn hoặc định lý về tính compact và liên thông của tập
các điểm bất động được nêu bởi Deimling, [12, tr. 212].
Kết quả thu được ở đây chứa đựng một kết quả đã công bố trong [N3] như
một trường hợp riêng, ứng với q = 0, f = 0, V (t, s, x(s)) = V (s, x(s)), và đã
gửi công bố trong [N8].
Nhờ tính chất của tập liên thông trong không gian Banach ([25, tr.316]),
tính liên thông của tập nghiệm của (0.0.1) có một ý nghĩa quan trọng. Đó là,
nếu (0.0.1) có hai nghiệm phân biệt thì sẽ có một lực lượng continuum các
nghiệm khác nhau. Về điều này, một ví dụ minh hoạ được trình bày, trong
đó nêu ra được 3 nghiệm phân biệt.
Mặt khác, sự mở rộng của bài toán đang xét cũng được nghiên cứu. Chúng
tôi chứng tỏ sự tồn tại nghiệm của phương trình:
x(t) = q(t) + f(t, x(t), x(pi(t))) +
∫ t
0
V (t, s, x(s), x(σ(s)))ds
+
∫ t
0
G(t, s, x(s), x(χ(s)))ds , t ∈ R+
(0.0.3)
và với pi(t) = t, hay nói cách khác f(t, x(t), x(pi(t))) = f(t, x(t)) sự tồn tại
nghiệm ổn định tiệm cận, đồng thời tính compact, liên thông của tập nghiệm
của (0.0.3) cũng được chỉ ra. Kết quả này đã trình bày trong [N4, N8].
2. Bài toán thứ hai đề cập đến phương trình vi phân hàm cấp hai có chậm:
u′′ + f(t, ut, u′(t)) = 0, 0 ≤ t ≤ 1, (0.0.4)
ở đây f : [0, 1]×C ×R→ R là hàm liên tục, với một trong những điều kiện
biên
u0 = φ, u(1) = u(η), (0.0.5)
u0 = φ, u(1) = α[u
′(η)− u′(0)], (0.0.6)
hoặc với điều kiện đầu
u0 = φ, u
′(0) = 0, (0.0.7)
trong đó φ ∈ C = C([−r, 0];R), 0 < η < 1, α ∈ R.
Bài toán giá trị biên cho phương trình vi phân thường hoặc phương trình
6vi phân hàm đã được nhiều tác giả nghiên cứu bằng các phương pháp khác
nhau trong đó có sử dụng phương pháp điểm bất động, chúng tôi xin giới
thiệu các tác giả của [19, 39, 45, 46, 57, 62] và các tài liệu tham khảo nêu ra
ở đó.
Trong [45], Ntouyas chứng minh sự tồn tại nghiệm cho phương trình vi
phân hàm
d
dt
[x′(t)− g(t, xt)] = f(t, xt, x′(t)), 0 ≤ t ≤ 1,
x0 = φ, x(1) = η,
ở đây f : [0, 1] × C × Rn → Rn, g : [0, 1] × C → Rn là các hàm liên tục,
φ ∈ C, η ∈ Rn.
Trong [62], sự tồn tại nghiệm, sự duy nhất nghiệm và sự phụ thuộc liên
tục của nghiệm vào một tham số thực α của bài toán sau đây đã được Bo
Zhang thiết lập (
Λ(t)x′(t))′ = f(t, xt, x′(t)), 0 ≤ t ≤ T,
x0 = φ, Ax(T ) +Bx
′(T ) = v,
trong đó Λ(t) là một ma trận thực cấp n× n phụ thuộc liên tục theo t trên
[0, T ], A và B là các ma trận hằng cấp n×n, v ∈ Rn, φ ∈ C = C([−r, 0];Rn).
Và gần đây, Ma [39] và Yong-Pin Sun [57] đã nghiên cứu bài toán giá trị
biên
u′′ + f(t, u) = 0, 0 < t < 1,
ở đây f : [0, 1] × R → R là hàm liên tục, liên kết với một trong những điều
kiện biên
u(0) = 0, u(1) = αu(η),
hoặc
u′(0) = 0, u(1) = αu′(η).
Các bài toán cho phương trình vi phân hàm cấp hai có chậm: (0.0.4)-
(0.0.5), (0.0.4)- (0.0.6) là các bài toán ba điểm biên ở một dạng khác, có thể
xem đó là một mở rộng của [39, 57] - f chứa thêm thành phần có chậm, trên
cơ sở dạng bài toán có chậm được nêu trong [45, 62].
Ở các bài báo [45, 62], các tác giả đã nghiên cứu bài toán có chậm với vế
trái tổng quát hơn và với điều kiện biên dạng khác. So với [45]- chỉ xét vấn
7đề tồn tại nghiệm, và [62]- xét sự tồn tại duy nhất nghiệm và sự phụ thuộc
liên tục của nghiệm cho bài toán hai điểm biên, thì vấn đề chúng tôi nghiên
cứu ở đây có phần đa dạng hơn. Tiếp thu ý tưởng và kỹ thuật trong các bài
báo nói trên, ngoài nghiên cứu về tồn tại nghiệm bằng cách áp dụng định lý
Leray-Schauder, chúng tôi còn đề cập đến sự tồn tại duy nhất nghiệm - bằng
cách áp dụng nguyên lý ánh xạ co và sự phụ thuộc liên tục của nghiệm cho
bài toán ba điểm biên (0.0.4)- (0.0.5) và bài toán giá trị đầu (0.0.4)- (0.0.7).
Sự tồn tại nghiệm của bài toán giá trị biên hỗn hợp (0.0.4)- (0.0.6) cũng được
thiết lập. Ngoài ra, tiếp tục sử dụng định lý Krasnosel’skii - Perov, chúng tôi
nghiên cứu tính chất Hukuhara-Kneser của tập hợp nghiệm của bài toán giá
trị đầu. Toàn bộ các kết quả này đã được công bố trong [N2].
3. Bài toán thứ ba là bài toán hỗn hợp cho phương trình sóng phi tuyến
chứa toán tử Kirchhoff:
utt −B
(
t, ||u||20, ||ur||20, ||ut||20
)
(urr +
1
rur)
= f(r, t, u, ur), 0 < r < 1, 0 < t < T,∣∣ limr→0+ √rur(r, t)∣∣ < +∞, ur(1, t) + hu(1, t) = 0,
u(r, 0) = u˜0(r), ut(r, 0) = u˜1(r),
(0.0.8)
trong đó hằng số h > 0, ‖u‖20 =
1∫
0
r |u(r, t)|2 dr,
‖ur‖20 =
1∫
0
r |ur(r, t)|2 dr, ‖ut‖20 =
1∫
0
r |ut(r, t)|2 dr
và các hàm số B, f, u˜0, u˜1 là cho trước.
Đây là một sự tiếp nối của các công trình nghiên cứu về phương trình sóng
như [6, 14, 23, 32, 33, 35, 36, 37, 38, 40, 47]. Trong các công trình này, các tác
giả đã sử dụng phương pháp xấp xỉ Galerkin kết hợp với phương pháp điểm
bất động và lý luận về tính compact thông dụng để chứng minh sự tồn tại
và duy nhất nghiệm của bài toán. Sự tồn tại nghiệm địa phương được chứng
minh dựa vào định lý Schauder và nói chung chưa được trình bày tường minh.
Bài toán (0.0.8) được xét gồm hai phần. Phần thứ nhất về tồn tại và duy
nhất nghiệm được nghiên cứu bằng phương pháp tương tự trên nhưng ở bước
xấp xỉ tuyến tính (hoặc không tuyến tính khi xét một trường hợp riêng) thì