Luận văn Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực đồng bằng Sông Cửu Long

Đề tài nghiêncứuvề “Vai tròcủa khai thác thuỷsản đốivới sinhkếcủa nônghộsống trong vùnglũ ở đồngbằng sôngCửu Long” được tiến hànhtừ tháng 01/2009 đến tháng 9/2009 nhằm làm rõ vai tròcủa khai thác nguồnlợi thuỷsản đốivới đờisốngcủa nông hộsống trong vùnglũ và khảnăngsửdụng nguồnlựccủa nônghộ để khai thác nguồnlợi thuỷsản.Từ đó đề xuấtmộtsố giải phápvề quản lý khai thác nguồnlợi thuỷsản theo hướng phát triển bềnvững của cộng đồng sống trong vùng lũ ở ĐBSCL. Nghiêncứu này được thực hiện ở 4tỉnh trọng điểm trong vùnglũ ở ĐBSCLgồm hai vùng: vùng đầu nguồn (An Giang và Đồng Tháp) và vùng giữa và cuối nguồn (Cần Thơ vàHậu Giang). Phương pháp điều tra phỏngvấn cá nhân và phỏngvấn nhóm được áp dụng chotừng nhóm đốitượng nghiêncứu.Sốmẫu thu thậptổngcộng có 314 nônghộ và 6 thảo luận nhóm, trong đógồm: 148hộ có khai thác thủysản và 166hộ không khai thác thủysản. Kết quả khảo sát cho thấy, ngư trường khai thác phổ biến nhất là đồng ruộng (75,6% - 84,0%). Mùavụbắt đầu khai thác phổ biến nhấtcủa vùng đầu nguồn làbắt đầu vào đầu tháng 11 Dl (24,7%), trong khi vùng giữa và cuối nguồn thìbắt đầu vào tháng 9 Dl (35,8%). Thángkết thúccủa vùng đầu nguồn là cuối tháng 11 Dl (24,7%) và khuvực giữa và cuối là tháng 11 Dl (32,1%). Khai thác thủysản có ba vai trò rất quan trọng đốivới sinh kếcủa nônghộkhai thác thủy sản: đóng góp thu nhập,tạo việc làm và cungcấp thực phẩmtại chỗ cho người tiêu dùng. Một cáchtổng quát, thu nhậptừ hoạt động khai thác thủysản đóng vai tròrất quan trọng xếpvị trí thứ 2 (24,8%) sau trồng lúa (37,0%). Đốivới vùng đầu nguồn thì nguồn thu nhậptừ khai thác thủysản cóvị trí thứ 2 (30,5%) sau trồng lúa (32,0%), còn vùng giữa và cuối nguồn thì nguồn thu nhậptừ khai thác thủysản (16,5%) đứng thứ 3 sau trồng lúa (41,4%) và chăn nuôihộ gia đình (21,0%). Khai thác thuỷsảncũng góp phầntạo việc làmmột cách có ý nghĩa cho lao động vùng nông thôn ngậplũ.Về vai trò cungcấp thực phẩmtại chỗ cho người tiêu dùng địa phương thì xuhướng người tiêu dùng thích chọn sản phẩm thủysản làm thực phẩm làsản phẩm thủysảntừ khai tháctự nhiên (93,5-93,7% ) và loài thủysản sống trong nước ngọtlà chủyếu (94,1- 96,9%).

pdf91 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2777 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ vùng lũ khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HUỲNH VĂN HIỀN VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC THUỶ SẢN ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ SỐNG TRONG VÙNG LŨ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành Phát triển Nông thôn Cần Thơ -10/2009 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HUỲNH VĂN HIỀN VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC THUỶ SẢN ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ SỐNG TRONG VÙNG LŨ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành Phát triển Nông thôn Mã số 60 62 25 Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN DUY CẦN Cần Thơ – 10/2009 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này là trung thực và chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Tác giả Huỳnh Văn Hiền Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu II CẢM TẠ Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Duy Cần đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn thầy Lê Xuân Sinh đã đóng góp ý kiến chuyên môn rất quan trọng khi tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, thầy Lê Xuân Sinh còn hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho tôi khi thực hiện luận văn thông qua dự án CRSP (Khoa Thủy Sản). Tác giả gởi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị và các bạn lớp Cao học Phát triển nông thôn khóa 14 đã ủng hộ tinh thần cho tôi khi thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các anh chị tại các trạm thủy sản; các Chi cục Thủy sản; Trung tâm Khuyến ngư; Sở Thủy sản; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng Kinh tế và Nông Nghiệp thuộc các Quận Huyện, UBNB các Xã thuộc các tỉnh: Đồng Tháp; An Giang; Cần Thơ và Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu làm đề tài trên địa bàn các tỉnh này. Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Huỳnh Văn Hiền Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu III LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Huỳnh Văn Hiền Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh:04/08/1977 Nơi sinh: Cần Thơ Quê quán: Huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Bộ môn Quản lý và Kinh tế Nghề cá, Khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ. Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Huyện Vĩnh Thạnh, Thành Phố Cần Thơ Điện thoại cơ quan: 07103.831578 Điện thoại nhà riêng: Fax: 07103.830323 E-mail: hvanhien@ctu.edu.vn II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Đại học Hệ đào tạo: Chính qui tập trung Thời gian đào tạo từ 08/1998 đến 03/2003 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Cần Thơ Ngành học: Nuôi trồng Thuỷ Sản Tên luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá tra giai đoạn con giống. Ngày và luận văn tốt nghiệp: Khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ. Năm 2003. Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Hiền 2. Thạc sĩ Hệ đào tạo: Chính qui. Thời gian đào tạo từ năm 2007 đến năm 2010. Nơi học (trường, thành phố): Đại học Cần Thơ Ngành học: Phát triển nông thôn. Tên luận văn: Vai trò của khai thác thuỷ sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngày bảo vệ luận văn: Ngày 23/10/2009. Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Duy CẦn 3. Trình độ ngoại ngữ Anh văn, trình độ C III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Từ năm 2003 đến nay công tác tại Khoa Thuỷ Sản, Trường Đại học Cần Thơ. Công việc đảm nhiệm là cán bộ nghiên cứu Ngày 23 tháng 10 năm 2009 Người khai ký tên Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu IV TÓM LƯỢC Đề tài nghiên cứu về “Vai trò của khai thác thuỷ sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành từ tháng 01/2009 đến tháng 9/2009 nhằm làm rõ vai trò của khai thác nguồn lợi thuỷ sản đối với đời sống của nông hộ sống trong vùng lũ và khả năng sử dụng nguồn lực của nông hộ để khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Từ đó đề xuất một số giải pháp về quản lý khai thác nguồn lợi thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững của cộng đồng sống trong vùng lũ ở ĐBSCL. Nghiên cứu này được thực hiện ở 4 tỉnh trọng điểm trong vùng lũ ở ĐBSCL gồm hai vùng: vùng đầu nguồn (An Giang và Đồng Tháp) và vùng giữa và cuối nguồn (Cần Thơ và Hậu Giang). Phương pháp điều tra phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm được áp dụng cho từng nhóm đối tượng nghiên cứu. Số mẫu thu thập tổng cộng có 314 nông hộ và 6 thảo luận nhóm, trong đó gồm: 148 hộ có khai thác thủy sản và 166 hộ không khai thác thủy sản. Kết quả khảo sát cho thấy, ngư trường khai thác phổ biến nhất là đồng ruộng (75,6% - 84,0%). Mùa vụ bắt đầu khai thác phổ biến nhất của vùng đầu nguồn là bắt đầu vào đầu tháng 11 Dl (24,7%), trong khi vùng giữa và cuối nguồn thì bắt đầu vào tháng 9 Dl (35,8%). Tháng kết thúc của vùng đầu nguồn là cuối tháng 11 Dl (24,7%) và khu vực giữa và cuối là tháng 11 Dl (32,1%). Khai thác thủy sản có ba vai trò rất quan trọng đối với sinh kế của nông hộ khai thác thủy sản: đóng góp thu nhập, tạo việc làm và cung cấp thực phẩm tại chỗ cho người tiêu dùng. Một cách tổng quát, thu nhập từ hoạt động khai thác thủy sản đóng vai trò rất quan trọng xếp vị trí thứ 2 (24,8%) sau trồng lúa (37,0%). Đối với vùng đầu nguồn thì nguồn thu nhập từ khai thác thủy sản có vị trí thứ 2 (30,5%) sau trồng lúa (32,0%), còn vùng giữa và cuối nguồn thì nguồn thu nhập từ khai thác thủy sản (16,5%) đứng thứ 3 sau trồng lúa (41,4%) và chăn nuôi hộ gia đình (21,0%). Khai thác thuỷ sản cũng góp phần tạo việc làm một cách có ý nghĩa cho lao động vùng nông thôn ngập lũ. Về vai trò cung cấp thực phẩm tại chỗ cho người tiêu dùng địa phương thì xu hướng người tiêu dùng thích chọn sản phẩm thủy sản làm thực phẩm là sản phẩm thủy sản từ khai thác tự nhiên (93,5- 93,7% ) và loài thủy sản sống trong nước ngọt là chủ yếu (94,1- 96,9%). Hiện trạng về các nguồn lực tự nhiên trong khung sinh kế cho thấy sản lượng thủy sản tự nhiên có xu hướng giảm đi trung bình 46-47% so với 10 năm trước. Tổng cộng có 26 loài thuỷ sản khai thác được trong vùng nghiên cứu kể cả ốc bưu vàng, cua đồng và cá lau kiếng. Trong tổng số loài cá khai thác được thì cá rô đồng là loài khai thác phổ biến nhất (82,5%). Trong khu vực ở vùng đầu nguồn có thành phần loài là 23 loài và loài phổ biến Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu V nhất là cá linh (80,0%), số loài của vùng giữa và cuối nguồn là18 loài và loài phổ biến nhất là loài cá rô đồng (71,8%). Sản lượng khai thác trung bình là 2,6 tấn/năm, vùng đầu nguồn có sản lượng khai thác trung bình là 3,5 tấn/năm cao hơn so với sản lượng khai thác trung bình vùng giữa và cuối nguồn là 1,6 tấn/năm. Đối với nguồn lực con người thì trung bình số nhân khẩu của hộ có tham gia khai thác khoảng 5-6 người cao hơn đối với hộ không có tham gia khai thác thủy sản (4-5 người). Trình độ học vấn của hộ có khai thác và không khai thác đều ở trình độ cấp I chiếm tỷ lệ rất cao (46,2 - 46,3%). Kinh nghiệm trung bình của những hộ khai thác là 12-13 năm. Về nguồn lực xã hội thì có sự mâu thuẫn giữa những người sử dụng các loại ngư cụ khai thác (6,2%), ngoài ra các chỉ tiêu khác về nguồn lực xã hội có vai trò rất mờ nhạt như chưa có tổ chức xã hội nào có liên quan tới khai thác thủy sản trong vùng nghiên cứu. Tổng chi phí cho hoạt động khai thác thủy sản là 2,8 triệu đồng/năm. Vùng đầu nguồn có tổng chi phí khai thác (4,1 triệu đồng/năm) cao hơn so với vùng giữa và cuối nguồn (1,3 triệu đồng/năm). Thu nhập trung bình của hoạt động khai thác là 16,3 triệu đồng/năm. Thu nhập từ khai thác của vùng đầu nguồn (22,3 triệu đồng/năm) cao hơn so với vùng giữa và cuối nguồn (10,1 triệu đồng/năm). Lợi nhuận từ hoạt động khai thác trung bình là 13,6 triệu đồng/năm. Lợi nhuận trung bình của vùng đầu nguồn (18,2 triệu đồng/năm), cao hơn gấp đôi so với vùng giữa và cuối nguồn (8,7 triệu đồng/năm). Đối với khả năng tiếp cận tài chính trong nguồn lực tài chính thì đa số hộ khai thác khó tiếp cận tài chính vì họ không có tài sản thế chấp có giá trị. Có 12 loại ngư cụ khai thác thủy sản trong địa bàn nghiên cứu, trong đó lưới giăng là loại ngư cụ phổ biến nhất (51,2%). Cơ sở hạ tầng giao thông trong nguồn lực cơ sở vật chất thì phát triển rất tốt từ đường thủy đến đường bộ ở cả vùng đầu nguồn và vùng giữa và cuối nguồn. Khó khăn lớn nhất trong khai thác thủy sản là thời tiết không thuận lợi cho hoạt động khai thác (38,1%). Từ khóa: Khai thác thủy sản, thu nhập, sinh kế, vùng lũ. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu VI ABSTRACT The research on “Role of fishing activities on farmers’s livelihoods living in the flood prone area of the Mekong delta” was conducted from January 2009 to September 2009, with the aim is to make clear the role of aquatic resources fishing on livelihoods of local people in the flood prone area, and to acess the abilities of households in use of human resource for fishing. From these some solutions regarding to management and fishing to be developed towards sustainable development of local communities in the flood prone area of Mekong delta. The study was carried out in four provinces where are considered to be serious affected of flooding season in the Mekong delta, including two mainly zones: upstream zone (An Giang and Dong Thap provinces), and middle and downstream zones (Can Tho city and Hau Giang province). Individual interviewing and group discussion was employed to gather information for each target research group. The total number of 314 households and six groups were interviewed including 148 fishing households and 166 non-fishing households. Result of research showed that common fishing ground was rice field (75,6% - 84,0%). Seasonal fishing of upstream zone was started from November (24,7%), while middle and downstream were started September (35,8%). The end of fishing season were November for upstream zone (24,7%), and middle and downstream zone on November (32,1%). There are three important roles of fishing activities to livelihood of households in flooding area: contributing of income, genarating jobs for local people and providing food for local consumers. In general income from fishing activities plays important role. It is (24,8%) ranked after rice production (37,0%). For upstream zone, income from fishing was ranked the second (30,5%) after rice production (32,0%). While in the middle and downstream zone, income from fishing was ranked the third (16,5%), after rice (41,4%) and a livestock (21,0%). The second role of fishing in the flooding area is to contribute to general jobs significantly for local people . In term of providing available food for local people, people have a trend to use aquatic product from natural fishing (93,5- 93,7% ). and like using product from freshwater (94,1-96,9%). The result of research also showed that the production of natural aquatic resources was decreased with an average of 46-47% compared with 10 years ago. The aquatic production in upstream zone has a trend of decreasing less than in middle and downstream regions (47- 52%). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu VII There are 26 species of fishing catched in the study area, including golden snail, freshwater crab and suckermouth catfish. Climbing perch is the most common species in fishing (82,5%). There are 23 species in the upstream region, Jullien's mud carp (Ca linh) was the most common (80,0%). In the middle and downstream, there was 18 species and climbing perch the most common (71,8%). Average production from fishing was 2,6 tons/year, the production from upstream zone was 3,5 tons/year, and it was higher than fishing production from the middle and downstream (1,6 tons/year). On the human capital, there was 5-6 members in each fishing family, and 4-5 members in non-fishing family. The education level of both fishing and non-fishing family were at low leved, just passed primary school (46,2-46,3%). Year of experience of fishing households were 12-13 years. For social capital, there were conflict aamong fishermen who used different fishing gears (6,2%). There are no organization which relevant to fishing was found the study in area. Total costs for fishing activities were 2,8 million VND/year/household. Total costs for fishing in the upstream zone was 4,1 million VND/year/household, higher than that in the middle and downstream zone (1,3 million VND/year/household). Average income of fishing activities were 16,3 million VND/year/household. Income from fishing in upstream zone was 22,3 million VND/year/household, higher than that in middle and downstream zone (10,1 million VND/year/household). Average net income from fishing was 13,6 million VND/year/household, and net incom from fishing in upstream was 18,2 million VND/year/household, higher than that as compared to the middle and downstream (8,7 million VND/year/household). Almost fishermen were difficult to access financial source, because they have no any valuable properities to pledge to borrow with interest from the banks. There were 12 kinds of gear found in the research area of which, gill net was the most common in the flood area (51,2%). The most disadvantages of fishermen in fishing was inconvience of weather affecting to fishing activities (38,1%). Keywords: Fishing, income, livelihood, flood area. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu VIII MỤC LỤC Bìa ........................................................................................................................... I Trang phụ bìa .......................................................................................................... II Chấp nhận luận văn ............................................................................................... III Lời cam đoan ........................................................................................................ IV Cảm tạ ..................................................................................................................... V Tóm lược............................................................................................................... VI Abstract ............................................................................................................... VIII Mục lục ................................................................................................................. IX Danh sách chữ viết tắt ......................................................................................... XII Danh sách bảng .................................................................................................. XIV Danh sách hình .................................................................................................. XVI Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 3 2.1 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN THẾ GIỚI ........ 3 2.2 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VIỆT NAM ..... 5 2.3 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THUỶ SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ...................................................................................................................... 7 2.4 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................................ 10 2.4.1 Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu.............................................. 10 2.4.2 Dân số và việc làm của vùng nghiên cứu ............................................. 11 2.4.3 Giao thông của vùng nghiên cứu ......................................................... 12 2.4.4 Thu nhập và mức sống của vùng nghiên cứu ....................................... 13 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu IX Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 15 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 15 3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ....................................................... 15 3.2.1 Thông tin thứ cấp ................................................................................. 15 3.2.2 Thông tin sơ cấp ................................................................................... 15 3.2.3 Danh mục các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu ............. 15 3.2.4 Số mẫu và cách thu mẫu ....................................................................... 16 3.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................... 18 3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU ................................. 18 3.4.1 Khái niệm về sinh kế và khung sinh kế................................................ 18 3.4.2 Sinh kế bền vững .................................................................................. 18 3.5 TIẾN TRÌNH TRONG NGHIÊN CỨU .......................................................... 21 Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................... 22 4.1 HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ......................................................... 22 4.1.1 Số mẫu thực tế khảo sát được trong vùng nghiên cứu ......................... 22 4.1.2 Ngư trường/địa bàn khai thác ............................................................... 22 4.1.3 Mùa vụ khai thác thủy sản ................................................................... 23 4.1.4 Phân phối sản phẩm thủy sản khai thác được ...................................... 24 4.2 VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC THUỶ SẢN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG HỘ SỐNG TRONG VÙNG LŨ THUỘC CÁC TỈNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................. 26 4.2.1 Khai thác thủy sản là nguồn thu nhập quan trọng đối với đời sống của nông hộ trong vùng lũ ............................................................................................ 26 4.2.2 Khai thác thủy sản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong vùng nghiên cứu ................................................................................... 29 4.2.3 Khai thác thủy sản cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng ............. 30 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu X 4.2.4 Phân tích tương quan đa biến của các yếu tố có ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ khai thác thuỷ sản ............................................................ 32 4.3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TRONG KHUNG SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THUỶ SẢN .............. 33 4.3.1 Hiện trạng về nguồn lực tự nhiên có liên quan tới khai thác thủy sản trong vùng lũ ................................................................................................. 33 4.3.2 Hiện trạng về nguồn lực con người có liên quan tới khai thác thủy sản trong vùng lũ ............................................
Luận văn liên quan