Luận văn Vai trò của mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960 – 1968)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) nhân dân Việt Nam phải đối đầu với đế quốc Mỹ, một kẻ thù hung bạo và nham hiểm nhất thế giới. Muốn chiến thắng, nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. Muốn cho cuộc đấu tranh trên cả ba mặt trận đạt được thắng lợi, một điều kiện quan trọng là phải động viên và tập hợp lực lượng toàn dân tộc, phải xây dựng cho được Mặt trận dân tộc thống nhất để bao vây đế quốc Mỹ xâm lược và chiến thắng chúng. Sau năm 1954, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền với hai nhiệm vụ khác nhau. Nhân dân cả hai miền đều phải làm nghĩa vụ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Song ngoài nhiệm vụ chung đó ra, mỗi miền còn làm nhiệm vụ chiến lược cách mạng riêng thích hợp với điều kiện của mình. Miền Bắc làm cách mạng XHCN: cải tạo XHCN và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Miền Nam làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quét sạch đế quốc Mỹ xâm lược và đánh đổ bè lũ tay sai của chúng, giành độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân. Do đó, mỗi miền có một mặt trận riêng, có cương lĩnh thích hợp để tranh thủ và đoàn kết các giới đồng bào [9, tr.21]. Toàn dân Việt Nam phải triệu người như một, cùng đứng trong Mặt trận dân tộc thống nhất, kiên trì đẩy mạnh kháng chiến, đập tan âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta của đế quốc Mỹ

pdf148 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6038 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960 – 1968), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- ĐOÀN LUYẾN VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2007  Đề tài Vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ( 1960 - 1968 ) là công trình nghiên cứu và biên soạn của tôi trong thời gian theo học lớp Cao học khoá 15, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam tại trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung đề tài trước Hội đồng bảo vệ luận văn .  - Mặt trận DTGPMNVN : Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - LMCLLDTDC & HBVN: Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam. - MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Tạp chí NCLS : Tạp chí Nghiên cứu lịch sử - Nxb : Nhà xuất bản - XHCN : Xã hội chủ nghĩa - KHXH : Khoa học xã hội. - QĐND : Quân dội nhân dân - TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh  MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) nhân dân Việt Nam phải đối đầu với đế quốc Mỹ, một kẻ thù hung bạo và nham hiểm nhất thế giới. Muốn chiến thắng, nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. Muốn cho cuộc đấu tranh trên cả ba mặt trận đạt được thắng lợi, một điều kiện quan trọng là phải động viên và tập hợp lực lượng toàn dân tộc, phải xây dựng cho được Mặt trận dân tộc thống nhất để bao vây đế quốc Mỹ xâm lược và chiến thắng chúng. Sau năm 1954, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền với hai nhiệm vụ khác nhau. Nhân dân cả hai miền đều phải làm nghĩa vụ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Song ngoài nhiệm vụ chung đó ra, mỗi miền còn làm nhiệm vụ chiến lược cách mạng riêng thích hợp với điều kiện của mình. Miền Bắc làm cách mạng XHCN: cải tạo XHCN và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Miền Nam làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quét sạch đế quốc Mỹ xâm lược và đánh đổ bè lũ tay sai của chúng, giành độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân. Do đó, mỗi miền có một mặt trận riêng, có cương lĩnh thích hợp để tranh thủ và đoàn kết các giới đồng bào [9, tr.21]. Toàn dân Việt Nam phải triệu người như một, cùng đứng trong Mặt trận dân tộc thống nhất, kiên trì đẩy mạnh kháng chiến, đập tan âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta của đế quốc Mỹ. Thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân của Đảng, chúng ta đã xây dựng ba tầng Mặt trận thống nhất. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời cùng với Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nhân dân Đông Dương và nhân dân thế giới bao vây đế quốc Mỹ. Mặt trận DTGPMNVN ra đời, cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thực sự khởi động một cách độc đáo và khôn khéo, thể hiện bãn lĩnh Việt Nam trong quá trình tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng . Mặt trận vừa làm nhiệm vụ của một đoàn thể kêu gọi nhân dân miền Nam đứng lên lật đổ ách gông xiềng đế quốc và tay sai, vừa làm nhiệm vụ của một chính quyền cách mạng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ khi ta chưa xây dựng được chính quyền cách mạng. Hoạt động của Mặt trận trên lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao thể hiện ý chí tiến công của cách mạng, thể hiện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cách mạng là giành độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Vai trò của Mặt trận DTGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng to lớn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ” ( từ 1960 đến 1968 ) làm đề tài luận văn. Mặt trận DTGPMNVN ra đời ngày 20-12-1960 và kết thúc ngày 4-2-1977, Mặt trận đã cùng với nhân dân cả nước làm nên một kỳ tích trong lịch sử dân tộc: đánh thắng đế quốc Mỹ, một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới trong thời hiện đại. Nội dung hoạt động của Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng phong phú, Tác giả luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vai trò của Mặt trận từ 1960 đến 1968, đây là giai đoạn cả nước chống “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”, là giai đoạn đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam muốn thắng Mỹ phải đoàn kết xung quanh “ngọn cờ đoàn kết, ngọn cờ cách mạng, ngọn cờ chiến thắng của miền Nam anh hùng”. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Mặt trận DTGPMNVN cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam hợp nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [44]. Từ trước đến nay đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về Mặt trận. Chiến tranh Việt Nam thời hiện đại là cuộc chiến tranh “nóng” lên từ “chiến tranh lạnh”, và “vị trí của Mặt trận miền Nam trong lịch sử chưa có bao giờ như vậy”[35, tr.304]. Cho nên, hoạt động của Mặt trận DTGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là vô cùng phong phú, vai trò của Mặt trận trong cuộc kháng chiến vô cùng quan trọng, cần có đề tài chuyên sâu nghiên cứu về Mặt trận. Thông qua văn kiện Đảng, văn kiện của các đại hội Mặt trận, các bản báo cáo chính trị, Cương lĩnh chính trị được nhà xuất bản Sự Thật xuất bản thành các tập sách đã để lại cho chúng ta nhiều tư liệu quý báu: - Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nxb Sự Thật, Hà Nội,1961. - Đại hội Mặt trận DTGPMNVN lần thứ nhất, Nxb Sự Thật, Hà Nội,1962. - Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận DTGPMNVN ( Từ sau Đại hội lần thứ nhất của Mặt trận đến tháng mười 1962 ), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1963. - Báo cáo chính trị tại đại hội Mặt trận DTGPMNVN lần thứ hai, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1964. - Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận DTGPMNVN ( Từ tháng 11 -1964 đến tháng 12-1965 ) Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1966. - Cương lĩnh chính trị của Mặt trận DTGPMNVN, Nxb Sự Thật, Hà Nội ,1967. - Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận DTGPMNVN ( Từ tháng 1 -1967 đến tháng 12 -1967 ), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1967. - Văn kiện Đảng về Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tập II, (1945 - 1977 ), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970. Những tập văn kiện của Đảng, văn kiện Mặt trận giúp chúng ta hiểu rõ đường lối, chủ trương Đảng, của Mặt trận trong từng giai đoạn, cho chúng ta thấy được những cái mốc lịch sử đánh dấu từng bước phát triển và chuyển biến của cách mạng miền Nam. Thông qua một số sách, bài viết, hồi ký của các vị lãnh đạo tham gia Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cho chúng ta cái nhìn khá rõ nét về hoạt động của Mặt trận như : - Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970 và Thư vào Nam, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1985 của cố Tổng bí thư Lê Duẫn, người trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam thời chống Mỹ. - “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam – Mấy bài học lớn” của Nguyễn Hữu Thọ, viết trong Việt Nam trên con đường lớn bản hùng ca thế kỷ XX, Nxb Lao Động, Hà Nội , 2005. - Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời tại hội nghị Pa ri về Việt Nam do Bà Nguyễn Thị Bình chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004 đã cho chúng ta thấy được khá đầy đủ hoạt động ngoại giao của Mặt trận DTGPMNVN. - Chung một bóng cờ (về Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) do Trần Bạch Đằng chủ biên, đây là cuốn hồi ký của những người tham gia Mặt trận trong thời chống Mỹ ghi lại những hoạt động của Mặt trận khá toàn diện. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, nhiều tác phẩm viết về quân sự của các tướng lĩnh chỉ huy trên chiến trường miền Nam cũng cho ta nhiều sử liệu khá phong phú như: Đại tướng Văn Tiến Dũng với Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xuất bản năm 2005 và Thượng tướng Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005 cho chúng ta biết được những họat động của Quân Giải phóng trên các chiến trường miền Nam. Năm 1964, nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội xuất bản cuốn Ngọn cờ chiến thắng của miền Nam anh hùng của Nguyễn Công Bình, Cao văn Lượng và Bùi Hữu Khánh. Các tác giả đã nêu hoàn cảnh ra đời của Mặt trận, tuyên ngôn và chương trình hành động của Mặt trận, nêu những hoạt động của Mặt trận DTGPMNVN trong 4 năm đầu mới thành lập. Năm 1970, trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tác giả Hoàng Vĩ Nam viết bài “Sự ra đời của Mặt trận DTGPMNVN”, nội dung chủ yếu là phân tích sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng là một tất yếu lịch sử. Từ 1975 đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có đề cập đến Mặt trận DTGPMNVN như: - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1954-1975), tập 2,3,4 của Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội , 1995,1997,1999. - Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. - Lịch sử Việt Nam (1954- 1965) và (1965-1975), Cao văn Lượng chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1996, 2002. - Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam qua các đại hội và hội nghị trung ương (1930-2002)- PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc chủ biên, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội 2003; Tác phẩm viết về Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khá sớm và nhiều thông tin nhất là Miền Nam giữ vững thành đồng của Giáo sư Trần Văn Giàu, 5 tập, nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản các năm 1964, 1966, 1968, 1970, 1978. Đây là một tác phẩm Sử học, có nhiều tâm huyết của một người dân Nam Bộ, tác giả đã ghi chép khá chi tiết, cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về Mặt trận Dân tộc giải phóng. Trong tập 1, chương V: Bão táp cách mạng bắt đầu, tác giả viết về tình hình miền Nam trong thời gian 1959, 1960, chính sách đàn áp của Mỹ - Diệm, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam và sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng. Trong tập 2, chương III: Lực lượng cách mạng nhân dân, tác giả viết về hoạt động của Mặt trận trong thời gian từ 1961 đến 1963, về vùng giải phóng, về Quân giải phóng, về phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam từ 1961 đến 1963. Trong tập 3, chương III: Mặt trận Dân tộc giải phóng – người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, tác giả viết về vùng giải phóng, về họat động của Mặt trận từ năm 1963 đến 1965, đặc biệt họat động đối ngoại của Mặt trận phát triển rất mạnh trên toàn thế giới. Trong tập 4, chương VII, Vùng giải phóng, Mặt trận Dân tộc giải phóng trong giai đọan đầu của “chiến tranh cục bộ”, nội dung viết về họat động của Mặt trận, của vùng giải phóng từ 1965-1967, về Đại hội bất thường của Mặt trận và Cương lĩnh của Mặt trận, về hoạt động ngoại giao quốc tế của Mặt trận từ 1965- 1967. Trong tập 5, chương III: Lực lượng nhân dân miền Nam được phát động đến mức cao trong năm 1968, nội dung tác giả viết về phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, về cuộc vận động bầu cử chính quyền cách mạng ở miền Nam trong năm 1968. Năm 1977, đề tài “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-1975)” được Nguyễn Thanh Hải bảo vệ luận văn thạc sĩ Lịch sử tại trường Đại học KHXH-NV TP.HCM. Đây là đề tài cung cấp cho chúng ta khá nhiều tư liệu về Mặt trận, là đề tài nghiên cứu hoạt động của Mặt trận trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng chưa đi sâu vào các hoạt động của Mặt trận DTGPMNVN, nhất là hoạt động ngoại giao, các phong trào đấu tranh chính trị của Mặt trận [26]. Năm 2006, Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử chính phủ đã xuất bản cuốn Biên niên lịch sử chính phủ Việt Nam, tập 5, nội dung: Mặt trận DTGPMNVN và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nội dung cuốn sách cho chúng ta cái nhìn mới về Mặt trận Dân tộc giải phóng, về vai trò của Mặt trận trên lĩnh vực nhà nước, “Ủy ban trung ương Mặt trận là chính phủ tiền thân của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” [11] đại diện cho nhân dân miền Nam trong giai đoạn 1960-1969. Nhìn chung, các tác giả nêu trên đã quan tâm nghiên cứu đến Mặt trận Dân tộc giải phóng. Tuy nhiên, các đề tài chỉ nghiên cứu một mặt hoạt động của Mặt trận, hoặc nghiên cứu nhiều mặt nhưng chỉ trong một giai đoạn ngắn, hoặc coi Mặt trận là một bộ phận của cách mạng miền Nam, các đề tài chưa chú trọng đến vai trò “Mặt trận là một chính phủ ”ở miền Nam. Kế thừa những thành tựu của các người đi trước, luận văn dự định nghiên cứu hoàn cảnh ra đời của Mặt trận, hoạt động của Mặt trận trên các lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao, đồng thời hệ thống hoá những hoạt động của Mặt trận theo từng giai đoạn lịch sử. Qua đó rút ra vai trò của Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giai đoạn từ 1960 – 1968. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam là một tổ chức cách mạng có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Hoạt động của Mặt trận DTGPMNVN trên cả 3 mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ do Hội nghị trung ương lần thứ 15 mở rộng và nghị quyết Đại hội Đảng lần III của Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra. Hơn 30 năm qua, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và bước vào xây dựng CNXH, sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã được vận dụng và phát huy trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, hiện nay nhân dân ta đang thực hiện công cuộc Đổi mới, những bài học về toàn dân đánh giặc, những kinh nghiệm lãnh đạo phong trào quần chúng nhân dân kiên trì và sáng tạo chống phá “ấp chiến lược”, chống “bình định ”, những họat động của Mặt trận trên cả ba lĩnh vực: quân sự, chính trị và ngoại giao cần được tổng kết đầy đủ. Vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là rất to lớn, Mặt trận đã huy động mọi tầng lớp nhân dân giải quyết bất cứ khó khăn gì để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những kinh nghiệm vận động quần chúng của Mặt trận Dân tộc giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những bài học rất bổ ích cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc Đổi mới của nước ta hiện nay. Nghiên cứu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là một việc làm thiết thực để giảng dạy tốt phần Lịch sử Việt Nam hiện đại. 4. ĐỐI TƯỢ NG NGHIÊN CỨU Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ từ 1954 -1975, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có vai trò rất quan trọng. Thực hiện chủ trương, sách lược của Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nội dung đề tài xác định đội tượng của luận văn là các họat động của Mặt trận Dân tộc giải phóng từ 1960 đến 1968. Thông qua các họat động của Mặt trận, rút ra được vai trò của Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là một Mặt trận dân tộc thống nhất của một nước thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân mới. Mặt trận đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ. Ra sức xây dựng và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất, bao gồm cả giai cấp tư sản dân tộc, tiểu tư sản thành thị, lấy liên minh công nông làm nền tảng, tiến hành cuộc cách mạng chống đế quốc và tay sai, xây dựng nhà nước độc lập theo chế độ dân tộc, dân chủ, tạo điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội. Xét về đối tượng thì Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của cách mạng Việt Nam. Mặt trận là một bộ phận của Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện đường lối đại đoàn kết toàn dân của Đảng. Hoạt động của Mặt trận có nhiệm vụ cùng với cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất nước nhà. Do điều kiện đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Mặt trận vừa làm nhiệm vụ là một chính phủ (khi miền Nam chưa có chính phủ Cách mạng lâm thời), tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam, vừa làm nhiệm vụ của mặt trận dân tộc thống nhất là tập hợp, huy động tất cả các giai cấp, các tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc dưới sự lãnh đạo của liên minh công nông để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là rất phong phú, cần có một công trình chuyên khảo mới thực hiện được. Nội dung đề tài luận văn giới hạn nghiên cứu Mặt trận từ 1960 đến 1968, trên phạm vi toàn miền Nam. Đây là giai đọan Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam với hai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”. Năm 1968 được coi là bước ngoặc của cách mạng miền Nam. Sau Tết Mậu Thân 1968, Mỹ bắt đầu kế hoạch xuống thang chiến tranh, rút khỏi Việt Nam. Nghiên cứu vai trò của Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tác giả tập trung nghiên cứu các họat động sau đây: Nghiên cứu các hoạt động chính trị của Mặt trận, quá trình xây dựng chính quyền, xây dựng các đoàn thể trong Mặt trận, lãnh đạo các phong trào đấu tranh của quần chúng trong sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân miền Nam. Hoạt động ngoại giao của Mặt trận trên bàn đàm phán, tham gia các diễn đàn và hội nghị quốc tế, đấu tranh giành sự ủng hộ của nhân dân thế giới. Vai trò của các đoàn thể Mặt trận trong công cuộc xây dựng lực lượng Giải phóng quân miền Nam, trong việc xây dựng nguồn lực cho lực lượng dân quân du kích ở các địa phương, trong việc xây dựng các căn cứ địa cách mạng, trong thế trận chiến tranh nhân dân. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả đặt ra 3 nhiệm vụ cơ bản: - Nghiên cứu vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về chính trị: Sau Hiệp định Gơnevơ 1954, chính quyền và quân đội tập kết ra Bắc, đế quốc Mỹ đã xây dựng một hệ thống chính quyền tay sai ở miền Nam. Mặt trận đã từng bước xây dựng chính quyền miền Nam từ không đến có, từ “uỷ ban nhân dân tự quản” trong các “Làng rừng”, đến uỷ ban Giải phóng, từng bước xây dựng chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời sau này. Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng là chính phủ tiền thân của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam [11]. Ủy ban Mặt trận các cấp đã xây dựng ủy ban nhân dân cách mạng các cấp. Mặt trận đã tổ chức được các đoàn thể Thanh niên giải phóng, Phụ nữ giải phóng, Nông dân giải phóng,làm nòng cốt cho công cuộc vận động giải phóng miền Nam. Các phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đã thực sự góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. -Nghiên cứu hoạt động ngoại giao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đặc biệt trong quan hệ ngoại giao quốc tế. Mặt trận họat động từ “ngoại giao nhân dân” đến “ngọai giao nhà nước”. Thực hiện chủ trương xây dựng ba tầng mặt trận của Đảng, đại đoàn kết dân tộc trong nước, đoàn kết với nhân dân Đông Dương và nhân dân thế giới cùng chống đế quốc Mỹ xâm lược. -Nghiên cứu vai trò của Mặt trận DTGPMNVN trong quá trình xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, động viên lực lượng tham gia Quân giải phóng miền Nam, tham gia xây dựng lực lượng dân quân du kích địa phương, xây dựng các căn cứ địa cách mạng. Từ những hoạt động thực tiễn của Mặt trận rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc phát huy vai trò của Mặt trận trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hiện nay . 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho đề tài . Hai phương pháp chủ yếu sử dụng để nghiên cứu và trình bày nội dung của đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các hoạt độ
Luận văn liên quan