Luận văn Vấn đề campuchia trong quan hệ thái lan Việt Nam 1979 - 1991

Việt Nam là nước láng giềng của Thái Lan, hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đều chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo đồng thời có một nền văn minh nông nghiệp lâu đời và rất phong phú. Lịch sử của mối quan hệ lâu đời giữa hai nước Thái Lan – Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn thăng trầm, phức tạp và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố. Hai nước đã từng xảy ra xung đột với nhau, vào thế kỉ XVIII Thái Lan từng đem quân xâm lược Việt Nam và thất bại dưới tay Nguyễn Huệ. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, do tranh giành phạm vi ảnh hưởng trong khu vực, cụ thể là ở Cao Miên và Ai Lao dẫn đến mối quan hệ hai nước nhiều lúc trở nên rất căng thẳng và thậm chí nhiều lần xung đột với nhau

pdf116 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề campuchia trong quan hệ thái lan Việt Nam 1979 - 1991, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________________ ĐINH ĐỨC DUY VẤN ĐỀ CAMPUCHIA TRONG QUAN HỆ THÁI LAN VIỆT NAM 1979-1991 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành Phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn xin cam đoan với Hội đồng khoa học cùng đọc giả, đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các chứng cứ và số liệu làm cơ sở được trình bày trong luận văn là do chính bản thân sưu tầm, sắp xếp, đánh giá mang tính trung thực và chưa được công bố đầy đủ như thế trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Các nội dung trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc cụ thể, mang tính khoa học. Các tài liệu tham khảo để hoàn thành luận văn đều được vinh diện trong công trình này. Với danh dự của người nghiên cứu, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước sự cam đoan của mình. Tác giả luận văn ĐINH ĐỨC DUY LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn với đề tài Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1979 – 1991), tôi chân thành cám ơn TS. Lê Phụng Hoàng đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn này. Cám ơn PGS. TS Ngô Minh Oanh và các giảng viên đã truyền thụ kiến thức và có những gợi ý quý báu cho tôi trong cả quá trình học tập. Cám ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của Thượng tá Nguyễn Đình Khán, cám ơn đơn vị công tác Trường THPT Bình Phú và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) CGDK : Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ. (Coalition Government of Democratic Kampuchea). IMC : Cuộc gặp gỡ không chính thức về Campuchia. (Informal Meeting on Cambodia) JIM : Cuộc gặp gỡ không chính thức ở Jakarta. (Jakarta Informal Meeting) PICC : Hội nghị quốc tế Paris giải quyết vấn đề Campuchia. (Paris International Conference on Cambodia). SNC : Hội đồng dân tộc tối cao Campuchia. (Supereme National Council) UNHCR: Cao ủy Liên Hợp Quốc về vấn đề người tị nạn. (United Nations High Commissioner for Refugees). MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước láng giềng của Thái Lan, hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đều chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo đồng thời có một nền văn minh nông nghiệp lâu đời và rất phong phú. Lịch sử của mối quan hệ lâu đời giữa hai nước Thái Lan – Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn thăng trầm, phức tạp và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố. Hai nước đã từng xảy ra xung đột với nhau, vào thế kỉ XVIII Thái Lan từng đem quân xâm lược Việt Nam và thất bại dưới tay Nguyễn Huệ. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, do tranh giành phạm vi ảnh hưởng trong khu vực, cụ thể là ở Cao Miên và Ai Lao dẫn đến mối quan hệ hai nước nhiều lúc trở nên rất căng thẳng và thậm chí nhiều lần xung đột với nhau. Lịch sử đã minh chứng, trong mối quan hệ giữa Thái Lan – Việt Nam có nhiều vấn đề mâu thuẫn và sự hiểu lầm gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến quan hệ giữa hai nước mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực. Trong những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, Thái Lan trở thành đồng minh thân cận của Mĩ trong cuộc chiến tại Việt Nam, không chỉ cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình, Thái Lan còn trực tiếp đưa quân sang tham chiến ở Việt Nam. Giai đoạn 1979 - 1991 mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam trở nên rất căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia. Chính vấn đề này dẫn đến những mâu thuan, hiểu lầm, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ hai nước, tác động không tốt đến sự phát triển của hai nước nói riêng cũng như sự ổn định và phát triển của cả khu vực Đông Nam Á nói chung. Lịch sử luôn tôn trọng hiện thực khách quan, tuy không phải hiện thực khách quan nào cũng phải nói, nhưng khi đã nói cần phải nói đúng hiện thực khách quan. Nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu quá khứ để hiểu thực tại và có cái nhìn viễn minh cho tương lai. Do vậy, chúng tôi cố gắng tái hiện lại lịch sử sao cho tiệm cận với hiện thực khách quan để công trình nghiên cứu có giá trị cho thực tiễn. Hiện nay, hai nước Thái Lan và Việt Nam là thành viên của tổ chức ASEAN cùng nhau hợp tác để thúc đẩy đất nước phát triển, xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Nghiên cứu mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam xung quanh vấn đề Campuchia sẽ giúp chúng ta rút ra được nhiều bài học bổ ích, tránh những yeu tố tiêu cực và sai lầm. Phát huy hơn nữa những yếu tố tích cực nhằm thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước trong xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới. Vì lợi ích của hai dân tộc, vì ổn định và phát triển trong khu vực. Đặc biệt, trong hoàn cảnh thế giới và khu vực đang có xu thế hội nhập ngày càng diễn ra mạnh mẽ, trong đó khối ASEAN đang có những bước tiến nhằm tiến tới hội nhập sâu rộng hơn. Riêng bản thân tôi nhận thấy, đây là một nội dung thú vị mà tôi rất quan tâm. Để có một đất nước Campuchia hòa bình, ổn định và phát triển như ngày nay có sự đóng góp không ít xương máu của người thân tôi nói riêng và các chiến sĩ Việt Nam nói chung. Qua nghiên cứu đề tài này, giúp tôi hiểu biết thêm về vấn đề Campuchia, về đất nước, văn hoá, con người và lịch sử của Thái Lan và mối quan hệ đầy thăng trầm của Việt Nam với người láng giềng Thái Lan. Đặc biệt giúp tôi hiểu biết thêm những vấn đề phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế. Qua đó giúp cho quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy của tôi đạt kết quả tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề Luận văn cao học Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1979 – 1991 được nghiên cứu và viết dựa trên cơ sở chính là các tài liệu gốc của cả hai phía Thái Lan và Việt Nam. Các tài liệu gốc phía Việt Nam phản ánh đầy đủ quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Campuchia cũng như đối với Thái Lan được thể hiện qua các thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước Việt Nam, Lào và Campuchia họp luân phiên hàng năm bắt đầu từ tháng 1/1980 – 8/1986 được đăng tải đầy đủ trên Báo Nhân dân. Các thông cáo chung đã thể hiện khá rõ lập trường của Việt Nam về vấn đề Campuchia liên quan đến quan hệ Việt Nam và Thái Lan như vấn đề người tị nạn, đòi Thái Lan chấm dứt hợp tác với Trung Quốc trong việc tiếp tay cho Khmer đỏ, xung đột tại biên giới Campuchia – Thái Lan, kêu gọi Thái Lan chấm dứt hành động dung túng cho thế lực Khmer đỏ và việc tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia. Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam cũng được đề cập một phần trong các công trình nghiên cứu của một số tác giả khi nghiên cứu các công trình khoa học nhưng có ít nhiều liên quan đến vấn đề này. Có thể kể đến, Nguyễn Tương Lai (2001) với Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm 90, NXB Khoa học Xã hội – Hà Nội, tác giả đứng trên lập trường của Việt Nam có đề cập đến vấn đề Campuchia gây tác động không tốt đến quan hệ Việt Nam – Thái Lan nhưng để hiểu sự tác động do những yếu tố cụ thể nào cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ; Trịnh Diêu Thìn – Thanyathit Sripana (2006) với Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam NXB Khoa học Xã hội – Hà Nội cũng có đề cập đến vấn đề Campuchia gây ảnh hưởng không tốt đến chính sách của chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều tại Thái Lan, tuy nhiên đây chỉ là một trong những nhân tố ảnh hưởng xấu đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam, còn rất nhiều nhân tố khác liên quan cần phải nghiên cứu. Trong luận văn thạc sĩ đề tài Quan hệ Campuchia – Việt Nam từ 1985 đến 2006 của Nguyễn Quang Thuần (2007) đứng trên lập trường của Việt Nam tác giả có đề cập đến vấn đề Campuchia với lập luận không có vấn đề Campuchia nên chưa thấy được bản chất phức tạp của vấn đề này. Luận án tiến sĩ Quan hệ Việt Nam – Thái Lan (1976 - 2004) của tác giả người Thái Lan Thananan Boonwana, đứng trên lập trường của Thái Lan, tác giả có dành một phần nội dung nói đến vấn đề này. Trong đó tác giả xem việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia là vấn đề chính ảnh hưởng đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam. Thực tế cần phải nghiên cứu trên nhiều mặt có cái nhìn đa diện mới hiểu hết tính chất phức tạp của vấn đề Campuchia cũng như sự tác động cụ thể đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam. TS. Lê Phụng Hoàng với Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh, tác giả dành trọn chương X để nói về vấn đề Campuchia trong đó có đề cập đến lập trường, quan điểm của Thái Lan và Việt Nam xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên để làm rõ tác động của vấn đề Campuchia đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam cần phải nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ thêm nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ hai nước. Bên cạnh đó còn có một số công trình khác có đề cập một phần đến vấn đề này như Clack D. Neher and Politic in Southeast Asia, Rochester; Frederic A Moritz and The refugee people of VietNam, Chiritian Science Monitor Ngoài ra các thông tin về vấn đề Campuchia trong đó thỉnh thoảng có đề cập đến tác động của vấn đề này trong quan hệ Thái Lan - Việt Nam có thể tìm thấy qua báo chí và các phương tiện thông tin như: Bưu điện Bangkok (Bangkok Post), Đài BBC, The Times, Reuter, Le Matin, Le Figaro, Christian Science Monitor, NewsYork Times, Newsweek, USIS, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân và các bản dịch của TTXVN trong các tập tài liệu Tham khảo Đặc biệt. Phần tài liệu gốc phía Thái Lan có thể kể đến Association of Southeast, Joint Press Release of The first Asean, Ministerial Meeting, Bangkok, 8 August 1967; Joint Communique of The Second Asean, Ministerial Meeting Jakarta, 6 – 7 August 1968; Joint Communique of The Third Asean, Ministerial Meeting Cameron Highlands, 16 – 17 December 1969; Joint Communique of The Fourth Asean, Ministerial Meeting Manila, 12 – 13 March 1971; Joint Communique of The Fifth Asean, Ministerial Meeting Singapore, 13 – 14 March 1972; Joint Communique of The Sixth Asean, Ministerial Meeting Pattaya, 16 – 18 April 1973; Joint Communique of The Seventh Asean, Ministerial Meeting Jakarta, 7 – 9 May 1974; Joint Communique of The Eighth Asean, Ministerial Meeting Kuala Lumpur, 13 – 15 March 1975; Joint Communique of The Ninth Asean, Ministerial Meeting Manila, 24 – 26 June 1976; Joint Communique of The Tenth Asean, Ministerial Meeting Singapore, 5 – 8 July 1977; Joint Press Release of The Eleventh Asean, Ministerial Meeting Pattaya, 14 – 16 June 1978; Joint Communique of The Twelfth Asean, Ministerial Meeting Bali, 28 – 30 June 1979; Joint Communique of The Thirteenth Asean, Ministerial Meeting Kuala Lumpur, 25 – 26 June 1980; Joint Communique of The Fourteenth Asean, Ministerial Meeting Manila, 17 – 18 June 1981; Joint Communique of The Fifteenrth Asean, Ministerial Meeting Singapore, 14 – 16 June 1982; Joint Communique of The Sixteeth Asean, Ministerial Meeting Bangkok, 24 – 25 June 1983; Joint Communique of The Seventeenrth Asean, Ministerial Meeting Jakarta, 9 – 10 July 1984; Joint Communique of The Eiteenrth Asean, Ministerial Meeting Kuala Lumpur, 9 July 1985; Joint Communique of The Ninteenrth Asean, Ministerial Meeting Manila, 23 –28 June 1986; Joint Communique of The Twentienth Asean, Ministerial Meeting Singapore, 15 – 16 June 1987; Joint Communique of The 21st Asean, Ministerial Meeting Bangkok, 4 – 5 July 1988; Joint Communique of The 22nd Asean, Ministerial Meeting Bandar Seri Begawan, 3 – 4 July 1989; Joint Communique of The 23rd Asean, Ministerial Meeting Jakarta, 24 – 25 July 1990; Joint Communique of The twenty-fourth Asean, Ministerial Meeting kuala Lumpur, 19 – 20 July 1991: Đây là các thông cáo chung của Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước ASEAN họp luân phiên diễn ra hàng năm từ 1967 đến 1991 và được xem là loại tài liệu gốc bằng tiếng Anh hết sức quý giá cho quá trình nghiên cứu. Trong đó có những thông cáo chung từ năm 1979 – 1991 thể hiện rõ quan điểm, lập trường của Thái Lan nói riêng, các nước ASEAN nói chung về vấn đề Campuchia cũng như đối với Việt Nam xung quanh vấn đề này. Các thông cáo cũng đề cập đến những nội dung cụ thể xung quanh vấn đề Campuchia có tác động đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam như: Vấn đề người tị nạn, xung đột tại biên giới Campuchia – Thái Lan, Thái Lan lên án Việt Nam xâm phạm lãnh thổ Thái Lan, đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Do đó việc tập hợp, đánh giá để hiểu vấn đề là nhiệm vụ cần thiết của người nghiên cứu. Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả cố gắng sưu tầm tất cả những tài liệu liên quan trong phạm vi có thể rồi sắp xếp, nghiên cứu nhằm làm rõ hơn vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1979 – 1991 đồng thời cũng mong có thể rút ra được những giá trị khoa học phục vụ cho thực tiễn. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm kiểm chứng khả năng học tập và nghiên cưu của chính tác giả, đây cũng là bài thu hoạch bổ ích kết thúc chương trình đào tạo sau đại học. Thông qua đây, bản thân tác giả muốn phát huy khả năng nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình, thể hiện việc học và hành gắn liền với nhau. Qua đó giúp tác giả biết thêm được nhiều kiếm thức bổ ích cho bản thân để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của mình. Đề tài cũng góp phần tìm hiểu và làm sáng tỏ thêm những nội dung liên quan đến vấn đề Campuchia ảnh hưởng đến mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong giai đoạn 1979 – 1991 để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm giúp mối quan hệ Thái Lan và Việt Nam ngày càng phát triển. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là tác động của vấn đề Campuchia đến mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1979 – 1991. Trong đó luận văn cố gắng làm rõ được những vấn đề mấu chốt để làm nổi bật bản chất của những vấn đề cần nghiên cứu. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở lấy những tài liệu gốc làm cơ sở chính để nghiên cứu và tham khảo một số công trình khác của các nhà nghiên cứu có liên quan cũng như phỏng vấn một số nhân chứng từng sống và chiến đấu tại Campuchia. Tác giả muốn nghiên cứu một cách đa chiều, cố gắng đi sâu vào tìm hiểu bản chất của vấn đề Campuchia và những tác động đến mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ 1979 - 1991. 6. Giới hạn đề tài Để người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về quan hệ Thái Lan – Việt Nam, tác giả dành Chương 1 để giới thiệu về quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ 1967 – 1979 trong đó có giới thiệu khái quát về quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong lịch sử và mối quan hệ Thái Lan –Việt Nam kể từ khi Thái Lan là thành viên của tổ chức ASEAN (1967) cho đến khi diễn ra vấn đề Campuchia (1979). Chương 2: Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1979 – 1986 và Chương 3: Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1986 – 1991. Sở dĩ tác giả chọn mốc 1986 để kết thúc Chương 2 và mở đầu cho Chương 3 bởi chính lúc này thái độ của Thái Lan đối với Việt Nam bắt đầu thay đổi. Ngược lại, Việt Nam cũng bắt đầu thay đổi thái độ của mình đó là chấp nhận một giải pháp chính trị cho việc giải quyết toàn diện cuộc xung đột tại Campuchia. Mốc 1991 là lúc vấn đề Campuchia được giải quyết bằng biện pháp chính trị với vai trò của Liên Hợp Quốc. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở tài liệu gốc cùng các loại tài liệu liên quan và các chứng cứ khoa học để tiếp cận đối tượng với mục đích tiệm cận với hiện thực. Áp dụng phương pháp logic, phương pháp sử học so sánh, phương pháp định lượng, phương pháp liên ngành, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tếVới các kĩ thuật cơ bản như tìm, đọc, phân loại, nghiên cứu, đánh giá, phân tích và tổng hợp để từ đó rút ra những luận cứ khoa học có giá trị cho thực tiễn và giáo dục. Việc nghiên cứu chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót, mong quý thầy cô và các đọc giả đóng góp ý kiến để việc nghiên cứu các đề tài lần sau đạt kết quả tốt hơn. 8. Bố cục của luận văn Chương 1 : Khái quát quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1967 – 1979. Chương 2 : Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1979 – 1986. Chương 3 : Vấn đề Campuchia trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn 1986 – 1991. Chương 1 KHÁI QUÁT QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1967 – 1979 1.1. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong lịch sử cho đến năm 1967 Để hiểu mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam được sâu sắc hơn chúng tôi xin điểm qua một vài nét về mối quan hệ hai nước trong lịch sử để thấy được sự thăng trầm và phức tạp trong quan hệ của hai nước láng giềng này. Thái Lan và Việt Nam xét về yếu tố địa lý là rất gần gũi nhau, cả hai nước đều có những nét ảnh hưởng chung của thời tiết, khí hậu và cũng chính từ đó tạo nên những yếu tố văn hoá rất tương đồng. Hơn nữa xét về nguồn gốc, cư dân hai nước có mối quan hệ rất gần gũi (nguồn gốc Mônggôlôít Phương Nam) trên lãnh thổ Việt Nam cũng có người Thái sinh sống và ngược lại. Nói đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam là nói đến một khoảng thời gian dài với biet bao sự kiện, biến cố thăng trầm trong mối quan hệ này. Quan hệ giữa hai nước Thái Lan (lúc đó gọi là Xiêm) – Việt Nam đã có từ rất lâu đời, theo sách Đại Việt sử kí toàn thư, ở thế kỉ XI dưới thời nhà Lý đã có các thuyền buôn người Thái đến Vân Đồn dâng phẩm vật để được buôn bán. Trãi qua nhiều thế kỷ, lịch sử đã chứng kiến mối quan hệ hai nước xảy không ít biến cố. Trong khoảng thời gian nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, quan hệ giữa Thái Lan với các chúa Nguyễn ở Đàng trong không ít lần xảy ra xung đột và đụng độ với nhau. Sau khi nền thống trị của chúa Nguyễn bị phong trào Tây Sơn lật đổ, nhân cơ hội đó Thái Lan đem quân sang xâm lược Việt Nam nhưng đã bị Nguyễn Huệ đánh bại trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785). Sau khi Nguyễn Anh đánh bại phong trào Tây Sơn và lập nên triều Nguyễn (1802) mối quan hệ hai nước Thái – Việt nhìn chung là hòa hiếu nhưng đến cuối thời Minh Mạng và Thiệt Trị hai nước Thái – Việt thường hay xảy ra xung đột với nhau. Trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột, rất nhiều lần xuất phát từ việc hai bên tranh giành ảnh hưởng với nhau ở Cao Miên (Campuchia). Nửa cuối thế kỷ XIX khi Việt Nam bị Pháp xâm lược và áp đặt ách đô hộ thì mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam về mặt nhà nước xem như tạm thời gián đoạn, nhưng mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam vẫn diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Trong khi Thái Lan ra sức học hỏi phương Tây để canh tân đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao rất khôn khéo là lấy nước lớn kiềm chế nước lớn, ngả theo chiều gió giúp Thái Lan trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á cơ bản vẫn giữ vững được nền độc lập của mình. Ngược lại, Việt Nam phải ra sức chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Năm 1910 Trại Cày ở Thái Lan chính thức đón nhận hơn 50 thanh niên Việt Nam du học trong phong trào Đông du bị Nhật trục xuất trở về, ngoài ra còn tiếp nhận thêm một số thanh niên là dân lao động từ Thượng Hải theo Phan Bội Châu vào để gây dựng cơ sở. Hoạt động của Phan Bội Châu tại Thái Lan đã được Bộ trưởng Quốc phòng Komphagia của Thái Lan giúp đỡ khi ông sống ở bản Đông Phichit trong thung lũng Chaophonaya ở phía bắc Bangkok. Tuy nhiên, năm 1915 Thái Lan kí với Pháp bản cam kết trao trả cho Pháp một số chiến sĩ Việt Nam hoạt động trong phong trào vận động yêu nước của Việt kiều tại Thái Lan trong đó có Trần Hữu Lục, Hoàng Trọng Mậu mà sau đó đã bị Pháp giết hại. Phong trào hoạt động yêu nước của Việt kiều Thái Lan với chi hội Việt Nam Quang phục hội làm trung tâm rơi vào tình thế hết sức khó khăn tuy vẫn tồn tại nhưng tạm thời lắng xuống. Năm 1921 Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hồng Thái cũng từ Thái Lan sang Trung Quốc cùng những người của phong trào Duy Tân ở đây thành lập tổ chức Tâm Tâm xã. Đến
Luận văn liên quan