Trong thời kì bao cấp chất lượng sản phẩm không phải là vấn đề quyết định vì
sản phẩm sản xuất ra đã có nhà nước tiêu thụ, vì vậy mà các doanh nghiệp chỉ quan tâm
đến việc chạy đua tăng năng suất để vượt mức kế hoạch, còn chất lượng sản phẩm thì bị
lơi lỏng bỏ quên. Nhưng ngày nay trong cơ chế thi trường có sự quản lý của nhà nước,
trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, s ự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên
quyết liệt thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng, sự
hợp lí về giá cả đảm bảo đúng thời gian giao hàng sẽ là những nhân tố quyết định sự
thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy ngày nay chất lượng sản phẩm là một trong ngững
mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Đặc biệt là ngành may mặc, một ngành sản
xuất hàng hoá tiêu dùng có tính thời vụ thì chất lượng sản phẩm càng trở thành một vấn
đề quan trọng. Với tính chất quan trọng của chất lượng sản phẩm và đặc điểm của
ngàmh may mặc thì ta thấy rằng vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm
ngành may mặc cần được quan tâm nghiên cứu và giải quyết.
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6344 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm ngành may mặc cần được quan tâm nghiên cứu và giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng
sản phẩm ngành may mặc cần được quan
tâm nghiên cứu và giải quyết
Lời nói đầu
Trong thời kì bao cấp chất lượng sản phẩm không phải là vấn đề quyết định vì
sản phẩm sản xuất ra đã có nhà nước tiêu thụ, vì vậy mà các doanh nghiệp chỉ quan tâm
đến việc chạy đua tăng năng suất để vượt mức kế hoạch, còn chất lượng sản phẩm thì bị
lơi lỏng bỏ quên. Nhưng ngày nay trong cơ chế thi trường có sự quản lý của nhà nước,
trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên
quyết liệt thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng, sự
hợp lí về giá cả đảm bảo đúng thời gian giao hàng sẽ là những nhân tố quyết định sự
thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy ngày nay chất lượng sản phẩm là một trong ngững
mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Đặc biệt là ngành may mặc, một ngành sản
xuất hàng hoá tiêu dùng có tính thời vụ thì chất lượng sản phẩm càng trở thành một vấn
đề quan trọng. Với tính chất quan trọng của chất lượng sản phẩm và đặc điểm của
ngàmh may mặc thì ta thấy rằng vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm
ngành may mặc cần được quan tâm nghiên cứu và giải quyết.
Phần I : Cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng
1.Chất lượng sản phẩm là gì?
1.1 Các quan điểm về chất lượng
Có thể nói chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế kĩ thuật khá trừu tượng .Khi
nhìn nhận sản phẩm trên những góc độ khác nhau ta lại có những quan niệm khác nhau
về chất lượng sản phẩm
Quan niệm siêu việt về chất lượng : chất lượng là sự tuyệt hảo của sản phẩm so với
sản phẩm cùng loại
Quan niệm chất lượng sản phẩm theo hướng sản phẩm: đứng trên góc độ này người
ta cho rằng chất lượng sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính phản ánh tính năng tác
dụng của sản phẩm đó
Quan niệm chất lượng hướng theo người sản xuất: đứng trên góc độ người sản xuất
thì họ cho rằng chất lượng sản phẩm là sự phù hợp và đạt được của một sản phẩm so với
một tập hợp các yêu cầu và hệ thống tiêu chuẩn đã được thiết kế từ trước
Quan niệm chất lượng theo thị trường cho rằng chất lượng sản phẩm là sự phù
hợp với mục đích và yêu cầu của người sử dụng (xuất phát từ nhu cầu của thị trường)
+ Xuất phát từ giá cả (mối quan hệ giữa lợi ích của sản phẩm với chi phí phải
bỏ ra ) chất lượng là cung cấp những sản phẩm dịch vụ ở mức giá mà khách hàng có thể
chấp nhận được
+ Xuất phát từ cạnh tranh ta lại có định nghĩa : chất lượng đó là cung
cấpnhững đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh không có .
Mỗi định nghĩa trên đều xuất phát từ một khía cạnh nhất định vì vậy tuy ở
mỗi cách đêù có những ưu điểm nhất định song cũng đều không tránh khỏi những hạn
chế nhất định để đưa ra một định nghĩa dễ hiểu, loại bỏ được những hạn chế trên thì tổ
chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) có định nghĩa trong ISO 9000 như sau: ” chất lượng là
một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm có khả năng thoả mãn những nhu
cầu đã nêu ra hoạc tiềm ẩn”
1.2 Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm
Trong một sản phẩm có nhiều nhóm thuộc tính thể hiện chất lượng sản phẩm
như:
- Các thuộc tính phản ánh chức năng tác dụng của sản phẩm thể hiện khả
năng của sản phẩm có thể thực hiện chức năng hoạt động như mong muốn
- Tuổi thọ sản phẩm thể hiện khả năng giữ được tính năng tác dụng trong
điều kiện hoạt động bình thường trong khoảng thời gian nhất định
- Tính thẩm mĩ của sản phẩm : là các thuộc tính thể hiện sự gợi cảm thu hút
khách hàng như hình dáng màu sắc kích thước, cách trang trí, tính thời trang…
- Độ tin cậy của sản phẩm : là khả năng thực hiện đúng tính năng hoạt động
như thiết kế và hoạt động chính xác
- Tính kinh tế của sản phẩm thể hiện ở tiết kiệm chi phí tổng sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm
-Tính tiện dụng của sản phẩm thể hiện ở khả năng dễ bảo quản, dễ vận
chuỷên, dễ sửa chữa, dễ sử dụng
- Tính an toàn của sản phẩm khác với các thuộc tính trên đối với tính an toàn
của sản phẩm do nhà nước qui định các sản phẩm phải tuân thủ qui định về tính an toàn
sản phẩm
- Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm do các tổ chức các quốc gia qui định
- Các dịch vụ kèm theo như bảo hành vận chuyển hướng dẫn
1.3 . Đặc điểm của chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được cấu thành bởi nhiều yếu tố vì vậy nó sẽ có rất
nhiều đặc điểm khác nhau . Dưới đây là một vài đặc điểm chung nhất
- Chất lượng sản phẩm là một phạm trù tổng hợp các yếu tố kinh tế xã hội kĩ
thuật vì vậy nó được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật văn
hoá của sản phẩm
- Chất lượng có ý nghĩa tương đối có nghĩa là chất lượng thường xuyên thay
đổi theo không gian và thời gian.
Có thể ở giai đoạn này sản phẩm có chất lượng được đánh giá là cao nhưng ở
giai đoạn sau thì không chắc đã cao do khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển và nhu cầu
của con người cũng ngày càng cao hơn. Vì vậy chất lượng chỉ được đánh giá theo từng
thời điểm. Các nhà sản xuất phải nắm chắc đặc điểm này để luôn luôn đổi mới và cải
tiến công nghệ để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của thị trường .
- Chất lượng chỉ phù hợp ở từng thị trường cụ thể do nhu cầu và sở thích của
người dân ở mỗi vùng là khác nhau .Vì vậy khi đưa sản phẩm mới vào thi trường thì
doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường đó.
- Chất lượng vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính cụ thể . Tính trừu
tượng thông qua sự phù hợp, nó phản ánh mặt chủ quan của sản phẩm và phụ thuộc vào
nhận thức của khách hàng. Nâng cao chất lượng loại này sẽ có tác dụng tăng khả năng
hấp dẫn thu hút khách hàng nhờ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng phải
thông qua các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, cụ thể được thể hiện thông qua chất lượng tuân
thủ thiết kế, thông qua tính khách quan của sản phẩm. Nâng cao chất lượng loại này làm
giảm chi phí và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng thực hiện chính sách giá cả
linh hoạt.
- Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong điều kiện tiêu dùng cụ thể,
phù hợp với mục đích sử dụng nhất định.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù tổng hợp kinh tế kĩ thuật xã hội nên nó chịu
sự tác động, ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố kinh tế, kĩ thuật, xã hội. Vì vậy nhà sản
xuất cần quan tâm đến các yếu tố đó để ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng sản
phẩm của thị trường.
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài .
- Tình hình thị trường : tình hình thị trường tác động đến sản phẩm có ý nghĩa quyết
định đến định hướng xác định sản phẩm thông qua
Thứ nhất là đặc điểm của nhu cầu thị trường, đây là căn cứ để xác định đặc điểm
của sản phẩm . Có xác định được đặc điểm của nhu cầu thị trường thì sản phẩm sản xuất
ra mới phù hợp với thị trường có như vậy sản phẩm mới dược thị trường chấp nhận
Thứ hai là sự cạnh tranh trên thị trường tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp phải
đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm .
- Tiến bộ khoa học công nghệ: tiến bộ khoa học công nghệ tác động toàn diện nhất
đến chất lượng sản phẩm: khoa học công nghệ tạo khả năng để nâng cao chất lượng sản
phẩm thông qua:
Thứ nhất thông qua việc tạo ra được các nguyên vật liệu mới thay thế nguyên vật
liệu truyền thống tạo ra đầu vào có chất lượng cao hơn
Thứ hai là tạo ra thiết bị sản xuất mới có khả năng sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu
hơn, có tính chính xác hơn nên tạo ra sản phẩm có thuộc tính chỉ tiêu chất lượng cao hơn
- Cơ chế và chính sách quản lý : cơ chế hoạt động và chính sách quản lý có tác
động rất lớn đến chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp thông qua:
+ Tạo ra môi trường bình đẳng bảo vệ lợi ích của những nhà sản xuất trong việc đầu
tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Tạo ra môi trường cạnh tranh, đây là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp phải
nâng cao chất lượng sản phẩm
+Tạo ra môi trường thuận lợi để kích thích và định hướng cho sự phát triển của
doanh nghiệp .
1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
doanh nghiệp là người trực tiếp tạo ra sản phẩm vì vậy tất cả khâu các giai đoạn
của quá trình sản xuất các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất đều có tác động đến
chất lượng sản phẩm. Nói đến các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất
lượng sản phẩm người ta thường nghĩ đến nguyên tắc 4M
-Con người(Men): con người là chủ thể của mọi hoạt động, của quá trình san xuất vì
vậy con người là yếu tố quan trọng trong việc quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm
thông qua: tay nghề, lòng nhiệt tình, tính sáng tạo…
- Máy móc thiết bị (Machinezy): là công cụ phương tiện để tạo ra sản phẩm vì vậy
chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào trình độ kĩ thuật và tính đồng bộ của máy móc thiết
bị của doanh nghiệp
- Nguyên vật liệu(Materials): là thứ cấu thành sản phẩm nên chất lượng sản phẩm
phụ thuộc vào chất lượng nguên vật liệu, thời gian cung ứng nguyên vật liệu, bảo quản
nguyên vật liệu …
- Quản lý( Management): trong doanh nghiệp nếu có 3 điều kiện trên đã tốt mà
khâu quản lý kém, sự kết hợp giữa các khâu không tốt thì chất lượng sản phẩm cũng
không cao. Vì vậy khâu quản lý cũng có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm .
1.5. Vai trò của chất lượng sản phẩm .
Chất lượng sản phẩm có vai trò quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, nó thể
hiện ở
- Chất lượng sản phẩm thể hiện sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Sản
phẩm có sức cạnh tranh lớn sẽ được tiêu thụ nhiều làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp
- Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản vô hình (uy tín) của
doanh nghiệp trên thị trường…
2.Quản lý chất lượng sản phẩm
2.1. Các quan điểm về quản lý chất lượng (hay sự đóng góp của các chuyên gia hàng đầu
về chất lượng )
Trong mỗi giai đoạn mỗi thời kì phát triển của sản xuất công nghiệp người ta lại có
những quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng và ở mỗi thời kì lại nổi lên những tên
tuổi lớn đại diện cho những phương pháp quản lý chất lượng hay (theo những quan điểm
về quản lý chất lượng nhất định )
*Shewharts : ông là người đề xuất việc sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm
soát chất lượng . Theo ông tất cả mọi quá trình hoạt động đều có sự biến động, chính sự
biến động làm sản phẩm sản xuất ra có chất lượng không đồng đều nhau .Nhưng điều
quan trọng là có thể nhận biết được vấn đề biến động đó và kiểm soát được nó bằng
những công cụ thống kê đơn giản nhờ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra là
luôn nằm trong giới hạn tiêu chuấn sản phẩm cho phép
*E. Deming : ông cho rằng
- Quản lý chất lượng là một hoạt động cải tiến liên tục được thực hiện theo vòng
tròn chất lượng :hoạch định chất lượng ,thực hiện chất lượng kiểm tra chất lượng điều
chỉnh cải tiến chất lượng
- Quản lý chất lượng là trách nhiệm trước tiên là của cán bộ quản lý cấp cao của
doanh nghiệp
- Giảm sự lệ thuộc vào các biện pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng
- Xây dựng các trương trình đào tạo giáo dục khuyến khích người lao động tham
gia vào quá trình quản lý chất lượng .
*P. Crosby: quan điểm của ông về quản lý chất lượng
-Phòng ngừa là biện pháp cơ bản để thực hiện quản lý chất lượng trong doanh
nghiệp. Tiêu chuẩn để đánh giá tìng hình quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp là
không sai lỗi
-Tất cả mọi vấn đề chất lượng đều có thể đánh giá đo đếm được thông qua chi phí
nhờ đó căn cứ để đưa các quyết định cải tiến chất lượng
*Feigenbaun: ông là người đầu tiên đề xuất phương pháp quản lý chất lượng toàn
diện. Tức là quản lý chất lượng phải được thực hiện ở tất cả mọi khâu, mọi hoạt động
trong doanh nghiệp và quản lý chất lượng là trách nhiệm của mọi thành viên trong doanh
nghiệp, quản lý chất lượng cần có sự phối hợp chặt chẽ với khách hàngvà người cung
ứng.
*K. Ishikawa: ông là người đề xuất việc sử dụng sơ đồ nhân quả (sơ đồ xương cá)
trong quản lý chất lượng và ông cũng là người đề xuất cũng như trực tiếp tổ chức nhóm
chất lượng trong các doanh nghiệp .
* Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế(ISO)” Quản lý chất lượng là hệ thống các
hoạt động. Các biện pháp, phương pháp và qui định hành chính, kinh tế kĩ thuật tổ chức
… dựa trên những thành tựu khoa học kĩ thuật, nhằn sử dụng tối ưu các tiếm năng trong
kinh doanh để bảo đảm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm (thiết kế ,
sản xuất ,tiêu thụ và tiêu dùng ), thoả mãn nhu cầu của xã hội.” (định nghĩa về quản lý
chất lượng trong ISO 9000).
2.2 Các giai đoạn phát triển của quản lý chất lượng
Cho đến nay quản lý chất lượng đã chải qua ba giai đoạn phát triển khácnhau
*Giai đoạn 1 (từ đầu thập kỉ 20 dến 1939) :đây là quá trình hình thành và phát triển
của quản lý chất lượng. ở giai đoạn này chưa có khái niện về quản lý chất lượng mà chỉ
có khái niệm kiểm tra chất lượng .Đây là giai đoạn mà người ta đòng nghĩa quản lý chất
lượng và kiểm tra chất lượng, quản lý chất lượng được hiểu theo nghĩa hẹp vì vậy chức
năng chủ yếu là kiểm tra chất lượng .
Mục đích của quản lý chất lượng ở giai đoạn này là phát hiện sản phẩm không đạt
tiêu chuẩn ,tách ra khỏi những sản phẩm tốt để đảm bảo sản phẩm cuối cùng khi xuất
xưởng luôn đạt tiêu chuẩn.
Xuất phát từ mục đích quản lý chất lượng ở giai đoạn này mà nhiệm vụ quản lý chất
lượng được giao cho các cán bộ kĩ thuật, bộ phận kiểm tra chất lượng được tăng cường
củng cố, với những doanh nghiệp lớn thường thành lập phòng kiểm tra chất lượng riêng
Vì phương pháp thực hiện quản lý chất lượng ở giai doạn này là kiểm tra chất lượng
nên ở giai đoạn này quản lý chất lượng kém hiệu quả, chỉ thực hiện trong khâu sản xuất
Cho đến cuối giai đoạn này một số doanh nghiệp đã bước đầu sử dụng công cụ
thống kê đơn giản trong quản lý chất lượng .
*Giai đoan 2 (từ 1947 đến cuối những năm 60) ở giai đoạn này quản lý chất lượng
có những đặc đIểm sau:
- Đã có sự thay đổi về nhận thức trong quản lý chất lượng, khái niệm quản lý chất
lượng ra đời thay cho khái niệm kiểm tra chất lượng . Quản lý chất lượng được hiểu theo
nghĩa rộng hơn, nó bao gồm bốn chức năng chủ yếu: hoạch định chất lượng, thực hiện
chất lượng kiểm tra chất lượng, điều chỉnh cải tiến chất lượng (thể hiện bằng vòng tròn
chất lượng
- Quản lý chất lượng trở thành trách nhiệm cơ bản của cán bộ quản lý đồng thời có
phân định rõ ràng về nhiệm vụ quản lý chất lượng giữa cán bộ kĩ thuật cán bộ quản lý và
người lao động.
- Các hoạt dộng quản lý tập chung vào các biện pháp phòng ngừa, làm giảm vai trò
của kiểm tra chất lượng
- Tiếp tục mở rộng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng
*Giai đoạn 3 (từ 1970 đến nay) : ở giai doạn này quản lý chất lượng có những đặc
điểm nổi bật sau
- Chuyển từ quản lý chất lượng thông thường sang quản lý chất lượng toàn diện
(TQM): đây là phương pháp quản lý chất lượng mà quá trình quản lý chất lượng được
thực hiện ở tất cả mọi khâu mọi hoạt động trong doanh nghiệp .
- Quản lý chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp
- quản lý chất lượng cần có sự phối hợp chặt chẽ với khách hàng và người cung
ứng.
2.3 Hệ thống quản lý chất lượng và nội dung quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý
chất lượng
2.3.1 Thực chất và vai trò của hệ thống quản lý chất lượng
*Khái niệm hệ thống quản lý chất lượng: hệ thống quản lý chất lượng là một tập
hợp các cơ cấu tổ chức, quản lý, trách nhiệm, thủ tục, phương pháp, và nguồn lực cần
thiết để thực hiện quản lý chất lượng của doanh nghiệp
* Cấu trúc của hệ thống quản lý chất lượng
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm
+Vai trò trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp về vấn đề
chất lượng
+ Quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị bộ phận trong doanh nghiệp
+ Mối quan hệ giữa các đơn vị bộ phận trong việc thực hiện các nhiệm vụ được đặt
ra .
+ Các qui trình thủ tục cho việc đảm bảo cải tiến chất lượng trong doanh nghiệp
- Chính sách chất lượng của doanh nghiệp: do ban lãnh đạo cấp cao của doanh
nghiệp ban hành ,nó phải được công bố rộng rãi trước toàn bộ nhân viên. Giám đốc cam
kết thực hiện bằng văn bản . Nội dung của văn bản là viết những gì sẽ làm và cam kết
phải làm những gì đã viết.
- Mục tiêu chất lượng : đó là một cáI đích mà doanh nghiệp phải đạt được trong một
thời gian nhất định (bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể)
- Kế hoạch chất lượng là một tài liệu đề cập đến từng hoạt động sản xuất, cung cấp
ra sản phẩm, dịch vụ. Trong đó chỉ ra những hoạt động cụ thể cần thiết để đảm bảo về
chất lượng sản phẩm, dịch vụ đó.
- Hệ thống tài liệu chất lượng là một hệ thống tài liệu gồm có: sổ tay chất lượng,
quá trình thủ tục, các hướng dãn công việc. Cụ thể
+ Sổ tay chất lượng là bản mô tả về chính sách chất lượng, những điều lệ về chất
lượng thuộc doanh nghiệp .
+ Qui trình thủ tục là sự mô tả về toàn bộ qui trình hoạt động của một công việc nào
đó cần thực hiện
+ Các hướng dẫn công việc là bản hướng dẫn được dùng để thực hiện những công
việc phức tạp: bản vẽ kĩ thuật, hướng dẫn kĩ thuật…
*Những hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng
- QS 9000 là hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ô
tô
- Hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp (TQM)
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
- Hệ thống quản lý chất lượng HCCAD áp dụng cho doanh nghiệp chế biến thực
phẩm
- Hệ thống quản lý chất lượng GMP áp dụng cho các doanh nghiệp dược phẩm.
- Hệ thống quản lý chất lượng Q Bass áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 14000 là hệ thống quản lý chất lượng môi
trường
* Yêu cầu trong tổ chức hệ thống quản lý chất lượng
- Hệ thống quản lý chất lượng phải dựa trên phòng ngừa là chính
- Hệ thống quản lý chất lượng phải có cấu trúc rõ ràng, xây dựng rõ chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận trong doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo sự phối hợp, hợp
tác chặt chẽ giữa các đơn vị
- Hệ thống quản lý chất lượng phải phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và qui mô hoạt
động của doanh nghiệp .
- Hệ thống quản lý chất lượng phải đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện
- Hệ thống quản lý chất lượng phải có sự tham gia trực tiếp của mọi thành viên, mọi
đơn vị bộ phận vào quá trình xây dựng và triển khai.
* Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng
- Hệ thống quản lý chất lượng là một phân hệ cơ bản trong hệ thống sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nó có mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác và đảm bảo
liên kết với các hệ thống khác trong quá trình sản xuất
- Hệ thống quản lý chất lượng là một phương tiện quan trọng cần thiết để thực hiện
chức năng quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp
- Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo được hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra và thoả mãn được khách hàng
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng giúp cho các doanh nghiệp
giảm sự biến động của các quá trình, các hoạt động nhờ đó tiết kiệm được chi phí sai
hỏng
- Hệ thống quản lý chất lượng nó còn có ý nghĩa rất lớn trong các doanh nghiệp
trong việc đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách chất lượng chung của doanh nghiệp
với các bộ phận phân tán
2.3.2. Nội dung của quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng.
* Nâng cao mức thoả mãn của khách hàng trên cơ sở tiết kiệm chi phí (Vấn đề đẩm
bảo chất lượng và cải tiến chất lượng)
Đó là toàn bộ những hoạt động nhằm đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn
trước, giảm dần khoảng cách giữa những mong muốn của khách hàng và thực tế chất
lượng đạt được thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao hơn
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5200-90, đảm bảo chất lượng chia ra làm hai phần:
- Đảm bảo chất lượng nội bộ
Xem xét đánh giá các vấn đề về chất lượng trong mối quan hệ với các yếu tố khác
của hoạt động quản lý chất lượng. Là các hoạt động đảm bảo lòng tin cho lãnh đạo của
doanh nghiệp rằng các sản phẩm, dịch vụ đã đạt chất lượng mong muốn, đúng tiêu chuẩn
thiết kế.
Để đảm bảo chất lượng nội bộ doanh ng